Nghị định 27/2001/NĐ-CP về việc kinh doanh lữ hành, hướng dẫn du lịch
Số hiệu: | 27/2001/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: | 05/06/2001 | Ngày hiệu lực: | 20/06/2001 |
Ngày công báo: | 08/07/2001 | Số công báo: | Số 25 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
14/07/2007 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
CHÍNH PHỦ |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 27/2001/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 05 tháng 6 năm 2001 |
CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 27/2001/NĐ-CP NGÀY 05 THÁNG 6 NĂM 2001 VỀ KINH DOANH LỮ HÀNH, HƯỚNG DẪN DU LỊCH
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Luật Doanh nghiệp số 13/1999/QH13 ngày 12 tháng 6 năm 1999;
Căn cứ Pháp lệnh Du lịch số 11/1999/PL-UBTVQH10 ngày 08 tháng 02 năm 1999;
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch,
NGHỊ ĐỊNH:
1. Nghị định này quy định về kinh doanh lữ hành, hướng dẫn du lịch.
2. Nghị định này áp dụng đối với mọi tổ chức, cá nhân người Việt Nam thuộc các thành phần kinh tế và tổ chức, cá nhân người nước ngoài hoạt động theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam kinh doanh lữ hành, hướng dẫn du lịch, trừ trường hợp pháp luật về đầu tư nước ngoài tại Việt Nam có quy định khác.
1. Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến.
2. Khách du lịch quốc tế là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch; công dân Việt Nam, người nước ngoài cư trú tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch.
3. Khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam và người nước ngoài cư trú tại Việt Nam đi du lịch trong lãnh thổ Việt Nam.
4. Chương trình du lịch là lịch trình được định trước của chuyến đi du lịch do các doanh nghiệp lữ hành tổ chức, trong đó xác định thời gian chuyến đi, nơi đến du lịch, các điểm dừng chân, dịch vụ lưu trú, vận chuyển, các dịch vụ khác và giá bán chương trình.
5. Kinh doanh lữ hành là việc xây dựng, bán, tổ chức thực hiện các chương trình du lịch nhằm mục đích sinh lợi.
6. Hướng dẫn viên du lịch là người hướng dẫn khách theo chương trình du lịch và được thanh toán cho dịch vụ hướng dẫn.
Hướng dẫn viên du lịch không bao gồm: thuyết minh viên tại chỗ, người của các cơ quan, tổ chức được cử đi công tác cùng khách là người nước ngoài.
1. Tổ chức, cá nhân kinh doanh lữ hành phải đăng ký thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và cam kết thực hiện đầy đủ các điều kiện quy định trong Nghị định này.
2. Việc thành lập doanh nghiệp lữ hành, đăng ký kinh doanh, bổ sung chức năng ngành nghề kinh doanh lữ hành thực hiện theo Luật Doanh nghiệp Nhà nước, Luật Doanh nghiệp, Luật Hợp tác xã, Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
1. Doanh nghiệp lữ hành nội địa có các quyền sau:
a) Xây dựng, quảng cáo, bán và tổ chức thực hiện các chương trình du lịch cho khách du lịch nội địa; khách du lịch là người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch;
b) Lập chi nhánh, văn phòng đại diện theo quy định của pháp luật;
c) Tham gia các câu lạc bộ, các hiệp hội nghề nghiệp;
d) Tiến hành các hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch theo đúng chức năng, quyền hạn và phạm vi kinh doanh du lịch;
đ) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
2. Doanh nghiệp lữ hành nội địa có các nghĩa vụ sau:
a) Chấp hành, phổ biến và hướng dẫn khách du lịch tuân thủ pháp luật Việt Nam, các quy định của Nhà nước về an ninh và trật tự, an toàn xã hội; về bảo vệ môi trường, bản sắc văn hoá và thuần phong mỹ tục của dân tộc;
b) Có biện pháp bảo đảm an toàn về sức khoẻ, tính mạng và tài sản của khách du lịch;
c) Công khai giá và các điều kiện thực hiện chương trình du lịch, dịch vụ du lịch; đảm bảo các dịch vụ cung cấp cho khách đúng số lượng và chất lượng như đã quảng cáo;
d) Thông báo về thời điểm bắt đầu hoạt động kinh doanh cho cơ quan quản lý du lịch cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
đ) Không được cho tổ chức, cá nhân khác sử dụng tư cách pháp nhân, tên doanh nghiệp của mình để hoạt động kinh doanh du lịch;
e) Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
1. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế gồm:
a) Đơn đề nghị cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế;
b) Bản sao hợp pháp các giấy tờ quy định tại Điều 6 của Nghị định này.
2. Thủ tục cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế gồm:
a) Doanh nghiệp gửi một bộ hồ sơ đề nghị cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế (dưới đây gọi tắt là hồ sơ) đến cơ quan quản lý du lịch của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính;
b) Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ do doanh nghiệp gửi đến, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải hoàn thành việc thẩm định hồ sơ và gửi văn bản đề nghị kèm theo hồ sơ đầy đủ đến cơ quan có thẩm quyền xem xét, cấp giấy phép. Trường hợp không đủ tiêu chuẩn để xem xét, cấp giấy phép thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do cho doanh nghiệp biết đồng thời gửi báo cáo về Tổng cục Du lịch;
c) Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của cơ quan tiếp nhận hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền về việc cấp giấy phép có trách nhiệm xem xét, cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế cho doanh nghiệp. Trường hợp từ chối cấp phép, phải thông báo bằng văn bản, nêu rõ lý do cho cơ quan tiếp nhận hồ sơ và doanh nghiệp biết;
d) Tổng cục Du lịch công bố thủ tục cấp phép theo hướng đơn giản, thuận tiện, không gây phiền hà, cản trở hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và thực hiện việc cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế.
1. Doanh nghiệp lữ hành quốc tế có các quyền sau:
a) Xây dựng, quảng cáo, bán và tổ chức thực hiện các chương trình du lịch;
b) Lập chi nhánh, văn phòng đại diện theo quy định của pháp luật;
c) Tham gia các câu lạc bộ, các hiệp hội nghề nghiệp;
d) Tiến hành các hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch;
đ) Làm thủ tục xin xét duyệt nhân sự về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh cho khách du lịch với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
e) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
2. Doanh nghiệp lữ hành quốc tế có các nghĩa vụ sau:
a) Chấp hành, phổ biến và hướng dẫn khách du lịch tuân thủ pháp luật và các quy định của Nhà nước Việt Nam về an ninh và trật tự, an toàn xã hội; về bảo vệ môi trường, bản sắc văn hoá và thuần phong mỹ tục của dân tộc;
b) Có biện pháp bảo đảm an toàn về sức khoẻ, tính mạng và tài sản của khách du lịch;
c) Công khai giá và các điều kiện thực hiện chương trình du lịch, dịch vụ du lịch; đảm bảo các dịch vụ cung cấp cho khách đúng số lượng và chất lượng như đã quảng cáo;
d) Thông báo về thời điểm bắt đầu hoạt động kinh doanh cho cơ quan quản lý du lịch cấp tỉnh, thành phố;
đ) Tuyên truyền, quảng bá về du lịch Việt Nam;
e) Chỉ được sử dụng hướng dẫn viên du lịch đã được cấp thẻ để hướng dẫn khách du lịch;
g) Quản lý hướng dẫn viên, đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho hướng dẫn viên của doanh nghiệp;
h) Không được cho tổ chức, cá nhân khác sử dụng tư cách pháp nhân, tên doanh nghiệp của mình để hoạt động kinh doanh du lịch;
i) Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, được phép kinh doanh lữ hành theo giấy phép do cơ quan nhà nước Việt Nam có thẩm quyền cấp, có quyền và nghĩa vụ theo đúng quy định của Nghị định này và các quyền và nghĩa vụ quy định trong Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và các văn bản pháp luật liên quan.
