Chương V Nghị định 31/2018/NĐ-CP về hướng dẫn Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa: Tổ chức thực hiện
Số hiệu: | 31/2018/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 08/03/2018 | Ngày hiệu lực: | 08/03/2018 |
Ngày công báo: | 21/03/2018 | Số công báo: | Từ số 461 đến số 462 |
Lĩnh vực: | Thương mại | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Thay đổi hồ sơ cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa lần đầu
Đây là nội dung nổi bật của Nghị định 31/2018/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa.
Theo đó, hồ sơ cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) lần đầu hoặc cho sản phẩm mới xuất khẩu lần đầu hoặc cho sản phẩm không cố định được quy định cụ thể tại Khoản 1 Điều 15 Nghị định 31.
- Hồ sơ theo quy định mới bổ sung thêm các giấy tờ sau:
+ Bảng kê khai chi tiết hàng hóa xuất khẩu đạt tiêu chí xuất xứ ưu đãi hoặc tiêu chí xuất xứ không ưu đãi theo mẫu;
+ Bản khai báo xuất xứ của nhà sản xuất hoặc nhà cung cấp nguyên liệu có xuất xứ được sản xuất trong nước theo mẫu;
+ Bản sao quy trình sản xuất hàng hóa (đóng dấu sao y bản chính của thương nhân);
- Bên cạnh đó, vẫn giữ nguyên các giấy tờ, hồ sơ theo quy định trước đó, đơn cử như:
+ Đơn đề nghị cấp C/O (đã thay thế bằng Mẫu số 04 ban hành kèm theo Nghị định 31);
+ Mẫu C/O tương ứng đã được khai hoàn chỉnh; …
Nghị định 31/2018/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 08/3/2018, thay thế Nghị định 19/2006/NĐ-CP và các Thông tư hướng dẫn của nghị định này.
Văn bản tiếng việt
1. Xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật về xuất xứ hàng hóa.
2. Tổ chức việc thực hiện cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa xuất khẩu; trực tiếp cấp hoặc ủy quyền cho Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và các tổ chức khác thực hiện việc cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa xuất khẩu.
3. Ban hành quy chế, quy định hướng dẫn quy trình cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa điện tử theo Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập và theo quy định của nước nhập khẩu.
4. Hướng dẫn phân luồng thương nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhằm tạo thuận lợi cho thương nhân và nâng cao hiệu quả quản lý trong quá trình cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa và tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa.
5. Ban hành quy chế về nghĩa vụ và trách nhiệm đối với cơ quan, tổ chức được ủy quyền cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa.
6. Tổ chức đào tạo các cơ quan, tổ chức được ủy quyền cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa và thương nhân tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa.
7. Quản lý hoạt động nghiên cứu, đào tạo, phổ biến, tuyên truyền, thực hiện các hoạt động hợp tác có yếu tố nước ngoài trong lĩnh vực xuất xứ hàng hóa.
8. Chủ trì đàm phán về Quy tắc xuất xứ hàng hóa theo Điều ước quốc tế.
1. Xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật về kiểm tra xuất xứ đối với hàng hóa xuất khẩu, hàng hóa nhập khẩu khi thực hiện thủ tục hải quan theo quy định của pháp luật về hải quan.
2. Tổ chức thực hiện quy chế kiểm tra xuất xứ đối với hàng hóa xuất khẩu, hàng hóa nhập khẩu khi thực hiện thủ tục hải quan theo quy định của pháp luật về hải quan.
3. Tổ chức mạng lưới thông tin, chế độ báo cáo, xây dựng và quản lý hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ và tạo Điều kiện thuận lợi cho các đơn vị thực hiện công tác kiểm tra xuất xứ hàng hóa xuất khẩu và hàng hóa nhập khẩu.
Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có liên quan trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Công Thương và Bộ Tài chính thực hiện quản lý nhà nước về xuất xứ hàng hóa theo quy định tại Nghị định này và các quy định pháp luật có liên quan.
Article 31. Tasks and powers of the Ministry of Industry and Trade
1. Elaborate and submit to competent authorities for promulgation, or promulgate according to its competence legal documents on origin of goods.
2. Issue C/O of exported goods; directly issue or authorize the Vietnam Chamber of Commerce and Industry and other organizations to issue C/O of exported goods.
3. Provide guidelines for issuing electronic C/O in accordance with international treaty to which Vietnam is a signatory and in accordance with regulations and law of importing countries.
4. Provide guidelines for channel operation applied to applicants to enable traders to follow the procedures and enhance the management of issuance of C/O and self-certification of origin.
5. Promulgate regulations on duties and obligations of agencies authorized to issue C/O.
6. Provide agencies authorized to issue C/O and traders making self-certification of origin with training courses.
7. Manage research, training, propagation, and cooperation involving foreign elements in field of origin of goods.
8. Assume the prime responsibility for negotiations on rules of origin according to treaties.
Article 32. Tasks and powers of the Ministry of Finance
1. Elaborate and submit to competent authorities for promulgation or promulgate according to its competence legal documents on inspection of origin of imported and exported goods when following customs procedures in accordance with law on customs.
2. Implement regulations on verification of origin of exported and imported goods when following customs procedures in accordance with law on customs.
3. Organize an information network, provide for a reporting regime, build and manage a database to serve and enable entities to perform the inspection of origin of imported and exported goods.
Article 33. Responsibilities of relevant ministries and agencies
Relevant ministries, ministerial-level agencies and Government-attached agencies shall, within the ambit of their respective tasks and powers, have to coordinate with the Ministry of Industry and Trade and the Ministry of Finance in performing the state management of origin of goods according to the provisions of this Decree and relevant provisions of law.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực