Chương III Nghị định 30/2016/NĐ-CP quy định chi tiết hoạt động đầu tư từ quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp: Sử dụng tiền sinh lời của hoạt động đầu tư, xử lý rủi ro trong hoạt động đầu tư
Số hiệu: | 30/2016/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 28/04/2016 | Ngày hiệu lực: | 16/06/2016 |
Ngày công báo: | 10/05/2016 | Số công báo: | Từ số 327 đến số 328 |
Lĩnh vực: | Đầu tư, Bảo hiểm | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nghị định 30/2016/NĐ-CP quy định chi tiết hoạt động đầu tư từ quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp quy định về phương thức thực hiện đầu tư; sử dụng tiền sinh lời của hoạt động đầu tư, xử lý rủi ro trong hoạt động đầu tư từ các quỹ bảo hiểm.
I. Quy định chung về hoạt động đầu tư từ các quỹ bảo hiểm
Theo Nghị định số 30, hoạt động đầu tư từ quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp được thực hiện thông qua các hình thức theo thứ tự ưu tiên như sau:
- Mua trái phiếu Chính phủ;
- Cho NSNN vay;
- Gửi tiền; mua trái phiếu, kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi tại các ngân hàng thương mại có chất lượng hoạt động tốt theo xếp loại tín nhiệm;
- Cho Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Chính sách xã hội vay theo hình thức mua trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh do các ngân hàng này phát hành;
- Đầu tư vào các dự án quan trọng theo quyết định của Thủ tướng.
II. Phương thức thực hiện đầu tư từ quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp
- Theo quy định tại Nghị định 30/2016: Trái phiếu Chính phủ được mua bao gồm các loại tín phiếu kho bạc, trái phiếu kho bạc, công trái xây dựng Tổ quốc do Bộ Tài chính phát hành tại thị trường trong nước và theo các hình thức sau:
+ Mua trái phiếu từ Kho bạc Nhà nước theo pháp luật về phát hành trái phiếu tại thị trường trong nước;
+ Mua trái phiếu Chính phủ từ các tổ chức, cá nhân theo pháp luật về giao dịch trái phiếu Chính phủ.
- Mức lãi suất cho ngân sách nhà nước vay bằng mức lãi suất phát hành trái phiếu Chính phủ có cùng kỳ hạn tại thời Điểm gần nhất trong vòng 03 tháng trước thời Điểm cho vay.
Nghị định số 30 năm 2016 còn quy định: Trường hợp trong vòng 03 tháng trước thời Điểm cho vay không phát hành trái phiếu Chính phủ có cùng kỳ hạn, thì Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Bộ Tài chính thỏa thuận mức lãi suất cho vay trên cơ sở tham khảo mức lãi suất giao dịch trái phiếu Chính phủ có kỳ hạn còn lại tương đương với kỳ hạn cho vay hoặc mức lãi suất phát hành trái phiếu Chính phủ có kỳ hạn gần với kỳ hạn cho vay tại thời Điểm gần nhất.
III. Sử dụng tiền sinh lời của hoạt động đầu tư, xử lý rủi ro trong hoạt động đầu tư
Toàn bộ số tiền sinh lời thu được hằng năm của hoạt động đầu tư tại Nghị định 30/2016/NĐ-CP và số tiền lãi phát sinh trên tài Khoản tiền gửi phản ánh các Khoản thu, chi BHXH, BHYT, BHTN theo pháp luật về cơ chế quản lý tài chính về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp được sử dụng như sau:
- Trích lập quỹ dự phòng rủi ro trong hoạt động đầu tư từ quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
- Phần còn lại phân bổ vào các quỹ theo tỷ lệ số dư bình quân của từng quỹ trên tổng số dư bình quân của các quỹ trong năm, chi tiết xem tại Nghị định số 30/2016.
Nghị định 30 có hiệu lực từ ngày 16/06/2016.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Toàn bộ số tiền sinh lời thu được hằng năm của hoạt động đầu tư theo quy định tại Nghị định này và số tiền lãi phát sinh trên tài Khoản tiền gửi phản ánh các Khoản thu, chi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về cơ chế quản lý tài chính về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp được sử dụng như sau:
1. Trích lập quỹ dự phòng rủi ro trong hoạt động đầu tư từ quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp theo nguyên tắc như sau:
a) Mức trích quỹ dự phòng rủi ro hằng năm tối đa không quá 2% số tiền sinh lời của hoạt động đầu tư cho đến khi số dư quỹ dự phòng rủi ro bằng 5% số dư nợ đầu tư vào các hình thức quy định tại Điểm c và Điểm đ Khoản 1 Điều 4 Nghị định này của năm trước liền kề. Mức trích cụ thể hằng năm do Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam quyết định;
b) Quỹ dự phòng rủi ro được sử dụng để bù đắp cho số tiền đầu tư bị rủi ro được xử lý theo quy định tại Điều 13 Nghị định này;
c) Quỹ dự phòng rủi ro trong thời gian chưa sử dụng, được sử dụng đầu tư vào các hình thức quy định tại Điểm a và b Khoản 1 Điều 4 Nghị định này.
2. Phần còn lại phân bổ vào các quỹ theo tỷ lệ số dư bình quân của từng quỹ trên tổng số dư bình quân của các quỹ trong năm và sử dụng như sau:
a) Tiền sinh lời phân bổ vào quỹ bảo hiểm xã hội sau khi trích chi phí quản lý bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật, số còn lại bổ sung vào các quỹ thành phần theo tỷ lệ số dư bình quân của từng quỹ thành phần trên tổng số dư bình quân của các quỹ thành phần trong năm;
b) Tiền sinh lời phân bổ vào quỹ bảo hiểm y tế được bổ sung vào quỹ dự phòng để Điều Tiết chung;
c) Tiền sinh lời phân bổ vào quỹ bảo hiểm thất nghiệp được bổ sung vào quỹ bảo hiểm thất nghiệp.
1. Phạm vi xử lý rủi ro:
a) Các Khoản đầu tư vào hình thức gửi tiền; mua trái phiếu, kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi tại các ngân hàng thương mại bị rủi ro do ngân hàng thương mại gặp rủi ro theo quy định của pháp luật;
b) Các Khoản đầu tư vào các dự án quan trọng theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ bị rủi ro do chủ đầu tư gặp khó khăn do suy giảm kinh tế hoặc vì lý do bất khả kháng gồm thiên tai, hỏa hoạn, địch họa.
2. Biện pháp xử lý rủi ro:
a) Gia hạn nợ là việc Bảo hiểm xã hội Việt Nam tạm thời chưa thu một phần hoặc toàn bộ số tiền đầu tư khi đến hạn thu hồi trong thời gian tối đa không quá 03 năm, tùy theo từng trường hợp cụ thể;
b) Khoanh nợ là việc Bảo hiểm xã hội Việt Nam tạm thời chưa thu một phần hoặc toàn bộ tiền đầu tư và tiền lãi phát sinh khi đến hạn thu hồi trong thời gian nhất định và không tính lãi đối với số tiền (gốc) chưa thu trong thời gian được khoanh nợ; thời hạn khoanh nợ tối đa không quá 03 năm;
c) Xóa lãi là việc Bảo hiểm xã hội Việt Nam không thu một phần hoặc toàn bộ tiền lãi đầu tư của bên có liên quan khi đến hạn thanh toán;
d) Bán nợ là việc Bảo hiểm xã hội Việt Nam chuyển giao quyền chủ nợ đối với Khoản đầu tư bị rủi ro cho bên mua nợ và nhận thanh toán từ bên mua nợ, được thực hiện theo quy định của pháp luật về mua, bán nợ. Việc mua bán nợ phải được lập thành hợp đồng, trong đó xác định rõ giá bán nợ, chuyển quyền chủ nợ từ bên bán nợ sang bên mua nợ và các thỏa thuận khác có liên quan. Trường hợp số tiền thu được của bên mua nợ nhỏ hơn số tiền bị rủi ro (nếu có), thì số chênh lệch này được xử lý theo quy định tại Điểm đ Khoản này;
đ) Xóa gốc là việc Bảo hiểm xã hội Việt Nam không thu một phần hoặc toàn bộ tiền gốc đầu tư của bên có liên quan. Nguồn bù đắp xóa nợ được trích từ quỹ dự phòng rủi ro theo quy định tại Khoản 1 Điều 12 Nghị định này.
3. Nguyên tắc xử lý rủi ro:
a) Khoản đầu tư được thực hiện theo đúng thẩm quyền và phương thức đầu tư quy định tại Nghị định này;
b) Có đủ hồ sơ, tài liệu chứng minh Khoản đầu tư bị rủi ro do nguyên nhân khách quan làm thiệt hại một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư (tiền gốc, lãi);
c) Việc xử lý rủi ro được xem xét đối với từng trường hợp cụ thể căn cứ vào nguyên nhân dẫn đến rủi ro, mức độ rủi ro, đảm bảo đầy đủ hồ sơ pháp lý, đúng trình tự và quy định của pháp luật;
d) Một Khoản đầu tư bị rủi ro có thể áp dụng một hoặc nhiều biện pháp xử lý rủi ro quy định tại Khoản 2 Điều này.
4. Thẩm quyền xử lý rủi ro:
a) Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam xem xét, quyết định xử lý đối với trường hợp gia hạn nợ quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này;
b) Hội đồng quản lý Bảo hiểm xã hội Việt Nam xem xét, quyết định xử lý đối với trường hợp khoanh nợ quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này trên cơ sở đề nghị của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam;
c) Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định xử lý đối với trường hợp xóa lãi, bán nợ, xóa nợ quy định tại các Điểm c, d và đ Khoản 2 Điều này trên cơ sở đề nghị của Hội đồng quản lý Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
5. Khi xảy ra rủi ro dẫn đến vốn đầu tư không thu hồi đúng hạn hoặc không có khả năng thu hồi, Bảo hiểm xã hội Việt Nam thực hiện như sau:
a) Phải kịp thời báo cáo Hội đồng quản lý Bảo hiểm xã hội Việt Nam, cơ quan quản lý nhà nước và cơ quan có liên quan để xác minh, đánh giá mức độ thiệt hại, tổn thất về tài sản và lập hồ sơ đề nghị xử lý;
b) Chủ trì, phối hợp với các Bộ Tài chính, Lao động - Thương binh và Xã hội, Y tế và cơ quan có liên quan thẩm định, đề xuất các biện pháp xử lý để trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
USE OF PROFITS FROM, AND HANDLING OF RISKS IN, INVESTMENT ACTIVITIES
Article 12. Use of profits from investment activities
All annual profits from investment activities under this Decree and the interest accrued on the deposit account, which reflect social insurance, health insurance and unemployment insurance revenues and expenditures under the law on financial management mechanism for social insurance, health insurance and unemployment insurance shall be used as follows:
1. Setting up of the risk provision fund for investment from the social insurance, health insurance and unemployment insurance funds on the following principles:
a/ The annual level of setting up the risk provision fund must not exceed 2% of the profit from investment activities until the balance of this fund equals 5% of the preceding year’s loan outstanding balance for investment in the forms specified at Points c and dd, Clause 1, Article 4 of this Decree. The specific annual setting-up level shall be decided by the Director General of Vietnam Social Security;
b/ The risk provision fund used to offset the investment amount at risk shall be handled under Article 13 of this Decree;
c/ Unused risk provision fund shall be used for investment in the forms prescribed at Points a and b, Clause 1, Article 4 of this Decree.
2. The remainder shall be allocated to other funds according to the ratio of the average balance of each fund to the total average balance of the funds in the year, and used as follows:
a/ For the profit allocated to the social insurance fund, after deducting the cost for social insurance management in accordance with law, the rest shall be added to the component funds according to the ratio of the average balance of each component fund to the total average balance of the component funds in the year;
b/ The profit allocated to the health insurance fund shall be added to the provision fund for general regulation;
c/ The profit allocated to the unemployment insurance fund shall be added to this fund.
Article 13. Handling of risks in investment activities
1. Scope of risk handling:
a/ The investments in the form of making of deposits, or purchase of bonds, promissory notes, bills or deposit certificates at commercial banks at risk in accordance with law;
b/ The investments in important projects at risk under the Prime Minister’s decisions because project owners meet with financial difficulties caused by an economic downturn or in a force majeure event such as natural disasters, fires or enemy sabotage.
2. Measures to handle risks:
a/ Debt extension means Vietnam Social Security not collecting, on a case-by-case basis, part or the whole of the investment amount upon maturity for not more than 3 years;
b/ Debt charge-off means Vietnam Social Security neither collecting part or the whole of the investment amount and the interest accrued upon maturity in a certain period nor collecting the interest on the amount (principal) not collected in the charge-off period; the debt charge-off duration must not exceed 3 years;
c/ Interest write-off means Vietnam Social Security not collecting part or the whole of the investment interest from the stakeholders upon maturity;
d/ Debt sale means Vietnam Social Security transferring the creditor’s rights over the investment amount at risk to the debt purchaser and receiving payment from the debt purchaser in accordance with the law on debt purchase and sale. The debt purchase and sale shall be made in a contract, stating the selling price of debt, transfer of the creditor’s rights from the debt seller to the debt purchaser, and other related agreements. In case the debt purchaser’s collected amount is smaller than the amount at risk (if any),the difference must be handled under Point dd of this Clause.
dd/ Principal write-off means Vietnam Social Security not collecting part or the whole of the principal amount invested by stakeholders. The amount used for such write-off shall be deducted from the risk provision fund under Clause 1, Article 12 of this Decree.
3. Principles of risk handling:
a/ The investment shall be made according to the competence and methods specified in this Decree;
b/ There are sufficient records and documents proving that the investment gets risk due to objective reasons, causing damage to part or the whole of the investment amount (principal and interest);
c/ The risk handling shall be considered on a case-by-case basis, based on the cause of the risk, risk level, sufficiency of legal documents, and compliance with procedures and law;
d/ An investment amount at risk may be subject to application of one or more risk handling measures prescribed in Clause 2 of this Article.
4. Competence to handle risks:
a/ The Director General of Vietnam Social Security may consider and decide on debt extension specified at Point a, Clause 2 of this Article;
b/The Management Board of Vietnam Social Security may, at the proposal of the Director General of Vietnam Social Security, consider and decide on debt charge-off specified at Point b, Clause 2 of this Article;
c/ The Prime Minister may, at the proposal of the Management Board of Vietnam Social Security, consider and decide on interest write-off, debt sale and debt write-off specified at Points c, d, and dd, Clause 2 of this Article.
5. When risks occur, leading to untimely recovery or irrecoverability of the investment amount, Vietnam Social Security shall:
a/ Promptly report them to the Management Board of Vietnam Social Security, state management agencies and related agencies for verifying and assessing the extent of damage, loss of property and compilation of a dossier for handling;
b/ Assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Finance, the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs, the Ministry of Health and related agencies in, evaluating and proposing handling measures and submit them to the competent authorities for consideration and decision.