Chương I Nghị định 26/2022/NĐ-CP về viên chức Lãnh sự danh dự nước ngoài tại Việt Nam: Quy định chung
Số hiệu: | 26/2022/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Phạm Bình Minh |
Ngày ban hành: | 14/04/2022 | Ngày hiệu lực: | 01/06/2022 |
Ngày công báo: | 24/04/2022 | Số công báo: | Từ số 321 đến số 322 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Tiêu chuẩn của ứng viên Lãnh sự danh dự nước ngoài tại Việt Nam
Ngày 14/4/2022, Chính phủ ban hành Nghị định 26/2022/NĐ-CP về viên chức Lãnh sự danh dự nước ngoài tại Việt Nam.
Theo đó, người được chấp thuận làm Lãnh sự danh dự phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Có quốc tịch Nước cử hoặc quốc tịch Việt Nam.
Trường hợp là người có quốc tịch của nước thứ ba hoặc người có hai hay nhiều quốc tịch thì phải được sự đồng ý của Bộ Ngoại giao theo trình tự thủ tục quy định tại Khoản 2 Điều 5 Nghị định 26/2022/NĐ-CP.
Sự đồng ý về quốc tịch này có thể bị rút lại vào bất kỳ lúc nào mà không cần nêu lý do. Trong trường hợp này, Bộ Ngoại giao sẽ gửi công hàm thông báo đến Nước cử.
- Thường trú tại Việt Nam hoặc đã cư trú, làm việc ít nhất 01 năm tại khu vực lãnh sự.
- Không phải là cán bộ công chức, viên chức hoặc người lao động nhận lương từ ngân sách nhà nước của bất kỳ nước nào.
- Bố trí trụ sở làm việc hoặc nơi cư trú trong khu vực lãnh sự của Cơ quan lãnh sự mà người đó dự kiến đứng đầu.
- Có lý lịch tư pháp rõ ràng.
- Có khả năng tài chính, uy tín trong xã hội.
Nghị định 26/2022/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/6/2022.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này hướng dẫn quy định tại khoản 2 Điều 36 của Pháp lệnh về quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam năm 1993 về thủ tục chấp thuận viên chức Lãnh sự danh dự nước ngoài tại Việt Nam và quy chế hoạt động của viên chức Lãnh sự danh dự nước ngoài tại Việt Nam.
2. Đối tượng áp dụng
a) Cơ quan lãnh sự do viên chức Lãnh sự danh dự nước ngoài đứng đầu tại Việt Nam, viên chức Lãnh sự danh dự nước ngoài tại Việt Nam.
b) Cơ quan nhà nước có thẩm quyền, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc chấp thuận và hoạt động của viên chức Lãnh sự danh dự nước ngoài tại Việt Nam.
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Nước cử là nước ủy nhiệm cho một cá nhân làm viên chức Lãnh sự danh dự để thực hiện một hoặc một số chức năng lãnh sự trên lãnh thổ Việt Nam và được Bộ Ngoại giao chấp thuận.
2. Cơ quan lãnh sự của nước ngoài tại Việt Nam do viên chức lãnh sự danh dự đứng đầu là cơ quan lãnh sự đứng đầu bởi viên chức Lãnh sự danh dự được Nước cử ủy nhiệm đóng trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, sau đây gọi là Cơ quan lãnh sự danh dự.
3. Viên chức Lãnh sự danh dự nước ngoài tại Việt Nam là người được Nước cử ủy nhiệm để thực hiện một hoặc một số chức năng lãnh sự của nước đó tại khu vực lãnh sự nhất định tại Việt Nam và được Bộ Ngoại giao chấp thuận bằng văn bản, sau đây gọi là Lãnh sự danh dự.
4. Giấy ủy nhiệm Lãnh sự danh dự là văn bản của Nước cử gửi Bộ Ngoại giao về việc ủy nhiệm cho một cá nhân thực hiện chức năng của Lãnh sự danh dự đối với Nhà nước, pháp nhân và công dân Nước cử đó tại khu vực lãnh sự nhất định.
5. Giấy chấp nhận Lãnh sự danh dự là văn bản của Bộ Ngoại giao chấp thuận một cá nhân được Nước cử ủy nhiệm làm Lãnh sự danh dự nước ngoài tại khu vực lãnh sự nhất định tại Việt Nam.
6. Chứng minh thư Lãnh sự danh dự là giấy tờ tùy thân do Bộ Ngoại giao cấp xác nhận thân phận của người được bổ nhiệm là Lãnh sự danh dự nước ngoài tại Việt Nam.
1. Cơ quan lãnh sự danh dự và Lãnh sự danh dự chỉ được phép thực hiện các chức năng lãnh sự tại khu vực lãnh sự nhất định tại Việt Nam sau khi được Bộ Ngoại giao Việt Nam cấp Giấy chấp nhận Lãnh sự danh dự trên cơ sở phù hợp với luật pháp quốc tế, pháp luật Việt Nam.
2. Lãnh sự danh dự thực hiện một số hoặc toàn bộ chức năng lãnh sự quy định tại Công ước Viên năm 1963 về quan hệ lãnh sự, theo sự ủy nhiệm của Nước cử và được Bộ Ngoại giao chấp thuận.
3. Lãnh sự danh dự thực hiện chức năng lãnh sự không vì mục tiêu lợi nhuận hay lợi ích về kinh tế mà nhằm thúc đẩy quan hệ giữa Nước cử và Việt Nam.
4. Lãnh sự danh dự có thể đồng thời thực hiện chức năng lãnh sự được Nước cử ủy nhiệm và thực hiện các hoạt động nghề nghiệp hoặc thương mại sinh lợi của cá nhân tại Việt Nam; phù hợp với quy định tại các điều ước quốc tế mà Nước cử và Việt Nam là thành viên và pháp luật Việt Nam.
5. Cơ quan lãnh sự danh dự và Lãnh sự danh dự không được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho Lãnh sự danh dự ngoài phạm vi thực hiện chức năng lãnh sự hoặc khi thực hiện các công việc kinh doanh, thương mại của cá nhân trên lãnh thổ Việt Nam và không được sử dụng danh nghĩa lãnh sự danh dự cho hoạt động nghề nghiệp thương mại của cá nhân hoặc ngoài phạm vi thực hiện chức năng lãnh sự.
Article 1. Scope and regulated entities
1. Scope
This Decree provides guidelines on Clause 2 Article 36 of the Ordinance on privilege and immunity for diplomatic missions, consular missions, and representative missions of international organizations in Vietnam dated August 23, 1993 in terms of procedures for approval of foreign honorary consuls in Vietnam and operational guidelines of foreign honorary consuls in Vietnam.
2. Regulated entities
a) Consular missions headed by foreign honorary consuls in Vietnam and foreign honorary consuls in Vietnam.
b) Competent authorities, organizations, and individuals related to the approval and operation of foreign honorary consuls in Vietnam.
In this Decree, terms below are construed as follows:
1. “sending country” is a country that authorizes a person to act as an honorary consul to fulfill one or many consulate functions in Vietnamese territory who is approved by the Ministry of Foreign Affairs.
2. “a foreign consular mission in Vietnam headed by an honorary consul” (hereinafter referred to as “an honorary consulate”) is a consular mission which is headed by an honorary consul and authorized by a sending country to station in the territory of the Socialist Republic of Vietnam.
3. “a foreign honorary consul in Vietnam” (hereinafter referred to as “an honorary consul”) is a person who is authorized by a sending country to fulfill one or many consular functions of the sending country in certain consular districts in Vietnam and is approved in writing by the Ministry of Foreign Affairs.
4. “a consular commission” is a document sent by a sending country to the Ministry of Foreign Affairs to authorize a person to fulfill certain functions of an honorary consul to the state, juridical person, and citizens of the sending country in certain consular districts.
5. “an exequatur” is a document sent by the Ministry of Foreign Affair to approve the person authorized by the sending country to act as a foreign honorary consul in certain consular districts in Vietnam.
6. “an honorary consul identity card” is an identity document issued by the Ministry of Foreign Affairs to identify the person appointed to act as a foreign honorary consul in Vietnam.
Article 3. Rules of carrying out consular functions
1. Honorary consulates and honorary consuls are allowed to carry out consular functions only in specific consular districts in Vietnam after obtaining exequatur from the Ministry of Foreign Affairs on the basis of adherence to international and Vietnamese regulations and laws.
2. Honorary consuls shall carry out some or all of consular functions mentioned under the 1963 Vienna Convention on Consular Relations under authorization of the sending countries and approval of Ministry of Foreign Affairs.
3. Honorary consuls shall carry out consular functions for the sole purpose of promoting relationship between the sending country and Vietnam instead of personal goal or economic profit.
4. Honorary consuls may simultaneously perform consular functions designated by the sending countries and conduct personal professional or commercial activities in Vietnam while adhering to international agreements to which the sending country and Vietnam are signatories.
5. Honorary consulates and honorary consuls shall not be eligible for privilege and immunity applicable to honorary consuls when operating beyond the scope of consular functions or when carrying out personal businesses or commercial activities in Vietnamese territory; shall not use the title of honorary consul for personal professional or commercial activities or activities beyond the scope of consular functions.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực