Nghị định 35/2005/NĐ-CP xử lý kỷ luật cán bộ, công chức
Số hiệu: | 35/2005/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: | 17/03/2005 | Ngày hiệu lực: | 06/04/2005 |
Ngày công báo: | 22/03/2005 | Số công báo: | Số 19 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
20/09/2020 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Nghị định này quy định việc xử lý kỷ luật cán bộ, công chức vi phạm các quy định của pháp luật.
2. Đối tượng điều chỉnh tại Nghị định này bao gồm cán bộ, công chức quy định tại điểm b, c, d, đ và e khoản 1 Điều 1 của Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Cán bộ, công chức ngày 29 tháng 4 năm 2003 (dưới đây gọi chung là Pháp lệnh Cán bộ, công chức năm 2003).
3. Các trường hợp sau đây nếu vi phạm pháp luật cũng xử lý kỷ luật theo quy định tại Nghị định này, bao gồm: cán bộ, công chức được điều động sang làm việc tại các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp; cán bộ, công chức đang nghỉ chế độ chờ làm thủ tục hưu trí; cán bộ, công chức sau khi điều động công tác về các cơ quan, tổ chức, đơn vị khác mới phát hiện vi phạm kỷ luật.
1. Vi phạm việc thực hiện nghĩa vụ của cán bộ, công chức quy định tại Điều 6, 7 và Điều 8 của Pháp lệnh Cán bộ, công chức năm 2003 trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ.
2. Vi phạm những việc cán bộ, công chức không được làm quy định tại Điều 15, 16, 17, 19 và Điều 20 của Pháp lệnh Cán bộ, công chức năm 2003.
3. Vi phạm pháp luật bị Tòa án tuyên là có tội hoặc bị cơ quan có thẩm quyền kết luận bằng văn bản về hành vi vi phạm pháp luật.
1. Đang trong thời gian nghỉ phép, nghỉ theo chế độ, nghỉ việc riêng được người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị cho phép.
2. Đang điều trị tại các bệnh viện.
3. Đang bị tạm giam, tạm giữ chờ kết luận của cơ quan có thẩm quyền điều tra, xác minh và kết luận đối với hành vi vi phạm pháp luật.
4. Cán bộ, công chức nữ nghỉ thai sản.
1. Vi phạm pháp luật trong trường hợp mất năng lực hành vi dân sự theo kết luận của cơ quan y tế có thẩm quyền.
2. Phải thi hành quyết định của cấp trên theo quy định tại Điều 8 của Pháp lệnh Cán bộ, công chức.
3. Vi phạm kỷ luật trong tình thế bất khả kháng trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ và được cấp có thẩm quyền xác nhận.
1. Khách quan, công bằng, nghiêm minh, đúng thời hiệu quy định.
2. Khi xử lý kỷ luật cán bộ, công chức phải thành lập Hội đồng kỷ luật, trừ trường hợp cán bộ, công chức phạm tội bị Tòa án phạt tù mà không được hưởng án treo.
3. Quyết định xử lý kỷ luật phải do người có thẩm quyền ký theo đúng quy định của Nghị định này.
4. Mỗi hành vi vi phạm chỉ bị xử lý một hình thức kỷ luật. Nếu cán bộ, công chức có nhiều hành vi vi phạm thì bị xử lý kỷ luật về từng hành vi và chịu hình thức kỷ luật cao hơn một mức.
5. Cấm mọi hành vi xâm phạm thân thể, danh dự, nhân phẩm của cán bộ, công chức trong quá trình xem xét xử lý kỷ luật; cấm áp dụng biện pháp phạt tiền thay cho hình thức kỷ luật.
6. Không áp dụng hình thức kỷ luật buộc thôi việc đối với cán bộ, công chức nữ khi đang có thai và cán bộ, công chức đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
1. Trường hợp cán bộ, công chức không đồng ý với quyết định xử lý kỷ luật thì có quyền khiếu nại đến cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
2. Cán bộ, công chức giữ chức vụ từ Vụ trưởng và tương đương trở xuống bị buộc thôi việc, sau khi khiếu nại mà vẫn bị buộc thôi việc thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của pháp luật.
3. Các cơ quan, tổ chức, đơn vị khi nhận được khiếu nại của cán bộ, công chức phải có trách nhiệm xem xét trả lời đương sự theo đúng thẩm quyền và đúng thời hạn theo quy định của pháp luật.
1. Quyết định xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức đã được cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền kết luận hoặc Tòa án phán quyết là bị oan thì chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày kết luận hoặc từ ngày quyết định của Tòa án có hiệu lực, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi cán bộ, công chức làm việc có trách nhiệm công bố công khai kết luận hoặc phán quyết trên đến toàn thể cán bộ, công chức đồng thời phải có trách nhiệm bồi hoàn những quyền lợi chính đáng đối với cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật.
2. Trường hợp cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo kết luận việc xử lý kỷ luật cán bộ, công chức tiến hành không đúng quy định về nội dung, hình thức, quy trình xử lý thì người có thẩm quyền ký quyết định kỷ luật phải ra quyết định hủy bỏ quyết định xử lý kỷ luật đồng thời chỉ đạo người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý cán bộ, công chức tổ chức lại việc xem xét kỷ luật cán bộ, công chức theo đúng quy định.
Cán bộ, công chức vi phạm các quy định của pháp luật thì phải chịu một trong các hình thức kỷ luật sau:
1. Khiển trách;
2. Cảnh cáo;
3. Hạ bậc lương;
4. Hạ ngạch;
5. Cách chức;
6. Buộc thôi việc.
1. Thời hiệu xử lý kỷ luật là khoảng thời gian quy định phải tiến hành xem xét xử lý kỷ luật cán bộ, công chức và được tính từ thời điểm cơ quan, tổ chức đơn vị có thẩm quyền xem xét, xử lý kỷ luật xác định cán bộ, công chức có hành vi vi phạm kỷ luật cho đến thời điểm Hội đồng kỷ luật họp.
2. Thời hiệu xử lý kỷ luật quy định là 3 tháng.
3. Trường hợp vụ việc có những tình tiết phức tạp cần có thời gian thanh tra, kiểm tra để xác minh làm rõ thêm thì thời hiệu xử lý kỷ luật có thể kéo dài nhưng tối đa không quá 6 tháng. Quá thời hiệu xử lý kỷ luật thì chấm dứt việc xem xét kỷ luật cán bộ, công chức.
4. Trường hợp cán bộ, công chức liên quan đến vụ việc đang bị các cơ quan tiến hành tố tụng điều tra, truy tố, xét xử thì thời hiệu xem xét xử lý kỷ luật tính từ ngày phán quyết của Tòa án về hành vi vi phạm của cán bộ, công chức có hiệu lực pháp luật.
5. Trường hợp phải tiến hành xem xét lại việc kỷ luật cán bộ, công chức quy định tại khoản 2 Điều 7 của Nghị định này thì thời hiệu xem xét xử lý kỷ luật được tính từ khi nhận được kết luận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết khiếu nại.
