Chương I Nghị định 30/2016/NĐ-CP quy định chi tiết hoạt động đầu tư từ quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp: Quy định chung
Số hiệu: | 30/2016/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 28/04/2016 | Ngày hiệu lực: | 16/06/2016 |
Ngày công báo: | 10/05/2016 | Số công báo: | Từ số 327 đến số 328 |
Lĩnh vực: | Đầu tư, Bảo hiểm | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nghị định 30/2016/NĐ-CP quy định chi tiết hoạt động đầu tư từ quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp quy định về phương thức thực hiện đầu tư; sử dụng tiền sinh lời của hoạt động đầu tư, xử lý rủi ro trong hoạt động đầu tư từ các quỹ bảo hiểm.
I. Quy định chung về hoạt động đầu tư từ các quỹ bảo hiểm
Theo Nghị định số 30, hoạt động đầu tư từ quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp được thực hiện thông qua các hình thức theo thứ tự ưu tiên như sau:
- Mua trái phiếu Chính phủ;
- Cho NSNN vay;
- Gửi tiền; mua trái phiếu, kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi tại các ngân hàng thương mại có chất lượng hoạt động tốt theo xếp loại tín nhiệm;
- Cho Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Chính sách xã hội vay theo hình thức mua trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh do các ngân hàng này phát hành;
- Đầu tư vào các dự án quan trọng theo quyết định của Thủ tướng.
II. Phương thức thực hiện đầu tư từ quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp
- Theo quy định tại Nghị định 30/2016: Trái phiếu Chính phủ được mua bao gồm các loại tín phiếu kho bạc, trái phiếu kho bạc, công trái xây dựng Tổ quốc do Bộ Tài chính phát hành tại thị trường trong nước và theo các hình thức sau:
+ Mua trái phiếu từ Kho bạc Nhà nước theo pháp luật về phát hành trái phiếu tại thị trường trong nước;
+ Mua trái phiếu Chính phủ từ các tổ chức, cá nhân theo pháp luật về giao dịch trái phiếu Chính phủ.
- Mức lãi suất cho ngân sách nhà nước vay bằng mức lãi suất phát hành trái phiếu Chính phủ có cùng kỳ hạn tại thời Điểm gần nhất trong vòng 03 tháng trước thời Điểm cho vay.
Nghị định số 30 năm 2016 còn quy định: Trường hợp trong vòng 03 tháng trước thời Điểm cho vay không phát hành trái phiếu Chính phủ có cùng kỳ hạn, thì Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Bộ Tài chính thỏa thuận mức lãi suất cho vay trên cơ sở tham khảo mức lãi suất giao dịch trái phiếu Chính phủ có kỳ hạn còn lại tương đương với kỳ hạn cho vay hoặc mức lãi suất phát hành trái phiếu Chính phủ có kỳ hạn gần với kỳ hạn cho vay tại thời Điểm gần nhất.
III. Sử dụng tiền sinh lời của hoạt động đầu tư, xử lý rủi ro trong hoạt động đầu tư
Toàn bộ số tiền sinh lời thu được hằng năm của hoạt động đầu tư tại Nghị định 30/2016/NĐ-CP và số tiền lãi phát sinh trên tài Khoản tiền gửi phản ánh các Khoản thu, chi BHXH, BHYT, BHTN theo pháp luật về cơ chế quản lý tài chính về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp được sử dụng như sau:
- Trích lập quỹ dự phòng rủi ro trong hoạt động đầu tư từ quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
- Phần còn lại phân bổ vào các quỹ theo tỷ lệ số dư bình quân của từng quỹ trên tổng số dư bình quân của các quỹ trong năm, chi tiết xem tại Nghị định số 30/2016.
Nghị định 30 có hiệu lực từ ngày 16/06/2016.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Nghị định này quy định chi Tiết hoạt động đầu tư từ quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp do Bảo hiểm xã hội Việt Nam quản lý.
Nghị định này được áp dụng đối với Bảo hiểm xã hội Việt Nam, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động đầu tư từ quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
Hoạt động đầu tư từ quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp phải bảo đảm minh bạch, an toàn, hiệu quả và thu hồi được vốn đầu tư.
1. Hoạt động đầu tư từ quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp được thực hiện thông qua các hình thức theo thứ tự ưu tiên như sau:
a) Mua trái phiếu Chính phủ;
b) Cho ngân sách nhà nước vay;
c) Gửi tiền; mua trái phiếu, kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi tại các ngân hàng thương mại có chất lượng hoạt động tốt theo xếp loại tín nhiệm của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
d) Cho Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Chính sách xã hội vay theo hình thức mua trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh do các ngân hàng này phát hành;
đ) Đầu tư vào các dự án quan trọng theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
2. Việc đầu tư vào hai hình thức quy định tại Điểm d và Điểm đ Khoản 1 Điều này chỉ áp dụng đối với quỹ bảo hiểm thất nghiệp; số tiền đầu tư vào hai hình thức này không được vượt quá 20% số dư quỹ bảo hiểm thất nghiệp của năm trước liền kề.
3. Hội đồng quản lý Bảo hiểm xã hội Việt Nam quyết định và chịu trách nhiệm trước Chính phủ về các hình thức đầu tư và cơ cấu đầu tư của các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trên cơ sở đề nghị của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
1. Căn cứ tình hình thu, chi quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp hằng năm và các hình thức đầu tư quy định tại Điều 4 Nghị định này, Bảo hiểm xã hội Việt Nam xây dựng phương án đầu tư trình Hội đồng quản lý Bảo hiểm xã hội Việt Nam thông qua.
2. Phương án đầu tư từ quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp được xây dựng cùng với việc lập dự toán thu, chi và tổng hợp trong dự toán thu, chi hằng năm của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, nội dung gồm:
a) Đánh giá tình hình thực hiện hoạt động đầu tư năm trước, ước thực hiện năm nay, chi Tiết theo từng hình thức đầu tư, gồm các chỉ tiêu: Số dư nợ đầu tư, số tiền đầu tư, số tiền thu hồi (tiền gốc, lãi), mức lãi suất đầu tư;
b) Dự kiến đầu tư trong năm kế hoạch, gồm các chỉ tiêu: Tổng số tiền sử dụng đầu tư, các hình thức đầu tư, cơ cấu đầu tư, thời hạn đầu tư, mức lãi suất đầu tư, số tiền thu hồi (tiền gốc, lãi), số dư nợ đầu tư cuối năm.
3. Bảo hiểm xã hội Việt Nam thực hiện đầu tư phải theo đúng hình thức đầu tư, cơ cấu đầu tư, phương thức đầu tư quy định tại Nghị định này và phương án đầu tư đã được Hội đồng quản lý Bảo hiểm xã hội Việt Nam thông qua. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu xét thấy cần thiết phải Điều chỉnh hoặc bổ sung phương án đầu tư nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư Bảo hiểm xã hội Việt Nam báo cáo Hội đồng quản lý xem xét, quyết định.
Article 1. Scope of regulation
This Decree details investment from social insurance, health insurance and unemployment insurance funds managed by Vietnam Social Security.
Article 2. Subjects of application
This Decree applies to Vietnam Social Security, and agencies, organizations and individuals involved in investment from social insurance, health insurance and unemployment insurance funds.
Article 3. Investment principles
Investment from social insurance, health insurance and unemployment insurance funds must ensure transparency, safety, efficiency and capital recoverability.
1. Investment from social insurance, health insurance and unemployment insurance funds takes a form in the following order of priority:
a/ Purchase of government bonds;
b/ Provision of loans to the state budget;
c/ Making of deposits, or purchase of bonds, promissory notes, bills or deposit certificates at high performance commercial banks as rated by the State Bank of Vietnam;
d/ Provision of loans to Vietnam Development Bank and Vietnam Bank for Social Policies in the form of purchase of government-guaranteed bonds that are issued by these banks;
dd/ Investment in important projects under the Prime Minister’s decisions.
2. Investment in the two forms specified at Points d and dd, Clause 1 of this Article shall be applied to the unemployment insurance fund only. The amount of investment in these two forms must not exceed 20% of the preceding year’s balance of the unemployment insurance fund.
3. The Management Board of Vietnam Social Security shall, at the proposal of the Director General of Vietnam Social Security, decide on, and take responsibility before the Government for, forms and structure of investment from social insurance, health insurance and unemployment insurance funds.
Article 5. Formulation of investment plan
1. Based on annual revenues and expenditures of social insurance, health insurance and unemployment insurance funds and the forms specified in Article 4 of this Decree, Vietnam Social Security shall formulate an investment plan and submit it to the Management Board of Vietnam Social Security for approval.
2. The plan on investment from social insurance, health insurance and unemployment insurance funds shall be formulated together with the revenue and expenditure estimation and included in the annual revenue and expenditure estimation of Vietnam Social Security. Such plan must have the following contents:
a/ Evaluation of the previous year’s investment situation and expected result of the current year’s investment, detailed per investment form and covering such criteria as investment loan outstanding balance, investment amount, repaid loan amount (principal and interest), and investment interest rate;
b/ Proposals for investment in a plan year, including total amount used for investment, investment forms and structure, investment duration, investment interest rate, repaid loan amount (principal and interest), and year-end investment loan outstanding balance.
3. Vietnam Social Security shall make investment strictly according to investment forms, structure and methods specified in this Decree and the investment plan approved by the Management Board of Vietnam Social Security. In the course of implementation, if deeming it necessary to adjust or supplement the investment plan for raising the investment efficiency, Vietnam Social Security shall report such adjustment or supplementation to the Management Board of Vietnam Social Security for consideration and decision.