Chương II Nghị định 26/2022/NĐ-CP về viên chức Lãnh sự danh dự nước ngoài tại Việt Nam: Thủ tục chấp thuận, chấm dứt hoạt động của lãnh sự danh dự
Số hiệu: | 26/2022/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Phạm Bình Minh |
Ngày ban hành: | 14/04/2022 | Ngày hiệu lực: | 01/06/2022 |
Ngày công báo: | 24/04/2022 | Số công báo: | Từ số 321 đến số 322 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Tiêu chuẩn của ứng viên Lãnh sự danh dự nước ngoài tại Việt Nam
Ngày 14/4/2022, Chính phủ ban hành Nghị định 26/2022/NĐ-CP về viên chức Lãnh sự danh dự nước ngoài tại Việt Nam.
Theo đó, người được chấp thuận làm Lãnh sự danh dự phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Có quốc tịch Nước cử hoặc quốc tịch Việt Nam.
Trường hợp là người có quốc tịch của nước thứ ba hoặc người có hai hay nhiều quốc tịch thì phải được sự đồng ý của Bộ Ngoại giao theo trình tự thủ tục quy định tại Khoản 2 Điều 5 Nghị định 26/2022/NĐ-CP.
Sự đồng ý về quốc tịch này có thể bị rút lại vào bất kỳ lúc nào mà không cần nêu lý do. Trong trường hợp này, Bộ Ngoại giao sẽ gửi công hàm thông báo đến Nước cử.
- Thường trú tại Việt Nam hoặc đã cư trú, làm việc ít nhất 01 năm tại khu vực lãnh sự.
- Không phải là cán bộ công chức, viên chức hoặc người lao động nhận lương từ ngân sách nhà nước của bất kỳ nước nào.
- Bố trí trụ sở làm việc hoặc nơi cư trú trong khu vực lãnh sự của Cơ quan lãnh sự mà người đó dự kiến đứng đầu.
- Có lý lịch tư pháp rõ ràng.
- Có khả năng tài chính, uy tín trong xã hội.
Nghị định 26/2022/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/6/2022.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Nước cử gửi công hàm trực tiếp đến Bộ Ngoại giao đề nghị chấp thuận việc thành lập Cơ quan lãnh sự danh dự nước ngoài tại Việt Nam. Trong công hàm nêu rõ nhu cầu của việc lập Cơ quan lãnh sự danh dự tại Việt Nam, dự kiến khu vực lãnh sự và tên gọi của Cơ quan lãnh sự danh dự.
2. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được công hàm, Bộ Ngoại giao có văn bản xin ý kiến Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và các cơ quan liên quan về chủ trương cho phép lập Cơ quan lãnh sự danh dự nước ngoài tại Việt Nam. Ý kiến của các cơ quan gửi về Bộ Ngoại giao trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được văn bản của Bộ Ngoại giao.
3. Trong thời hạn 30 ngày sau khi nhận được ý kiến bằng văn bản của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và các cơ quan có liên quan, Bộ Ngoại giao quyết định cho phép thành lập Cơ quan lãnh sự danh dự trên cơ sở các quy định của pháp luật, mức độ quan hệ lãnh sự trong khu vực; tính chất quan hệ và đảm bảo an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội, phù hợp với luật pháp và thông lệ quốc tế.
Trường hợp giữa các cơ quan liên quan có các ý kiến khác nhau về vấn đề này hoặc việc thành lập Cơ quan lãnh sự danh dự cần được cân nhắc thêm từ góc độ an ninh quốc phòng, Bộ Ngoại giao báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định.
4. Bộ Ngoại giao thông báo cho Nước cử biết quyết định về việc chấp thuận hoặc không chấp thuận thành lập Cơ quan lãnh sự danh dự nước ngoài tại Việt Nam.
1. Sau khi nhận được chấp thuận của Bộ Ngoại giao về việc lập Cơ quan lãnh sự danh dự tại Việt Nam, Nước cử gửi công hàm đến Bộ Ngoại giao đề nghị chấp thuận ứng cử viên Lãnh sự danh dự kèm theo 01 bộ hồ sơ của Lãnh sự danh dự theo quy định tại Điều 7, dự kiến nơi đặt trụ sở Cơ quan lãnh sự danh dự và các chức năng lãnh sự mà Nước cử ủy nhiệm.