6. Thời gian tạm thời chưa xem xét kỷ luật đối với các trường hợp quy định tại Điều 3 Nghị định này không tính vào thời hiệu xem xét xử lý kỷ luật. Thời hiệu xem xét xử lý kỷ luật đối với các trường hợp quy định tại Điều 3 Nghị định này được tính từ ngày cán bộ, công chức đi làm trở lại bình thường.
7. Người được giao thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức phải chịu trách nhiệm về việc chưa xử lý kỷ luật cán bộ, công chức vi phạm kỷ luật trong thời hiệu quy định.
1. Trong thời gian đang bị xem xét kỷ luật, cán bộ, công chức có thể bị cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền quản lý ra quyết định tạm đình chỉ công tác nếu xét thấy cán bộ, công chức đó tiếp tục làm việc có thể gây khó khăn cho việc xác minh hoặc tiếp tục có hành vi vi phạm.
2. Thời hạn tạm đình chỉ công tác không quá 15 ngày. Trường hợp đặc biệt do có nhiều tình tiết phức tạp cần được làm rõ thì có thể kéo dài nhưng không được quá 3 tháng.
3. Hết thời hạn tạm đình chỉ công tác, nếu cán bộ, công chức chưa bị xử lý kỷ luật thì cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền quản lý phải bố trí cán bộ, công chức về vị trí công tác cũ hoặc bố trí công việc phù hợp.
4. Trong thời gian bị tạm đình chỉ công tác, cán bộ, công chức được hưởng 50% tiền lương và các khoản phụ cấp (nếu có). Sau khi cơ quan, tổ chức, đơn vị xem xét, nếu cán bộ, công chức không bị xử lý kỷ luật thì được truy lĩnh phần tiền lương và phụ cấp (nếu có) còn lại trong thời gian tạm đình chỉ công tác, thời gian tạm đình chỉ công tác được tính vào thời gian để nâng bậc lương. Trường hợp cán bộ, công chức bị xử lý kỷ luật thì không được truy lĩnh phần tiền lương và các khoản phụ cấp (nếu có) còn lại, thời gian tạm đình chỉ công tác tính đến khi có quyết định kỷ luật không được tính là thời gian để nâng bậc lương.
1. Hội đồng kỷ luật do người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền thành lập, thực hiện nhiệm vụ tư vấn cho người có thẩm quyền trong việc áp dụng hình thức kỷ luật phù hợp với vi phạm của cán bộ, công chức. Hội đồng kỷ luật làm việc theo các quy định tại Nghị định này và tự giải tán sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
2. Số lượng thành viên tham gia Hội đồng kỷ luật là 5 người, bao gồm các thành phần cụ thể như sau:
a) Chủ tịch Hội đồng là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị;
b) Một ủy viên Hội đồng là đại diện Ban Chấp hành công đoàn cùng cấp cơ quan, tổ chức, đơn vị;
c) Một ủy viên Hội đồng là đại diện cán bộ, công chức của bộ phận công tác có người vi phạm kỷ luật (do tập thể cán bộ, công chức ở bộ phận đó cử ra);
d) Một ủy viên Hội đồng là người trực tiếp quản lý hành chính và chuyên môn nghiệp vụ của người vi phạm kỷ luật;
đ) Một ủy viên Hội đồng là người phụ trách tổ chức cán bộ của cơ quan, tổ chức, đơn vị có người vi phạm.
3. Trường hợp người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị vi phạm kỷ luật thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý cấp trên trực tiếp quyết định thành lập Hội đồng kỷ luật để xem xét xử lý. Trong trường hợp này, thành phần Hội đồng kỷ luật bao gồm :
a) Chủ tịch Hội đồng là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp trên trực tiếp;
b) Một ủy viên là đại diện đảng ủy cấp trên trực tiếp của đảng ủy cơ quan, tổ chức, đơn vị;
c) Một ủy viên là đại diện Ban Chấp hành công đoàn của cơ quan, tổ chức, đơn vị có cán bộ, công chức vi phạm kỷ luật.
4. Khi thành lập Hội đồng kỷ luật không được cử người có quan hệ gia đình như cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột của cán bộ, công chức vi phạm kỷ luật tham gia thành viên Hội đồng kỷ luật.
1. Khách quan, công khai, dân chủ và theo các quy định hiện hành.
2. Hội đồng kỷ luật chỉ họp khi có đầy đủ các thành viên Hội đồng.
3. Kiến nghị áp dụng hình thức kỷ luật được thực hiện thông qua biểu quyết bằng phiếu kín và theo nguyên tắc đa số.
4. Hội đồng kỷ luật họp phải có biên bản và được Hội đồng thông qua trước khi Chủ tịch Hội đồng ký.
1. Hội đồng kỷ luật có thể mời đại diện của tổ chức chính trị, chính trị xã hội có cán bộ, công chức vi phạm đang sinh hoạt đến dự họp.
2. Các thành phần quy định ở khoản 1 Điều này khi dự họp Hội đồng kỷ luật được tham gia phát biểu ý kiến và đề xuất mức thi hành kỷ luật nhưng không được quyền biểu quyết hình thức kỷ luật.
1. Thư ký Hội đồng kỷ luật là cán bộ, công chức thuộc bộ phận tổ chức cán bộ của cơ quan, tổ chức, đơn vị, do Chủ tịch Hội đồng chỉ định.
2. Thư ký Hội đồng kỷ luật có nhiệm vụ chuẩn bị tài liệu, hồ sơ liên quan đến việc xử lý kỷ luật và chịu trách nhiệm ghi biên bản cuộc họp của Hội đồng kỷ luật.
1. Cán bộ, công chức vi phạm kỷ luật phải làm bản kiểm điểm và tự nhận hình thức kỷ luật.
2. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng cán bộ, công chức có trách nhiệm tổ chức cuộc họp để người vi phạm kỷ luật kiểm điểm trước tập thể cơ quan, tổ chức, đơn vị. Biên bản cuộc họp kiểm điểm có kiến nghị hình thức kỷ luật của cơ quan, tổ chức, đơn vị.
3. Hồ sơ trình Hội đồng kỷ luật gồm: bản kiểm điểm của người vi phạm kỷ luật; biên bản họp kiểm điểm người vi phạm kỷ luật của cơ quan, tổ chức, đơn vị; trích ngang sơ yếu lý lịch của người vi phạm kỷ luật, các tài liệu, hồ sơ có liên quan đến việc xử lý kỷ luật.
4. Cán bộ, công chức vi phạm kỷ luật được Hội đồng kỷ luật gửi giấy báo triệu tập trước khi Hội đồng kỷ luật họp 07 ngày.
Trường hợp nếu cán bộ, công chức vi phạm vắng mặt thì phải có lý do chính đáng. Nếu đã gửi giấy triệu tập 02 lần mà đương sự vẫn vắng mặt hoặc trường hợp người vi phạm kỷ luật không chịu viết bản kiểm điểm theo yêu cầu của cơ quan quản lý cán bộ, công chức thì Hội đồng kỷ luật vẫn họp xem xét và kiến nghị hình thức kỷ luật.