Những người đủ tiêu chuẩn theo quy định của Nghị định này sẽ được xem xét để cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch. Chỉ những người đã được cấp thẻ mới được hành nghề hướng dẫn viên du lịch đối với khách du lịch quốc tế. Hướng dẫn viên du lịch chỉ được hành nghề hướng dẫn viên du lịch khi đang làm việc ở một doanh nghiệp kinh doanh lữ hành.
1. Hướng dẫn viên có các quyền sau:
ưa) Hướng dẫn khách du lịch theo nhiệm vụ được giao hoặc theo hợp đồng đã ký với doanh nghiệp lữ hành;
b) Tham gia hiệp hội nghề nghiệp;
c) Hướng dẫn khách du lịch theo các chương trình du lịch trong và ngoài nước;
d) Nhận lương, thù lao theo hợp đồng của đơn vị sử dụng;
đ) Tham gia thi tuyển, công nhận cấp bậc nghề nghiệp của hướng dẫn viên;
e) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
2. Hướng dẫn viên có các nghĩa vụ sau:
a) Tuân thủ và hướng dẫn khách du lịch tuân thủ pháp luật Việt Nam, nội quy, quy chế nơi đến tham quan du lịch và tôn trọng phong tục tập quán của địa phương;
b) Hướng dẫn khách tham quan du lịch theo đúng chương trình, có thái độ văn minh, tận tình và chu đáo với khách;
c) Có trách nhiệm đối với việc bảo đảm an toàn, tính mạng, tài sản của khách du lịch;
d) Thông tin về chuyến đi cho khách du lịch và các quyền lợi hợp pháp khác của khách du lịch;
đ) Đeo thẻ hướng dẫn viên trong khi làm nhiệm vụ;
e) Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Hướng dẫn viên không được:
1. Lợi dụng hoạt động lữ hành, cung cấp những thông tin làm phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội;
2. Cho người khác mượn thẻ hướng dẫn viên;
3. Có những hành vi, lời nói gây ảnh hưởng xấu tới hình ảnh, thuần phong mỹ tục Việt Nam;
4. Đưa khách du lịch đến những khu vực cấm;
5. Thay đổi chương trình du lịch đã thông báo cho khách mà không có sự đồng ý của khách;
6. Kiếm lợi bất chính đối với khách du lịch, nài ép khách du lịch mua hàng hóa, dịch vụ;
7. Tùy tiện cắt giảm các tiêu chuẩn, dịch vụ của khách du lịch;
8. Phân biệt đối xử với khách du lịch;
Người có đủ các điều kiện sau đây được cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch:
1. Có quốc tịch Việt Nam, thường trú tại Việt Nam, có đủ năng lực hành vi dân sự;
2. Không mắc bệnh truyền nhiễm, không sử dụng các chất gây nghiện;
3. Có bằng cử nhân trở lên và có chứng chỉ bồi dưỡng về hướng dẫn du lịch do cơ sở đào tạo có thẩm quyền cấp;
4. Có bằng cử nhân ngoại ngữ hoặc chứng chỉ ngoại ngữ du lịch do cơ sở đào tạo có thẩm quyền cấp;
Hồ sơ đề nghị cấp thẻ hướng dẫn viên gồm:
a) Đơn đề nghị cấp thẻ;
b) Sơ yếu lý lịch (có xác nhận của ủy ban nhân dân phường, xã nơi cư trú, hoặc cơ quan nơi công tác);
c) Bản sao có công chứng:
- Bằng cử nhân và chứng chỉ bồi dưỡng về hướng dẫn du lịch;
- Bằng cử nhân ngoại ngữ hoặc chứng chỉ ngoại ngữ du lịch;
d) Giấy khám sức khỏe và ảnh.
1. Người có đủ điều kiện quy định tại Điều 13 của Nghị định này nộp hồ sơ đề nghị cấp thẻ đến cơ quan quản lý nhà nước về du lịch có thẩm quyền.
2. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, cơ quan quản lý nhà nước về du lịch có trách nhiệm xem xét cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch; trường hợp từ chối cấp thẻ, cơ quan quản lý nhà nước về du lịch có thẩm quyền phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do đến người xin cấp thẻ.
3. Tổng cục Du lịch ủy quyền cho các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch.
Thẻ hướng dẫn viên du lịch có giá trị trong phạm vi toàn quốc.
1. Trường hợp đổi, cấp lại thẻ hướng dẫn viên:
Trường hợp thẻ hư hỏng hoặc bị mất, hướng dẫn viên phải làm hồ sơ đề nghị đổi, cấp lại thẻ.
2. Hồ sơ đề nghị đổi, cấp lại thẻ gồm:
a) Đơn đề nghị;
b) Hai ảnh 3 x 4;
c) Thẻ cũ đối với trường hợp đổi thẻ, hoặc xác nhận của cơ quan công an đối với trường hợp bị mất thẻ.
3. Thu hồi thẻ hướng dẫn viên.
Hướng dẫn viên bị thu hồi thẻ nếu vi phạm một trong các trường hợp sau:
a) Vi phạm khoản 1 hoặc khoản 2 Điều 12;
b) Vi phạm các khoản từ 3 đến 8 Điều 12.
4. Khi bị thu hồi thẻ, hướng dẫn viên chỉ được xem xét để cấp lại sau 6 (sáu) tháng kể từ ngày thẻ bị thu hồi. Hồ sơ và thủ tục đề nghị cấp thẻ áp dụng theo quy định tại Điều 14 và Điều 15 của Nghị định này.
1. Tổng cục Du lịch thực hiện việc quản lý nhà nước về kinh doanh lữ hành, hướng dẫn du lịch; đề xuất với Chính phủ các cơ chế chính sách về du lịch, ban hành theo thẩm quyền các văn bản hướng dẫn và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về lữ hành, hướng dẫn du lịch, cung cấp thông tin về du lịch; phối hợp với các Bộ, ngành hướng dẫn các địa phương thực hiện quản lý nhà nước về du lịch, kiểm tra, xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.
2. Tổng cục Du lịch công bố công khai các điều kiện và thủ tục cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế để doanh nghiệp có căn cứ xây dựng, tổ chức thực hiện các chương trình du lịch và đăng ký kinh doanh.
3. Tổng cục Du lịch chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch, xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật hiện hành, kể cả rút giấy uỷ quyền cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch.
4. Tổng cục Du lịch chủ trì cùng với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Văn hoá - Thông tin quy định điều kiện và cơ sở đào tạo có thẩm quyền cấp chứng chỉ bồi dưỡng về hướng dẫn viên du lịch, chứng chỉ ngoại ngữ du lịch quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 13 của Nghị định này.
5. Bộ Giao thông vận tải chủ trì phối hợp với Tổng cục Du lịch và các ngành, địa phương có liên quan hướng dẫn cụ thể về tiêu chuẩn, điều kiện đối với phương tiện và người điều khiển phương tiện vận chuyển khách du lịch.
6. Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện việc quản lý hoạt động kinh doanh lữ hành, hành nghề hướng dẫn, vận chuyển khách du lịch trên địa bàn; hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện các điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật trên địa bàn.
Tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc kinh doanh lữ hành, hướng dẫn, vận chuyển khách du lịch thì được khen thưởng theo quy định của pháp luật.
1. Tổ chức, cá nhân kinh doanh lữ hành mà không đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế mà không có giấy phép hoặc có sai phạm trong việc thực hiện các nghĩa vụ quy định tại khoản 2 Điều 8 của Nghị định này; hướng dẫn viên du lịch quốc tế mà không có thẻ hướng dẫn viên thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý hành chính hoặc thu hồi giấy phép kinh doanh hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
2. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái với những quy định của Nghị định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan về kinh doanh lữ hành và hướng dẫn du lịch thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
1. Những doanh nghiệp kinh doanh lữ hành đã có giấy phép, đã đăng ký hoạt động kinh doanh trước ngày ban hành Nghị định này vẫn tiếp tục được hoạt động kinh doanh nhưng phải điều chỉnh, bổ sung đầy đủ các điều kiện để hoạt động theo đúng quy định của Nghị định này.
2. Những người đã được cấp thẻ hướng dẫn viên trước khi ban hành Nghị định này mà vẫn còn thời gian sử dụng thì vẫn được tiếp tục sử dụng thẻ đã được cấp để hướng dẫn khách du lịch.
|
Phan Văn Khải (Đã ký) |
THE GOVERNMENT |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No: 27/2001/ND-CP |
Hanoi, June 05, 2001 |
ON TOUR BUSINESS AND TOURIST GUIDING
THE GOVERNMENT
Pursuant to the Law on Organization of the Government of September 30, 1992;
Pursuant to the Enterprise Law No. 13/1999/QH13 of June 12, 1999;
Pursuant to the Tourism Ordinance No. 11/1999/PL-UBTVQH10 of February 8, 1999;
At the proposal of the General Director of Tourism,
DECREES:
Article 1.- Application scope and objects
1. This Decree prescribes tour business and tourist guiding.
2. This Decree shall apply to all Vietnamese organizations and individuals of all economic sectors and foreign organizations and individuals operating under the Law on Foreign Investment in Vietnam, that deal in tour business and tourist guiding, except otherwise provided for by the legislation on foreign investment in Vietnam.
Article 2.- In this Decree, the terms below shall be construed as follows:
1. Tourists are persons who travel for purely tourist or combined tourist purpose, except those who travel for study, working or professional practices to earn income at their destination places.
2. International tourists mean foreigners and overseas Vietnamese who enter Vietnam for tourism; Vietnamese citizens and foreigners residing in Vietnam who travel abroad for tourism.
3. Domestic tourists mean Vietnamese citizens and foreigners residing in Vietnam, who travel within the Vietnamese territory.
4. Tourist programs mean pre-set timetables of journeys organized by tour business enterprises, in which the journey duration, tourist destination, stops, accommodation, transport and other services and package prices are determined.
5. Tour business means the elaboration, sale and implementation of tourist programs for profit-making purpose.
6. Tourist guides are persons who guide tourists according to tourist programs and get paid for the guiding service.
Tourist guides do not include on-site narrators and persons sent by agencies or organizations in company of tourists being foreigners.
1. Organizations and individuals doing tour business must register for the establishment of enterprises according to the provisions of legislation on enterprises and commit to fully satisfy the conditions prescribed in this Decree.
2. The establishment of tour enterprises, the business registration and the addition of tour business line shall comply with the Law on State Enterprises, the Law on Enterprises, the Law on Cooperatives, the Law on Foreign Investment in Vietnam.
Article 4.- Conditions for domestic tour business
1. Having tour business plan.
2. Paying a deposit of VND 50 (fifty) million.
3. Making business registration strictly according to law provisions.
Article 5.- Rights and obligations of domestic tour enterprises
1. The domestic tour enterprises have the following rights:
a) To elaborate, advertise, sell and organize the implementation of, tourist programs for domestic tourists, overseas Vietnamese entering Vietnam for tourism;
b) To set up branches and/or representative offices according to law provisions;
c) To join clubs and/or professional associations;
d) To conduct tourist promotion and advertisement activities strictly according to their functions, powers and tourist business scope;
e) Other rights as prescribed by law.
2. The domestic tour enterprises have the following obligations:
a) To abide by and popularize tourists with Vietnamese laws, State regulations on security as well as social order and safety, on environmental protection, the nation�s cultural traits, fine traditions and customs, and guide them in the observance thereof;
b) To apply measures to ensure safety for the health, lives and property of tourists;
c) To publicize prices and implementation conditions of tourist programs, tourist services; to provide services to customers in accurate quantity and quality as advertised;
d) To notify the time of commencing the business operation to the concerned tourism authorities of provinces or centrally-run cities;
e) Not to permit other organizations, individuals to use their legal person status, enterprise names for tourist business activities;
f) To fulfill other obligations as prescribed by law.
Article 6.- Conditions for international tour business
1. Having the business license for international tour.
2. Paying a deposit of VND 250 (two hundred and fifty) million.
3. Making business registration according to law provisions.
4. Having at least 3 tourist guides granted cards thereof.
Article 7.- Granting international tour business licenses
1. The dossiers of application for the granting of international tour business licenses include:
a) The application for an international tour business license;
b) The lawful copies of papers prescribed in Article 6 of this Decree.
2. The procedures for the granting of international tour business licenses include:
a) Enterprises send a set of dossiers of application for the granting of international tour business licenses (hereinafter called the dossiers for short) to the tourism authorities of the provinces or centrally-run cities where the enterprises are headquartered;
b) Within 15 days after receiving full dossiers from the enterprises, the dossier- receiving agencies shall have to complete the evaluation of dossiers and send their written proposals together with the full dossiers to the competent bodies for consideration and granting of the licenses. In cases where the enterprises fail to fully meet the criteria for consideration and granting of licenses, the dossier- receiving bodies shall have to notify them in writing thereof, clearly stating the reasons therefor and at the same time send reports to the General Department of Tourism;
c) Within 15 days after receiving the written proposals of the dossier-receiving bodies, the agencies competent to grant licenses shall have to consider and grant the international tour business licenses to the enterprises. In case of refusal to grant licenses, they must notify the dossier-receiving bodies and the enterprises thereof in writing, clearly stating the reasons therefor;
d) The General Department of Tourism publicizes the procedures for license granting along the direction of simplicity, convenience, not causing troubles and obstacles to business activities of enterprises and effects the granting of international tour business licenses.
Article 8.- Rights and obligations of international tour enterprises
1. The international tour enterprises have the following rights:
a) To elaborate, advertise, sell and organize the implementation of, tourist programs;
b) To set up branches and/or representative offices according to law provisions;
c) To join clubs and/or professional associations;
d) To conduct tourist promotion and advertisement activities;
e) To carry out procedures, applying for the approval of personnel who apply for tourists entries, exits and transits with competent State bodies;
f) Other rights as prescribed by law.
2. The international tour enterprises have the following obligations:
a) To abide by and popularize the tourists with, the Vietnamese State’s laws and regulations on security, social order and safety, on environmental protection, the nation’s cultural traits, fine traditions and customs, and guide the tourists in the observance thereof;
b) To apply measures to ensure safety for the health, lives and property of tourists;
c) To publicize prices and implementation conditions of tourist programs, tourist services; to provide services to tourists with the right quantity and quality as advertised;
d) To notify the time of commencing the business operation to the provincial/municipal tourism authorities;
e) To propagate and advertise for Vietnamese tourism;
f) To employ only tourist guides already granted cards to guide tourists;
g) To manage tourist guides, provide professional training and fostering for tourist guides of the enterprises;
h) Not to allow other organizations and/or individuals to use their legal person status, names for tourist business activities;
i) To fulfill other obligations as prescribed by law.
Article 9.- Rights and obligations of foreign-invested international tour enterprises
The foreign-invested enterprises, which are allowed to do tour business under the licenses granted by competent State bodies of Vietnam, shall have the rights and obligations prescribed in this Decree as well as the rights and obligations prescribed in the Law on Foreign Investment in Vietnam and the relevant legal documents.