Trong trường hợp cần thiết, Bộ Ngoại giao có thể yêu cầu Nước cử bổ sung các thông tin liên quan khác.
2. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được công hàm và đầy đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Ngoại giao sẽ trao đổi với Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và các cơ quan liên quan về việc chấp thuận Lãnh sự danh dự để đảm bảo các yêu cầu về đối ngoại, an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội, kinh tế, văn hóa, giáo dục. Ý kiến của các cơ quan gửi về Bộ Ngoại giao trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được văn bản của Bộ Ngoại giao.
Trong thời hạn 30 ngày sau khi nhận được ý kiến bằng văn bản của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và các cơ quan có liên quan, Bộ Ngoại giao sẽ quyết định chấp thuận hay không chấp thuận người được đề cử làm Lãnh sự danh dự.
3. Sau khi thông qua ứng cử viên Lãnh sự danh dự, Bộ Ngoại giao thông báo bằng văn bản cho Nước cử và yêu cầu Nước cử nộp bản sao Giấy ủy nhiệm Lãnh sự danh dự để Bộ Ngoại giao cấp Giấy chấp nhận Lãnh sự danh dự. Hai bên trao đổi thống nhất về thời điểm tiếp nhận Giấy ủy nhiệm lãnh sự và trao Giấy chấp nhận Lãnh sự danh dự.
4. Sau khi tiếp nhận Giấy ủy nhiệm Lãnh sự danh dự và trong thời hạn 05 ngày sau khi trao Giấy chấp nhận Lãnh sự danh dự, Bộ Ngoại giao thông báo cho các cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam thông tin về Lãnh sự danh dự của Nước cử mới được chấp thuận tại Việt Nam bao gồm thông tin về cá nhân Lãnh sự danh dự, khu vực lãnh sự, chức năng lãnh sự và thời hạn nhiệm kỳ.
5. Nước cử có thể gửi công hàm tới Bộ Ngoại giao trao đổi ý kiến về việc lập Cơ quan lãnh sự danh dự nước ngoài tại Việt Nam đồng thời với việc đề nghị chấp thuận ứng cử viên Lãnh sự danh dự kèm theo hồ sơ lý lịch của Lãnh sự danh dự. Trong trường hợp này, hồ sơ gửi kèm phải phù hợp với các quy định Khoản 1 Điều 4 và khoản 1 Điều 5 của Nghị định này.
6. Trường hợp Nước cử đã được chấp thuận thành lập Cơ quan lãnh sự danh dự tại Việt Nam và ủy nhiệm một người mới làm Lãnh sự danh dự thì không phải trao đổi lại ý kiến với Bộ Ngoại giao theo quy định tại Điều 4 của Nghị định này.
Người được chấp thuận làm Lãnh sự danh dự phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
1. Có quốc tịch Nước cử hoặc quốc tịch Việt Nam. Trường hợp là người có quốc tịch của nước thứ ba hoặc người có hai hay nhiều quốc tịch thì phải được sự đồng ý của Bộ Ngoại giao theo trình tự thủ tục quy định tại Khoản 2 Điều 5. Sự đồng ý về quốc tịch này có thể bị rút lại vào bất kỳ lúc nào mà không cần nêu lý do. Trong trường hợp này, Bộ Ngoại giao sẽ gửi công hàm thông báo đến Nước cử.
2. Thường trú tại Việt Nam hoặc đã cư trú, làm việc ít nhất 01 năm tại khu vực lãnh sự.
3. Không phải là cán bộ công chức, viên chức hoặc người lao động nhận lương từ ngân sách nhà nước của bất kỳ nước nào.
4. Bố trí trụ sở làm việc hoặc nơi cư trú trong khu vực lãnh sự của Cơ quan lãnh sự mà người đó dự kiến đứng đầu.
5. Có lý lịch tư pháp rõ ràng.
6. Có khả năng tài chính, uy tín trong xã hội.
1. Công hàm của Nước cử gửi Bộ Ngoại giao trong đó nêu cụ thể việc đề cử một cá nhân làm Lãnh sự danh dự, dự kiến đặt trụ sở Cơ quan lãnh sự danh dự và khu vực lãnh sự, chức năng lãnh sự và nhiệm kỳ của Lãnh sự danh dự.
2. Sơ yếu lý lịch có ảnh.
3. Bản sao hộ chiếu.
4. Lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp trong thời hạn không quá 12 tháng, tính đến ngày nộp hồ sơ xin chấp thuận.