1. Chủ tịch Hội đồng tuyên bố lý do, giới thiệu các thành viên tham dự.
2. Thư ký Hội đồng trình bày trích ngang sơ yếu lý lịch, hồ sơ và các tài liệu có liên quan.
3. Người vi phạm kỷ luật đọc bản kiểm điểm. Trường hợp người vi phạm vắng mặt thì Thư ký Hội đồng đọc giúp bản kiểm điểm.
4. Thư ký Hội đồng đọc biên bản cuộc họp kiểm điểm người vi phạm của tập thể cơ quan, tổ chức, đơn vị.
5. Các thành viên Hội đồng và các đại biểu dự họp phát biểu ý kiến.
6. Cán bộ, công chức vi phạm kỷ luật phát biểu ý kiến về hình thức kỷ luật trước khi Hội đồng kỷ luật bỏ phiếu kín.
7. Hội đồng kỷ luật bỏ phiếu kín kiến nghị áp dụng hình thức kỷ luật.
8. Kiến nghị hình thức kỷ luật của Hội đồng được thông báo tại cuộc họp.
1. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ khi kết thúc cuộc họp, Hội đồng kỷ luật phải có văn bản (kèm theo biên bản, các hồ sơ, tài liệu có liên quan) gửi người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền quản lý cán bộ, công chức.
2. Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản của Hội đồng kỷ luật (cùng hồ sơ, tài liệu), người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền phải ra quyết định kỷ luật bằng văn bản.
3. Trường hợp cán bộ, công chức vi phạm kỷ luật thuộc thẩm quyền của cấp cao hơn quyết định thì thời hạn ra quyết định kỷ luật là 30 ngày.
4. Trường hợp kiến nghị của Hội đồng kỷ luật (hoặc ý kiến của cơ quan, tổ chức, đơn vị đề nghị) khác với ý kiến của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền mà sau khi trao đổi, thảo luận không thống nhất thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị tự quyết định và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
1. Các hồ sơ, tài liệu liên quan đến việc xử lý kỷ luật và quyết định thi hành kỷ luật phải được lưu giữ trong hồ sơ cán bộ, công chức.
2. Hình thức kỷ luật phải ghi vào lý lịch của cán bộ, công chức.
1. Trường hợp cán bộ, công chức vi phạm kỷ luật là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị thì việc tổ chức và chủ trì họp kiểm điểm do lãnh đạo cấp trên trực tiếp thực hiện. Thành phần mời tham dự họp là cán bộ, công chức giữ các vị trí lãnh đạo trong cơ quan, tổ chức, đơn vị. Việc xác định thành phần mời dự họp do lãnh đạo cấp trên trực tiếp quyết định.
2. Trường hợp cán bộ, công chức vi phạm kỷ luật trong thời gian biệt phái thì việc xem xét, xử lý kỷ luật do Hội đồng kỷ luật của cơ quan, tổ chức, đơn vị được biệt phái tiến hành. Sau đó gửi toàn bộ hồ sơ và quyết định kỷ luật về cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý cán bộ, công chức đó để lưu vào hồ sơ cán bộ, công chức.
3. Trường hợp phát hiện cán bộ, công chức đang nghỉ công tác chờ thủ tục hưu trí có hành vi vi phạm kỷ luật trong thời gian thi hành nhiệm vụ, công vụ trước khi nghỉ công tác thì cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền quản lý cán bộ, công chức vẫn tiến hành xem xét xử lý kỷ luật theo quy định tại Nghị định này.
4. Trường hợp cán bộ, công chức sau khi thuyên chuyển công tác về các cơ quan, tổ chức, đơn vị khác mới phát hiện vi phạm kỷ luật thì cơ quan, tổ chức, đơn vị cũ vẫn tiến hành xem xét kỷ luật theo quy định tại Nghị định này. Sau đó gửi toàn bộ hồ sơ và quyết định kỷ luật về cơ quan, tổ chức, đơn vị đang quản lý cán bộ, công chức đó để lưu vào hồ sơ cán bộ, công chức và theo dõi quản lý.
Áp dụng đối với cán bộ, công chức có hành vi vi phạm kỷ luật lần đầu nhưng ở mức độ nhẹ.
Áp dụng đối với cán bộ, công chức đã bị khiển trách mà tái phạm hoặc vi phạm ở mức độ nhẹ nhưng khuyết điểm có tính chất thường xuyên hoặc tuy mới vi phạm lần đầu nhưng có tính chất tương đối nghiêm trọng; vi phạm lần đầu nhưng liên quan đến tư cách, phẩm chất của cán bộ, công chức, làm ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị; vi phạm nghĩa vụ cán bộ, công chức liên quan đến trách nhiệm rèn luyện, học tập, kỷ cương, tác phong của cán bộ, công chức; làm giả hồ sơ, lý lịch và sử dụng văn bằng, chứng chỉ không hợp pháp nhưng chưa gây hậu quả; vi phạm ở mức độ nhẹ quy định những việc cán bộ, công chức không được làm của Pháp lệnh Cán bộ, công chức.
Áp dụng đối với cán bộ, công chức vi phạm nghĩa vụ cán bộ, công chức đang trong thời gian bị kỷ luật cảnh cáo mà tái phạm; liên quan đến đạo đức công vụ và vi phạm kỷ luật của cơ quan, tổ chức, đơn vị quy định; làm giả hồ sơ, lý lịch và sử dụng văn bằng, chứng chỉ không hợp pháp để được nâng bậc lương hoặc nâng ngạch; vi phạm kỷ luật và pháp luật nghiêm trọng trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ; vi phạm tương đối nghiêm trọng những điều cán bộ, công chức không được làm quy định tại Pháp lệnh Cán bộ, công chức.
Áp dụng đối với cán bộ, công chức có hành vi vi phạm kỷ luật và pháp luật trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ mà xét thấy không đủ phẩm chất đạo đức và tiêu chuẩn nghiệp vụ chuyên môn của ngạch đang đảm nhiệm; vi phạm nghiêm trọng những điều cán bộ, công chức không được làm quy định tại Pháp lệnh Cán bộ, công chức.
1. Áp dụng đối với cán bộ, công chức phạm tội bị Tòa án phạt tù giam.
2. Hội đồng kỷ luật có thể kiến nghị người có thẩm quyền quyết định hình thức kỷ luật buộc thôi việc đối với các trường hợp sau:
a) Cán bộ, công chức đang trong thời gian thi hành một trong các hình thức kỷ luật hạ ngạch, cách chức mà tái phạm hoặc tiếp tục vi phạm kỷ luật;
b) Cán bộ, công chức tuy có hành vi vi phạm lần đầu nhưng tính chất và mức độ vi phạm rất nghiêm trọng, không còn xứng đáng đứng trong đội ngũ cán bộ, công chức;
c) Cán bộ, công chức sử dụng văn bằng, chứng chỉ không hợp pháp để được tuyển dụng vào cơ quan, tổ chức, đơn vị của nhà nước;
d) Cán bộ, công chức nghiện ma túy;
đ) Cán bộ, công chức tự ý bỏ việc và đã được cơ quan, tổ chức, đơn vị gửi giấy gọi 3 lần mà không đến.
1. Sau 12 tháng kể từ ngày có quyết định kỷ luật, nếu cán bộ, công chức không tái phạm hoặc không có những vi phạm đến mức phải xử lý kỷ luật thì đương nhiên được chấm dứt hiệu lực của quyết định kỷ luật.
2. Cấp có thẩm quyền khi ban hành quyết định kỷ luật phải có điều khoản ghi rõ thời gian cán bộ, công chức bị thi hành kỷ luật, tính từ khi ban hành quyết định kỷ luật đến thời điểm đủ 12 tháng theo quy định.
1. Cán bộ, công chức bị kỷ luật bằng hình thức khiển trách, cảnh cáo, cách chức thì bị kéo dài thời gian nâng bậc lương thêm một năm.
2. Cán bộ, công chức bị kỷ luật bằng một trong các hình thức từ khiển trách đến cách chức thì không được nâng ngạch hoặc bổ nhiệm vào các chức vụ cao hơn trong thời hạn ít nhất một năm, kể từ khi có quyết định kỷ luật.
3. Cán bộ, công chức bị xử lý kỷ luật bằng một trong các hình thức khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, hạ ngạch thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm có thể được bố trí vị trí công tác cũ hoặc chuyển làm công tác khác.
4. Cán bộ, công chức lãnh đạo bị kỷ luật bằng hình thức cách chức được bố trí làm công tác khác.
5. Cán bộ, công chức đang trong thời gian bị xem xét kỷ luật thì không thực hiện việc điều động, biệt phái, bổ nhiệm, giải quyết nghỉ hưu hoặc giải quyết chế độ thôi việc.
6. Sau khi chấm dứt hiệu lực của quyết định kỷ luật, việc xếp lương, bổ nhiệm ngạch, bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo cho cán bộ, công chức bị kỷ luật ở hình thức hạ bậc lương, hạ ngạch, cách chức do cơ quan, tổ chức, đơn vị xem xét, quyết định hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định theo quy định của pháp luật.
1. Cán bộ, công chức bị kỷ luật buộc thôi việc không được hưởng chế độ thôi việc theo quy định của nhà nước nhưng được cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận thời gian làm việc đã đóng bảo hiểm xã hội để thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật.
2. Hồ sơ cán bộ, công chức bị kỷ luật buộc thôi việc do cơ quan có thẩm quyền quản lý cán bộ, công chức lưu giữ. Trường hợp cán bộ, công chức sau khi bị kỷ luật buộc thôi việc cần hồ sơ, lý lịch của mình thì được cơ quan có thẩm quyền quản lý cán bộ, công chức cấp bản sao hồ sơ, lý lịch (có xác nhận).
3. Cán bộ, công chức nếu bị kỷ luật ở hình thức buộc thôi việc thì sau 12 tháng (tính từ ngày ký quyết định kỷ luật) có thể được đăng ký dự tuyển lại vào làm cán bộ, công chức trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị của nhà nước, nhưng không được đăng ký dự tuyển vào các vị trí công tác có liên quan đến nhiệm vụ, công vụ đã đảm nhiệm trước đây.
Trường hợp cán bộ, công chức bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự mà đã được cấp có thẩm quyền kết luận là oan sai thì ngoài việc được phục hồi về danh dự và bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật, còn được bố trí công tác phù hợp, được hưởng mức lương tương ứng với mức lương trước khi bị xử lý kỷ luật; thời gian thi hành quyết định kỷ luật mà sau đó được kết luận là oan, sai thì được tính vào thời gian để nâng bậc lương.
1. Thủ tướng Chính phủ xem xét và quyết định kỷ luật đối với cán bộ, công chức lãnh đạo giữ các chức vụ do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm.
2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ xem xét và quyết định kỷ luật đối với cán bộ, công chức lãnh đạo giữ các chức vụ do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ bổ nhiệm.
3. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xem xét và quyết định kỷ luật đối với cán bộ, công chức lãnh đạo giữ các chức vụ do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương bổ nhiệm.
4. Ngoài các trường hợp cán bộ, công chức lãnh đạo quy định tại khoản 1, 2 và 3 Điều này, căn cứ vào phân cấp quản lý, cán bộ, công chức giữ các chức vụ thuộc cấp nào bổ nhiệm nếu vi phạm pháp luật thì người đứng đầu cấp đó xem xét và ra quyết định kỷ luật.
5. Nếu cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo bị xử lý kỷ luật bằng hình thức hạ bậc lương, hạ ngạch, buộc thôi việc mà việc nâng ngạch, nâng bậc lương, tuyển dụng do cấp trên trực tiếp quyết định thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức xem xét và đề nghị bằng văn bản lên cấp có thẩm quyền ra quyết định kỷ luật.
1. Đối với Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (sau đây gọi chung là Bộ):
a) Cán bộ, công chức thuộc cơ quan Bộ bị xử lý kỷ luật thì Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ xem xét và ra quyết định kỷ luật.
b) Cán bộ, công chức thuộc cơ quan, tổ chức, đơn vị trực thuộc Bộ vi phạm kỷ luật thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trực thuộc Bộ ra quyết định xử lý kỷ luật theo thẩm quyền được phân cấp. Trường hợp cán bộ, công chức ở ngạch chuyên viên chính trở lên bị xử lý kỷ luật bằng hình thức hạ bậc lương, hạ ngạch và buộc thôi việc thì sau khi Hội đồng kỷ luật có kiến nghị về hình thức kỷ luật, căn cứ vào thẩm quyền được phân cấp, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị ra quyết định hoặc đề nghị bằng văn bản lên cấp có thẩm quyền ra quyết định kỷ luật (qua cơ quan tổ chức cán bộ).
2. Đối với Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là tỉnh):
a) Cán bộ, công chức thuộc cơ quan Sở, Ban, ngành của Uỷ ban nhân dân tỉnh và cơ quan Uỷ ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh bị xử lý kỷ luật thì người đứng đầu cơ quan này ra quyết định xử lý kỷ luật theo thẩm quyền được phân cấp.
b) Cán bộ, công chức thuộc các tổ chức trực thuộc Sở, Ban, ngành của Uỷ ban nhân dân tỉnh và các tổ chức trực thuộc Uỷ ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh bị xử lý kỷ luật thì người đứng đầu các tổ chức này ra quyết định xử lý kỷ luật theo thẩm quyền được phân cấp.
c) Trường hợp cán bộ, công chức ở ngạch chuyên viên và chuyên viên chính trở lên bị xử lý kỷ luật bằng hình thức hạ bậc lương, hạ ngạch và buộc thôi việc thì sau khi Hội đồng kỷ luật có kiến nghị về hình thức kỷ luật, căn cứ vào thẩm quyền được phân cấp, người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị ra quyết định kỷ luật hoặc đề nghị bằng văn bản lên cấp có thẩm quyền ra quyết định kỷ luật (qua cơ quan tổ chức cán bộ).
1. Thủ tướng Chính phủ xem xét và ra quyết định kỷ luật đối với cán bộ, công chức lãnh đạo giữ các chức vụ do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm.
2. Cán bộ, công chức là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp do cấp nào bổ nhiệm, tuyển dụng nếu vi phạm kỷ luật thì cấp đó xem xét và ra quyết định kỷ luật.
3. Nếu cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo bị xử lý kỷ luật bằng hình thức kỷ luật hạ bậc lương, hạ ngạch, buộc thôi việc mà việc nâng ngạch, nâng bậc lương, tuyển dụng do cấp trên trực tiếp ra quyết định thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị xem xét và đề nghị bằng văn bản lên cấp có thẩm quyền ra quyết định kỷ luật.
Căn cứ vào phân cấp quản lý cán bộ, công chức trong các đơn vị sự nghiệp của nhà nước, cấp nào được quyền (hoặc được giao quyền) tuyển dụng, ký hợp đồng làm việc, nâng bậc lương, bổ nhiệm ngạch thì cấp đó xem xét và ra quyết định kỷ luật hoặc đề nghị bằng văn bản cấp có thẩm quyền ra quyết định kỷ luật.
1. Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
2. Nghị định này thay thế Chương I, Chương II của Nghị định số 97/1998/NĐ-CP ngày 17 tháng 11 năm 1998 của Chính phủ về xử lý kỷ luật và trách nhiệm vật chất đối với công chức.
1. Bộ trưởng Bộ Nội vụ chịu trách nhiệm kiểm tra và hướng dẫn thi hành Nghị định này.
2. Căn cứ vào các quy định về kỷ luật tại Nghị định này (trừ quy định về hình thức kỷ luật) và các quy định về kỷ luật đối với công chức cấp xã tại Nghị định số 114/2003/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ về cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn, Bộ trưởng Bộ Nội vụ có trách nhiệm hướng dẫn thực hiện chế độ kỷ luật đối với công chức cấp xã.
3. Cơ quan có thẩm quyền của tổ chức chính trị, chính trị - xã hội căn cứ vào các quy định tại Nghị định này hướng dẫn áp dụng đối với cán bộ, công chức quy định tại điểm b khoản 1 Điều 1 Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Cán bộ, công chức làm việc ở các cơ quan, đơn vị thuộc tổ chức chính trị, chính trị - xã hội; cán bộ, công chức quy định tại điểm d khoản 1 Điều 1 Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Cán bộ, công chức làm việc ở các đơn vị sự nghiệp thuộc tổ chức chính trị, chính trị - xã hội.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
|
Phan Văn Khải (Đã ký) |
THE GOVERNMENT |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No.: 35/2005/ND-CP |
Hanoi, March 17, 2005 |
ON DISCIPLINING OFFICIALS, PUBLIC EMPLOYEES
THE GOVERNMENT
Pursuant to the Law on Organization of the Government dated December 25, 2001;
Pursuant to the Ordinance on Officials, Public Employees dated February 26, 1998; the Ordinance Amending, supplementing a number of Articles of the Ordinance on Officials, Public Employees dated April 28, 2000 and the Ordinance Amending, supplementing a number of Articles of the Ordinance on Officials, Public Employees dated April 29, 2003;
At the proposal of Home Affairs,
DECREES:
Article 1. Scope and objects of governing
1. This Decree provides for the discipline of officials and public employees who violate the provisions of law.
2. Subject to the regulations of this Decree, including officials and public employees defined in points b, c, d, đ and e, clause 1, Article 1 of the Ordinance amending and supplementing some Articles of the Ordinance on Officials and Public Employees dated April 29, 2003 (hereinafter referred to as the Ordinance on Officials and public employees in 2003).
3. If the following cases violate the law, they shall also discipline under the provisions of this Decree, including: officials and public employees who were mobilized to work in the economic organizations, social organizations, the professional- social organizations; officials and public employees who are on leave to wait for procedures of pension; officers and public employees who after being mobilized to work for the other agencies, organizations and units, are discovered violations of law
Article 2. In cases of being disciplined
1. Violations of the obligations implementation of officials and public employees defined in Article 6, 7 and 8 of the Ordinance on Officials and Public Employees in 2003 while being on duty, public service.
2. Committing violations that officials and public employees are banned from doing as provided for in Article 15, 16, 17, 19 and 20 of the Ordinance on Officials and Public Employees in 2003.
3. Violations of the law that were declared guilty by courts or concluded in writing on violations of law by competent agencies.
Article 3. The cases that have not considered yet the discipline for officials and public employees
1. Being at the time of holidays, leave by mode, leave by the individual work permitted by the heads of the agency or organization, unit.
2. Being treated in hospitals.
3. Being temporarily detained, in custody pending the conclusion of investigation, verification, and conclusions of law violations by the competent authority.
4. Female officials, public employees who are on maternity leave.
Article 4. The cases of not applying to the disciplinary forms provided for in this Decree
1. Violate law regulations in case of being lost capacity of civil acts according to the conclusions of the competent health authority.
2. Must implement the decisions of the superiors in accordance with provisions in Article 8 of the Ordinance on Officials and Public Employees.
3. Violation of discipline in a force majeure situation while being on duty, public service and is certified by competent authorities.
Article 5. The principles of consideration for disciplining officials, public employees
1. Objectiveness, fairness, strictness and the proper time limit.
2. When disciplining officials and public employees, it must set up a Disciplinary Council, except for officers, public employees who were offended against law and sentenced imprisonment by the court without the suspended sentence.
3. Disciplinary decision must be signed by the competent person as prescribed in this Decree.
4. Each violation is handled only a form of discipline. If officials and public employees who have been conducted many violations, shall be handled the discipline on each violation and take the discipline form of a higher level.
5. To ban all acts of infringing upon the body, honor and dignity of officials and public employees in the review process of discipline; to ban the application of the fine measures instead of a form of discipline.
6. Not to apply the disciplinary form of dismissal for female officials and public employees who are pregnant and officials and public employees who are raising children under 12 months old.
Article 6. Complaints and lawsuits
1. Where officials, public employees do not agree with the decision to discipline, they may lodge complaints to the competent agencies, organizations, units under the law regulations.
2. Officers and public employees holding positions from director general or less who are forced to resign and after making complaints that they have been forced to resign, they may initiate administrative lawsuits at courts according to law regulations.
3. The agencies, organizations, units receiving complaints of officials and public employees have to take responsibility for replying to concerned people according to their competence and the time limit as prescribed by law.
Article 7. Resolving of complaints conclusions
1. The decision to discipline for officials and public employees who have been concluded by the competent agencies, organizations, units or have been judged as victim by the Court, no later than 30 days from the date of conclusion or Court's judgment takes effect, the heads of agencies, organizations or units where officials and public employees work take the responsibility to publicize the conclusion or above judgment to all officials and public employees and must take responsibility for compensating the legitimate interests of officials and public employees as prescribed by law.
2. If agencies or organizations that are competent to settle complaints and denunciations of conclusion on the discipline for officials and public employees conduct improper provisions on the contents, forms, handling process, the person who is competent to sign disciplinary decision must issue the decision to revoke the decision to discipline and direct the heads of agencies, organizations, units of managing officials and public employees to reorganize the discipline consideration for officials and public employees in accordance with provisions.
ITEM 1: FORMS AND DISCIPLINE DESCRIPTION
Article 8. Forms of discipline
Officials and public employees who violate the provisions of law shall be subject to one of the following discipline forms:
1. Reprimand;
2. Warning;
3. Wage reduction;
4. Scale reduction;
5. Demotion;
6. Dismissal.
Article 9. The description of discipline
1. The description of discipline is the time required to conduct review of disciplining officials and public employees and calculated from the time when the agencies, organizations, units who are competent to consider, handle the discipline determine officials and public employees committing violations of discipline until the meeting time of the Disciplinary Council.
2. The description of discipline is stipulated as three months.
3. If the case has complicated circumstances, it takes time for inspection, examination to verify further, the description of discipline can be prolonged but with a maximum period of not exceeding six months. Exceeding the prescription of discipline, the consideration for disciplining officials and public employees shall be terminated.
4. Where officials and public employees related to the case being investigated, prosecuted, judged by the legal proceedings agency, the prescription for disciplinary handling review from the Court's judgment date on the acts of violation of officials and public employees takes legal effect.
5. Where required to review the discipline of officials, public employees defined in clause 2, Article 7 of this Decree, the prescription for disciplinary handling review is calculated from the date of receiving the conclusions of the agencies and organizations that are competent to settle complaints.
6. The period of time that has not temporarily considered yet discipline for the cases provided for in Article 3 of this Decree is not included in the prescription for disciplinary handling review. The prescription for disciplinary handling review for the cases stipulated in Article 3 of this Decree is calculated from the date that officers, public employees go back to normal work.
7. The persons who are assigned disciplinary handling authority for officers, public employees must take responsibility for not having disciplined yet officers, public employees committing disciplinary violations within the defined prescription.
Article 10. Temporary suspension of work for officers, public employees committing disciplinary violations
1. While being considered the discipline, officials and public employees may be issued decision to suspend temporarily the work by agencies, organizations, units that are competent to manage if it deems that the continuing to work of such officials and public employees may cause difficulties for the verification or continue to commit the violations.
2. The time limit for temporary suspension of work does not exceed 15 days. In the special cases due to many complex circumstances that need to be clarified may be prolonged but not exceeding more than three months.
3. Expiry of temporary suspension time limit of work, if officials and public employees have not been disciplined, the agencies, organizations, units that are competent to manage must arrange officials and public employees to work at the former position or arrange the suitable jobs.
4. During temporary suspension time of work, officials and public employees are enjoyed 50% of salary and allowances (if any). After the consideration of agencies, organizations and units ends, if the officials and public employees are not disciplined, they shall be received remaining retroactive salaries and allowances (if any) in the period of temporary suspension of work, the period of temporary suspension of work shall be calculated to the time to increase wage. Where officials, public employees who were disciplined, they shall not be received the remaining retroactive salaries and allowances (if any), the period of temporary suspension of work until having a disciplinary decision shall not be counted as the time to increase wage.
Article 11. Disciplinary Council
1. Disciplinary Council is established by the heads of agencies, organizations, units that are competent for the establishment and implement consulting tasks for the competent person in the application of appropriate disciplinary form for violations of officials, public employees. Disciplinary Council works under the provisions of this Decree and dissolves by itself after completing its task.
2. The number of members participating in the Disciplinary Council is five people, including the following specific components:
a) Chairman of the Council or deputy heads of agencies, organizations, units is the head;
b) A Council member is the representative of union trade executive committee at the same level of the agency, organization, and unit;
c) A Council member is the representative of officials and public employees of the department with person who violates discipline (assigned by collective officials and public employees of such department);
d) A Council member is the person who directly manages administration and professional skill of the one who violates discipline;
đ) A Council member is the person who is in charge of personnel organization of agencies, organizations, and units with violating person.
3. Where the heads or deputy heads of the agencies, organizations, and units violate discipline, the heads of agencies, organizations, units of direct higher level management decide to establish the Disciplinary Council to consider handling. In this case, the composition of the Disciplinary Council includes:
a) Chairman of the Council or deputy heads of agencies, organizations, units of direct higher level is the head;
b) A Council member is the representative of party committee of direct higher level of party committees of the agencies, organizations and units;
c) A Council member is the representative of union trade executive committee of the agencies, organizations, and units with officials, public employees who violate discipline.
4. Upon establishment of the Disciplinary Council, not to appoint a person with family relationship as father, mother, wife, husband, child, natural brother, sister of officials, public employees who violate discipline involved in as member of the Disciplinary Council.
Article 12. The working principle of the Disciplinary Council
1. Objectiveness, publication and democracy and in accordance with current regulations.
2. Disciplinary Council meets only when all Council members are present.
3. To propose the application of disciplinary forms which are made through voting by secret ballot and by the majority rule.
4. When the Disciplinary Council meets, it must have minutes and have passed by the Council before the Council Chairman signs it.
Article 13. The components who are invited to attend meetings of Disciplinary Council
1. Disciplinary Council may invite representatives of political organizations, social and political organizations with officials, public employees violate to attend the meeting.
2. When the components specified in this clause 1 attending the Disciplinary Council is engaged to express their opinions and suggest the discipline level but may not be voted on disciplinary form.
Article 14. Disciplinary Council Secretary
1. Disciplinary Council Secretary is official, public employee of the department of personnel organization of the agency, organization, unit indicated by the Council’s chairman.
2. Secretary of the Disciplinary Council is responsible for preparing documents, records relating to discipline and take responsibility for recording minutes of meetings of the Disciplinary Council.
ITEM 3: PROCESS DISCIPLINE HANDLING REVIEW
Article 15. Preparation for the meeting of the Disciplinary Council
1. Officials and public employees who violate discipline must make self-criticism and self-receive disciplinary form.
2. The heads of agencies, organizations, units using officials and public employees are responsible for organizing the meeting for the disciplinary offender to make self-criticism before collective agencies, organizations, and units. Minutes of the self-criticism meeting have the proposal of disciplinary form of the agencies, organizations, and units.
3. Records to submit to the Disciplinary Council include: a written self-criticism of the disciplinary violator; minute of meeting for self-criticism of disciplinary violator of agencies, organizations, and units; brief resume of the disciplinary violator, documents, records relating to the discipline.