Article 10.- Practice of tourist guiding
Those who fully meet the criteria prescribed in this Decree shall be considered for the granting of tourist guide’s card. Only persons already granted cards can practice tourist guiding for foreign tourists. A tourist guide can only practice his/her occupation when he/she works at a tour business enterprise.
Article 11.- Rights and obligations of tourist guides
1. The tourist guides have the following rights:
a) To guide tourists according to their assigned tasks or under contracts already signed with tour enterprises;
b) To join professional associations;
c) To guide tourists according to domestic and overseas tourist programs;
d) To receive wages, remuneration under contracts signed with the employing units;
e) To sit for examinations for recruitment, recognition of professional grades of tourist guides;
f) Other rights as prescribed by law.
2. The tourist guides have the following obligations:
a) To abide by and guide tourists to abide by Vietnamese laws, rules and regulations at the tourist sites and respect the local customs and practices;
b) To guide tourists according to programs, showing civilized attitudes, wholeheartedness and thoughtfulness to tourists;
c) To be responsible for ensuring the safety of lives and property of tourists;
d) To provide information on the journeys to tourists and other legitimate interests of tourists;
e) To wear the guide’s card while on duty;
f) To perform other obligations as prescribed by law.
Article 12.- Things the tourist guides must not do
The tourist guides must not:
1. Take advantage of tour activities to provide information which cause harms to the national security, social order and safety;
2. Let other persons borrow the guide’s card;
3. Commit acts and/or use words which cause bad impacts on the images, fine traditions and customs of Vietnam;
4. Take tourists to restricted areas;
5. Change the tourist programs, which have already been notified to tourists, without the consents of tourists.
6. Gain illicit profits from tourists, force with entreaties tourists to buy goods, services;
7. Casually cut the norms, services to be enjoyed by tourists;
8. Show discrimination against tourists;
Article 13.- Granting tourist guide’s card
Those who fully meet the following conditions shall be granted tourist guide’s card:
1. Having the Vietnamese citizenship, permanently residing in Vietnam, having full civil act capacity;
2. Not being infected with contagious diseases, not using addictive substances;
3. Having bachelor or higher degree and having certificate of fostering in tourist guiding granted by competent training establishments;
4. Having bachelor degree in foreign language or certificate of tourism foreign language(s), granted by competent training establishments;
Article 14.- Dossiers of application for the granting of guide’s card
The dossiers of application for the granting of guide’s card shall include:
a) The application for the granting of card;
b) The curriculum vitae (with certification by the People’s Committee of ward or commune where the applicant resides or the agency where he/she works);
c) The notarized copies of:
- The bachelor diploma and certificate of fostering in tourist guide;
- The bachelor diploma in foreign language(s) or certificate of tourism foreign language(s);
d) The health check paper and photos.
Article 15.- Procedures for the granting of guide’s card
1. Those who fully meet the conditions prescribed in Article 13 of this Decree shall submit dossiers of application for card granting to the competent State management bodies in charge of tourism.
2. Within 15 days after receiving the full dossiers, the State management bodies in charge of tourism shall have to consider and grant the tourist guide’s card; in case of refusal to grant cards, the competent State management bodies in charge of tourism must reply the applicants in writing and clearly state the reasons therefor.
3. The General Department of Tourism shall authorize the State management bodies in charge of tourism in the provinces and centrally-run cities to effect the granting of tourist guide’s card.
The tourist guide’s cards are valid nationwide.
Article 16.- Renewal, re-granting and withdrawal of guide’s card
1. Cases of renewal, re-granting of guide’s card:
Where their cards are damaged or lost, tourist guides shall have to compile dossiers applying for renewal or re-granting of cards.
2. A dossier of application for card renewal, re-granting shall include:
a) The application;
b) Two 3 x 4 photos;
c) The old card for case of card renewal, or certification of police office for case of card loss.