1. Lãnh sự danh dự chấm dứt hoạt động trong các trường hợp sau đây:
a) Thời hạn nhiệm kỳ hoạt động chấm dứt và Nước cử không thông báo về việc gia hạn tư cách Lãnh sự danh dự của người này.
b) Lãnh sự danh dự bị chết, mất tích, tạm giam, kết án tù, bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự.
c) Lãnh sự danh dự có nguyện vọng thôi không làm Lãnh sự danh dự và được Nước cử chấp thuận.
d) Lãnh sự danh dự bị Bộ Ngoại giao thu hồi Giấy chấp nhận Lãnh sự danh dự. Việc thu hồi Giấy chấp nhận Lãnh sự danh dự có thể được Bộ Ngoại giao thực hiện bất kỳ lúc nào mà không cần nêu rõ lý do.
đ) Nước cử có công hàm thông báo Cơ quan lãnh sự danh dự chấm dứt hoạt động.
2. Trừ trường hợp nêu tại điểm a và d khoản 1 Điều này, Nước cử sẽ thông báo chính thức đến Bộ Ngoại giao về việc chấm dứt hoạt động của Cơ quan Lãnh sự danh dự và Lãnh sự danh dự. Trên cơ sở này, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao sẽ ra quyết định chấm dứt hoạt động của Cơ quan Lãnh sự danh dự và/hoặc Lãnh sự danh dự.
3. Trường hợp chấm dứt hoạt động theo quy định tại Điều này, các ưu đãi miễn trừ và quyền được hưởng các ưu đãi miễn trừ đối với Cơ quan Lãnh sự danh dự và Lãnh sự danh dự theo quy định tại Nghị định này, pháp luật có liên quan cũng chấm dứt.
4. Ngay sau khi ra quyết định chấm dứt hoạt động của Cơ quan Lãnh sự danh dự và/hoặc Lãnh sự danh dự, Bộ Ngoại giao thông báo cho các cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam về việc này theo thủ tục quy định tại khoản 4 Điều 5.
Lãnh sự danh dự có trách nhiệm dỡ bỏ biển trụ sở, quốc kỳ quốc huy của Nước cử tại trụ sở hoạt động của Cơ quan lãnh sự danh dự, trên phương tiện giao thông và hoàn trả lại Chứng minh thư Lãnh sự danh dự theo quy định tại Khoản 6 Điều 13 của Nghị định này.
PROCEDURES FOR APPROVAL AND TERMINATION OF HONORARY CONSULS
Article 4. Approval for establishment of honorary consulates
1. A sending country shall send a diplomatic note directly to the Ministry of Foreign Affairs to request approval for the establishment of a foreign honorary consulate in Vietnam. The diplomatic note must specify the need for establishment of the foreign honorary consulate in Vietnam and the title thereof.
2. Within 10 days from the date on which the Ministry of Foreign Affairs receives the diplomatic note, the Ministry of Foreign Affairs shall consult Ministry of Public Security, Ministry of National Defense, and relevant authorities regarding policies on permitting establishment of foreign honorary consulates in Vietnam. Consulted authorities shall send their remarks to the Ministry of Foreign Affairs within 15 days from the date on which they receive written request of the Ministry of Foreign Affairs.
3. Within 30 days after receiving remarks of Ministry of Public Security, Ministry of National Defense, and relevant authorities, the Ministry of Foreign Affairs shall decide to establish an honorary consulate on the basis of regulations and law, consular relations, nature of the relations, assurance of national defense and security, social order, and adherence to the law and international practice.
In case the consulted authorities have varying remarks in the matter or the establishment of the honorary consulate requires consideration in terms of national defense and security, the Ministry of Foreign Affairs shall report to the Prime Minister.
4. The Ministry of Foreign Affairs shall inform the sending country about whether the establishment of the foreign honorary consulate in Vietnam is approved or not.
Article 5. Procedures for approving honorary consuls
1. After obtaining approval of the Ministry of Foreign Affairs for the establishment of a foreign honorary consulate in Vietnam, the sending country shall send a diplomatic note together with documents under Article 7, expected location of head office of the honorary consulate, and consular functions appointed by the sending country to the Ministry of Foreign Affairs to request for approval of honorary consul candidate.
If necessary, the Ministry of Foreign Affairs may request the sending country to provide additional relevant information.
