Chương III Nghị định 31/2018/NĐ-CP về hướng dẫn Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa: Quy tắc xuất xứ không ưu đãi
Số hiệu: | 31/2018/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 08/03/2018 | Ngày hiệu lực: | 08/03/2018 |
Ngày công báo: | 21/03/2018 | Số công báo: | Từ số 461 đến số 462 |
Lĩnh vực: | Thương mại | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Thay đổi hồ sơ cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa lần đầu
Đây là nội dung nổi bật của Nghị định 31/2018/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa.
Theo đó, hồ sơ cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) lần đầu hoặc cho sản phẩm mới xuất khẩu lần đầu hoặc cho sản phẩm không cố định được quy định cụ thể tại Khoản 1 Điều 15 Nghị định 31.
- Hồ sơ theo quy định mới bổ sung thêm các giấy tờ sau:
+ Bảng kê khai chi tiết hàng hóa xuất khẩu đạt tiêu chí xuất xứ ưu đãi hoặc tiêu chí xuất xứ không ưu đãi theo mẫu;
+ Bản khai báo xuất xứ của nhà sản xuất hoặc nhà cung cấp nguyên liệu có xuất xứ được sản xuất trong nước theo mẫu;
+ Bản sao quy trình sản xuất hàng hóa (đóng dấu sao y bản chính của thương nhân);
- Bên cạnh đó, vẫn giữ nguyên các giấy tờ, hồ sơ theo quy định trước đó, đơn cử như:
+ Đơn đề nghị cấp C/O (đã thay thế bằng Mẫu số 04 ban hành kèm theo Nghị định 31);
+ Mẫu C/O tương ứng đã được khai hoàn chỉnh; …
Nghị định 31/2018/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 08/3/2018, thay thế Nghị định 19/2006/NĐ-CP và các Thông tư hướng dẫn của nghị định này.
Văn bản tiếng việt
Hàng hóa được coi là có xuất xứ khi thuộc một trong các trường hợp sau:
1. Hàng hóa có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại một nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ theo quy định tại Điều 7 Nghị định này; hoặc
2. Hàng hóa có xuất xứ không thuần túy hoặc không được sản xuất toàn bộ tại một nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ, nhưng đáp ứng các quy định tại Điều 8 Nghị định này.
Hàng hóa quy định tại Khoản 1, Điều 6 Nghị định này được coi là có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại lãnh thổ của một nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ trong các trường hợp sau:
1. Cây trồng và các sản phẩm từ cây trồng được trồng và thu hoạch tại nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ đó.
2. Động vật sống được sinh ra và nuôi dưỡng tại nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ đó.
3. Các sản phẩm từ động vật sống nêu tại Khoản 2 Điều này.
4. Các sản phẩm thu được từ săn bắn, đặt bẫy, đánh bắt, nuôi trồng, thu lượm hoặc săn bắt tại nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ đó.
5. Các khoáng sản và các chất sản sinh tự nhiên, không được liệt kê từ Khoản 1 đến Khoản 4 Điều này, được chiết xuất hoặc lấy ra từ đất, nước, đáy biển hoặc dưới đáy biển của một nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ đó.
6. Các sản phẩm lấy từ nước, đáy biển hoặc dưới đáy biển bên ngoài lãnh hải của một nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ, với Điều kiện nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ đó có quyền khai thác đối với vùng nước, đáy biển và dưới đáy biển theo luật pháp quốc tế.
7. Các sản phẩm đánh bắt và các hải sản khác đánh bắt từ vùng biển cả bằng tàu được đăng ký ở nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ đó và được phép treo cờ của nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ đó.
8. Các sản phẩm được chế biến hoặc được sản xuất ngay trên tàu từ các sản phẩm nêu tại Khoản 7 Điều này được đăng ký ở nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ đó và được phép treo cờ của nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ đó.
9. Các vật phẩm thu được trong quá trình sản xuất hoặc tiêu dùng ở nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ đó hiện không còn thực hiện được chức năng ban đầu, không thể sửa chữa hay khôi phục được và chỉ có thể vứt bỏ hoặc dùng làm các nguyên liệu, vật liệu thô, hoặc sử dụng vào Mục đích tái chế.
10. Các hàng hóa thu được hoặc được sản xuất từ các sản phẩm nêu từ Khoản 1 đến Khoản 9 Điều này tại nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ đó.
1. Hàng hóa quy định tại Khoản 2, Điều 6 Nghị định này được coi là có xuất xứ không thuần túy hoặc không được sản xuất toàn bộ tại lãnh thổ của một nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ nếu hàng hóa đó đáp ứng tiêu chí xuất xứ thuộc Danh Mục Quy tắc cụ thể mặt hàng do Bộ Công Thương quy định.
2. Bộ Công Thương ban hành Danh Mục Quy tắc cụ thể mặt hàng nêu tại Khoản 1 Điều này và hướng dẫn cách xác định các tiêu chí xuất xứ hàng hóa.
Công đoạn gia công, chế biến sau đây khi được thực hiện riêng rẽ hoặc kết hợp với nhau, được xem là đơn giản và không được xét đến khi xác định xuất xứ hàng hóa tại một nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ:
1. Các công việc bảo quản hàng hóa trong quá trình vận chuyển và lưu kho (thông gió, trải ra, sấy khô, làm lạnh, ngâm trong muối, xông lưu huỳnh hoặc thêm các phụ gia khác, loại bỏ các bộ phận bị hư hỏng và các công việc tương tự).
2. Các công việc như lau bụi, sàng lọc, chọn lựa, phân loại (bao gồm cả việc xếp thành bộ) lau chùi, sơn, chia cắt ra từng Phần.
3. Thay đổi bao bì đóng gói và tháo dỡ hay lắp ghép các lô hàng; đóng chai, lọ, đóng gói, bao, hộp và các công việc đóng gói bao bì đơn giản khác.
4. Dán lên sản phẩm hoặc bao gói của sản phẩm các nhãn hiệu, nhãn, mác hay các dấu hiệu phân biệt tương tự.
5. Trộn đơn giản các sản phẩm, dù cùng loại hay khác loại.
6. Lắp ráp đơn giản các bộ phận của sản phẩm để tạo nên một sản phẩm hoàn chỉnh.
7. Kết hợp của hai hay nhiều công việc đã liệt kê từ Khoản 1 đến Khoản 6 Điều này.
8. Giết, mổ động vật.
1. Trường hợp hàng hóa áp dụng tiêu chí “chuyển đổi mã số hàng hóa”, vật liệu đóng gói và bao gói chứa đựng hàng hóa dùng để bán lẻ, khi được phân loại cùng hàng hóa đó, được loại trừ khỏi các nguyên liệu không có xuất xứ được sử dụng trong việc sản xuất ra hàng hóa.
2. Trường hợp hàng hóa áp dụng tiêu chí “tỷ lệ Phần trăm giá trị”, trị giá của vật liệu đóng gói và bao gói chứa đựng hàng hóa dùng để bán lẻ được coi là một Phần cấu thành của hàng hóa và được tính đến khi xác định xuất xứ hàng hóa.
3. Vật liệu đóng gói và bao gói dùng để chuyên chở và vận chuyển hàng hóa sẽ không được tính đến khi xác định xuất xứ của hàng hóa đó.
4. Tài liệu giới thiệu, hướng dẫn sử dụng hàng hóa; phụ kiện, phụ tùng, dụng cụ đi kèm hàng hóa với chủng loại số lượng phù hợp được coi là có cùng xuất xứ với hàng hóa đó.
5. Hàng hóa chưa được lắp ráp hoặc đang ở tình hạng bị tháo rời được nhập khẩu thành nhiều chuyến hàng do Điều kiện vận tải hoặc sản xuất không thể nhập khẩu trong một chuyến hàng, nếu người nhập khẩu có yêu cầu, xuất xứ của hàng hóa trong từng chuyến hàng được coi là có cùng xuất xứ với hàng hóa đó.
1. Hàng hóa không đáp ứng tiêu chí “chuyển đổi mã số hàng hóa” thuộc Danh Mục Quy tắc cụ thể mặt hàng theo quy định tại Điều 8 Nghị định này vẫn được coi là hàng hóa có xuất xứ nếu:
a) Đối với hàng hóa có mã HS không thuộc từ Chương 50 đến Chương 63, trị giá của tất cả nguyên liệu không có xuất xứ được sử dụng để sản xuất ra hàng hóa không đáp ứng yêu cầu về chuyển đổi mã số hàng hóa không được vượt quá 15% trị giá FOB của hàng hóa;
b) Đối với hàng hóa có mã HS thuộc từ Chương 50 đến Chương 63, trọng lượng của tất cả nguyên liệu không có xuất xứ được sử dụng để sản xuất ra hàng hóa không đáp ứng yêu cầu về chuyển đổi mã số hàng hóa không được vượt quá 15% tổng trọng lượng hàng hóa, hoặc trị giá của tất cả nguyên liệu không có xuất xứ được sử dụng để sản xuất ra hàng hóa không đáp ứng yêu cầu chuyển đổi mã số hàng hóa không được vượt quá 15% trị giá FOB của hàng hóa;
c) Hàng hóa nêu tại điểm a và điểm b Khoản 1 Điều này đáp ứng tất cả các Điều kiện khác quy định tại Nghị định này và Thông tư hướng dẫn liên quan.
2. Trị giá của nguyên liệu nêu tại điểm a và điểm b Khoản 1 Điều này được tính vào trị giá nguyên liệu không có xuất xứ khi tính tỷ lệ Phần trăm giá trị của hàng hóa.
Các yếu tố gián tiếp được sử dụng trong quá trình sản xuất, kiểm tra, hoặc thử nghiệm hàng hóa nhưng không cấu thành hàng hóa đó, hoặc các yếu tố được sử dụng trong việc bảo dưỡng nhà xưởng, hoặc vận hành thiết bị có liên quan tới việc sản xuất hàng hóa sau đây không cần xét đến khi xác định xuất xứ hàng hóa:
1. Nhiên liệu và năng lượng.
2. Dụng cụ, khuôn rập và khuôn đúc.
3. Phụ tùng, vật liệu dùng để bảo dưỡng thiết bị và nhà xưởng.
4. Dầu nhờn, chất bôi trơn, hợp chất và các nguyên liệu khác dùng trong sản xuất hoặc dùng để vận hành thiết bị và nhà xưởng.
5. Găng tay, kính, giày dép, quần áo và các thiết bị an toàn.
6. Các thiết bị, dụng cụ và máy móc dùng để thử nghiệm hoặc kiểm tra hàng hóa.
7. Chất xúc tác và dung môi.
8. Bất kỳ nguyên liệu nào khác không cấu thành hàng hóa nhưng việc sử dụng chúng phải chứng minh được là cần thiết trong quá trình sản xuất ra hàng hóa đó.
NON-PREFERENTIAL RULES OF ORIGIN
A good shall be treated as an originating good if it is either:
1. wholly produced or obtained in a country, group of country, or territory as provided in Article 7 of this Decree; or
2. not wholly produced or obtained in a country, group of countries or territory provided that the good has satisfied the requirements of Article 8 of this Decree.
Article 7. Goods wholly produced or obtained
For the purposes of Clause 1 Article 6 of this Decree, the following goods shall be considered as wholly produced or obtained in a country, group of country, or territory:
1. plants and plant goods, grown and harvested in a Party, the group of Parties, or the territory.
2. live animals born and raised in a country, group of country, or territory.
3. goods obtained from live animals as provided in Clause 2 of this Article.
4. goods obtained from hunting, trapping, fishing, aquaculture, gathering, or capturing in a country, group of country, or territory.
5. minerals and naturally occurring substances, not listed from Clause 1 to Clause 4 of this Article, extracted or taken from soil, waters, seabed or beneath the seabed in a country, group of country, or territory.
6. goods taken from waters, seabed or beneath the seabed beyond the territorial sea of a Party, a group of Parties, or territory provided that the country, group of country, or territory exercise jurisdiction under exploitation rights granted in accordance with international law.
7. goods of sea-fishing and other marine goods taken from the high seas by any vessel registered or recorded with a country, group of country, or territory and entitled to fly the flag of that Party, group of Parties, or territory.
8. goods produced on board any factory ship from goods as provided in Clause 7 of this Article registered or recorded with a country, group of country, or territory and entitled to fly the flag of that Party, group of Parties, or territory.
9. products obtained during the production or consumption in such country or territory which are no longer capable of performing their original functions and so irreparable and unrestorable that they can only be scrapped or used as materials or raw materials or recycled.
10. goods produced or obtained from goods referred to in Clause 1 to 9 of this Article in a country, group of country, or territory.
Article 8. Goods not wholly produced or obtained
1. For the purposes of Clause 2 Article 6 of this Article, a good shall be treated as which are not wholly obtained or produced in a country, group of country, or territory if it satisfies the criteria prescribed in the Appendix of Product Specific Rules stipulated by the Ministry of Industry and Trade.
2. The Ministry of Industry and Trade shall promulgate an Appendix of Product Specific Rules as provided in Clause 1 of this Article and guidelines for determination of origin criteria.
Article 9. Minimal operations and processes
The operation or processes listed below, undertaken by themselves or in combination with each other, are considered to be minimal and shall not be undertaken into account in determining whether or not a good is originating in a country, group of country, or territory:
1. ensuring preservation of goods in good condition for the purposes of transport and storage (air ventilation, spreading, drying, cooling, in brine, sulfur steam or adding other additives, removing damaged parts and the like).
2. dust-cleaning, screening, selecting, classifying (including grouping into sets), washing, painting or cutting into pieces.
3. changing packaging and disintegration or assembly of goods lots; bottling, packaging, putting up into packs or boxes, and other simple packaging jobs.
4. affixing of marks, labels or other like distinguishing signs on products and their packaging.
5. simply mixing goods, whether of the same or different kind.
6. simply assembling parts of a product into a complete product.
7. Combination of two or more jobs listed in Clauses 1 thru 6 of this Article.
8. slaughtering animals.
Article 10. Identification of origin of unassembled or knocked down packages, accessories, spare parts, tools or goods
1. If the good applies “Change in tariff classification of goods”, packing materials and containers containing the good used in retailing, when being classified together with the good, shall be eliminated from non-originating materials used in the production of the good.
2. If the good applied “Ad valorem percentage”, the value of packing materials and containers containing the good used in retailing is considered as an integral part of the good and is regarded in determining origin of the good.
3. Packing materials and containers for transportation and shipment of a good shall not be taken into account in determining the origin of any good.
4. Documents introducing or providing use instructions for the good; accessories, spare parts and tools accompanying the good and of inappropriate type and quantity shall be considered having the same origin with such good.
5. For unassembled or knocked down good which must be imported in separate shipments instead of a single shipment due to transportation or production conditions, the good in such shipments shall, at the request of the importer, be considered having the same origin.
1. A good that does not satisfy a change in tariff classification (CTC) under Appendix of Product Specific Rules as provided in Article 8 of this Decree will nonetheless be an originating good if:
a) for a good, other than that provided for in Chapter 50 to 63 of the HS Code, the value of all non-originating materials used in production of the good that did not undergo the required CTC does not exceed 15 percent of the FOB value of the good;
b) for a good provided for in Chapter 50 to 63 of the HS Code, the weight of all non-originating materials used in production of the good that did not undergo the required CTC does not exceed 15 percent of the total weight of the good, or the value of all non-originating materials used in production of the good that did not undergo the required CTC does not exceed 15 percent of the FOB value of the good; and
c) the goods prescribed in Point a and Point b Clause 1 of this Article meet all other applicable criteria in this Decree and guiding Circular(s).
2. The value of materials prescribed in Point a and Point b Clause 1 of this Article shall be included in the value of non-originating materials for the purpose of calculation of ad valorem percentage.
Indirect material means a good used in the production, testing, or inspection of a good but not physically incorporated into the good, or a good used in the maintenance of buildings or the operation of equipment associated with the production of a good, including:
1. fuel and energy.
2. tools, dies and moulds.
3. spare parts and materials used in the maintenance of equipment and buildings.
4. lubricants, greases, compounding materials and other materials used in production and used to operate equipment and buildings.
5. gloves, glasses, footwear, clothing, safety equipment and supplies.
6. equipment, devices and supplies used for testing and inspecting goods.
7. catalysts and solvents.
8. any other goods that are not incorporated into the good but whose use in the production of the good can reasonably be demonstrated to be a part of that production.