Chương I Nghị định 33/2024/NĐ-CP quy định về thực hiện Công ước Cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học: Các quy định chung về việc thực hiện công ước cấm vũ khí hóa học
Số hiệu: | 33/2024/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Trần Lưu Quang |
Ngày ban hành: | 27/03/2024 | Ngày hiệu lực: | 19/05/2024 |
Ngày công báo: | 12/04/2024 | Số công báo: | Từ số 499 đến số 500 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Điều kiện cấp giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa chất Bảng từ ngày 19/5/2024
Ngày 27/3/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 33/2024/NĐ-CP quy định việc thực hiện Công ước Cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học.
Điều kiện cấp giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa chất Bảng từ ngày 19/5/2024
(1) Điều kiện sản xuất
- Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật;
- Cơ sở vật chất - kỹ thuật phải đáp ứng yêu cầu trong sản xuất theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định 33/2024/NĐ-CP;
- Giám đốc hoặc Phó Giám đốc kỹ thuật hoặc cán bộ kỹ thuật phụ trách hoạt động sản xuất hóa chất Bảng phải có trình độ từ đại học trở lên chuyên ngành hóa chất;
- Các đối tượng thuộc quy định tại Điều 32 Nghị định 113/2017/NĐ-CP phải được huấn luyện an toàn hóa chất.
(2) Điều kiện kinh doanh
- Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật;
- Cơ sở vật chất - kỹ thuật phải đáp ứng yêu cầu trong kinh doanh theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Nghị định 33/2024/NĐ-CP;
- Có kho chứa hoặc có hợp đồng thuê kho chứa hóa chất hoặc sử dụng kho của tổ chức, cá nhân mua hoặc bán hóa chất đáp ứng được các điều kiện về bảo quản an toàn hóa chất và an toàn phòng, chống cháy nổ;
- Người phụ trách về an toàn hóa chất của cơ sở kinh doanh hóa chất Bảng phải có trình độ trung cấp trở lên chuyên ngành hóa chất;
- Các đối tượng thuộc quy định tại Điều 32 Nghị định 113/2017/NĐ-CP phải được huấn luyện an toàn hóa chất.
(3) Cơ sở sản xuất hóa chất Bảng 1 ngoài việc đáp ứng các điều kiện quy định tại (1) còn phải đáp ứng điều kiện sau đây:
- Chỉ được sản xuất hóa chất Bảng 1 cho một hoặc một số mục đích đặc biệt được quy định tại khoản 2 Điều 6 Luật Đầu tư 2020, bao gồm phân tích, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học, y tế, sản xuất dược phẩm, điều tra tội phạm, bảo vệ quốc phòng, an ninh;
- Quy mô sản xuất tại cơ sở quy mô đơn lẻ, dung tích của các thiết bị phản ứng không vượt quá 100 lít và tổng dung tích của các thiết bị phản ứng có dung tích trên 5 lít không vượt quá 500 lít. Quy mô sản xuất tại các cơ sở khác, tổng sản lượng không vượt quá 10 kg/năm đối với mục đích bảo vệ; sản lượng không vượt quá 100 gam/năm đối với một hoá chất nhưng tổng sản lượng không vượt quá 10 kg/năm đối với mục đích nghiên cứu, y tế, dược phẩm; tổng sản lượng không vượt quá 100 gam/năm đối với các phòng thí nghiệm.
(4) Cơ sở sản xuất, kinh doanh hóa chất Bảng 2, hóa chất Bảng 3 ngoài việc đáp ứng các điều kiện quy định tại (1), (2) còn phải đáp ứng điều kiện: Chỉ được sản xuất, kinh doanh hóa chất Bảng 2, hóa chất Bảng 3 cho các mục đích không bị cấm quy định tại Điều 3 Nghị định 33/2024/NĐ-CP.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Nghị định này quy định việc thực hiện Công ước cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học (sau đây gọi tắt là Công ước cấm vũ khí hóa học) trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bao gồm:
1. Các quy định chung về việc thực hiện Công ước cấm vũ khí hoá học.
2. Sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu, chế biến, sử dụng, tàng trữ hoá chất Bảng; sản xuất hoá chất DOC, DOC-PSF.
3. Báo cáo hoá chất Bảng, hoá chất DOC, DOC-PSF.
4. Các quy định về thanh sát và thanh tra, kiểm tra.
5. Quản lý nhà nước về hoá chất Bảng, hoá chất DOC, DOC-PSF.
Nghị định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân tham gia hoặc liên quan đến các hoạt động thực hiện Công ước cấm vũ khí hóa học trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
1. Các hoạt động thực hiện Công ước cấm vũ khí hóa học được áp dụng theo quy định của Nghị định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Các hành vi bị cấm và các mục đích không bị cấm áp dụng theo khoản 1 Điều 1 và khoản 9 Điều 2 Công ước cấm vũ khí hóa học.
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Vũ khí hoá học được định nghĩa theo Công ước cấm vũ khí hoá học bao gồm các loại sau đây, riêng biệt hoặc trong tổ hợp:
a) Các hóa chất độc và tiền chất của chúng, trừ trường hợp được sử dụng cho những mục đích không bị cấm theo Công ước cấm vũ khí hóa học với số lượng và chủng loại phù hợp với các mục đích đó;
b) Đạn dược và thiết bị được thiết kế chuyên biệt để gây tử vong hoặc gây tác hại khác thông qua độc tính của các hoá chất độc nêu tại điểm a khoản này. Độc tính của các hóa chất có thể phát sinh khi sử dụng các loại đạn dược và/hoặc thiết bị này;
c) Bất kỳ loại trang thiết bị nào được thiết kế chuyên dụng, trực tiếp liên quan đến sử dụng các loại đạn dược và/hoặc thiết bị nêu tại điểm b khoản này.
2. Hóa chất độc được định nghĩa theo Công ước cấm vũ khí hóa học là bất kỳ hóa chất nào, thông qua phản ứng hóa học của hóa chất đó lên quá trình sống, có thể gây tử vong, tê liệt tạm thời hoặc tác hại lâu dài đối với con người và động vật. Khái niệm này được áp dụng cho tất cả các loại hóa chất có đặc tính nêu trên, không phân biệt nguồn gốc, phương pháp sản xuất và cơ sở sản xuất, kể cả quân sự hoặc phi quân sự.
3. Tiền chất được định nghĩa theo Công ước cấm vũ khí hóa học là bất kỳ hoá chất nào tham gia ở bất cứ công đoạn nào và bằng bất kỳ phương pháp nào trong việc tạo ra một hóa chất độc. Tiền chất bao gồm bất kỳ thành phần chủ yếu nào của hệ hoá chất nhị nguyên tố hoặc đa nguyên tố.
4. Hóa chất Bảng là hóa chất độc và tiền chất bị kiểm soát theo quy định của Công ước cấm vũ khí hóa học và được phân theo thứ tự 1, 2, 3 theo tiêu chí quy định tại phụ lục Hóa chất của Công ước cấm vũ khí hóa học. Hóa chất Bảng bao gồm chất thuộc Danh mục và hỗn hợp chất chứa chất thuộc Danh mục.
5. Chất chống bạo loạn được định nghĩa theo Công ước cấm vũ khí hóa học là bất kỳ hoá chất nào không phải hoá chất Bảng nhưng có thể nhanh chóng gây ra tác động kích thích trên con người hoặc làm mất khả năng của cơ thể, các tác động này sẽ biến mất trong thời gian ngắn sau khi ngừng tiếp xúc với hóa chất.
6. Hóa chất hữu cơ riêng biệt (hóa chất DOC) được định nghĩa theo Công ước Cấm vũ khí hóa học bao gồm tất cả các hợp chất có chứa cacbon, ngoại trừ các ôxit, sunfua của các hợp chất này và các cacbonat kim loại, được phân biệt bởi tên, công thức cấu tạo (nếu có) hoặc số đăng ký CAS (nếu có) của hóa chất đó. Hóa chất DOC-PSF được định nghĩa theo Công ước cấm vũ khí hoá học là hóa chất hữu cơ riêng biệt có chứa một trong các nguyên tố như phốt pho, lưu huỳnh hoặc flo.
7. Sản xuất hóa chất được định nghĩa theo Công ước cấm vũ khí hóa học là hoạt động điều chế một hóa chất thông qua phản ứng hóa học.
8. Kinh doanh hóa chất bao gồm hoạt động buôn bán, xuất khẩu, nhập khẩu hóa chất để cung ứng hóa chất trên thị trường nhằm mục đích sinh lời.
9. Chế biến hóa chất được định nghĩa theo Công ước cấm vũ khí hoá học là việc thực hiện các quá trình vật lý như pha chế, chưng cất, chiết xuất, tinh lọc mà ở đó hóa chất không bị biến đổi thành hóa chất khác.
10. Sử dụng hóa chất được định nghĩa theo Công ước cấm vũ khí hóa học là việc chuyển hóa một hóa chất thành một hóa chất khác thông qua phản ứng hóa học.
11. Tàng trữ hóa chất Bảng được định nghĩa theo Công ước Cấm vũ khí hóa học là việc lưu giữ, bảo quản hóa chất Bảng chưa sử dụng hoặc sử dụng chưa hết trong kho chứa, thùng chứa, bồn chứa chuyên dụng tại cơ sở hóa chất.
12. Tổ chức Cấm vũ khí hóa học (sau đây gọi tắt là Tổ chức Công ước) là tổ chức do các Quốc gia thành viên Công ước thành lập nhằm đạt được mục tiêu và quản lý các đối tượng của Công ước cấm vũ khí hóa học, đảm bảo việc thực hiện các điều khoản, kể cả các điều khoản về kiểm chứng quốc tế đối với việc tuân thủ Công ước cấm vũ khí hóa học và tạo ra diễn đàn tham khảo, hợp tác giữa các Quốc gia thành viên.
13. Quốc gia thành viên Công ước Cấm vũ khí hóa học là quốc gia đã ký và phê chuẩn hoặc gia nhập Công ước Cấm vũ khí hóa học và chính thức trở thành thành viên Công ước Cấm vũ khí hóa học sau ngày thứ 30 kể từ ngày nộp lưu chiểu phê chuẩn hoặc thông báo về việc gia nhập Công ước Cấm vũ khí hóa học cho Tổng thư ký Liên hợp quốc.
14. Cơ sở hóa chất được định nghĩa theo Công ước Cấm vũ khí hóa học là nơi diễn ra một hay nhiều hoạt động sản xuất, chế biến, sử dụng và tàng trữ hóa chất chịu sự kiểm soát của Công ước Cấm vũ khí hóa học. Cơ sở hóa chất có thể là một địa điểm gồm một hay nhiều nhà máy, hoặc một bộ phận sản xuất độc lập.
Bộ phận sản xuất là tổ hợp của các chủng loại thiết bị bao gồm cả thùng chứa đã có hoặc tự tạo cần thiết cho quá trình sản xuất, chế biến và sử dụng hóa chất.
Cơ sở hóa chất được phân thành cơ sở hóa chất Bảng 1, 2, 3 và cơ sở hóa chất DOC, DOC-PSF, trong đó:
a) Cơ sở hóa chất Bảng 1 là nơi diễn ra một hay nhiều hoạt động sản xuất, chế biến, sử dụng hoặc tàng trữ hóa chất Bảng 1. Cơ sở hóa chất Bảng 1 được phân thành cơ sở quy mô đơn lẻ và cơ sở khác, trong đó:
Cơ sở quy mô đơn lẻ là cơ sở sản xuất hóa chất Bảng 1 cho các mục đích: Nghiên cứu, y tế, dược phẩm hoặc quốc phòng, an ninh. Tại cơ sở quy mô đơn lẻ, việc sản xuất được thực hiện trong các thiết bị phản ứng không cấu thành sản xuất liên tục. Dung tích của các thiết bị phản ứng không vượt quá 100 lít và tổng dung tích của các thiết bị phản ứng có dung tích trên 5 lít không vượt quá 500 lít.
Cơ sở khác là cơ sở hóa chất Bảng 1 nhưng khác với cơ sở quy mô đơn lẻ, bao gồm: Cơ sở sản xuất hóa chất Bảng 1 cho mục đích quốc phòng, an ninh với tổng sản lượng không vượt quá 10 kg/năm; cơ sở sản xuất các hóa chất Bảng 1 cho mục đích nghiên cứu, y tế hoặc dược phẩm với sản lượng trên 100 gam/năm đối với một hóa chất nhưng tổng sản lượng không vượt quá 10 kg/năm; phòng thí nghiệm điều chế tổng hợp hóa chất Bảng 1 cho mục đích nghiên cứu, y tế, dược phẩm với tổng sản lượng từ 100 gam/năm trở lên;
b) Cơ sở hóa chất Bảng 2 là nơi diễn ra một hay nhiều hoạt động sản xuất, chế biến hoặc sử dụng hóa chất Bảng 2;
c) Cơ sở hóa chất Bảng 3 là nơi diễn ra hoạt động sản xuất hóa chất Bảng 3;
d) Cơ sở hóa chất DOC, DOC-PSF là nơi diễn ra hoạt động sản xuất hóa chất DOC, DOC-PSF.
15. Sản lượng được định nghĩa theo Công ước Cấm vũ khí hóa học là khối lượng sản phẩm thực tế đã sản xuất, chế biến, sử dụng hoặc dự kiến sản xuất, chế biến, sử dụng một hóa chất cụ thể trong năm nào đó của một cơ sở hóa chất. Sản lượng hóa chất có thể bằng hoặc vượt công suất sản xuất hóa chất đó của cơ sở.
16. Kiểm chứng số liệu xuất khẩu, nhập khẩu là việc Tổ chức Công ước hoặc Cơ quan Quốc gia Việt Nam kiểm tra, xem xét, đối chiếu số liệu xuất khẩu, nhập khẩu các hóa chất Bảng của các tổ chức, cá nhân được cấp phép nhằm mục đích tái xác nhận sự phù hợp của các số liệu đã báo cáo hoặc phát hiện các sai sót phải điều chỉnh để bảo đảm sự minh bạch, chính xác và trung thực của việc báo cáo.
17. Thanh sát quốc tế được định nghĩa theo Công ước Cấm vũ khí hóa học là cuộc kiểm tra tại chỗ do Tổ chức Công ước tiến hành tại một cơ sở hóa chất thuộc diện bị thanh sát đã được Quốc gia thành viên báo cáo với Tổ chức Công ước nhằm xác nhận sự phù hợp của thông tin đã báo cáo và chứng nhận việc tuân thủ các quy định của Công ước Cấm vũ khí hóa học tại cơ sở nêu trên.
a) Thanh sát ban đầu là cuộc thanh sát đầu tiên của Tổ chức Công ước đối với một cơ sở hóa chất bất kỳ thuộc diện bị thanh sát;
b) Thanh sát lại là cuộc thanh sát sau cuộc thanh sát ban đầu đối với một cơ sở hóa chất Bảng 3 hoặc cơ sở DOC, DOC-PSF do Tổ chức Công ước tiến hành để tái kiểm tra sự phù hợp của báo cáo mà quốc gia thành viên đã nộp cho Tổ chức Công ước;
c) Thanh sát có hệ thống là cuộc thanh sát sau cuộc thanh sát ban đầu được tiến hành định kỳ tại một cơ sở hóa chất Bảng 1 hoặc Bảng 2 theo một thoả thuận riêng về cơ sở đó (thoả thuận cơ sở) nhằm mục đích kiểm tra và tái xác nhận sự phù hợp của báo cáo mà Quốc gia thành viên đã đệ trình với Tổ chức Công ước;
d) Thanh sát đột xuất là cuộc thanh sát đối với một cơ sở hóa chất bất kỳ nằm trên lãnh thổ hoặc bất cứ nơi nào thuộc quyền tài phán của một Quốc gia thành viên vào bất kỳ thời điểm nào nhằm mục đích làm sáng tỏ các cáo buộc về việc không tuân thủ Công ước Cấm vũ khí hóa học tại cơ sở hoá chất nêu trên. Thanh sát đột xuất được tiến hành trên cơ sở yêu cầu của một Quốc gia thành viên khác và được Hội đồng Chấp hành của Tổ chức Công ước xem xét, quyết định theo trình tự quy định tại Điều IX và phần X Thanh sát đột xuất theo điều IX của Công ước Cấm vũ khí hóa học;
đ) Thoả thuận cơ sở là thoả thuận được ký kết giữa Quốc gia thành viên với Tổ chức Công ước liên quan đến việc thanh sát một cơ sở hóa chất cụ thể thuộc diện bị thanh sát. Thoả thuận cơ sở được dự thảo trong thời gian diễn ra cuộc thanh sát ban đầu và thường được lập đối với các cơ sở hóa chất Bảng 1 và 2.
e) Đội hộ tống là nhóm chuyên gia do Cơ quan Quốc gia Việt Nam báo cáo Thủ tướng Chính phủ thành lập để phối hợp làm việc với Đoàn thanh sát quốc tế của Tổ chức Công ước trong quá trình Đoàn thanh sát quốc tế tiến hành hoạt động thanh sát tại Việt Nam.
18. Bản sao là bản chụp từ bản chính hoặc bản đánh máy có nội dung đầy đủ, chính xác như nội dung ghi trong bản gốc.
Đối với hồ sơ nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu chính, bản sao là bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu. Đối với hồ sơ nộp qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến thì bản sao là bản scan từ bản gốc hoặc bản điện tử hợp lệ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
19. CAS là mã số định danh duy nhất cho các nguyên tố hóa học, các hợp chất hóa học, các polyme, các chuỗi sinh học, các hỗn hợp và các hợp kim.
20. Danh mục thiết bị thanh sát được định nghĩa theo Công ước cấm vũ khí hoá học là những thiết bị và dụng cụ cần thiết cho việc thực hiện các nhiệm vụ của Đoàn thanh sát đã được Tổ chức Công ước xác nhận.
1. Ban hành Danh mục các hóa chất Bảng 1, hóa chất Bảng 2 và hóa chất Bảng 3 tại Phụ lục I kèm theo Nghị định này.
2. Bổ sung trường hợp ngoại trừ đối với một số hoá chất thuộc Danh mục hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp tại Phụ lục II kèm theo Nghị định số 82/2022/NĐ-CP ngày 18 tháng 10 năm 2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 113/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 10 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất như sau:
STT |
Tên tiếng Việt |
Tên tiếng Anh |
Mã HS |
Mã CAS |
Công thức hóa học |
55 |
Asen và hợp chất của asen, ngoại trừ: |
Arsenic and arsenic compounds. Exemption: |
2812.10 |
--- |
--- |
Arsenic trichloride |
Arsenic trichloride |
2812.10 |
7784-34-1 |
AsCl3 |
|
79 |
Xyanua và hợp chất xyanua, ngoại trừ: |
Cyanide and cyanide compound. Exemption: |
2811.19 |
--- |
--- |
Cyanogen chloride |
Cyanogen chloride |
2853.10 |
506-77-4 |
CClN |
|
Hydrogen cyanide |
Hydrogen cyanide |
2811.12 |
74-90-8 |
HCN |
3. Bãi bỏ một số hóa chất thuộc Danh mục hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp tại Phụ lục I kèm theo Nghị định số 113/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 10 năm 2017 của Chính phủ được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 82/2022/NĐ-CP ngày 18 tháng 10 năm 2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 113/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 10 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất như sau:
STT |
Tên tiếng Việt |
Tên tiếng Anh |
Mã HS |
Mã CAS |
Công thức hóa học |
263 |
Dimetyl photphit |
Dimethyl phosphite |
29209090 |
868-85-9 |
C2H7O3P |
333 |
Fonofos (O-Etyl S-pheny letyl photphonodithioat) onofos |
Fonofos (O-Ethyl S-phenylethylphosp honodithioate) |
29309090 |
944-22-9 |
C10H15OS2P |
489 |
Metyl dietanol amin |
Methyldiethanol amine |
29221990 |
105-59-9 |
C5H13ON |
618 |
Pinacolyl alcohol: 3,3-Dimetyl butan-2-ol |
Pinacolyl alcohol: 3,3-Dimetylbutan-2-ol |
29051900 |
464-07-3 |
C6H14O |
720 |
Triethy photphit |
Triethy phosphite |
29209090 |
122-52-1 |
C6H15O3P |
4. Bãi bỏ một số hóa chất thuộc Danh mục hóa chất phải khai báo tại Phụ lục V kèm theo Nghị định số 113/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 10 năm 2017 của Chính phủ được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 82/2022/NĐ-CP ngày 18 tháng 10 năm 2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 113/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 10 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất như sau:
STT |
Tên tiếng Việt |
Tên tiếng Anh |
Mã HS |
Mã CAS |
Công thức hóa học |
137 |
Bis(2-clo etyl) sunphit |
Bis(2-chloro ethyl) sulphide |
29309090 |
505-60-2 |
C4H8Cl2S |
198 |
Cacbon diclorua |
Carbonic dichloride (phosgene) |
28112990 |
75-44-5 |
CCl2O |
242 |
Clopicrin: Triclo nitro metan |
Chloropicrin: Trichloro nitro metan |
29049000 |
76-06-2 |
CCl3NO2 |
291 |
Cyanogen clorit |
Cyanogen chloride |
28530000 |
506-77-4 |
CClN |
374 |
Dietyl photphit |
Diethyl phosphite |
29209090 |
762-04-9 |
C4H11O3P |
527 |
Fonofos |
Fonofos |
29309090 |
944-22-9 |
C10H15OS2P |
656 |
Lưu huỳnh clorua |
Sulfur monochloride |
28121000 |
10025-67-9 |
Cl2S2 |
658 |
Lưu huỳnh diclorit |
Sulfur dichloride |
28121000 |
10545-99-0 |
SCl2 |
762 |
N,n-dietyl amino etanol |
N,n-diethyl amino etanol |
29221990 |
100-37-8 |
C6H15ON |
767 |
N,n-dimetyl amino etanol và các muối proton hóa chất tương ứng |
N,n-Dimetyl amino ethanol |
29221990 |
108-01-0 |
C4H11ON |
815 |
N-etyl diethanol amin |
N-Ethyl diethanol amine |
29221990 |
139-87-7 |
C6H15O2N |
918 |
PFIB: 1,1,3,3,3-Pentaflo-2-(triflo metyl)-1-propen |
1-Propene,1,1,3,3,3- pentafluoro-2-(trifluoromethyl)- |
29033990 |
382-21-8 |
C4F8 |
935 |
Phosphorus triclorit |
Phosphorus trichloride |
28121000 |
7719-12-2 |
PCl3 |
937 |
Photpho pentaclorua |
Phosphorus penta chloride |
28121000 |
10026-13-8 |
PCl5 |
1090 |
Trietyl photphit |
Triethy phosphite |
29209090 |
122-52-1 |
C6H15O3P |
1103 |
Trimetyl photphit |
Trimethyl phosphite |
29209090 |
121-45-9 |
C3H9O3P |
5. Hóa chất Bảng 1 thuộc Danh mục Hóa chất cấm đầu tư kinh doanh theo quy định của Luật Đầu tư.
Cục Hoá chất (Bộ Công Thương) được chỉ định là Cơ quan quốc gia Việt Nam thực hiện Công ước Cấm vũ khí hoá học, đầu mối liên hệ giữa Việt Nam với Tổ chức Công ước và với các Quốc gia thành viên khác theo quy định tại khoản 4 Điều 7 Công ước.
GENERAL PROVISIONS REGARDING IMPLEMENTATION OF CHEMICAL WEAPONS CONVENTION
This Decree prescribes implementation of the Convention on the Prohibition of the Development, Production, Stockpiling and Use of Chemical Weapons and on their Destruction (hereinafter referred to as “CWC”) within the territory of the Socialist Republic of Vietnam, including:
1. General provisions regarding implementation of Chemical Weapons Convention (CWC).
2. Production, sale, export, import, processing, use, and storage of Schedule chemicals; production of DOC, DOC-PSF chemicals.
3. Reporting of Schedule chemicals and DOC, DOC-PSF chemicals.
4. Regulations on inspection and examination.
5. State management of Schedule chemicals and DOC, DOC-PSF chemicals.
This Decree applies to organizations and individuals engaging in or related to the implementation of CWC in territory of the Socialist Republic of Vietnam.
1. Implementation of CWC shall conform to this Decree and other relevant law provisions.
2. Prohibited acts and purposes not prohibited shall conform to Clause 1 Article 1 and Clause 9 Article 2 of the CWC.
In this Decree, terms below are construed as follows:
1. “Chemical weapons” is defined by the CWC to include the following, together or separately:
a) Toxic chemicals and their precursors, except where intended for purposes not prohibited under this Convention, as long as the types and quantities are consistent with such purposes;
b) Munitions and devices, specifically designed to cause death or other harm through the toxic properties of those toxic chemicals specified in Point a of this Clause, which would be released as a result of the employment of such munitions and/or devices;
c) Any equipment specifically designed for use directly in connection with the employment of munitions and devices specified in Point b of this Clause.
2. “Toxic chemical” is defined by the CWC as any chemical which through its chemical action on life processes can cause death, temporary incapacitation or permanent harm to humans or animals. This includes all such chemicals, regardless of their origin or of their method of production, and regardless of whether they are produced in facilities, for military use or elsewhere.
3. “Precursor” is defined by the CWC as any chemical reactant which takes part at any stage in the production by whatever method of a toxic chemical. This includes any key component of a binary or multicomponent chemical system.
4. “Schedule chemicals” means toxic chemicals and precursors controlled in accordance with the CWC and classified in order 1, 2, 3 depending on criteria set under chemical Annex of the CWC. Schedule chemicals include chemicals under Lists and mixtures containing chemicals under Lists.
5. “Riot control agent” is defined by the CWC as any chemical not listed in a Schedule, which can produce rapidly in humans sensory irritation or disabling physical effects which disappear within a short time following termination of exposure.
6. “Discrete organic chemical” (hereinafter referred to as DOC) is defined by the CWC as all compounds of carbon except for its oxides, sulphides and metal carbonates, identifiable by chemical name, by structural formula (if known), and by Chemical Abstracts Service (CAS) registry number (if assigned). “DOC-PSF chemical” is defined by the CWC as a DOC containing one or more of the elements phosphorus, sulfur, or fluorine.
7. “Production” of a chemical is defined by the CWC as its formation through chemical reaction;
8. “Sale” of a chemical includes its trade, export, import for market supply and profit.
9. “Processing” of a chemical is defined by the CWC as a physical process, such as formulation, extraction and purification, in which a chemical is not converted into another chemical.
10. “Consumption” of a chemical is defined by the CWC as its conversion into another chemical via a chemical reaction.
11. “Storage” of a Schedule chemical is defined by the CWC as the storage, preservation of unused or undepleted Schedule chemicals in specialized storage, containers, and tanks at chemical facility.
12. “Organization for the Prohibition of Chemical Weapons” (hereinafter referred to as “Organization" refers to a organization established by States-Parties to this Convention to ensure the implementation of its provisions, including those for international verification of compliance with it, and to provide a forum for consultation and cooperation among States-Parties.
13. “State-Party to the Chemical Weapon Convention” (hereinafter referred to as “State-Party”) means a state that has signed and approved or joined the CWC and is officially a signatory to the CWC after 30 days from the date on which acknowledgement of approval or notice regarding participation in the CWC is submitted to the Secretary-General of the United Nations.
14. “Chemical facility” is defined by the CWC as a location for production, processing, consumption, and storage of chemicals regulated by the CWC. Chemical facility may include factory or factories or independent production lines.
Production line means a combination of equipment types, including existing or made containers necessary for the production, processing, and consumption of chemicals.
Chemical facilities are divided into Schedule 1, Schedule 2, Schedule 3 facilities and DOC, DOC-PSF chemical facilities, in which:
a) Schedule 1 facilities accommodate production, processing, consumption or storage of Schedule 1 chemicals. Schedule 1 facilities are further divided into single small-scale facilities and other facilities, in which:
Single small-scale facility means a facility where Schedule 1 chemicals are produced for: research, medical, pharmaceutical or national defense, security purposes. The production at a single small-scale facility shall be carried out in reaction vessels in production lines not configurated for continuous operation. The volume of such a reaction vessel shall not exceed 100 liters, and the total volume of all reaction vessels with a volume exceeding 5 liters shall not be more than 500 liters.
Other facility means a facility producing Schedule 1 chemicals outside of a single small-scale facility, including: Schedule 1 facility for national defense, security purposes in aggregate quantities not exceeding 10 kg per year; Schedule 1 facility for research, medical, or pharmaceutical in quantities of more than 100 g per year per chemical but in aggregate quantities not exceeding 10 kg per year; laboratory synthesizing Schedule 1 chemicals for research, medical, and/or pharmaceutical purposes in aggregate quantities of at least 100 g per year;
b) Schedule 2 facilities accommodate production, processing, or consumption activity or activities that involve Schedule 2 chemicals;
c) Schedule 3 facilities accommodate production of Schedule 3 chemicals;
d) DOC, DOC-PSF chemical facilities accommodate production of DOC, DOC-PSF chemicals.
15. “Quantities” is defined by the CWC as amount of products produced, processed, consumed or planned to be produced, processed, consumed annually from a chemical in a year by a chemical facility. Chemical quantities may equal or exceed production capacity of the chemical in a facility.
16. “Examination” of import, export data means when the Organization or the Vietnamese National Authority inspects, reviews, cross-examines import, export data of Schedule chemicals of licensed organizations and individuals in order to reaffirm eligibility of reporting data or detect discrepancies to be corrected to maintain transparency, accuracy, and veracity of reporting.
17. “Verification inspection” is defined by the CWC as an on-site inspection conducted by the Organization at a chemical facility subject to verification and reported to the Organization by a State-Party in order to confirm conformity of information received and certify compliance with the CWC at the aforementioned facility.
a) Initial inspection is the first inspection conducted by the Organization at a chemical facility subject to verification inspection;
b) Routine inspection is an inspection that follows the initial inspection and is conducted by the Organization at a Schedule 3 facility or DOC, DOC-PSF facility in order to re-examine conformity of report submitted to the Organization by the State-Party;
c) Systematic inspection is an inspection that follows the initial inspection and is conducted on a periodic basis at a Schedule 1 or Schedule 2 facility under separate agreement on the facility (facility agreement) in order to examine and re-establish conformity of report submitted to the Organization by the State-Party;
d) Challenge inspection is an inspection conducted at a chemical facility within territory or jurisdiction of a State-Party at any time to clarify accusations regarding failure to comply with CWC at that chemical facility. Challenge inspection is conducted on the basis of request filed by another State-Party and reviewed, decided by the Executive Council in accordance with procedures detailed under Article IX and Part X on Challenge inspection under Article IX of the CWC.
dd) Facility agreement is an agreement signed by a State-Party and the Organization relating to a specific facility subject to verification inspection. Draft facility agreement is produced during period of initial inspection and usually for Schedule 1, Schedule 2 facilities.
e) “Escort” means a individuals designated by Vietnamese National Authority after reporting to the Prime Minister to accompany and assist the Inspection Team of the Organization during the in-country period.
18. “Copy” means a duplicate created by photocopying the original or a typewritten duplicate containing the exact contents as the original.
Where documents are submitted online or via post service, copies are certified true copies or copies accompanied by the originals for comparison. Where documents are submitted via online public service, copies are scanned duplicates of the original or legitimate electronic versions issued by competent authority.
19. “CAS” is a unique identifier of chemical elements, chemical compounds, polymers, biological sequences, compounds, and alloys.
20. “List of inspection equipment” is defined by the CWC as equipment and tools necessary for the performance of tasks of the Inspection Team and confirmed by the Organization.
Article 5. List of Schedule chemicals
1. Promulgate lists of Schedule 1, Schedule 2, Schedule 3 chemicals are attached under Appendix I hereof.
2. Add exceptions for chemicals under Lists of chemicals for limited production and sale in industrial sector under Appendix II attached to Decree No. 82/2022/ND-CP dated October 18, 2022 of the Government on amendment to Decree No. 113/2017/ND-CP dated October 19, 2017 of the Government elaborating the Law on Chemicals:
No. |
English name |
HS code |
CAS code |
Chemical formula |
55 |
Arsenic and arsenic compounds. Exemption: |
2812.10 |
--- |
--- |
Arsenic trichloride |
2812.10 |
7784-34-1 |
AsCl3 |
|
79 |
Cyanide and cyanide compound. Exemption: |
2811.19 |
--- |
--- |
Cyanogen chloride |
2853.10 |
506-77-4 |
CClN |
|
Hydrogen cyanide |
2811.12 |
74-90-8 |
HCN |
3. Annul chemicals under the List of chemicals for conditional production and sale in industrial sector under Appendix I attached to Decree No. 113/2017/ND-CP dated October 9, 2017 of the Government amended by Decree No. 82/2022/ND-CP dated October 18, 2022 of the Government on amendment to Decree No. 113/2017/ND-CP dated October 9, 2017 of the Government elaborating the Law on Chemicals:
No. |
English name |
HS code |
CAS code |
Chemical formula |
263 |
Dimethyl phosphite |
29209090 |
868-85-9 |
C2H7O3P |
333 |
Fonofos (O-Ethyl S-phenylethylphosp honodithioate) |
29309090 |
944-22-9 |
C10H15OS2P |
489 |
Methyldiethanol amine |
29221990 |
105-59-9 |
C5H13ON |
618 |
Pinacolyl alcohol: 3,3-Dimetylbutan-2-ol |
29051900 |
464-07-3 |
C6H14O |
720 |
Triethy phosphite |
29209090 |
122-52-1 |
C6H15O3P |
4. Annul chemicals under the List of chemicals to be declared under Appendix V attached to Decree No. 113/2017/ND-CP dated October 9, 2017 of the Government amended by Decree No. 82/2022/ND-CP dated October 18, 2022 of the Government on amendment to Decree No. 113/2017/ND-CP dated October 9, 2017 of the Government elaborating the Law on Chemicals:
No. |
English name |
HS code |
CAS code |
Chemical formula |
137 |
Bis(2-chloro ethyl) sulphide |
29309090 |
505-60-2 |
C4H8Cl2S |
198 |
Carbonic dichloride (phosgene) |
28112990 |
75-44-5 |
CCl2O |
242 |
Chloropicrin: Trichloro nitro metan |
29049000 |
76-06-2 |
CCl3NO2 |
291 |
Cyanogen chloride |
28530000 |
506-77-4 |
CClN |
374 |
Diethyl phosphite |
29209090 |
762-04-9 |
C4H11O3P |
527 |
Fonofos |
29309090 |
944-22-9 |
C10H15OS2P |
656 |
Sulfur monochloride |
28121000 |
10025-67-9 |
Cl2S2 |
658 |
Sulfur dichloride |
28121000 |
10545-99-0 |
SCl2 |
762 |
N,n-diethyl amino etanol |
29221990 |
100-37-8 |
C6H15ON |
767 |
N,n-Dimetyl amino ethanol |
29221990 |
108-01-0 |
C4H11ON |
815 |
N-Ethyl diethanol amine |
29221990 |
139-87-7 |
C6H15O2N |
918 |
1-Propene,1,1,3,3,3- pentafluoro-2-(trifluoromethyl)- |
29033990 |
382-21-8 |
C4F8 |
935 |
Phosphorus trichloride |
28121000 |
7719-12-2 |
PCl3 |
937 |
Phosphorus penta chloride |
28121000 |
10026-13-8 |
PCl5 |
1090 |
Triethy phosphite |
29209090 |
122-52-1 |
C6H15O3P |
1103 |
Trimethyl phosphite |
29209090 |
121-45-9 |
C3H9O3P |
5. Schedule 1 chemicals under List of chemicals prohibited from investment and sale in accordance with the Law on Investment.
Article 6. Vietnamese National Authority exercising the Chemical Weapons Convention
Vietnam Chemicals Agency (Ministry of Industry and Trade) is designated as the Vietnamese National Authority in implementation of the CWC, liaison between Vietnam and the Organization, other States-Parties pursuant to Clause 4 Article 7 of the CWC.
Article 7. Prevention of proliferation of chemical weapons
Provisions pertaining to the prevention of proliferation of chemical weapons shall conform to Decree No. 81/2019/ND-CP dated November 11, 2019 of the Government on prevention of proliferation of weapons of mass destruction and other relevant law provisions.