2. Within 10 working days after receiving the diplomatic note and adequate documents, the Ministry of Foreign Affairs shall consul Ministry of Public Security, Ministry of National Defense, and relevant authorities regarding the approval of honorary consul in order to ensure diplomatic, national defense and security, social order and safety, economic, culture, and education requirements. Consulted authorities shall send their remarks to the Ministry of Foreign Affairs within 15 days from the date on which they receive written request of the Ministry of Foreign Affairs.
Within 30 days after receiving written remarks of the aforementioned authorities, the Ministry of Foreign Affairs shall decide whether or not the candidate is approved to hold honorary consul title.
3. After approving the candidate for honorary consul, the Ministry of Foreign Affairs shall inform the sending country in writing and request the sending country to submit a copy of the consular commission in order to allow the Ministry of Foreign Affairs to issue an exequatur. The parties shall discuss and agree on the sending and receiving dates of the consular commission and the exequatur.
4. After receiving the consular commission and within 5 days after sending the exequatur, the Ministry of Foreign Affairs shall inform Vietnamese authorities about the honorary consul of the sending country who has been recently approved in Vietnam in terms of personal information of the honorary consul, consular district, consular functions, and term of recognition.
5. The sending country may send a diplomatic note to the Ministry of Foreign Affairs to discuss the establishment of foreign honorary consulate in Vietnam and the approval of candidate for honorary consul (after attaching personal background of the honorary consul). In this case, attachments must conform to Clause 1 Article 4 and Clause 1 Article 5 hereof.
6. If a sending country has been approved to establish an honorary consulate in Vietnam and authorizes a new honorary consul, they are not required to discuss the authorization of a new honorary consul with the Ministry of Foreign Affairs as specified under Article 4 hereof.
Article 6. Eligibility of honorary consul candidate
In order to be approved as an honorary consul, a person must:
1. Have nationality of the sending country or Vietnam. The case of a person who has nationality of a third country or more than one nationality requires consent of the Ministry of Foreign Affairs in accordance with procedures under Clause 2 Article 5. Said consent can be withdrawn at any time without reason. In this case, the Ministry of Foreign Affairs shall inform the sending country via a diplomatic note.
2. Reside in Vietnam or has been residing, working for at least 1 year in a consular district.
3. Is not a public official, official, public employee, or employee paid by the state budget of any country.
4. Situate head office or residence within consular district of the consulate which the individual is expected to head.
5. Have clear judicial record.
6. Have financial capacity and social credibility.
Article 7. Request for approval of honorary consul
1. A diplomatic note sent by the sending country to the Ministry of Foreign Affairs which dictates the appointment of a person as the honorary consul, expected head office location of honorary consulate and consular district, consular functions, and term of recognition of honorary consul.
2. Personal information sheet containing photo.
3. Copy of passport.
4. Judicial record issued by Vietnamese authorities in the last 12 months from the date of submitting the request.
Article 8. Termination of honorary consuls
1. An honorary consul shall be terminated when:
a) The term of recognition expires and the sending country does not notify the extension of honorary consul title of the individual.
b) The honorary consul is deceased, missing, detained, imprisoned, or incapacitated.
c) The honorary consul wishes to cease being an honorary consul and is approved by the sending country.
d) Have his/her exequatur revoked by the Ministry of Foreign Affairs. The revocation of an exequatur can be performed by the Ministry of Foreign Affairs at any time without reason.
dd) The sending country notifies the termination of the honorary consulate via a diplomatic note.
2. Other than the cases under Point a and Point d Clause 1 of this Article, the sending country shall officially notify the termination of honorary consulates and honorary consuls to the Ministry of Foreign Affairs. Then, the Ministry of Foreign Affairs shall issue decision on termination of honorary consulates and/or honorary consuls.
3. Cases of termination under this Article shall translate to termination of privilege and immunity applicable to honorary consulates and honorary consuls according to this Decree and relevant law provisions.
4. As soon as a decision on termination of an honorary consulate and/or an honorary consul is issued, the Ministry of Foreign Affairs shall inform Vietnamese authorities about the termination as specified under Clause 4 Article 5.
Honorary consul shall then remove sign of the head office, national flag and national emblem of the sending country at the head office of the honorary consulate and vehicle, and return the honorary consul identity card in accordance with Clause 6 Article 13 hereof.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực