Nghị định 30/2022/NĐ-CP quy định về mô hình quản lý khu du lịch quốc gia
Số hiệu: | 30/2022/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Vũ Đức Đam |
Ngày ban hành: | 19/05/2022 | Ngày hiệu lực: | 01/08/2022 |
Ngày công báo: | 30/05/2022 | Số công báo: | Từ số 387 đến số 388 |
Lĩnh vực: | Văn hóa - Xã hội | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Chế độ báo cáo của Ban quản lý khu du lịch quốc gia
Ngày 19/5/2022, Chính phủ ban hành Nghị định 30/2022/NĐ-CP về mô hình quản lý khu du lịch quốc gia.
Theo đó, Ban quản lý khu du lịch quốc gia thực hiện chế độ báo cáo định kỳ và báo cáo đột xuất theo quy định của pháp luật gồm:
- Báo cáo định kỳ 06 tháng và hằng năm về công tác quản lý khu du lịch quốc gia;
Nội dung gồm đánh giá công tác thực hiện các nội dung quản lý khu du lịch quốc gia được quy định tại Điều 9 Nghị định 30/2022 (kết quả thực hiện, khó khăn, hạn chế, nguyên nhân, phương hướng hoạt động trong thời gian tiếp theo, kiến nghị và đề xuất);
Báo cáo định kỳ được gửi Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (qua Tổng cục Du lịch), UBND cấp tỉnh (qua cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh).
- Báo cáo thông kê cơ sở:
Cơ quan nhận báo cáo, nội dung, thời hạn, kỳ gửi, phương thức gửi báo cáo thống kê được thực hiện theo quy định hiện hành về chế độ báo cáo thống kê cơ sở áp dụng đối với các cơ sở, doanh nghiệp hoạt động du lịch do ngành du lịch quản lý, cấp phép.
- Báo cáo đột xuất:
Thực hiện theo yêu cầu của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND cấp tỉnh.
Theo khoản 2 Điều 4 Nghị định 30/2022/NĐ-CP, Ban quản lý khu du lịch quốc gia thuộc phạm vi quản lý của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Nghị định 30/2022/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/8/2022.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Nghị định này quy định về mô hình quản lý khu du lịch quốc gia bao gồm: các hình thức tổ chức quản lý khu du lịch quốc gia; nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức quản lý khu du lịch quốc gia; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan trong công tác quản lý khu du lịch quốc gia.
Nghị định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức và cá nhân Việt Nam, tổ chức và cá nhân nước ngoài liên quan tới mô hình quản lý khu du lịch quốc gia quy định tại Nghị định này.
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Tổ chức quản lý khu du lịch quốc gia là tổ chức được thành lập và có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn quản lý khu du lịch quốc gia.
2. Doanh nghiệp đầu tư hình thành khu du lịch quốc gia là doanh nghiệp đầu tư xây dựng, quản lý và khai thác khu du lịch quốc gia được thành lập, hoạt động theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.
3. Dịch vụ hỗ trợ phát triển khu du lịch quốc gia là các dịch vụ đáp ứng nhu cầu của tổ chức, cá nhân nhằm thúc đẩy đầu tư, khai thác dịch vụ du lịch, tăng cường thu hút khách du lịch, nâng cao chất lượng dịch vụ tại khu du lịch quốc gia do tổ chức quản lý khu du lịch quốc gia cung cấp.
4. Ban quản lý chuyên ngành là các Ban quản lý được thành lập theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa, lâm nghiệp, đa dạng sinh học, thủy sản và các ngành, lĩnh vực khác có liên quan.
Các loại hình tổ chức quản lý khu du lịch quốc gia bao gồm:
1. Đơn vị quản lý khu du lịch quốc gia thuộc phạm vi quản lý của bộ, cơ quan ngang bộ.
2. Ban quản lý khu du lịch quốc gia thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh).
3. Doanh nghiệp đầu tư hình thành khu du lịch quốc gia
1. Đơn vị quản lý khu du lịch quốc gia là tổ chức hành chính của bộ, cơ quan ngang bộ. Việc thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị quản lý khu du lịch quốc gia tại khoản này được thực hiện theo quy định của pháp luật về thành lập, tổ chức lại, giải thể tổ chức hành chính.
2. Đơn vị quản lý khu du lịch quốc gia là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc bộ, cơ quan ngang bộ. Việc thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị quản lý khu du lịch quốc gia tại khoản này được thực hiện theo quy định của pháp luật về thành lập, tổ chức lại và giải thể đơn vị sự nghiệp công lập.
3. Cơ cấu tổ chức của đơn vị quản lý khu du lịch quốc gia
a) Cơ cấu tổ chức của đơn vị quản lý khu du lịch quốc gia được quy định tại khoản 1 Điều này thực hiện theo quy định của pháp luật về thành lập, tổ chức lại, giải thể tổ chức hành chính;
b) Cơ cấu tổ chức của đơn vị quản lý khu du lịch quốc gia được quy định tại khoản 2 Điều này thực hiện tự chủ về tổ chức bộ máy theo quy định của pháp luật về thành lập, tổ chức lại và giải thể đơn vị sự nghiệp công lập.
1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có khu du lịch quốc gia lựa chọn và tổ chức thực hiện thành lập hoặc tổ chức lại Ban quản lý thuộc một trong những trường hợp sau đây:
a) Thành lập mới hoặc tổ chức lại Ban quản lý là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để quản lý khu du lịch quốc gia;
b) Tổ chức lại Ban quản lý chuyên ngành là đơn vị sự nghiệp công lập thành đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để quản lý khu du lịch quốc gia và thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy định của pháp luật có liên quan.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Thủ tướng Chính phủ thành lập hoặc tổ chức lại Ban quản lý theo quy định tại khoản 1 Điều này để quản lý phần diện tích khu du lịch quốc gia trên địa bàn của tỉnh trong trường hợp khu du lịch quốc gia nằm trên địa bàn từ 02 đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên.
3. Ban quản lý khu du lịch quốc gia được thành lập hoặc tổ chức lại sau khi khu du lịch quốc gia được công nhận theo quy định tại Điều 28 Luật Du lịch.
4. Căn cứ vào điều kiện thực tế của địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định giao cho Ban quản lý khu du lịch quốc gia quản lý một hoặc nhiều khu du lịch trên địa bàn tỉnh.
5. Cơ cấu tổ chức của Ban quản lý khu du lịch quốc gia thực hiện tự chủ về tổ chức bộ máy theo quy định của pháp luật về thành lập, tổ chức lại và giải thể đơn vị sự nghiệp công lập.
6. Trình tự, thủ tục thành lập, tổ chức lại, giải thể Ban quản lý khu du lịch quốc gia được thực hiện theo quy định của pháp luật về thành lập, tổ chức lại và giải thể đơn vị sự nghiệp công lập.
Cơ cấu tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp đầu tư hình thành khu du lịch quốc gia thực hiện theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và pháp luật có liên quan.
Nhiệm vụ, quyền hạn của đơn vị quản lý khu du lịch quốc gia thuộc phạm vi quản lý của bộ, cơ quan ngang bộ do cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định của pháp luật về thành lập, tổ chức lại, giải thể tổ chức hành chính hoặc pháp luật về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập.
1. Nhiệm vụ, quyền hạn phục vụ quản lý nhà nước
a) Nghiên cứu, xây dựng trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành theo thẩm quyền hoặc trình Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành kế hoạch phát triển khu du lịch quốc gia dài hạn, trung hạn, hàng năm và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt; các chủ trương, chính sách đặc thù, chính sách ưu đãi, thu hút đầu tư vào khu du lịch quốc gia; các chương trình, dự án đầu tư phát triển trong khu du lịch quốc gia bảo đảm phù hợp với các quy hoạch quốc gia, ngành, vùng, tỉnh; định mức, khung giá của dịch vụ hỗ trợ phát triển khu du lịch quốc gia;
b) Nghiên cứu, xây dựng trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành Quy chế phối hợp quản lý đối với khu du lịch quốc gia nằm trên địa bàn từ 02 đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên; xây dựng và ký kết quy chế phối hợp quản lý khu du lịch quốc gia với Ban quản lý chuyên ngành (nếu có);
c) Tham gia ý kiến đối với các dự án đầu tư, điều chỉnh quy hoạch trong phạm vi khu du lịch quốc gia;
d) Quản lý, kiểm tra và giám sát việc chấp hành các quy định của pháp luật của các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch, các tổ chức, cá nhân liên quan; giám sát chất lượng dịch vụ du lịch trong phạm vi khu du lịch quốc gia; quản lý hoạt động của hướng dẫn viên du lịch tại điểm; lập biên bản ban đầu, bảo vệ hiện trường, bảo quản tang vật vi phạm, kịp thời báo cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật;
đ) Xây dựng hoặc phối hợp xây dựng và triển khai kế hoạch quản lý, đầu tư phát triển, bảo vệ, bảo tồn nâng cao giá trị, đa dạng hóa tài nguyên du lịch trong phạm vi khu du lịch quốc gia theo quy định của pháp luật;
e) Bảo đảm trật tự, an toàn cho khách du lịch, phòng cháy chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ, vệ sinh môi trường; phục vụ công tác bảo đảm quốc phòng, an ninh; không để xảy ra sai phạm liên quan tới công tác quản lý trong phạm vi khu du lịch quốc gia;
g) Ban hành và phổ biến, hướng dẫn thực hiện nội quy, kế hoạch bảo vệ môi trường, phương án ứng phó với sự cố môi trường, các biện pháp bảo đảm an ninh, an toàn cho khách du lịch trong khu du lịch quốc gia;
h) Nghiên cứu, đánh giá, xác định sức chứa của khu du lịch quốc gia để quản lý và tổ chức khai thác, sử dụng hiệu quả và bền vững tài nguyên du lịch;
i) Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định tại Điều 12 Nghị định này.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn cung cấp dịch vụ công
a) Tổ chức, cung cấp dịch vụ hướng dẫn, thuyết minh phục vụ khách du lịch; cung cấp dịch vụ hỗ trợ phát triển khu du lịch quốc gia; liên doanh, liên kết với các tổ chức và cá nhân để tổ chức kinh doanh dịch vụ du lịch, quản lý, khai thác tài nguyên du lịch trong phạm vi khu du lịch quốc gia;
b) Nghiên cứu, xây dựng, phát triển sản phẩm, thương hiệu của khu du lịch quốc gia; chương trình hợp tác quốc tế; tổ chức hoạt động xúc tiến, quảng bá khu du lịch quốc gia tới thị trường trong nước và quốc tế; ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại để cung cấp thông tin, ấn phẩm quảng bá du lịch;
c) Tổ chức đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về nghiệp vụ du lịch, văn hóa, ứng xử, ngoại ngữ cho đội ngũ nhân viên của Ban quản lý và nhân viên, người lao động của các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch trong phạm vi khu du lịch quốc gia;
d) Tổ chức hoạt động trung tâm hỗ trợ du khách, cung cấp thông tin trong phạm vi khu du lịch quốc gia; xây dựng hệ thống biển báo, biển chỉ dẫn; tiếp nhận giải quyết khiếu nại, phản ánh, kiến nghị, đề xuất, góp ý của khách du lịch trong phạm vi khu du lịch quốc gia;
đ) Thu, nộp, quản lý và sử dụng các loại phí thăm quan, phí dịch vụ hỗ trợ phát triển khu du lịch quốc gia, các khoản thu từ hoạt động liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân, cho thuê tài sản và các khoản thu hợp pháp khác theo quy định của pháp luật;
e) Quản lý, sử dụng và chịu trách nhiệm về tài chính, tài sản được giao, thực hiện quản lý ngân sách được phân bổ hàng năm và các nguồn thu khác theo quy định của pháp luật;
g) Thực hiện một số nhiệm vụ liên quan khác theo quy định.
3. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban quản lý được quy định tại điểm b khoản 1 Điều 6 Nghị định này
a) Thực hiện chức năng, nhiệm vụ quyền hạn theo quy định của pháp luật có liên quan;
b) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
1. Cơ chế phối hợp của đơn vị quản lý khu du lịch quốc gia thuộc phạm vi quản lý của bộ, cơ quan ngang bộ với các cơ quan liên quan thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ được cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định của pháp luật về thành lập, tổ chức lại, giải thể tổ chức hành chính hoặc pháp luật về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập.
2. Cơ chế phối hợp của Ban quản lý khu du lịch quốc gia thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
a) Ban quản lý làm đầu mối chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan để quản lý và phát triển khu du lịch quốc gia;
b) Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn phối hợp với Ban quản lý trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ liên quan tới công tác quản lý và phát triển khu du lịch quốc gia;
c) Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã trên địa bàn khu du lịch quốc gia phối hợp với Ban quản lý thực hiện công tác bảo đảm an ninh trật tự, vệ sinh môi trường và các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật;
d) Ban quản lý khu du lịch quốc gia chủ trì, phối hợp với Ban quản lý chuyên ngành để xây dựng Quy chế phối hợp quản lý khu du lịch quốc gia.
3. Cơ chế phối hợp trong quản lý khu du lịch quốc gia nằm trên địa bàn từ 02 đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên
a) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có phần diện tích khu du lịch quốc gia lớn hơn chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh còn lại xây dựng Quy chế phối hợp quản lý khu du lịch quốc gia;
b) Quy chế phối hợp quản lý khu du lịch quốc gia được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có khu du lịch quốc gia ký kết thực hiện sau khi có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
4. Nội dung Quy chế phối hợp quản lý khu du lịch quốc gia gồm phạm vi, đối tượng điều chỉnh, cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp, nguyên tắc và nội dung phối hợp, mối quan hệ công tác giữa các cơ quan, đơn vị, tổ chức thực hiện.
1. Ban quản lý thực hiện chế độ báo cáo định kỳ và báo cáo đột xuất theo quy định của pháp luật gồm:
a) Báo cáo định kỳ 06 tháng về công tác quản lý khu du lịch quốc gia;
b) Báo cáo định kỳ hằng năm về công tác quản lý khu du lịch quốc gia;
c) Báo cáo thống kê cơ sở;
d) Báo cáo đột xuất.
2. Nội dung báo cáo
a) Nội dung báo cáo định kỳ 06 tháng và hằng năm gồm đánh giá công tác thực hiện các nội dung quản lý khu du lịch quốc gia được quy định tại Điều 9 Nghị định này (kết quả thực hiện, khó khăn, hạn chế, nguyên nhân, phương hướng hoạt động trong thời gian tiếp theo, kiến nghị và đề xuất);
b) Thời hạn chốt số liệu báo cáo được thực hiện theo quy định hiện hành về chế độ báo cáo và thời hạn gửi báo cáo chậm nhất vào ngày 20 tháng 6 (đối với báo cáo định kỳ 06 tháng) và ngày 15 tháng 12 (đối với báo cáo định kỳ hằng năm). Riêng các chỉ tiêu báo cáo về tài chính được thực hiện theo quy định của pháp luật về chế độ báo cáo tài chính.
c) Báo cáo định kỳ được gửi Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (qua Tổng cục Du lịch), Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (qua cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh).
3. Báo cáo thống kê cơ sở; cơ quan nhận báo cáo, nội dung, thời hạn, kỳ gửi, phương thức gửi báo cáo thống kê được thực hiện theo quy định hiện hành về chế độ báo cáo thống kê cơ sở áp dụng đối với các cơ sở, doanh nghiệp hoạt động du lịch do ngành du lịch quản lý, cấp phép.
4. Báo cáo đột xuất theo yêu cầu của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
1. Đơn vị quản lý khu du lịch quốc gia quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định này do nhà nước bảo đảm ngân sách hoạt động theo quy định của pháp luật.
2. Đơn vị quản lý khu du lịch quốc gia quy định tại khoản 2 Điều 5 và Ban quản lý khu du lịch quốc gia quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định này thực hiện cơ chế tự chủ tài chính theo quy định của pháp luật đối với đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư hoặc đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi thường xuyên hoặc đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm một phần chi thường xuyên.
1. Trách nhiệm của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
a) Hướng dẫn triển khai các văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật liên quan tới công tác quản lý khu du lịch quốc gia;
b) Định hướng, quy hoạch phát triển khu du lịch quốc gia; định hướng công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, đào tạo nhân lực trong phạm vi khu du lịch quốc gia;
c) Tham gia thẩm định các đề án, dự án trọng điểm, quy hoạch phát triển khu du lịch quốc gia;
d) Hỗ trợ các hoạt động xúc tiến đầu tư, quảng bá khu du lịch quốc gia trong chương trình xúc tiến điểm đến quốc gia;
đ) Thực hiện thanh tra, kiểm tra việc chấp hành quy định của pháp luật trong quản lý và kinh doanh dịch vụ du lịch tại các khu du lịch quốc gia;
e) Tham gia ý kiến đối với Quy chế phối hợp quản lý khu du lịch quốc gia nằm trên địa bàn 02 đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên theo đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có khu du lịch quốc gia;
g) Chỉ đạo đơn vị quản lý khu du lịch quốc gia thuộc phạm vi quản lý phối hợp với Ban quản lý chuyên ngành xây dựng và thống nhất ban hành Quy chế phối hợp quản lý khu du lịch quốc gia.
2. Trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
a) Hướng dẫn triển khai các văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật thuộc phạm vi ngành quản lý liên quan tới công tác quản lý khu du lịch quốc gia;
b) Tổ chức thanh tra, kiểm tra về việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi ngành quản lý đối với khu du lịch quốc gia;
c) Tham gia thẩm định các đề án, dự án trọng điểm, quy hoạch phát triển khu du lịch quốc gia;
d) Chỉ đạo đơn vị quản lý khu du lịch quốc gia thuộc phạm vi quản lý phối hợp với Ban quản lý chuyên ngành xây dựng và thống nhất ban hành Quy chế phối hợp quản lý khu du lịch quốc gia.
3. Trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ khác có liên quan
Các bộ, cơ quan ngang bộ khác có liên quan trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn có trách nhiệm thực hiện quy định tại khoản 2 Điều này.
1. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
a) Xây dựng đề án và trình Thủ tướng Chính phủ thành lập hoặc tổ chức lại Ban quản lý;
b) Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ban quản lý thực hiện quản lý khu du lịch quốc gia;
c) Bảo đảm duy trì các điều kiện công nhận khu du lịch quốc gia;
d) Chủ trì hoặc phối hợp với tỉnh còn lại xây dựng, thống nhất ban hành Quy chế phối hợp quản lý khu du lịch quốc gia nằm trên địa bàn từ 02 đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chủ trì xây dựng Quy chế phối hợp quản lý khu du lịch quốc gia gửi dự thảo văn bản đến Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch để cho ý kiến;
đ) Chỉ đạo Ban quản lý khu du lịch quốc gia phối hợp với Ban quản lý chuyên ngành xây dựng và thống nhất ban hành Quy chế phối hợp quản lý khu du lịch quốc gia trên địa bàn.
2. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có khu du lịch quốc gia
Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có khu du lịch quốc gia có trách nhiệm phối hợp với tổ chức quản lý khu du lịch quốc gia thực hiện công tác bảo đảm an ninh trật tự, vệ sinh môi trường và các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
1. Trách nhiệm của cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh
a) Tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện công tác quản lý nhà nước đối với khu du lịch quốc gia trên địa bàn;
b) Phối hợp với tổ chức quản lý khu du lịch quốc gia trong thực hiện công tác quản lý và phát triển khu du lịch quốc gia;
c) Hỗ trợ các hoạt động xúc tiến, quảng bá khu du lịch quốc gia trong chương trình xúc tiến du lịch của tỉnh;
d) Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ hướng dẫn viên tại điểm;
đ) Chủ trì, phối hợp tổ chức hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về du lịch của tổ chức quản lý khu du lịch quốc gia;
e) Thực hiện một số nhiệm vụ khác theo sự phân công của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
2. Trách nhiệm của cơ quan chuyên môn cấp tỉnh khác có liên quan
a) Chủ trì, phối hợp tổ chức hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về lĩnh vực quản lý ngành trong phạm vi khu du lịch quốc gia và hoạt động của tổ chức quản lý khu du lịch quốc gia;
b) Phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện công tác quản lý và phát triển khu du lịch quốc gia.
Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ trong khu du lịch quốc gia có trách nhiệm tuân thủ các quy định của pháp luật và nội quy của khu du lịch quốc gia; giữ gìn vệ sinh môi trường, an ninh, trật tự và bảo vệ tài nguyên du lịch trong khu du lịch quốc gia.
Nghị định này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 8 năm 2022.
Trong thời hạn 24 tháng kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực, các khu du lịch quốc gia đã được công nhận phải tổ chức lại Ban quản lý theo quy định tại Nghị định này.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
Nơi nhận: |
TM. CHÍNH PHỦ |
THE GOVERNMENT |
THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 30/2022/ND-CP |
Hanoi, May 19, 2022 |
PRESCRIBING NATIONAL TOURISM AREA MANAGEMENT MODEL
Pursuant to the Law on Government Organization dated June 19, 2015; Law on Amendments to some Articles of the Law on Government Organization and Law on Local Government Organization dated November 22, 2019;
Pursuant to the Law on Tourism dated June 19, 2017;
At the request of the Minister of Culture, Sports and Tourism;
The Government hereby promulgates a Decree prescribing national tourism area management model.
This Decree provides for national tourism area management model, including types of organizations managing national tourism areas; tasks and powers of organizations managing national tourism areas; responsibilities of organizations and individuals for management of national tourism areas.
This Decree applies to Vietnamese and foreign organizations and individuals related to the national tourism area management model specified in this Decree.
For the purposes of this Decree, the terms below shall be construed as follows:
1. “national tourism model management organization” means any organization established and having functions, tasks and powers to manage a national tourism area.
2. “enterprise investing in formation of a national tourism area” means any enterprise investing in the construction, management and operation of a national tourism area established and operating in accordance with regulations of law on enterprises.
3. “auxiliary services for development of national tourism areas” mean services that meet the needs of organizations and individuals with a view to promoting investment in and operation of tourism services, holding tourist attraction and improving the quality of tourism services provided by national tourism area management organizations at national tourism areas.
4. “specialized management board” means any management board established in accordance with regulations of law on cultural heritage sites, forestry, biodiversity, fisheries and other related industries and fields.
TYPES OF ORGANIZATIONS MANAGING NATIONAL TOURISM AREAS
Article 4. Types of organizations managing national tourism areas
Types of organizations managing national tourism areas consist of:
1. National tourism area management units under the management of Ministries or ministerial agencies.
2. National tourism area management boards under the management of People’s Committees of provinces and central-affiliated cities (hereinafter referred to as “provincial People’s Committees”).
3. Enterprises investing in formation of national tourism areas.
Article 5. National tourism area management units under management of Ministries or ministerial agencies
1. A national tourism area management unit is an administrative unit of a Ministry or ministerial agency. The establishment, re-organization and dissolution of the national tourism area management unit in this clause shall comply with regulations of law on establishment, re-organization and dissolution of administrative units.
2. The national tourism area management unit is a public service provider affiliated to a Ministry or ministerial agency. The establishment, re-organization and dissolution of the national tourism area management unit in this clause shall comply with regulations of law on establishment, re-organization and dissolution of public service providers.
3. Organizational structure of the national tourism area management unit
a) Organizational structure of the national tourism area management unit in clause 1 of this Article shall comply with regulations of law on establishment, re-organization and dissolution of administrative units;
b) The national tourism area management unit in clause 2 of this Article shall exercise autonomy in its organizational structure in compliance with regulations of law on establishment, re-organization and dissolution of public service providers.
Article 6. National tourism area management boards under management of provincial People’s Committees
1. The People’s Committee of a province where a national tourism area is located shall select and organize the establishment or transformation of the management board in one of the following cases:
a) Establish a new management board or re-organize the management board which is a public service provider affiliated to the provincial People’s Committee to manage the national tourism area;
b) Transform the specialized management board which is a public service provider into a public service provider affiliated to the provincial People’s Committee to manage the national tourism area and exercise the functions and tasks in accordance with relevant regulations of law.
2. The provincial People’s Committee shall request the Prime Minister to establish or transform the management board as prescribed in clause 1 of this Article to manage a national tourism area within its province in the cases where the national tourism area is located in at least 02 provinces.
3. The national tourism area management board shall be established or re-organized after the national tourism area is recognized as prescribed in Article 28 of the Law on Tourism.
4. According to local conditions, the provincial People’s Committee shall decide assign the national tourism area management board to manage one or more tourism areas within its province.
5. The national tourism area management board shall exercise autonomy in its organizational structure in compliance with regulations of law on establishment, re-organization and dissolution of public service providers.
6. Procedures for establishment, re-organization and dissolution of the national tourism area management board shall comply with regulations of law on establishment, re-organization and dissolution of public service providers.
Article 7. Enterprises investing in formation of national tourism areas
Organizational structure and operation of enterprises investing in formation of national tourism areas shall comply with regulations of law on enterprises and relevant regulations of law.
TASKS AND POWERS OF NATIONAL TOURISM AREA MANAGEMENT ORGANIZATIONS
Article 8. Tasks and powers of national tourism area management units under management of ministries or ministerial agencies
Tasks and rights of national tourism area management units under management of ministries or ministerial agencies shall be decided by competent authorities in compliance with regulations of law on establishment, re-organization and dissolution of administrative units or law on establishment, re-organization and dissolution of public service providers.
Article 9. Tasks and powers of a national tourism area management board under management of a provincial People’s Committee
1. Tasks and powers serving state management
a) Consider formulating and submitting to the provincial People’s Committee long-term, medium-term and annual national tourism area development plans and organize implementation thereof after obtaining approval; policies, special policies and incentives for attracting investment in national tourism areas; development investment programs and projects in national tourism areas in conformity with national, sectoral, regional and provincial planning; norms and price bracket for auxiliary services for development of national tourism areas;
b) Consider formulating and submitting to the provincial People’s Committee Regulation on cooperation in management of national tourism areas located in at least 02 provinces; formulate and sign the Regulation on cooperation in national tourism area management with the specialized management board (if any);
c) Comment on investment projects and adjustments to planning within national tourism areas;
d) Manage, inspect and supervise compliance with regulations of law by tourism service providers, organizations and individuals concerned; control quality of tourism services within national tourism areas; manage activities of on-site tour guides; make initial records, protect the scene, preserve exhibits of violations, promptly report violations to competent organizations and individuals for handling as prescribed by law;
dd) Formulate or cooperate in formulating and implementing a plan to manage, develop, protect, preserve and foster tourism resource values and diversify tourism resources within national tourism areas as prescribed by law;
e) Maintain order and safety of tourists, fire safety, rescue work and environmental hygiene; facilitate national defense and security assurance; avoid making mistakes in management within national tourism areas;
g) Promulgate, disseminate and provide guidelines for implementation of regulations, environmental protection plans, environmental emergency response plans, measures to ensure security and safety of tourists within national tourism areas;
h) Study, assess and determine capacity of national tourism areas so as to manage, exploit and use tourism resources in an effective and sustainable manner;
i) Comply with reporting regulations specified in Article 12 of this Decree.
2. Tasks and powers in provision of public services
a) Organize and provide tour guide and presentation services for tourists; provide auxiliary services for development of national tourism areas; enter into joint venture or association agreements to provide tourism service, manage and exploit tourism resources within national tourism areas;
b) Research, build and develop products and brands of national tourism areas; design international cooperation programs; organize national tourism area promotion and marketing activities in domestic and international market; apply modern information technology to provide tourism information and print advertisements;
c) Provide training and refresher training in tourism, culture, behavior and foreign languages to staff of management boards, and staff and employees of enterprises and tourism service providers within national tourism areas;
d) Operate tourist support centers and provide information within national tourism areas; put up signs and instruction boards; receive and handle complaints, feedback, propositions and comments of tourists within national tourism areas;
dd) Collect, pay, manage and use entrance fees, charges for auxiliary services for national tourism area development, proceeds from execution of joint venture or association agreements with organizations and individuals, asset lease and other legal proceeds prescribed by law;
e) Manage, use and take responsibility for finance and asset assigned, manage annually allocated budget and other revenues prescribed by law;
g) Perform other tasks as prescribed.
3. Tasks and powers of the management board specified in point b clause 1 Article 6 of this Decree
a) Exercise functions, tasks and powers in accordance with relevant regulations of law;
b) Exercise the tasks and powers specified in clauses 1 and 2 of this Article.
Article 10. Tasks and powers of enterprises investing in formation of national tourism areas
1. Exercise the tasks and powers specified in points dd, e, g, h and i clause 1; points a, b, c and d clause 2 Article 9 of this Decree.
2. Manage quality of tourism services within national tourism areas; manage activities of on-site tour guides.
Article 11. Cooperation regulation
1. The regulation on cooperation between the national tourism area management unit under management of a Ministry or ministerial agency and relevant authorities shall be implemented within the ambit of the functions and tasks decided by the competent authority in compliance with regulations of law on establishment, re-organization and dissolution of administrative units or law on establishment, re-organization and dissolution of public service providers.
2. Cooperation regulation of the national tourism area management board under management of a provincial People’s Committee
a) The management shall act as the contact point to preside over and cooperate with related organizations in management and development of national tourism areas;
b) The specialized agency affiliated to the provincial People’s Committee shall, within its jurisdiction, cooperate with the management board in performance of the tasks related to management and development of national tourism areas;
c) The People’s Committee of the district or commune where national tourism areas are located shall cooperate with the management board in maintaining order, security and environmental hygiene and performing other tasks as prescribed by law;
d) The national tourism area management board shall preside over and cooperate with the specialized management board in formulating Regulation on cooperation in national tourism area management.
3. Regulation on cooperation in management of a national tourism area located in at least 02 provinces
a) The People’s Committee of a province where the national tourism area is larger shall preside over and cooperate with the other provincial People's Committee in formulating Regulation on cooperation in national tourism area management;
b) The Regulation on cooperation in national tourism area management shall be signed by the People's Committee of the province where the national tourism area is located after obtaining written consent from the Ministry of Culture, Sports and Tourism.
4. The Regulation on cooperation in national tourism area management shall contain scope, regulated entities, presiding authority, cooperating authority, principles and contents of cooperation, working relationship between authorities, units and organizations.
Article 12. Reporting regulations applicable to national tourism area management boards
1. Every management board shall carry out periodic and ad hoc reporting as prescribed by law, Including:
a) Biannual report on national tourism area management;
b) Annual report on national tourism area management;
c) Internal statistical report;
d) Ad hoc report.
2. Contents of report
a) Contents of biannual and annual reports consist of assessment of performance of the tasks in national tourism area management specified in Article 9 of this Decree (results, difficulties, limitations, causes, orientations in the coming time, propositions);
b) Data collection period shall comply with applicable regulations on reporting and the report shall be submitted by June 20 (for a biannual report) and December 15 (for an annual report). Regarding financial statements, regulations of law on financial reporting shall be complied with.
c) Periodic reports shall be submitted to the Ministry of Culture, Sports and Tourism (through the Vietnam National Administration of Tourism) and provincial People’s Committee (through the provincial tourism authority).
3. Internal statistical reports; report receiving authority, contents, time limit, period and methods of submission of statistical reports shall comply with prevailing regulations on internal statistical reporting applicable to establishments and enterprises involved in tourism activities which are managed and licensed by tourism authorities.
4. Ad hoc reports shall be submitted at the request of the Ministry of Culture, Sports and Tourism or provincial People’s Committees.
Article 13. Financial mechanism
1. The state shall allocate budget for operation of national tourism area management units as prescribed in clause 1 Article 5 of this Decree as prescribed by law.
2. The national tourism area management unit specified in clause 2 Article 5 and national tourism area management board specified in clause 1 Article 6 of this Article shall exercise financial autonomy in accordance with regulations of law applicable to public service providers of which both recurrent and investment expenditures are covered themselves or public service providers of which part of their recurrent expenditure are covered by themselves.
RESPONSIBILITIES OF ORGANIZATIONS AND INDIVIDUALS FOR NATIONAL TOURISM AREA MANAGEMENT
Article 14. Responsibilities of Ministries and ministerial agencies
1. Responsibilities of Ministry of Culture, Sports and Tourism
a) Provide guidance on implementation of legislative documents, standards and technical regulations related to national tourism area management;
b) Orientate and formulate planning for national tourism area development; orientate preservation and upholding of cultural values, provide training to personnel within national tourism areas;
c) Participating in appraising key schemes, projects and planning for national tourism area development;
d) Assist in national tourism area investment promotion and marketing activities in the national destination promotion program;
dd) Inspect compliance with regulations of law on management and provision of tourism services in national tourism areas;
e) Commenting on Regulation on cooperation in management of national tourism areas located in at least 02 provinces located in 02 provinces at the request of the People's Committee of the province where the national tourism areas are located;
g) Direct national tourism area management units under its management to cooperate with specialized management boards in formulating and promulgating Regulation on cooperation in national tourism area management.
2. Responsibilities of the Ministry of Natural Resources and Environment and Ministry of Agriculture and Rural Development
a) Provide guidance on implementation of legislative documents, standards and technical regulations on national tourism area management under their relevant authority;
b) Organize inspection of compliance with legislative documents under their relevant authority by national tourism areas;
c) Participating in appraising key schemes, projects and planning for national tourism area development;
d) Direct national tourism area management units under their management to cooperate with specialized management boards in formulating and promulgating Regulation on cooperation in national tourism area management.
3. Responsibilities of other related Ministries and ministerial agencies
Other related Ministries and ministerial agencies shall, within their jurisdiction, implement the regulations laid down in clause 2 of this Article.
Article 15. Responsibilities of People’s Committees at all levels
1. Responsibilities of a provincial People’s Committee
a) Formulate a scheme and submit it to the Prime Minister to establish or re-organize management boards;
b) Direct specialized agencies, district-level People’s Committees and management boards to manage national tourism areas;
c) Maintain satisfaction of conditions for national tourism area recognition;
d) Preside over or cooperate with the other provincial People’s Committee in formulating and promulgating the Regulation on cooperation in management of national tourism areas located in at least 02 provinces. The provincial People’s Committee shall preside over drafting Regulation on cooperation in national tourism area management and send it to the Ministry of Culture, Sports and Tourism to seek its comments;
dd) Direct the national tourism area management board to cooperate with the specialized management board in in formulating and promulgating the Regulation on cooperation in management of national tourism areas within its province.
2. Responsibilities of People’s Committees of districts and communes where national tourism areas is located
People’s Committees of districts and communes where national tourism areas is located shall cooperate with national tourism area management organizations in maintaining security, order and environmental hygiene and performing other tasks as prescribed by law.
Article 16. Responsibilities of specialized agencies affiliated to provincial People’s Committees
1. Responsibilities of a provincial tourism authority
a) Advise the provincial People’s Committee to perform state management of national tourism areas within its province;
b) Cooperate with national tourism management organizations in management and development of national tourism areas;
c) Assist in national tourism area promotion and marketing activities in its tourism promotion program;
d) Provide training and refresher training to on-site tour guides;
dd) Preside over and cooperate in providing guidance on and inspecting the implementation of regulations of law on tourism by national tourism area management organizations;
e) Performing other tasks as assigned by the provincial People’s Committee.
2. Responsibilities of other related provincial tourism authorities
a) Preside over and cooperate in providing guidance on, inspecting and supervising the implementation of regulations of law on tourism within national tourism areas and activities of national tourism area management organizations;
b) Cooperate with related authorities in management and development of national tourism areas.
Article 17. Responsibilities of organizations and individuals
Organizations and individuals trading goods and providing services within national tourism areas shall comply with regulations of law and regulations of national tourism areas; maintain environmental hygiene, security and order and protect tourism resources within national tourism areas.
This Decree comes into force from August 01, 2022.
Article 19. Transitional clauses
Within 24 months from the effective date of this Decree, any national tourism area that has been recognized must have its management board re-organized as prescribed in this Decree.
Article 20. Responsibility for implementation
Ministers, heads of ministerial agencies, heads of Governmental agencies, Chairmen/Chairwomen of People’s Committees of provinces and central-affiliated cities and related organizations and individuals are responsible for the implementation of this Decree.
|
ON BEHALF OF THE GOVERNMENT |