4. Officials and public employees who violate disciplinary shall be sent notice of convention by the Disciplinary Council 07 days before the Disciplinary Council meets.
If the violating officials and public employees are absent, they must have the legitimate reasons. If the notice of convention were sent 02 times, but the concerned people are still absent or where the disciplinary offender refused to write a written self-criticism as required by the management agency of officials, public employees, the Disciplinary Council still hold the meeting to consider and recommend the disciplinary form.
Article 16. The order of the Disciplinary Council’s meeting
1. Chairman of the Council states the reason, introduces the participants.
2. Council Secretary presents brief resumes, records, and concerned documents.
3. The disciplinary violator reads the written self-criticism. Where he/she is absent, the Council Secretary helps to read the written self-criticism.
4. Council Secretary reads the minute of the meeting to criticize the violator of collective agency, organization, or unit.
5. The Council’s members and delegates attending the meeting express their opinions.
6. Officials and public employees who violate discipline express their opinions on disciplinary form before the Disciplinary Council ballots.
7. Disciplinary Council ballots for proposing application of form of discipline.
8. Proposal of disciplinary form of the Council informed at the meeting.
Article 17. Time limit and responsibility to make decision of discipline
1. Within 05 working days from the date of ending the meeting, the Disciplinary Council must send written dispatch (together with concerned minutes, records, and documents) to the heads of agencies, organizations, units that are competent to manage officials and public employees.
2. Within 15 working days from the date of receiving the written dispatch of the Disciplinary Council (together with records and documents), the heads of competent agencies, organizations, units make decisions of discipline in writing.
3. Where the officials and public employees who violate discipline under the decision authority of the higher level, the time limit for making the disciplinary decision is 30 days.
4. Where the recommendations of the Disciplinary Council (or opinions of agencies, organizations and recommending units) are different from the opinions of heads of the competent agencies, organizations, units but after consultations, discussion are inconsistent, the head of agencies, organizations and units decide by themselves and take responsibility for their decisions.
Article 18. Management of disciplinary records
1. The records and documents relating to the discipline and decision to execute discipline must be kept in the records of officials, public employees.
2. Disciplinary forms must be filled in the resumes of officials, public employees.
1. Where officials and public employees who violate discipline are the heads or deputy heads of the agencies, organizations, units, then the organization and presiding of the self-criticism meeting shall be made by leaders of direct superior. The participants of the meeting are officials and public employees holding leadership positions in agencies, organizations, and units. The determination of the participants shall be decided by direct superior.
2. Where the officials and public employees who violate the discipline during the seconded time, the consideration, handling of discipline is made by the Disciplinary Council of the agencies, organizations, units that were seconded. Then, send all records and disciplinary decisions to the agencies, organizations, and units managing such officials and public employees in order to keep on records of officials, public employees.
3. When detecting officials and public employees who are on leave pending the pension procedures committing disciplinary violations while being on duty before the retirement, the agencies, organizations and units that are competent to manage officials, public employees still conduct to review the discipline under the provisions of this Decree.
4. If after officials and public employees transferred their jobs to other agencies, organizations and, units, their disciplinary violations are detected, the former agencies and organizations, units still conduct the discipline handling review under provisions of this Decree. Then send all records and disciplinary decisions to the agencies, organizations, and units managing such officials and public employees in order to keep on records of officials, public employees for supervision, management.
ITEM 4: APPLICATION OF FORMS OF DISCIPLINE
Applying to the officials, public employees who commit acts of disciplinary violations for the first time at the mild level.
Applying to officials, public employees who have been reprimanded, but commit again or violation at mild level but with frequent nature or although it is the first violation, but with the relatively serious nature; the violation at the first time but related to quality of officials and public employees, thus affecting the credibility of agencies, organizations and units; violation of the obligations of officials and public employees regarding the responsibility of training, study, discipline and behavior of officials and public employees; forging of documents, resumes and illegal use of diplomas and certificates but not yet causing consequences; violation at mild level of provisions that officials and public employees are not allowed to do provided in the Ordinance on Officials and Public Employees.
Article 22. Form of wage reduction
Applying to officials, public employees who violate the obligations of officials and public employees who have been disciplined as warning, but commit again; related to public service ethics and violations of discipline prescribed by agencies, organizations, units; forging of documents, resumes and illegal use of diplomas and certificates to be wage increase or scale increase; serious discipline violations and law while performing their duties, public service; relatively serious violations of provisions that officials and public employees are not allowed to do provided in the Ordinance on Officials and Public Employees.
Article 23. Form of scale decrease
Applying to officials, public employees committing acts of violation of discipline and law while performing their duties, public service that are deemed not sufficient moral and professional standards of the scale that are being undertaken; serious violations of provisions that officials and public employees are not allowed to do provided in the Ordinance on Officials and Public Employees.
Applying to officials and public employees holding positions with a serious violation of discipline and law that cannot continue to hold assigned positions.
1. Applying to officials, public employees committing crime were imprisoned by the court.
2. Disciplinary Council may make recommendations to the competent authority to decide disciplinary form of dismissal for the following cases:
a) Officials, public employees who are being in the time of implementation of one of the disciplinary forms of scale reduction and demotion, but commit again or continue to commit violations of discipline;
b) Although officials, public employees commit violations for the first time but the nature and level of the violations is seriousness, no longer worthy to stand in the contingent of officials, public employees;
c) Officials, public employees use unlawful diplomas and certificates to be employed in the agencies, organizations, units of state;
d) Officials, public employees of being addicted drug;
e) Officials, public employees who arbitrarily leave their jobs and were sent notice three times by agencies, organizations, units, but not coming.
ITEM 5: TERMINATION OF EFFECT OF DISCIPLINARY DECISIONS AND REGULATIONS RELATING TO OFFICIALS, PUBLIC EMPLOYEES BEING DISCIPLINED
Article 26. Termination of effect of the disciplinary decisions
1. After 12 months from the date of the disciplinary decision, if officials, public employees do not commit again or have no violations serious enough to be disciplined shall be automatically terminated the disciplinary decision.
2. When the competent authority issues disciplinary decision, it must have the terms state the time that officials, public employees were disciplined, calculated from the date of issuing the disciplinary decision to the time of full 12 months as prescribed.
Article 27. The provisions relating to officials and public employees being disciplined (except for the cases of dismissal)
1. Officials and public employees who are disciplined by the form of reprimand, warning, demotion shall be extended for another year wage increase.
2. Officials and public employees who are disciplined by one of the forms of from reprimand to demotion shall not be increased scale or appointed to the higher positions within at least one year from the time of the disciplinary decision.
3. Officials and public employees who were disciplined by one of the forms of reprimand, warning, wage reduction, the scale reduction, depending on the nature and seriousness of violations can be arranged in the former location or move to other jobs.
4. Officials and public leaders who are disciplined in the form of demotion are arranged to work at other jobs.
5. Officials and public employees that are currently being considered for discipline do not conduct the transfer, secondment, appointment, settlement of retirement or settlement of resignation mode.
6. After termination of validity of the disciplinary decision, the arrangement of salaries and appointment of scale and appointment of leadership positions for officials and public employees who are disciplined in the form of wage reduction, scale reduction and demotion, dismissal shall be considered to decide by the agencies, organizations and units or propose the competent authorities for consideration and decision in accordance with the law regulations.
Article 28. Provisions relating to officials and public employees being disciplined as dismissal
1. Officials and public employees who are subject to the discipline of dismissal are not enjoyed the regime of termination under the provisions of the state but confirmed the working time by the social insurance office that paid the social insurance to implement the regime of social insurance as stipulated by law.
2. Records of officials, public employees who are disciplined as dismissal shall be kept by the competent agency of managing officials and public employees. Where after the officials, public employees are disciplined as dismissal need their records, resumes, they shall be granted the copies by the competent agency of managing officials and public employees (with certification) .
3. If officers and public employees are disciplined in the form of discipline of dismissal, after 12 months (calculated from the date of the disciplinary decision) they can be re-registered entrants into the works as officials and public employees in the agencies, organizations and the units of the state, but not be registered as candidates for positions related to the tasks and public duties that they have been assumed previously.
Article 29. Regulations for officials and public employees being disciplined as victims of an injustice
Where officials, public employees who were disciplined or prosecuted for criminal liability but concluded as victims of an injustice by the competent authorities, in addition to the restoration of honor and compensation for damages as prescribed by law, they are also arranged the appropriate jobs, enjoyed the salaries corresponding to the salaries before being disciplined; time to execute the disciplinary decision that was later concluded that injustice shall be included in the time for wage increase.
Item 1: FOR OFFICERS, PUBLIC EMPLOYEES IN STATE ADMINISTRATIVE AGENCIES
Article 30. In case of violators being officials, public leaders
1. The Prime Minister considers and decides the discipline the officials, public leaders holding positions of leadership appointed by the Prime Minister.
2. Ministers, heads of ministerial-level agencies, governmental agencies review and decide the discipline for officials and public leaders holding positions of leadership appointed by ministers, heads of ministerial-level agencies, governmental agencies.
3. Presidents of the People's Committees of provinces and cities directly under the Central Government shall consider and decide discipline for officials and public leaders holding positions appointed by the Presidents of the People's Committees of provinces and cities under Central Government.
4. Apart from the cases of officials and public leaders defined in clause 1, 2 and 3 of this Article, based on decentralization of management, officials, and public employees holding the positions appointed by a certain level, when persons of such level violate, such level head shall consider and make the disciplinary decisions.
5. If officials and public employees holding the leadership positions disciplined in the form of wage reduction, lower scale of salary, forced to resign that scale increase, wage increase, recruitment decided by the direct superior, the heads of agencies and organizations review and recommend in writing to the competent authority for deciding discipline.
Article 31. Where violators being officials, public employees not holding leadership positions
1. For the ministries, ministerial-level agencies, Governmental agencies (hereinafter referred to as Ministries):
a) Officials and public employees of the Ministries who were disciplined, the ministers, heads of ministerial-level agencies and Governmental agencies shall consider and make the disciplinary decisions.
b) Officers and public employees of agencies, organizations, and units under the Ministries violate discipline; the heads of agencies, organizations, units directly under the Ministries shall make the decision to discipline under the authority decentralized. Where officials and public employees in the rank of principle specialist or higher who were disciplined in the form of wage reduction, lower scale of salary and forced to resign, then after the Disciplinary Council has its recommendations on disciplinary form, based to decentralized authority, the head of the agency, organization, unit makes decision or proposes in writing to the competent authority for making decision on discipline (through personnel organization agencies).
2. For the People's Committees of provinces and cities under central authority (hereinafter referred to as provinces):
a) Officers and public employees of Departments, Boards and Branches of the provincial People's Committees and agencies of the People's Committees of urban districts, rural districts, towns and provincial cities who were disciplined, the heads of the agencies shall make decision to discipline under their decentralized authorities.
b) Officers and public employees of organizations directly under Departments, Boards and Branches of the provincial People's Committees and organizations directly under the People's Committees of urban districts, rural districts, towns and provincial cities who were disciplined, the heads of the organizations shall make decision to discipline under their decentralized authorities.
c) In case of officials and public employees in the ranks of specialist and principle specialist or more who are disciplined in the form of wage reduction, lower scale of salary and forced to resign then after the Disciplinary Council has its recommendations on disciplinary form, based to decentralized authority, the head of the agency, organization, unit makes decision or proposes in writing to the competent authority for making decision on discipline (through personnel organization agencies.
Item 2: FOR THE ADMINISTRATIVE UNITS OF THE STATE
Article 32. Where violators being officials, public leaders
1. The Prime Minister considers and makes decision to discipline for officials, public leaders holding positions appointed by the Prime Minister.
2. Officials and public employees who are the heads or deputy heads of administrative units appointed, recruited by a certain level, if committing discipline violations shall be reviewed and made disciplinary decisions by such level.
3. If officials and public employees who hold leadership positions who were disciplined by the disciplinary form of wage reduction, lower scale of salary, forced to resign that that scale increase, wage increase, recruitment decided by the direct superior, the heads of agencies and organizations, units review and recommend in writing to the competent authority for deciding discipline.
Article 33. Where violations being officials, public leaders not holding leadership positions
Based on the decentralization of management of officials and public employees in the administrative units of the state, the level that are competent to (or assigned) recruit, sign working contract, increase wage, appoint scale, such the level shall review and make the disciplinary decision or propose a written request to the competent authority for making disciplinary decision.
1. This Decree takes effect 15 days after its publication.
2. This Decree replaces Chapter I, Chapter II of Decree No.97/1998/ND-CP of November 17, 1998 of the Government on disciplining and material responsibility for public employees.
Article 35. Responsibility for guiding the implementation
1. Minister of Home Affairs is responsible for checking and guiding the implementation of this Decree.
2. Based on the provisions on discipline in this Decree (except for provisions on disciplinary form) and the regulations on the discipline for Commune-level public employees in the Decree No. 114/2003/ND-CP dated October 10, 2003 of the Government on officials and public employees of communes, wards and townships, the Minister of Home Affairs is responsible for guiding the implementation of disciplinary regime for Commune-level public employees.
3. The competent bodies of political organizations, political - social organizations based on the provisions of this Decree guiding the application for officials and public employees specified in point b, clause 1, Article 1 of the Ordinance amending supplementing some Articles of the Ordinance on Officials and Public Employees working in agencies and units of political organizations, political - social organizations; officials and public employees defined in point d clause 1 of Article 1 of the Ordinance amending supplementing some Articles of the Ordinance on Officials and Public Employees working in the administrative units of political organizations, political - social organizations.
Article 36. Responsibility for implementation
The ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of governmental agencies, Presidents of the People’s Committees of provinces and centrally-run cities shall implement this Decree.
|
Phan Van Khai |