Chương IV Nghị định 31/2018/NĐ-CP về hướng dẫn Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa: Chứng nhận xuất xứ hàng hóa
Số hiệu: | 31/2018/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 08/03/2018 | Ngày hiệu lực: | 08/03/2018 |
Ngày công báo: | 21/03/2018 | Số công báo: | Từ số 461 đến số 462 |
Lĩnh vực: | Thương mại | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Thay đổi hồ sơ cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa lần đầu
Đây là nội dung nổi bật của Nghị định 31/2018/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa.
Theo đó, hồ sơ cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) lần đầu hoặc cho sản phẩm mới xuất khẩu lần đầu hoặc cho sản phẩm không cố định được quy định cụ thể tại Khoản 1 Điều 15 Nghị định 31.
- Hồ sơ theo quy định mới bổ sung thêm các giấy tờ sau:
+ Bảng kê khai chi tiết hàng hóa xuất khẩu đạt tiêu chí xuất xứ ưu đãi hoặc tiêu chí xuất xứ không ưu đãi theo mẫu;
+ Bản khai báo xuất xứ của nhà sản xuất hoặc nhà cung cấp nguyên liệu có xuất xứ được sản xuất trong nước theo mẫu;
+ Bản sao quy trình sản xuất hàng hóa (đóng dấu sao y bản chính của thương nhân);
- Bên cạnh đó, vẫn giữ nguyên các giấy tờ, hồ sơ theo quy định trước đó, đơn cử như:
+ Đơn đề nghị cấp C/O (đã thay thế bằng Mẫu số 04 ban hành kèm theo Nghị định 31);
+ Mẫu C/O tương ứng đã được khai hoàn chỉnh; …
Nghị định 31/2018/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 08/3/2018, thay thế Nghị định 19/2006/NĐ-CP và các Thông tư hướng dẫn của nghị định này.
Văn bản tiếng việt
1. Thương nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa lần đầu tiên phải đăng ký hồ sơ thương nhân với cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa và chỉ được xem xét cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa khi đã đăng ký hồ sơ thương nhân đầy đủ và hợp lệ. Hồ sơ thương nhân bao gồm:
a) Đăng ký mẫu chữ ký của người đại diện theo pháp luật của thương nhân hoặc người được ủy quyền ký đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, ký Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa và mẫu con dấu của thương nhân theo Mẫu số 01 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (có dấu sao y bản chính của thương nhân);
c) Danh Mục cơ sở sản xuất ra hàng hóa đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (nếu có) theo Mẫu số 02 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Hồ sơ thương nhân được khai báo qua Hệ thống quản lý và cấp chứng nhận xuất xứ điện tử tại địa chỉ www.ecosys.gov.vn hoặc trang điện tử khác của các cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa được Bộ Công Thương ủy quyền. Bộ Công Thương khuyến khích thương nhân đăng ký hồ sơ thương nhân điện tử. Trong trường hợp không thể đăng ký hồ sơ thương nhân điện tử, thương nhân được phép lựa chọn nộp bộ hồ sơ tại trụ sở của cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa.
3. Mọi thay đổi trong hồ sơ thương nhân phải được cập nhật tại địa chỉ www.ecosys.gov.vn hoặc thông báo cho cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, nơi đã đăng ký trước khi đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa. Trong trường hợp không có thay đổi, hồ sơ thương nhân vẫn phải được cập nhật 2 năm một lần.
1. Trường hợp có nhu cầu được cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa tại cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa khác với nơi đã đăng ký hồ sơ thương nhân, thương nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa hoàn trả chứng từ còn nợ của lần cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa trước đó (nếu có) và nộp đơn đề nghị thay đổi nơi cấp theo Mẫu số 03 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này tại cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa hiện tại.
2. Sau khi nhận đơn đề nghị của thương nhân, cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa hiện tại chuyển hồ sơ thương nhân của thương nhân đăng ký chuyển nơi cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa sang cơ quan, tổ chức cấp khác theo đề nghị của thương nhân.
3. Biện pháp xử lý (nếu có) áp dụng đối với thương nhân không tuân thủ quy định của Nghị định này giữ nguyên hiệu lực khi thương nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa tại cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xứ hàng hóa mới được thay đổi.
1. Đối với thương nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa lần đầu hoặc cho sản phẩm mới xuất khẩu lần đầu hoặc cho sản phẩm không cố định (có thay đổi về định mức số lượng, định mức trọng lượng, mã HS, trị giá và nguồn cung nguyên liệu đối với cả nguyên liệu đầu vào hoặc sản phẩm đầu ra mỗi lần cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa), hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa gồm:
a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa được kê khai hoàn chỉnh và hợp lệ theo Mẫu số 04 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Mẫu Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa tương ứng đã được khai hoàn chỉnh;
c) Bản in tờ khai hải quan xuất khẩu. Trường hợp hàng hóa xuất khẩu không phải khai báo hải quan theo quy định của pháp luật không cần nộp bản sao tờ khai hải quan;
d) Bản sao hóa đơn thương mại (đóng dấu sao y bản chính của thương nhân);
đ) Bản sao vận tải đơn hoặc bản sao chứng từ vận tải tương đương (đóng dấu sao y bản chính của thương nhân) trong trường hợp thương nhân không có vận tải đơn. Thương nhân được xem xét không cần nộp chứng từ này trong trường hợp xuất khẩu hàng hóa có hình thức giao hàng không sử dụng vận tải đơn hoặc chứng từ vận tải khác theo quy định của pháp luật hoặc thông lệ quốc tế;
e) Bảng kê khai chi tiết hàng hóa xuất khẩu đạt tiêu chí xuất xứ ưu đãi hoặc tiêu chí xuất xứ không ưu đãi theo mẫu do Bộ Công Thương quy định;
g) Bản khai báo xuất xứ của nhà sản xuất hoặc nhà cung cấp nguyên liệu có xuất xứ hoặc hàng hóa có xuất xứ được sản xuất trong nước theo mẫu do Bộ Công Thương quy định trong trường hợp nguyên liệu đó được sử dụng cho một công đoạn tiếp theo để sản xuất ra một hàng hóa khác;
h) Bản sao Quy trình sản xuất hàng hóa (đóng dấu sao y bản chính của thương nhân);
i) Trong trường hợp cần thiết, cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa kiểm tra thực tế tại cơ sở sản xuất của thương nhân theo quy định tại Khoản 1 Điều 28 Nghị định này; hoặc yêu cầu thương nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa nộp bổ sung các chứng từ dưới dạng bản sao (đóng dấu sao y bản chính của thương nhân) như: Tờ khai hải quan nhập khẩu nguyên liệu, phụ liệu dùng để sản xuất ra hàng hóa xuất khẩu (trong trường hợp có sử dụng nguyên liệu, phụ liệu nhập khẩu trong quá trình sản xuất); hợp đồng mua bán hoặc hóa đơn giá trị gia tăng mua bán nguyên liệu, phụ liệu trong nước (trong trường hợp có sử dụng nguyên liệu, phụ liệu mua trong nước trong quá trình sản xuất); giấy phép xuất khẩu (nếu có); chứng từ, tài liệu cần thiết khác.
2. Đối với thương nhân sản xuất và xuất khẩu sản phẩm cố định (không thay đổi về định mức số lượng, định mức trọng lượng, mã HS, trị giá và nguồn cung nguyên liệu đối với nguyên liệu đầu vào và sản phẩm đầu ra), hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa lần đầu tiên bao gồm các chứng từ theo quy định tại Khoản 1 Điều này. Từ lần đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa tiếp theo, thương nhân chỉ cần nộp các chứng từ theo quy định từ điểm a đến điểm đ Khoản 1 Điều này. Các chứng từ trong hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa nêu tại điểm e, điểm g và điểm h, Khoản 1 Điều này có giá trị trong thời hạn 2 năm kể từ ngày thương nhân nộp cho cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa. Trong trường hợp có sự thay đổi trong thời hạn 2 năm này, thương nhân cập nhật thông tin liên quan đến các chứng từ trong hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa nêu tại điểm e, điểm g và điểm h Khoản 1 Điều này cho cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa.
3. Trong trường hợp chưa có các chứng từ nêu tại điểm c và điểm đ Khoản 1 Điều này, thương nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa được phép nộp các chứng từ này sau nhưng không quá 15 ngày làm việc kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa. Sau thời hạn này nếu thương nhân không nộp bổ sung chứng từ, cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa yêu cầu thu hồi hoặc hủy Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã cấp theo quy định tại Điều 22 Nghị định này.
4. Cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa có quyền yêu cầu thương nhân cung cấp bản chính của các chứng từ trong hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 và Khoản 3 Điều này để kiểm tra, đối chiếu trong trường hợp có nghi ngờ tính xác thực của các chứng từ này.
5. Cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa xem xét cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa cho hàng hóa xuất khẩu gửi kho ngoại quan đến các nước thành viên theo Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập. Ngoài các chứng từ quy định tại Khoản 1 Điều này, thương nhân nộp thêm các chứng từ sau:
a) Bản sao tờ khai hàng hóa nhập kho, xuất kho ngoại quan có xác nhận hàng đến cửa khẩu xuất của cơ quan hải quan (đóng dấu sao y bản chính của thương nhân);
b) Bản sao hợp đồng hoặc văn bản có nội dung chỉ định thương nhân Việt Nam giao hàng cho người nhập khẩu ở nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập theo Điều ước quốc tế (đóng dấu sao y bản chính của thương nhân).
6. Cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa xem xét cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa cho hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu từ doanh nghiệp chế xuất, khu chế xuất, kho ngoại quan, khu phi thuế quan và các khu vực hải quan riêng khác có quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu với nội địa trong trường hợp hàng hóa đó đáp ứng các quy tắc xuất xứ ưu đãi quy định tại Chương II hoặc quy tắc xuất xứ không ưu đãi quy định tại Chương III Nghị định này. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định tại Khoản 1 Điều này.
1. Thương nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa khai báo hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo biểu mẫu điện tử sẵn có trên Hệ thống quản lý và cấp chứng nhận xuất xứ điện tử của Bộ Công Thương tại địa chỉ www.ecosys.gov.vn hoặc trang điện tử khác của các cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa được Bộ Công Thương ủy quyền. Mã HS của hàng hóa khai báo trên Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa là mã HS của nước xuất khẩu. Trường hợp mã HS của nước xuất khẩu khác với mã HS của nước nhập khẩu đối với cùng một mặt hàng, thương nhân được phép sử dụng mã HS của nước nhập khẩu và tự chịu trách nhiệm về tính chính xác của mã HS nước nhập khẩu do thương nhân khai báo.
2. Trường hợp thương nhân đính kèm hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa tại Hệ thống quản lý và cấp chứng nhận xuất xứ điện tử của Bộ Công Thương tại địa chỉ www.ecosys.gov.vn hoặc trang điện tử khác của các cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa được Bộ Công Thương ủy quyền, quy trình cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa được thực hiện theo các bước sau đây:
a) Thương nhân đính kèm các chứng từ của hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa dưới dạng điện tử. Các chứng từ này phải được thương nhân xác thực bằng chữ ký số do cơ quan có thẩm quyền cấp. Bản giấy của các chứng từ này không cần phải nộp lại cho cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa;
b) Trong thời hạn 6 giờ làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ dưới dạng điện tử, cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa thông báo trên hệ thống kết quả xét duyệt hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa cho thương nhân;
c) Trong thời hạn 2 giờ làm việc kể từ khi nhận được đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa và Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã được khai hoàn chỉnh và hợp lệ dưới dạng bản giấy nêu tại điểm a và điểm b Khoản 1 Điều 15 Nghị định này, cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa trả kết quả cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa dưới dạng bản giấy.
3. Trường hợp thương nhân nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa trực tiếp tại trụ sở của cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, quy trình cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa được thực hiện theo các bước sau đây:
a) Thương nhân nộp các chứng từ của hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa dưới dạng bản giấy;
b) Cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa trả kết quả cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong thời hạn 8 giờ làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa đầy đủ và hợp lệ.
4. Trường hợp thương nhân nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa qua bưu điện, thời gian trả kết quả cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa là 24 giờ làm việc kể từ khi cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhận được hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa đầy đủ và hợp lệ theo ngày ghi trên bì thư.
5. Trong trường hợp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa không rõ ràng, không chứng minh được hàng hóa đáp ứng tiêu chí xuất xứ, có dấu hiệu gian lận về chuyển tải, hoặc phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật đối với Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã cấp trước đó, cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa tiến hành kiểm tra tại cơ sở sản xuất theo quy định tại Điều 28 Nghị định này.
1. Trong trường hợp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa không được cấp vào thời điểm xuất khẩu, Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa được phép cấp sau và có giá trị hiệu lực tính từ thời điểm giao hàng nhưng không quá 1 năm kể từ ngày giao hàng và phải được đóng dấu “ISSUED RETROACTIVELY/ ISSUED RETROSPECTIVELY” lên Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa.
2. Hồ sơ đề nghị Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa được phép cấp sau nêu tại Khoản 1 Điều này thực hiện theo quy định tại Điều 15 Nghị định này.
3. Trong trường hợp Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa được phép cấp sau, thương nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa thực hiện theo quy định của Bộ Công Thương hướng dẫn Điều ước quốc tế đó.
1. Cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa cấp lại Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong các trường hợp sau đây:
a) Trong trường hợp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa bị mất, thất lạc hoặc hư hỏng, thương nhân nộp đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo Mẫu số 04 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này cho cơ quan, tổ chức Giấy chứng nhận xuất xứ hàng, nêu rõ lý do đề nghị cấp lại. Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa cấp lại sẽ ghi số tham chiếu và ngày cấp của Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa bị mất, thất lạc hoặc hư hỏng và phải được đóng dấu “CERTIFIED TRUE COPY”. Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa cấp lại có giá trị hiệu lực không quá 1 năm kể từ ngày giao hàng. Cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa trả kết quả cấp lại Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong thời hạn 4 giờ làm việc kể từ khi nhận được đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa;
b) Trong trường hợp cần tách Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã cấp thành 2 hay nhiều bộ, thương nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa nộp đơn đề nghị theo Mẫu số 04 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này cho cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, nêu rõ lý do cần tách Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa; nộp hồ sơ bổ sung theo quy định tại Điều 15 Nghị định này (nếu có khác biệt với hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã cấp trước đó), bản gốc và các bản sao Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã cấp trước đó. Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa được cấp lại trong trường hợp này có một bộ ghi số tham chiếu và ngày cấp của Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã cấp trước đó và ngày cấp mới, các bộ còn lại ghi số tham chiếu mới và ngày cấp mới. Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa cấp lại chỉ được cấp trong thời hạn 1 năm kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã cấp trước đó. Cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa trả kết quả cấp lại Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong thời hạn 4 giờ làm việc kể từ khi nhận được đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa;
c) Trong trường hợp hàng hóa tái nhập khẩu để tái chế, chuyển sang nước nhập khẩu khác, thương nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa nộp đơn đề nghị theo Mẫu số 04 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này cho cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, nêu rõ lý do đề nghị cấp lại; nộp hồ sơ bổ sung theo quy định tại Điều 15 Nghị định này (nếu có khác biệt với hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã cấp trước đó), bản gốc và các bản sao Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã cấp trước đó. Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa cấp lại chỉ được cấp trong thời hạn 1 năm kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã cấp trước đó. Cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa trả kết quả cấp lại Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong thời hạn 4 giờ làm việc kể từ khi nhận được đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa;
d) Trong trường hợp do lỗi hoặc sai sót không cố ý trên bản gốc Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã cấp, thương nhân nộp đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo Mẫu số 04 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này cho cơ quan, tổ chức đã cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng, nêu rõ lý do đề nghị cấp lại; nộp bản gốc và các bản sao Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã cấp trước đó. Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa được cấp lại trong trường hợp này ghi số tham chiếu và ngày cấp của Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã cấp trước đó và ngày cấp mới. Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa cấp lại chỉ được cấp trong thời hạn 1 năm kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã cấp trước đó. Cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa trả kết quả cấp lại Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong thời hạn 4 giờ làm việc kể từ khi nhận được đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa.
2. Trường hợp bản gốc và các bản sao Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã cấp trước đó chưa được thu hồi tại thời điểm đề nghị cấp lại, Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa cấp lại theo quy định tại điểm b, điểm c và điểm đ Khoản 1 Điều này lấy số tham chiếu mới, ngày cấp mới và được đánh máy nội dung “THIS C/O REPLACES THE C/O No. (số tham chiếu Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã cấp trước đó) DATED (ngày phát hành Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã cấp trước đó)”. Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa cấp lại có hiệu lực trong thời hạn không quá 1 năm kể từ ngày cấp bản gốc Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã cấp trước đó.
3. Trong trường hợp Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định việc cấp lại Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, thương nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa thực hiện theo quy định của Bộ Công Thương hướng dẫn Điều ước quốc tế đó.
1. Đối với hàng hóa từ nước ngoài đưa vào kho ngoại quan, sau đó đưa từ kho ngoại quan ra nước ngoài, cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa xem xét cấp Giấy chứng nhận hàng hóa không thay đổi xuất xứ, bao gồm thông tin tối thiểu như sau:
a) Nước xuất xứ ban đầu của hàng hóa, nước đến cuối cùng của hàng hóa;
b) Số tham chiếu và ngày cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa ban đầu;
c) Số lượng hàng hóa ghi trên Giấy chứng nhận không thay đổi xuất xứ không vượt quá số lượng ghi trên Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa ban đầu;
d) Ngày hàng hóa đến Việt Nam, ngày hàng hóa rời Việt Nam;
đ) Tên, địa chỉ hãng tàu vận chuyển, số và ngày vận tải đơn hoặc chứng từ vận tải tương đương;
e) Tên, địa chỉ, chữ ký và con dấu xác nhận của cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa.
2. Hồ sơ, thủ tục đề nghị cấp Giấy chứng nhận hàng hóa không thay đổi xuất xứ nêu tại Khoản 1 Điều này bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận hàng hóa không thay đổi xuất xứ của thương nhân theo Mẫu số 04 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Mẫu Giấy chứng nhận hàng hóa không thay đổi xuất xứ đã được khai hoàn chỉnh theo mẫu do Bộ Công Thương quy định;
c) Bản gốc Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa do nước xuất khẩu đầu tiên cấp;
d) Bản sao vận tải đơn hoặc chứng từ vận tải tương đương (đóng dấu sao y bản chính của thương nhân);
đ) Bản sao Tờ khai hàng hóa nhập, xuất kho ngoại quan có xác nhận của cơ quan hải quan (đóng dấu sao y bản chính của thương nhân).
Thời gian trả kết quả cấp Giấy chứng nhận hàng hóa không thay đổi xuất xứ thực hiện theo quy định tại Khoản 2, Khoản 3 và Khoản 4, Điều 16 Nghị định này.
3. Đối với hàng hóa từ nước ngoài đưa vào kho ngoại quan, sau đó đưa từ kho ngoại quan vào nội địa, Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện.
1. Đối với hàng hóa từ nước ngoài đưa vào kho ngoại quan, sau đó đưa từ kho ngoại quan ra nước ngoài, cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa xem xét cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa giáp lưng theo Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập.
2. Hồ sơ, thủ tục đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa giáp lưng nêu tại Khoản 1 Điều này bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa giáp lưng của thương nhân theo Mẫu số 04 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Mẫu Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã được khai hoàn chỉnh và đánh dấu “Back to Back C/O”;
c) Bản gốc Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa do nước thành viên xuất khẩu đầu tiên cấp;
d) Bản sao vận tải đơn hoặc chứng từ vận tải tương đương (đóng dấu sao y bản chính của thương nhân);
đ) Bản sao Tờ khai hàng hóa nhập, xuất kho ngoại quan có xác nhận của cơ quan hải quan (đóng dấu sao y bản chính của thương nhân).
Thời gian trả kết quả cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa giáp lưng thực hiện theo quy định tại Khoản 2, Khoản 3 và Khoản 4 Điều 16 Nghị định này.
3. Đối với hàng hóa từ nước ngoài đưa vào kho ngoại quan, sau đó đưa từ kho ngoại quan vào nội địa, Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện.
Cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa từ chối cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa bằng văn bản hoặc thông báo tại Hệ thống quản lý và cấp chứng nhận xuất xứ điện tử của Bộ Công Thương tại địa chỉ www.ecosys.gov.vn hoặc trang điện tử khác của các cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa được Bộ Công Thương ủy quyền và nêu rõ lý do từ chối trong những trường hợp sau:
1. Thương nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa chưa thực hiện việc đăng ký hồ sơ thương nhân theo quy định tại Điều 13 Nghị định này.
2. Hồ sơ, quy trình đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa không tuân thủ theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 Nghị định này.
3. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa có mâu thuẫn về nội dung.
4. Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa không được khai bằng tiếng Anh, khai bằng mực màu đỏ, viết tay, bị tẩy xóa, chữ hoặc các dữ liệu thông tin mờ không đọc được, in bằng nhiều màu mực khác nhau.
5. Hàng hóa không có xuất xứ hoặc không đáp ứng quy tắc xuất xứ.
6. Thương nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa có gian lận về xuất xứ từ lần cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa trước đó và vụ việc chưa được giải quyết xong.
7. Thương nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa không cung cấp đầy đủ hồ sơ, chứng từ, thông tin và tài liệu liên quan để chứng minh xuất xứ hàng hóa hoặc không hợp tác trong việc xác minh xuất xứ hàng hóa khi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền tiến hành kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa.
1. Cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa thu hồi Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã cấp trong những trường hợp sau:
a) Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã cấp không phù hợp các quy định về xuất xứ;
b) Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã cấp trùng số tham chiếu;
c) Thương nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa không nộp bổ sung chứng từ sau thời hạn quy định tại Khoản 3 Điều 15 Nghị định này;
d) Thương nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa giả mạo chứng từ trong hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa;
đ) Thương nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa thông báo bằng văn bản đề nghị hủy bỏ Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã cấp.
2. Trường hợp không thể thu hồi được Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã cấp, cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa thông báo bằng văn bản cho Bộ Công Thương và cơ quan có thẩm quyền của nước nhập khẩu về việc hủy bỏ Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã cấp, đồng thời nêu rõ lý do.
1. Hướng dẫn thương nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong trường hợp được đề nghị trợ giúp.
2. Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ thương nhân và hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa.
3. Tuân thủ quy trình cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa.
4. Lưu trữ hồ sơ Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã cấp theo quy định tại Điều 30 Nghị định này.
5. Phối hợp với Bộ Công Thương trong việc kiểm tra xác minh, xuất xứ hàng hóa xuất khẩu.
6. Đăng ký, cập nhật mẫu chữ ký của người có thẩm quyền ký Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa và mẫu con dấu của cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo hướng dẫn của Bộ Công Thương để thông báo với cơ quan có thẩm quyền hoặc cơ quan hải quan của nước nhập khẩu và các cơ quan, tổ chức có liên quan.
7. Gửi báo cáo tình hình cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa và số liệu cấp các mẫu Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa ở dạng văn bản hoặc dạng điện tử theo yêu cầu của Bộ Công Thương.
8. Trả lời, giải đáp thắc mắc của thương nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa.
1. Đăng ký hồ sơ thương nhân với cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa.
2. Nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa cho cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa.
3. Chứng minh hàng hóa đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa đáp ứng các quy định về xuất xứ hàng hóa.
4. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực đối với thông tin khai báo và xác định xuất xứ hàng hóa, kể cả trong trường hợp được người xuất khẩu ủy quyền.
5. Có trách nhiệm làm việc với nhà sản xuất hàng hóa để yêu cầu kê khai xuất xứ và cung cấp các chứng từ chứng minh hàng hóa đáp ứng tiêu chí xuất xứ trong trường hợp thương nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa là thương nhân xuất khẩu nhưng không phải nhà sản xuất ra hàng hóa xuất khẩu đó.
6. Lưu trữ hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định tại Điều 30 Nghị định này.
7. Thông báo kịp thời cho cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa việc Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã được cấp bị từ chối.
8. Có trách nhiệm làm việc, cung cấp đầy đủ hồ sơ, chứng từ, thông tin và tài liệu liên quan phục vụ công tác xác minh xuất xứ hàng hóa và bố trí đi kiểm tra tại cơ sở sản xuất theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước nhập khẩu.
Thực hiện Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập, căn cứ quy định của nước nhập khẩu về tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa, Bộ Công Thương quy định tiêu chí lựa chọn thương nhân; quy trình, thủ tục tự chứng nhận xuất xứ; nghĩa vụ và trách nhiệm của thương nhân tự chứng nhận xuất xứ; cơ chế kiểm tra, xác minh việc tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa xuất khẩu của thương nhân và chế tài xử lý vi phạm.
1. Trong những trường hợp sau, chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa đối với hàng hóa nhập khẩu phải nộp cho cơ quan hải quan:
a) Hàng hóa có xuất xứ từ nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ được Việt Nam cho hưởng các ưu đãi về thuế quan và phi thuế quan theo quy định của pháp luật Việt Nam và theo Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập, nếu người nhập khẩu muốn được hưởng các chế độ ưu đãi đó;
b) Hàng hóa thuộc diện do Việt Nam hoặc các tổ chức quốc tế thông báo đang ở trong thời điểm có nguy cơ gây hại đến an toàn xã hội, sức khoẻ của cộng đồng hoặc vệ sinh môi trường cần được kiểm soát;
c) Hàng hóa thuộc diện Việt Nam thông báo đang ở trong thời điểm áp dụng thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ giá, các biện pháp tự vệ, biện pháp hạn ngạch thuế quan, biện pháp hạn chế số lượng;
d) Hàng hóa thuộc diện phải tuân thủ theo các chế độ quản lý nhập khẩu theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc theo Điều ước quốc tế hai bên hoặc nhiều bên mà Việt Nam và nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ cùng là thành viên.
2. Trường hợp phải nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định tại điểm b, điểm c và điểm d Khoản 1 Điều này, các bộ quản lý chuyên ngành, Bộ Tài chính theo chức năng, nhiệm vụ được giao, trao đổi, thống nhất với Bộ Công Thương trước khi công bố.
Thương nhân có nhu cầu xác định trước xuất xứ cho hàng hóa nhập khẩu phải gửi văn bản, tài liệu liên quan đề nghị cơ quan hải quan xác nhận bằng văn bản về xuất xứ cho lô hàng sắp được nhập khẩu.
1. Bộ Công Thương hướng dẫn việc kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa xuất khẩu trước và sau khi cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa và việc tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa xuất khẩu của thương nhân trong các trường hợp sau:
a) Kiểm tra hồ sơ, chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa do Bộ Công Thương cấp hoặc do cơ quan, tổ chức được Bộ Công Thương ủy quyền cấp hoặc do thương nhân tự chứng nhận xuất xứ theo yêu cầu của cơ quan hải quan nước nhập khẩu;
b) Phối hợp kiểm tra thực tế cơ sở sản xuất của thương nhân để kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa theo yêu cầu của cơ quan hải quan nước nhập khẩu trong trường hợp kết quả kiểm tra hồ sơ, chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định tại điểm a Khoản 1 Điều này không được chấp nhận;
c) Thành lập đoàn kiểm tra thực tế tại cơ sở sản xuất đối với thương nhân trước khi được cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa hoặc đối với thương nhân đề nghị tham gia tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa trước khi xem xét việc cấp Văn bản chấp thuận tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định của Bộ Công Thương;
d) Thành lập đoàn kiểm tra thực tế tại cơ sở sản xuất đối với thương nhân sau khi được cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa hoặc đối với thương nhân sau khi phát hành chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định của Bộ Công Thương;
đ) Chủ trì cùng các cơ quan hữu quan trong nước, phối hợp với các cơ quan chức năng Điều tra của nước nhập khẩu để kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa.
2. Bộ Tài chính hướng dẫn việc kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu khi thực hiện thủ tục hải quan theo quy định của pháp luật về hải quan trong các trường hợp sau:
a) Đối với hàng hóa xuất khẩu, tiến hành kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa của thương nhân xuất khẩu trong quá trình làm thủ tục xuất khẩu, đảm bảo hàng hóa khai báo đúng xuất xứ. Trong trường hợp có nghi ngờ hoặc phát hiện dấu hiệu gian lận xuất xứ của hàng hóa xuất khẩu, Bộ Tài chính thông báo với Bộ Công Thương để phối hợp trong việc chống gian lận xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp;
b) Đối với hàng hóa nhập khẩu:
- Tiến hành kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa của thương nhân nhập khẩu trong quá trình làm thủ tục nhập khẩu;
- Gửi yêu cầu kiểm tra hồ sơ, chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa cho cơ quan hải quan hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu một cách ngẫu nhiên hoặc khi có lý do nghi ngờ tính chính xác của chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa, tính xác thực của các thông tin liên quan đến xuất xứ của hàng hóa thuộc diện nghi ngờ;
- Thành lập đoàn kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa tại cơ sở sản xuất của thương nhân nước xuất khẩu theo Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập trong trường hợp không chấp nhận kết quả kiểm tra hồ sơ, chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa của cơ quan hải quan hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu, đồng thời thông báo bằng văn bản cho Bộ Công Thương để phối hợp.
1. Cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa áp dụng các biện pháp chống gian lận xuất xứ đối với các trường hợp sau:
a) Tạm dừng cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong thời hạn 3 tháng kể từ lần đầu tiên thương nhân đăng tải các thông tin, dữ liệu không liên quan đến việc đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa trên Hệ thống quản lý và cấp chứng nhận xuất xứ điện tử của Bộ Công Thương tại địa chỉ www.ecosys.gov.vn hoặc trang điện tử khác của các cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa được Bộ Công Thương ủy quyền;
b) Tạm dừng cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày phát hiện việc thương nhân sử dụng chứng từ giả hoặc kê khai gian lận khi đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa;
c) Thu hồi Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã cấp và tạm dừng cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày thương nhân không hợp tác, không cung cấp đầy đủ hồ sơ, chứng từ hoặc cung cấp sai thông tin chứng minh xuất xứ hàng hóa khi cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa tiến hành hậu kiểm.
2. Ngoài các biện pháp chống gian lận xuất xứ nêu tại điểm b và điểm c Khoản 1 Điều này, cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa áp dụng chế độ luồng đỏ trong hệ thống quản lý rủi ro đối với thương nhân và công bố trên cổng thông tin điện tử của Bộ Công Thương tại địa chỉ www.moit.gov.vn.
3. Trường hợp thương nhân không thực hiện trách nhiệm theo quy định tại Khoản 4, Khoản 5, Khoản 6, Khoản 8 Điều 24 và Điều 30 Nghị định này, cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa niêm yết công khai tên thương nhân đó tại nơi cấp trong thời hạn 6 tháng. Thời gian trả kết quả cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa cho thương nhân thuộc trường hợp này là 3 ngày làm việc kể từ ngày thương nhân nộp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ theo quy định tại Điều 15 Nghị định này. Sau 6 tháng, cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa sẽ xem xét áp dụng thời gian cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định tại Điều 16 Nghị định này.
4. Trong trường hợp cần thiết, Bộ trưởng Bộ Công Thương báo cáo Thủ tướng Chính phủ các biện pháp cụ thể nhằm ngăn chặn tình trạng chuyển tải bất hợp pháp, chống gian lận xuất xứ, bảo vệ uy tín của hàng hóa xuất khẩu Việt Nam tránh nguy cơ bị các nước nhập khẩu Điều tra và áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại như lập cơ chế giám sát trong quá trình cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, ngừng cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa cho một số mặt hàng hoặc thương nhân gian lận.
1. Cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa lưu trữ hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa và các chứng từ liên quan tới việc cấp đó dưới dạng văn bản hoặc dạng điện tử trong thời hạn tối thiểu 5 năm kể từ ngày cấp.
2. Cơ quan hải quan lưu trữ hồ sơ liên quan đến xác định xuất xứ hàng hóa nhập khẩu dưới dạng văn bản hoặc dạng điện tử trong thời hạn tối thiểu 5 năm kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan.
3. Thương nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa lưu trữ hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa và các chứng từ liên quan đến việc đề nghị cấp đó dưới dạng văn bản trong thời hạn tối thiểu 5 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa.
4. Thương nhân tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa lưu trữ hồ sơ, báo cáo và tài liệu để chứng minh hàng hóa tự khai báo xuất xứ đáp ứng các tiêu chí xuất xứ theo quy định và các chứng từ liên quan dưới dạng văn bản trong thời hạn tối thiểu 5 năm, kể từ ngày phát hành Chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa và cung cấp cho cơ quan có thẩm quyền khi có yêu cầu.
5. Hồ sơ, chứng từ, thông tin và tài liệu liên quan phục vụ công tác xác minh xuất xứ hàng hóa được giữ bí mật. Trường hợp các cơ quan có thẩm quyền trong nước và quốc tế yêu cầu cung cấp hồ sơ, chứng từ, thông tin và tài liệu đó, thương nhân, các cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa phải báo cáo Bộ Công Thương trước khi cung cấp.
6. Trong trường hợp Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định khác về lưu trữ hồ sơ, cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, cơ quan hải quan, thương nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa và thương nhân tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa thực hiện theo quy định của Bộ Công Thương hướng dẫn Điều ước quốc tế đó.
Article 13. Registration of trader profiles
1. An applicant for the first C/O shall apply register the trader profile with the issuing authority. An application for issuance of C/O is solely considered when the adequate and valid trader profile has been registered. The trader profile includes:
a) specimen signature of the trader’s legal representatives to be registered or authorized person who signs the application for issuance of C/O or signs the C/O, and specimen seal of trader using form No. 01 in the Appendix hereto;
b) a copy of business registration certificate (stamped as a true copy of the original by trader);
c) a list of manufacturing facilities producing the goods applying for issuance of C/O (if any) using form No. 02 in the Appendix hereto.
2. The trader profile shall be register via the electronic C/O issuance system at the address www.ecosys.gov.vn or another website of the issuing authority designated by the Ministry of Industry and Trade. Traders are recommended to register electronic trader profiles. If the electronic trader profile cannot be registered, the trader is entitled to submit the documentation to the head office of the issuing authority.
3. Any change to the trader profile shall be updated at www.ecosys.gov.vn or informed to the issuing authority with which the trader profile has been registered, before applying for a C/O. In the event that no change arises, the trader profile must still be updated biennially.
Article 14. Application for change in issuing authority
1. If the applicant wishes to have a C/O issued by an issuing authority other than the authority with which the trader profile has been registered, all remaining documents of the previous issuance of C/O shall be returned (if any) and an application for change in the issuing authority using form No. 03 in the Appendix hereto shall be submitted to the current issuing authority.
2. Upon receiving the application from the trader, the current issuing authority shall transfer the trader profile to the issuing authority that the trader wishes to apply for the C/O.
3. Any action (if any) against the trader’s non-observance to this Decree remains effective when the applicant submits an application for issuance of C/O to the new issuing authority as mentioned above.
Article 15. Application for issuance of C/O
1. If a trader applies for initial C/O or C/O of initially-exported goods or C/O of changeable goods (goods having possible changes to quantity norms, weight norms, HS codes, value and supply of input or output materials every time a C/O is issued), the application for issuance of C/O shall include:
a) An application form for issuance of C/O which is fully completed using Form No. 04 in Appendix issued herewith;
b) A specimen of C/O which is completed filled;
c) A printed export customs declaration. If exported goods are exempt from customs declaration as prescribed by law, copy of customs declaration shall not be required;
d) A copy of commercial invoice (stamped as a true copy of the original by trader);
dd) A copy of bill of lading or copy of equivalent transport document (stamped as a true copy of the original by trader) in a case where the trader has no bill of lading. The trader is considered exempt from submission of the abovementioned document if the exported goods are shipped without bill of lading or other transport documents as prescribed by law or international practice;
e) A detailed list of exported goods qualifying preferential rules of origin or non-preferential rules of origin using the form prescribed by the Ministry of Industry and Trade;
g) A declaration of origin provided by manufacturer or supplier of originating material or locally produced originating good using the form prescribed by the Ministry of Industry and Trade if such material is used in subsequent stage to produce another good;
h) A copy of good manufacturing process (stamped as a true copy of the original by trader);
i) In exceptional circumstances, the issuing authority shall undertake an inspection visit to the manufacturing facility of trader as prescribed in Clause 1 Article 28 of this Decree; or require the applicant to submit copies of the following documents (stamped as a true copy of the original by trader): A customs declaration of materials imported and used in production of exported goods (if imported materials are used in the production process); a sale contract or VAT invoice of locally purchased materials (if locally purchased materials are used in the production process); export license (if any); other documents as deemed necessary.
2. If a trader produces and exports unchangeable goods (maintenance of quantity norms, weight norms, HS codes, value and supply of input or output materials), the application for issuance of initial C/O shall include documents prescribed in Clause 1 of this Article. Since the subsequent application for issuance of C/O, the trader is solely required to submit documents prescribed from Point a to dd Clause 1 of this Article. The documents in the application for issuance of C/O as provided in Point e, Point g, and Point h Clause 1 of this Article must remain valid within 2 years from the date of submission. If any change arises within the two years, the trader must have those documents in the application for issuance of C/O as provided in Point e, Point g, and Point h Clause 1 of this Article updated.
3. If the applicant has not had the documents prescribed in Point c and Point dd Clause 1 of this Article, the trader is entitled to submit them thereafter provided not exceeding 15 working days from the date on which the C/O is issued. After 15 days, if the trader fails to submit additional documents, the issuing authority shall revoke or annul the C/O that has been issued as prescribed in Article 22 of this Decree.
4. The issuing authority may require the trader to submit originals of documents in the application for issuance of C/O as prescribed in Clauses 1, 2, and 3 of this Article for comparison if it has reasonable doubts as to the authenticity of these documents.
5. In a case where the issuing authority considers issuing a C/O as to goods retained in bonded warehouses to be exported to Parties to which Vietnam is a signatory,
apart from documents prescribed in Clause 1 of this Article, the trader must also submit the following:
a) A copy of bonded warehouse entry or discharge bearing certification of goods arriving at checkpoint of export by the customs authority (stamped as a true copy of the original by trader);
b) A copy of contract or designation of a Vietnamese trader to ship a consignment to the importer in a country, group of countries, or territory named in an international treaty to which Vietnam is a signatory (stamped as a true copy of the original by trader).
6. The issuing authority considers issuing C/O to exported goods and imported goods of exporting and processing enterprises, processing and exporting zones, bonded warehouses, free trade zones, and other separate customs zones maintaining export or import relationship with domestic zone if these goods qualify preferential rules of origin prescribed in Chapter II or non-preferential rules of origin prescribed in Chapter III of this Decree. The application for issuance of C/O is stipulated in Clause 1 of this Article.
Article 16. Declaration and issuance of C/O
1. An applicant for issuance of C/O shall fill in the electronic application form available in the electronic C/O issuance system at the address www.ecosys.gov.vn or another website of the issuing authority designated by the Ministry of Industry and Trade. The HS code of goods declared in the C/O is the HS code of exporting country. If the HS code of a good referred to in the exporting country differs from that of the importing country, the trader is entitled to use the HS code of the importing country and take responsibility for the accuracy of such HS code.
2. If the applicant attaches an application for issuance of C/O to the electronic C/O issuance system at the address www.ecosys.gov.vn or another website of the issuing authority designated by the Ministry of Industry and Trade, the issuance of C/O shall follow the steps below:
a) The applicant attaches electronic documents of the application for issuance of C/O. These documents shall be certified by the digital signature issued by the competent authority. It is not necessary to submit hard copies of these documents to the issuing authority;
b) Within 6 working hours since an adequate and valid electronic application is submitted, the issuing authority shall inform the processing result in the system;
c) Within 2 working hours since an application for issuance of C/O and a hardcopy of C/O which has been filled completely and validly as prescribed in Points a and b Clause 1 Article 15 of this Decree is received, the issuing authority shall give a hardcopy of processing result to the applicant.
3. If the applicant submits the application for issuance of C/O in person at the head office of issuing authority, the issuance of C/O shall follow the steps below:
a) The applicant submits hardcopies of documents of the application for issuance of C/O;
b) Within 8 working hours from an adequate and valid application, the issuing authority shall inform the application processing result.
4. If the applicant submits the application for issuance of C/O by post, the processing time limit is 24 working hours since the issuing authority receives the adequate and valid application according to the date stamped on the envelope.
5. If an application for issuance of C/O is ambiguous, cannot prove that the goods satisfy the originating criteria, shows signs of fraud in terms of transshipment, or shows signs of violation associated with the former C/O, the issuing authority shall undertake a verification visit to the manufacturing facility as prescribed in Article 28 of this Decree.
Article 17. C/O issued retroactively/retrospectively
1. If a C/O is not issued at the time of export, it may be issued a later date and have validity from the date of shipment but not exceeding 1 year from the date of shipment and it must bear “ISSUED RETROACTIVELY/ ISSUED RETROSPECTIVELY” stamp.
2. The application for issuance of C/O issued retrospectively as provided in Clause 1 of this Article shall be stipulated in Article 15 of this Decree.
3. If an international treaty to which Vietnam is a signatory governs that C/O issued retrospectively is allowed, applicants for C/O and issuing authorities shall comply with guidelines for such treaty promulgated by the Ministry of Industry and Trade.
1. An issuing authority shall consider replacing a C/O in any of the following cases:
a) If a C/O is lost or damaged, the applicant shall submit an application for replacement C/O using the form No. 04 in Appendix issued herewith to the issuing authority, clarifying the reasons for replacement. The replacement C/O shall bear reference number and date of issue of the lost or damaged C/O and bear "CERTIFIED TRUE COPY" stamp. The replacement C/O shall remain valid up to 1 year from the date of shipment. Within 4 working hours from an application for replacement C/O is received, the issuing authority shall inform the processing result;
b) If the applicant wishes to separate the C/O into at least 2 sets, it shall submit an application using form No. 04 in Appendix issued herewith to the issuing authority, clarifying the reason for separation; and submit additional documents as prescribed in Article 15 of this Decree (in case of difference from the application for issuance of the former C/O), and original and copies of the former C/O. A replacement C/O, in such circumstance, shall bear reference number and date of issue of the former C/O and the new date of issue, the remaining sets of C/O shall bear the new reference number and new date of issue. The replacement C/O solely remains valid up to 1 year from the date of issue of the former C/O. Within 4 working hours from an application for replacement C/O is received, the issuing authority shall inform the processing result;
b) In case of goods re-imported for reprocessing sent to another importing country, the applicant shall submit an application using form No. 04 in Appendix issued herewith to the issuing authority, clarifying the reason for replacement; and submit additional documents as prescribed in Article 15 of this Decree (in case of difference from the application for issuance of former C/O), the original and copies of the former C/O. The replacement C/O solely remains valid up to 1 year from the date of issue of the former C/O. Within 4 working hours from an application for replacement C/O is received, the issuing authority shall inform the processing result;
d) In case of unintended mistakes or errors made in the original C/O, the applicant may apply for replacement C/O using Form No. 04 in Appendix issued herewith to the issuing authority, clarifying the reason for replacement; and submit original and copies of the former C/O. A replacement C/O, in such circumstance, shall bear reference number and date of issue of the former C/O and the new date of issue. The replacement C/O solely remains valid up to 1 year from the date of issue of the former C/O. Within 4 working hours from an application for replacement C/O is received, the issuing authority shall inform the processing result.
2. If the original and copies of the former C/O has not been revoked at the time of application for replacement, the replacement C/O prescribed in Points b, c and dd Clause 1 shall bear the new reference number and date of issue and bear the phrase “THIS C/O REPLACES THE C/O No. (reference number of the former C/O) DATED (dated of issue of the former C/O)”.The replacement C/O solely remains valid up to 1 year from the date of issue of the former C/O.
3. If an international treaty to which Vietnam is a signatory governs that replacement C/O is allowed, applicants for C/O and issuing authorities shall comply with guidelines for such treaty promulgated by the Ministry of Industry and Trade.
Article 19. Issuance of C/O remaining origin
1. In case of goods sent from abroad to bonded warehouses and sent from bonded warehouses to abroad thereafter, the issuing authority shall consider issuing a C/O remaining origin, at least containing:
a) Initial country of origin and final destination of the goods;
b) Reference number and date of issue of the initial C/O;
c) Quantity of goods stated in the C/O remaining origin, which may not exceed that stated in the initial C/O;
d) Date of entry to Vietnam and date of discharge from Vietnam;
dd) Name and address of carrier, number and date of bill of lading or equivalent transport document;
e) Name, address, signature and seal of the issuing authority.
2. Application and procedures for issuance of C/O remaining origin as provided in Clause 1 of this Article include:
a) An application form for issuance of C/O remaining origin which is fully completed using Form No. 04 issued herewith;
b) The specimen of C/O remaining origin which is fully completed using the form provided by the Ministry of Industry and Trade;
c) The original of C/O issued by the first exporting country;
d) A copy of bill of lading or equivalent transport document (stamped as a true copy of the original by trader);
dd) A copy of bonded warehouse entry or discharge bearing certification of the customs authority (stamped as a true copy of the original by trader).
Time limit for processing result of C/O remaining origin is specified in Clause 2, Clause 3 and Clause 4, Article 16 of this Decree.
3. In case of goods sent from abroad to bonded warehouses and sent from bonded warehouses to inland thereafter, the Ministry of Industry and Trade shall take charge and cooperate with the Ministry of Finance in providing guidelines.
Article 20. Issuance of back-to-back C/O
1. In case of goods sent from abroad to bonded warehouses and sent from bonded warehouses to abroad thereafter, the issuing authority shall consider issuing a back-to-back C/O in accordance with the international treaty to which Vietnam is a signatory.
2. Application and procedures for issuance of back-to-back C/O as provided in Clause 1 of this Article include:
a) An application form for issuance of back-to-back C/O which is fully completed using Form No. 04 issued herewith;
b) A specimen of C/O which is completed filled and marked "Back to Back C/O";
c) The original of C/O issued by the first exporting Party;
d) A copy of bill of lading or equivalent transport document (stamped as a true copy of the original by trader);
dd) A copy of bonded warehouse entry or discharge bearing certification of the customs authority (stamped as a true copy of the original by trader).
Time limit for processing result of back-to-back C/O is specified in Clause 2, Clause 3 and Clause 4, Article 16 of this Decree.
3. In case of goods sent from abroad to bonded warehouses and sent from bonded warehouses to inland thereafter, the Ministry of Industry and Trade shall take charge and cooperate with the Ministry of Finance in providing guidelines.
Article 21. Refusal of application for C/O
The issuing authority shall refuse the application for issuance of C/O in writing or in the electronic C/O issuance system at the address www.ecosys.gov.vn or another website of the issuing authority designated by the Ministry of Industry and Trade and provide explanation in any of the following cases:
1. The applicant has not registered the trader profile as prescribed in Article 13 of this Decree.
2. The application and procedures for issuance of C/O do not comply with Article 15 and Article 16 of this Decree.
3. There is a contradiction between documents in the application for issuance of C/O.
4. The C/O has not been filled in English, has been filled in red ink, by handwriting, erased, printed in various ink colors, or has contained unreadable text or data.
5. The good is deemed non-originating or does not satisfy rules of origin.
6. The applicant is detected involving in fraud associated with the issuance of the former C/O which has not been completely settled.
7. The applicant fails to provide adequate documents and information to justify origin of goods or fails to cooperate in verifying origin of goods upon inspection of the competent authority.
Article 22. Revocation of issued C/O
1. The issuing authority shall consider revoking C/O in any of the following cases:
a) The C/O has been issued not in accordance with regulations on origin;
b) The C/O bears the same reference number with another C/O;
c) The applicant fails to provide additional documents upon expiration of time limit prescribed in Clause 3 Article 15 of this Decree;
d) The applicant forges documents in the application for issuance of C/O;
dd) The applicant sends a notice of annulment of the issued C/O.
2. Where it is not possible to revoke the issued C/O, the issuing authority shall send a notice to the Ministry of Industry and Trade and competent authority of the exporting country of annulment of the issued C/O with explanation.
Article 23. Responsibilities of issuing authority
1. Provide guidelines for the applicant seeking assistance.
2. Receive and verify the trader profile and application for issuance of C/O.
3. Follow the procedures for issuance of C/O.
4. Keep applications for issuance of C/O as stipulated in Clause 30 of this Decree.
5. Cooperate with the Ministry of Industry and Trade in verifying the origin of exported goods.
6. Register and update specimen signatures of competent persons and specimen seals of the issuing authority in accordance with guidelines of the Ministry of Industry and Trade, which are advised to competent authority or customs authority of importing country and relevant agencies.
7. Send reports on issuance of C/O and data of printed or electronic C/O being issued at the request of the Ministry of Industry and Trade.
8. Deal with queries raised by applicants.
Article 24. Responsibilities of applicants
1. Register trader profile with the issuing authority.
2. Submit an application for issuance of C/O to the issuing authority.
3. Justify that the goods satisfy rules of origin.
4. Take legal responsibility for accuracy and truthfulness of declaration and identification of origin as authorized by the exporter.
5. Request the producer to declare origin of goods and provide documents justifying that the goods satisfy criteria for origin if the applicant is the exporter but not the producer.
6. Keep applications for issuance of C/O as stipulated in Clause 30 of this Decree.
7. Communicate in a timely manner with the issuing authority in a case where the C/O is refused.
8. Provide adequate documents relevant to identification of origin of goods and assign delegation to undertake inspection visits to manufacturing facilities at the request of the issuing authority or the competent authority of importing country.
Article 25. Self-certification of origin
In implementation of international treaty to which Vietnam is a signatory and according to regulations of importing countries on self-certification of origin, the Ministry of Industry and Trade sets forth criteria for selection of traders; procedures for self-certification of origin; duties and obligations of traders engaging in self-certification of origin; inspection and verification of self-certification of origin related to exported goods of traders and sanctions against violations.
Article 26. Certification of origin of imported goods
1. In the following cases, certification of origin of imported goods must be submitted to customs authority:
a) Goods originating in a country, group of countries or territory granted Vietnam tariff and non-tariff preferences according to the provisions of Vietnam law and treaties to which Vietnam is a signatory, if importers wish to enjoy such preferences;
b) Goods which are announced by Vietnam or international organizations to be in a moment of potentially causing harms to social safety, the community's health or environmental sanitation, and must be controlled;
c) Goods which are announced by Vietnam to be currently subject to application of anti-dumping or countervailing duties, safeguard measures, tariff quotas or quantitative restrictions;
d) Goods which are subject to import management regulations provided for by Vietnamese law or bilateral or multilateral agreements to which Vietnam and the said country or group of countries or territory is contracting parties.
2. Specified agencies and the Ministry of Finance shall, within their functions and tasks and with mutual consent of the Ministry of Industry and Trade, announce circumstances that certification of origin is required as prescribed in Point b, Point c and Point d Clause 1 of this Article.
Article 27. Prior certification of origin of imported goods
Importers who wish to get prior certification of origin of imports must submit relevant documents and materials to customs authority to certify in writing the origin of goods shipment which are going to be imported.
Article 28. Verification of origin of exported goods and imported goods
1. The Ministry of Industry and Trade shall provide guidelines for verification of exported goods and imported goods before and after the C/O is issued and for the self-certification of origin of exported goods in one of the following cases:
a) Verify certification of origin issued by the Ministry of Industry and Trade or an agency authorized by the Ministry of Industry and Trade or self-issued certificate of origin as required by customs authority of the importing country;
b) Cooperate in inspection visit to the manufacturing facility of the trader to verify the origin of the goods at the request of the customs authority of importing country if certification of origin prescribed in Point a Clause 1 of this Article is refused;
c) Form a delegation in charge of inspection visit to the manufacturing facility before the C/O is issued or before a notice of acceptance is granted to the application for self-certification of origin as prescribed by the Ministry of Industry and Trade;
d) Form a delegation in charge of inspection visit to the manufacturing facility after the C/O is issued or after a notice of acceptance is granted to the application for self-certification of origin as prescribed by the Ministry of Industry and Trade;
dd) Take charge and cooperate with domestic relevant bodies and specialized agencies of the importing country to verify the origin of goods.
2. The Ministry of Finance provides guidelines for verification of origin of exported goods and imported goods when following customs declaration in accordance with law on customs in the following cases:
a) Verifying origin of exported goods when carrying out export procedures, ensuring that the origin declaration is correct. If it has reasonable doubts as to origin fraud or detects signs of origin fraud associated with exported goods, the Ministry of Industry and Trade shall cooperate with the Ministry of Industry and Trade in actions against origin fraud and illegal transshipment;
b) In case of imported goods:
- Verify the origin of imported goods when following customs declaration;
- Send a request for verifying certification of origin to the customs authority or competent authority of the importing country at random or when it has reasonable doubts as to whether the certification is accurate and relevant information of the goods is authentic;
- Send a delegation in charge of inspection visit to the manufacturing facility of the trader in the exporting country in accordance with international treaty to which Vietnam is a signatory if the verification of certification provided by the customs authority or competent authority of exporting country is unsatisfactory, and send a notice to the Ministry of Industry and Trade for cooperation.
Article 29. Actions against origin fraud
1. The issuing authority shall take actions against origin fraud in the following cases:
a) Suspend issuance of C/O within 3 months from the first time the trader uploads information and data not involved with the applications for issuance of C/O in the electronic C/O management system of the Ministry of Industry and Trade at the address www.ecosys.gov.vn or another website of the issuing authority designated by the Ministry of Industry and Trade;
b) Suspend issuance of C/O within 6 months from the date on which the trader is found using false documents or making a fraudulent declaration when applying for C/O;
c) Revoke the issued C/O and suspend issuance of C/O within 6 months from the date on which the trader fails to provide adequate documents or provide incorrect evidence for origin of goods when the issuing authority is carrying out post inspection.
2. Apart from the actions mentioned in Point b and Point c Clause 1 of this Article, the issuing authority shall apply red channel operation in risk management system to the trader and announce it on the Ministry of Industry and Trade’s website www.moit.gov.vn.
3. If the trader fails to fulfill responsibilities prescribed in Clauses 4, 5, 8 Article 24 and Article 30 of this Decree, the issuing authority shall put up a notice of trader’s name on a bulletin board at the place of issue within 6 months. The processing result shall be provided within 3 working days from the date on which an adequate and satisfactory application is received as prescribed in Article 15 of this Decree.
After 6 months, the issuing authority shall apply the time limit for issuance of C/O as prescribed in Article 16 of this Decree.
4. In necessary cases, the Minister of Industry and Trade shall send a report on specific actions against illegal transshipment and origin fraud and protection of goodwill of Vietnamese exported goods to avoid threats that importing countries investigating and apply trade remedies such as creating surveillance mechanism in the course of issuing C/O, suspending issuance of C/O for certain products or traders committing fraud.
1. The issuing authority shall store hard copies and electronic applications for issuance of C/O and relevant documents for at least 5 years from the date of issue.
2. The customs authority shall store hard copies and electronic documents relevant to identification of origin of imported goods for at least 5 years from the date on which the customs declaration is registered.
3. The applicant for issuance of C/O shall store hard copies of the application and relevant documents for at least 5 years from the date of issue.
4. The trader making self-certification of origin shall store hard copies of documents and reports to justify that the goods obtaining self-issued certificate of origin qualifies as originating as prescribed for at least 5 years, from the date on which the self-issued certificate of origin is issued and to provide them for competent authorities upon requests.
5. Documents and materials related to identification of origin of goods shall be kept confidential. If a domestic or international competent authority requires documents or materials mentioned above, the trader or issuing authority must report it to the Ministry of Industry and Trade before providing them.
6. If an international treaty to which Vietnam is a signatory otherwise governs the manner of storing documents, the issuing authorities, customs authorities and applicants and self-certified applicants shall comply with guidelines for such treaty promulgated by the Ministry of Industry and Trade.