Chương 1 Nghị định 35/2005/NĐ-CP: Những quy định chung
Số hiệu: | 35/2005/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: | 17/03/2005 | Ngày hiệu lực: | 06/04/2005 |
Ngày công báo: | 22/03/2005 | Số công báo: | Số 19 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
20/09/2020 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Nghị định này quy định việc xử lý kỷ luật cán bộ, công chức vi phạm các quy định của pháp luật.
2. Đối tượng điều chỉnh tại Nghị định này bao gồm cán bộ, công chức quy định tại điểm b, c, d, đ và e khoản 1 Điều 1 của Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Cán bộ, công chức ngày 29 tháng 4 năm 2003 (dưới đây gọi chung là Pháp lệnh Cán bộ, công chức năm 2003).
3. Các trường hợp sau đây nếu vi phạm pháp luật cũng xử lý kỷ luật theo quy định tại Nghị định này, bao gồm: cán bộ, công chức được điều động sang làm việc tại các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp; cán bộ, công chức đang nghỉ chế độ chờ làm thủ tục hưu trí; cán bộ, công chức sau khi điều động công tác về các cơ quan, tổ chức, đơn vị khác mới phát hiện vi phạm kỷ luật.
1. Vi phạm việc thực hiện nghĩa vụ của cán bộ, công chức quy định tại Điều 6, 7 và Điều 8 của Pháp lệnh Cán bộ, công chức năm 2003 trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ.
2. Vi phạm những việc cán bộ, công chức không được làm quy định tại Điều 15, 16, 17, 19 và Điều 20 của Pháp lệnh Cán bộ, công chức năm 2003.
3. Vi phạm pháp luật bị Tòa án tuyên là có tội hoặc bị cơ quan có thẩm quyền kết luận bằng văn bản về hành vi vi phạm pháp luật.
1. Đang trong thời gian nghỉ phép, nghỉ theo chế độ, nghỉ việc riêng được người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị cho phép.
2. Đang điều trị tại các bệnh viện.
3. Đang bị tạm giam, tạm giữ chờ kết luận của cơ quan có thẩm quyền điều tra, xác minh và kết luận đối với hành vi vi phạm pháp luật.
4. Cán bộ, công chức nữ nghỉ thai sản.
1. Vi phạm pháp luật trong trường hợp mất năng lực hành vi dân sự theo kết luận của cơ quan y tế có thẩm quyền.
2. Phải thi hành quyết định của cấp trên theo quy định tại Điều 8 của Pháp lệnh Cán bộ, công chức.
3. Vi phạm kỷ luật trong tình thế bất khả kháng trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ và được cấp có thẩm quyền xác nhận.
1. Khách quan, công bằng, nghiêm minh, đúng thời hiệu quy định.
2. Khi xử lý kỷ luật cán bộ, công chức phải thành lập Hội đồng kỷ luật, trừ trường hợp cán bộ, công chức phạm tội bị Tòa án phạt tù mà không được hưởng án treo.
3. Quyết định xử lý kỷ luật phải do người có thẩm quyền ký theo đúng quy định của Nghị định này.
4. Mỗi hành vi vi phạm chỉ bị xử lý một hình thức kỷ luật. Nếu cán bộ, công chức có nhiều hành vi vi phạm thì bị xử lý kỷ luật về từng hành vi và chịu hình thức kỷ luật cao hơn một mức.
5. Cấm mọi hành vi xâm phạm thân thể, danh dự, nhân phẩm của cán bộ, công chức trong quá trình xem xét xử lý kỷ luật; cấm áp dụng biện pháp phạt tiền thay cho hình thức kỷ luật.
6. Không áp dụng hình thức kỷ luật buộc thôi việc đối với cán bộ, công chức nữ khi đang có thai và cán bộ, công chức đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
1. Trường hợp cán bộ, công chức không đồng ý với quyết định xử lý kỷ luật thì có quyền khiếu nại đến cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
2. Cán bộ, công chức giữ chức vụ từ Vụ trưởng và tương đương trở xuống bị buộc thôi việc, sau khi khiếu nại mà vẫn bị buộc thôi việc thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của pháp luật.
3. Các cơ quan, tổ chức, đơn vị khi nhận được khiếu nại của cán bộ, công chức phải có trách nhiệm xem xét trả lời đương sự theo đúng thẩm quyền và đúng thời hạn theo quy định của pháp luật.
1. Quyết định xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức đã được cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền kết luận hoặc Tòa án phán quyết là bị oan thì chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày kết luận hoặc từ ngày quyết định của Tòa án có hiệu lực, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi cán bộ, công chức làm việc có trách nhiệm công bố công khai kết luận hoặc phán quyết trên đến toàn thể cán bộ, công chức đồng thời phải có trách nhiệm bồi hoàn những quyền lợi chính đáng đối với cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật.
2. Trường hợp cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo kết luận việc xử lý kỷ luật cán bộ, công chức tiến hành không đúng quy định về nội dung, hình thức, quy trình xử lý thì người có thẩm quyền ký quyết định kỷ luật phải ra quyết định hủy bỏ quyết định xử lý kỷ luật đồng thời chỉ đạo người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý cán bộ, công chức tổ chức lại việc xem xét kỷ luật cán bộ, công chức theo đúng quy định.
Article 1. Scope and objects of governing
1. This Decree provides for the discipline of officials and public employees who violate the provisions of law.
2. Subject to the regulations of this Decree, including officials and public employees defined in points b, c, d, đ and e, clause 1, Article 1 of the Ordinance amending and supplementing some Articles of the Ordinance on Officials and Public Employees dated April 29, 2003 (hereinafter referred to as the Ordinance on Officials and public employees in 2003).
3. If the following cases violate the law, they shall also discipline under the provisions of this Decree, including: officials and public employees who were mobilized to work in the economic organizations, social organizations, the professional- social organizations; officials and public employees who are on leave to wait for procedures of pension; officers and public employees who after being mobilized to work for the other agencies, organizations and units, are discovered violations of law
Article 2. In cases of being disciplined
1. Violations of the obligations implementation of officials and public employees defined in Article 6, 7 and 8 of the Ordinance on Officials and Public Employees in 2003 while being on duty, public service.
2. Committing violations that officials and public employees are banned from doing as provided for in Article 15, 16, 17, 19 and 20 of the Ordinance on Officials and Public Employees in 2003.
3. Violations of the law that were declared guilty by courts or concluded in writing on violations of law by competent agencies.
Article 3. The cases that have not considered yet the discipline for officials and public employees
1. Being at the time of holidays, leave by mode, leave by the individual work permitted by the heads of the agency or organization, unit.
2. Being treated in hospitals.
3. Being temporarily detained, in custody pending the conclusion of investigation, verification, and conclusions of law violations by the competent authority.
4. Female officials, public employees who are on maternity leave.
Article 4. The cases of not applying to the disciplinary forms provided for in this Decree
1. Violate law regulations in case of being lost capacity of civil acts according to the conclusions of the competent health authority.
2. Must implement the decisions of the superiors in accordance with provisions in Article 8 of the Ordinance on Officials and Public Employees.
3. Violation of discipline in a force majeure situation while being on duty, public service and is certified by competent authorities.
Article 5. The principles of consideration for disciplining officials, public employees
1. Objectiveness, fairness, strictness and the proper time limit.
2. When disciplining officials and public employees, it must set up a Disciplinary Council, except for officers, public employees who were offended against law and sentenced imprisonment by the court without the suspended sentence.
3. Disciplinary decision must be signed by the competent person as prescribed in this Decree.
4. Each violation is handled only a form of discipline. If officials and public employees who have been conducted many violations, shall be handled the discipline on each violation and take the discipline form of a higher level.
5. To ban all acts of infringing upon the body, honor and dignity of officials and public employees in the review process of discipline; to ban the application of the fine measures instead of a form of discipline.
6. Not to apply the disciplinary form of dismissal for female officials and public employees who are pregnant and officials and public employees who are raising children under 12 months old.
Article 6. Complaints and lawsuits
1. Where officials, public employees do not agree with the decision to discipline, they may lodge complaints to the competent agencies, organizations, units under the law regulations.
2. Officers and public employees holding positions from director general or less who are forced to resign and after making complaints that they have been forced to resign, they may initiate administrative lawsuits at courts according to law regulations.
3. The agencies, organizations, units receiving complaints of officials and public employees have to take responsibility for replying to concerned people according to their competence and the time limit as prescribed by law.
Article 7. Resolving of complaints conclusions
1. The decision to discipline for officials and public employees who have been concluded by the competent agencies, organizations, units or have been judged as victim by the Court, no later than 30 days from the date of conclusion or Court's judgment takes effect, the heads of agencies, organizations or units where officials and public employees work take the responsibility to publicize the conclusion or above judgment to all officials and public employees and must take responsibility for compensating the legitimate interests of officials and public employees as prescribed by law.
2. If agencies or organizations that are competent to settle complaints and denunciations of conclusion on the discipline for officials and public employees conduct improper provisions on the contents, forms, handling process, the person who is competent to sign disciplinary decision must issue the decision to revoke the decision to discipline and direct the heads of agencies, organizations, units of managing officials and public employees to reorganize the discipline consideration for officials and public employees in accordance with provisions.