Chương I Nghị định 30/2022/NĐ-CP : Những quy định chung
Số hiệu: | 30/2022/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Vũ Đức Đam |
Ngày ban hành: | 19/05/2022 | Ngày hiệu lực: | 01/08/2022 |
Ngày công báo: | 30/05/2022 | Số công báo: | Từ số 387 đến số 388 |
Lĩnh vực: | Văn hóa - Xã hội | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Chế độ báo cáo của Ban quản lý khu du lịch quốc gia
Ngày 19/5/2022, Chính phủ ban hành Nghị định 30/2022/NĐ-CP về mô hình quản lý khu du lịch quốc gia.
Theo đó, Ban quản lý khu du lịch quốc gia thực hiện chế độ báo cáo định kỳ và báo cáo đột xuất theo quy định của pháp luật gồm:
- Báo cáo định kỳ 06 tháng và hằng năm về công tác quản lý khu du lịch quốc gia;
Nội dung gồm đánh giá công tác thực hiện các nội dung quản lý khu du lịch quốc gia được quy định tại Điều 9 Nghị định 30/2022 (kết quả thực hiện, khó khăn, hạn chế, nguyên nhân, phương hướng hoạt động trong thời gian tiếp theo, kiến nghị và đề xuất);
Báo cáo định kỳ được gửi Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (qua Tổng cục Du lịch), UBND cấp tỉnh (qua cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh).
- Báo cáo thông kê cơ sở:
Cơ quan nhận báo cáo, nội dung, thời hạn, kỳ gửi, phương thức gửi báo cáo thống kê được thực hiện theo quy định hiện hành về chế độ báo cáo thống kê cơ sở áp dụng đối với các cơ sở, doanh nghiệp hoạt động du lịch do ngành du lịch quản lý, cấp phép.
- Báo cáo đột xuất:
Thực hiện theo yêu cầu của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND cấp tỉnh.
Theo khoản 2 Điều 4 Nghị định 30/2022/NĐ-CP, Ban quản lý khu du lịch quốc gia thuộc phạm vi quản lý của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Nghị định 30/2022/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/8/2022.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Nghị định này quy định về mô hình quản lý khu du lịch quốc gia bao gồm: các hình thức tổ chức quản lý khu du lịch quốc gia; nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức quản lý khu du lịch quốc gia; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan trong công tác quản lý khu du lịch quốc gia.
Nghị định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức và cá nhân Việt Nam, tổ chức và cá nhân nước ngoài liên quan tới mô hình quản lý khu du lịch quốc gia quy định tại Nghị định này.
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Tổ chức quản lý khu du lịch quốc gia là tổ chức được thành lập và có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn quản lý khu du lịch quốc gia.
2. Doanh nghiệp đầu tư hình thành khu du lịch quốc gia là doanh nghiệp đầu tư xây dựng, quản lý và khai thác khu du lịch quốc gia được thành lập, hoạt động theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.
3. Dịch vụ hỗ trợ phát triển khu du lịch quốc gia là các dịch vụ đáp ứng nhu cầu của tổ chức, cá nhân nhằm thúc đẩy đầu tư, khai thác dịch vụ du lịch, tăng cường thu hút khách du lịch, nâng cao chất lượng dịch vụ tại khu du lịch quốc gia do tổ chức quản lý khu du lịch quốc gia cung cấp.
4. Ban quản lý chuyên ngành là các Ban quản lý được thành lập theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa, lâm nghiệp, đa dạng sinh học, thủy sản và các ngành, lĩnh vực khác có liên quan.
This Decree provides for national tourism area management model, including types of organizations managing national tourism areas; tasks and powers of organizations managing national tourism areas; responsibilities of organizations and individuals for management of national tourism areas.
This Decree applies to Vietnamese and foreign organizations and individuals related to the national tourism area management model specified in this Decree.
For the purposes of this Decree, the terms below shall be construed as follows:
1. “national tourism model management organization” means any organization established and having functions, tasks and powers to manage a national tourism area.
2. “enterprise investing in formation of a national tourism area” means any enterprise investing in the construction, management and operation of a national tourism area established and operating in accordance with regulations of law on enterprises.
3. “auxiliary services for development of national tourism areas” mean services that meet the needs of organizations and individuals with a view to promoting investment in and operation of tourism services, holding tourist attraction and improving the quality of tourism services provided by national tourism area management organizations at national tourism areas.
4. “specialized management board” means any management board established in accordance with regulations of law on cultural heritage sites, forestry, biodiversity, fisheries and other related industries and fields.