3. Withdrawal of guide’s card
Tourist guides shall have their cards withdrawn if they commit violations in one of the following cases:
a) Violating Clause 1 or Clause 2 of Article 12;
b) Violating Clauses from 3 to 8 of Article 12.
4. When having their cards withdrawn, the tourist guides may only be considered for re-granting after 6 (six) months as from the date of withdrawing the cards. The dossiers and procedures to apply for card granting shall comply with the provisions in Articles 14 and 15 of this Decree.
STATE MANAGEMENT OVER TOUR BUSINESS, TOURIST GUIDING AND TRANSPORTATION OF TOURISTS
Article 17.- The State management over tour business, tourist guiding and transportation of tourists
1. The General Department of Tourism shall exercise the State management over tour business and tourist guiding; propose to the Government policy mechanisms on tourism, promulgate, according to its competence, guiding documents and organize the implementation of legal documents on tour, tourist guiding, provide information on tourism; coordinate with the ministries and branches in guiding localities to exercise the State management over tourism, inspect and handle violations according to law provisions.
2. The General Department of Tourism shall publicly announce the conditions and procedures for the granting of international tour business licenses so that enterprises have grounds to draw up and implement tourist programs and make business registration.
3. The General Department of Tourism has the responsibility to inspect and supervise the granting of tourist guide’s cards and handle violations according to current law provisions, including the withdrawal of papers of authorization to grant tourist guide’s cards.
4. The General Department of Tourism shall assume the prime responsibility and coordinate with the Ministry of Education and Training and the Ministry of Culture and Information to define conditions and training establishments competent to grant certificates of tourist guides fostering, certificates of tourism foreign languages prescribed in Clauses 3 and 4, Article 13 of this Decree.
5. The Ministry of Communications and Transport shall assume prime responsibility and coordinate with the concerned branches and localities in guiding in detail the criteria and conditions on means and operators of means for the transportation of tourists.
6. The State management bodies in charge of tourism in the provinces and centrally-run cities shall exercise the management of tour business activities, practice of tourist guding, transportation of tourists in localities; guide and inspect the observance of business conditions in localities according to the provisions of law.
COMMENDATION AND HANDLING OF VIOLATIONS
Organizations and individuals that record achievements in tour business, tourist guiding and/or transportation of tourists shall be commended and/or rewarded according to the provisions of law.
Article 19.- Handling of violations
1. Organizations and individuals that do tour business but fail to make business registration, enterprises which do international tour business without licenses or commit errors in performing the obligations prescribed in Clause 2, Article 8 of this Decree, and international tourist guides who have no guide’s cards shall, depending on the nature and seriousness of their violations, be administratively handled, have their business licenses withdrawn or be examined for penal liability; if causing damage, they must pay compensation therefor according to the provisions of law.
2. Those who abuse their positions and powers and act in contravention of the provisions of this Decree as well as other law provisions related to tour business and tourist guiding shall, depending on the nature and seriousness of their violations, be disciplined or examined for penal liability; if causing damage, they must pay compensation therefor as prescribed by law.
1. Tour business enterprises, which were licensed and registered for business activities before the date of promulgation of this Decree, may continue their business operation but have to adjust and supplement all conditions for operation according to the provisions of this Decree.
2. Those who were granted tourist guide’s cards before the promulgation of this Decree, which have not yet expired, may continue to use the granted cards for tourist guiding.
Article 21.- This Decree takes effect 15 days after its signing. The previous provisions contrary to this Decree are all now annulled.
Article 22.- The General Department of Tourism shall have to assume the prime responsibility and coordinate with the concerned ministries and branches in guiding the implementation of this Decree.
Article 23.- The ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the agencies attached to the Government and the presidents of the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities shall have to implement this Decree.
|
ON BEHALF OF THE GOVERNMENT |
s
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực