Nghị định 26/2022/NĐ-CP về viên chức Lãnh sự danh dự nước ngoài tại Việt Nam
Số hiệu: | 26/2022/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Phạm Bình Minh |
Ngày ban hành: | 14/04/2022 | Ngày hiệu lực: | 01/06/2022 |
Ngày công báo: | 24/04/2022 | Số công báo: | Từ số 321 đến số 322 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Tiêu chuẩn của ứng viên Lãnh sự danh dự nước ngoài tại Việt Nam
Ngày 14/4/2022, Chính phủ ban hành Nghị định 26/2022/NĐ-CP về viên chức Lãnh sự danh dự nước ngoài tại Việt Nam.
Theo đó, người được chấp thuận làm Lãnh sự danh dự phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Có quốc tịch Nước cử hoặc quốc tịch Việt Nam.
Trường hợp là người có quốc tịch của nước thứ ba hoặc người có hai hay nhiều quốc tịch thì phải được sự đồng ý của Bộ Ngoại giao theo trình tự thủ tục quy định tại Khoản 2 Điều 5 Nghị định 26/2022/NĐ-CP.
Sự đồng ý về quốc tịch này có thể bị rút lại vào bất kỳ lúc nào mà không cần nêu lý do. Trong trường hợp này, Bộ Ngoại giao sẽ gửi công hàm thông báo đến Nước cử.
- Thường trú tại Việt Nam hoặc đã cư trú, làm việc ít nhất 01 năm tại khu vực lãnh sự.
- Không phải là cán bộ công chức, viên chức hoặc người lao động nhận lương từ ngân sách nhà nước của bất kỳ nước nào.
- Bố trí trụ sở làm việc hoặc nơi cư trú trong khu vực lãnh sự của Cơ quan lãnh sự mà người đó dự kiến đứng đầu.
- Có lý lịch tư pháp rõ ràng.
- Có khả năng tài chính, uy tín trong xã hội.
Nghị định 26/2022/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/6/2022.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
CHÍNH PHỦ ------- |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 26/2022/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 14 tháng 4 năm 2022 |
VỀ VIÊN CHỨC LÃNH SỰ DANH DỰ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Pháp lệnh về quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam ngày 23 tháng 8 năm 1993;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao;
Chính phủ ban hành Nghị định về viên chức Lãnh sự danh dự nước ngoài tại Việt Nam.
1. Nước cử gửi công hàm trực tiếp đến Bộ Ngoại giao đề nghị chấp thuận việc thành lập Cơ quan lãnh sự danh dự nước ngoài tại Việt Nam. Trong công hàm nêu rõ nhu cầu của việc lập Cơ quan lãnh sự danh dự tại Việt Nam, dự kiến khu vực lãnh sự và tên gọi của Cơ quan lãnh sự danh dự.
2. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được công hàm, Bộ Ngoại giao có văn bản xin ý kiến Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và các cơ quan liên quan về chủ trương cho phép lập Cơ quan lãnh sự danh dự nước ngoài tại Việt Nam. Ý kiến của các cơ quan gửi về Bộ Ngoại giao trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được văn bản của Bộ Ngoại giao.
3. Trong thời hạn 30 ngày sau khi nhận được ý kiến bằng văn bản của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và các cơ quan có liên quan, Bộ Ngoại giao quyết định cho phép thành lập Cơ quan lãnh sự danh dự trên cơ sở các quy định của pháp luật, mức độ quan hệ lãnh sự trong khu vực; tính chất quan hệ và đảm bảo an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội, phù hợp với luật pháp và thông lệ quốc tế.
Trường hợp giữa các cơ quan liên quan có các ý kiến khác nhau về vấn đề này hoặc việc thành lập Cơ quan lãnh sự danh dự cần được cân nhắc thêm từ góc độ an ninh quốc phòng, Bộ Ngoại giao báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định.
4. Bộ Ngoại giao thông báo cho Nước cử biết quyết định về việc chấp thuận hoặc không chấp thuận thành lập Cơ quan lãnh sự danh dự nước ngoài tại Việt Nam.
1. Sau khi nhận được chấp thuận của Bộ Ngoại giao về việc lập Cơ quan lãnh sự danh dự tại Việt Nam, Nước cử gửi công hàm đến Bộ Ngoại giao đề nghị chấp thuận ứng cử viên Lãnh sự danh dự kèm theo 01 bộ hồ sơ của Lãnh sự danh dự theo quy định tại Điều 7, dự kiến nơi đặt trụ sở Cơ quan lãnh sự danh dự và các chức năng lãnh sự mà Nước cử ủy nhiệm.
Trong trường hợp cần thiết, Bộ Ngoại giao có thể yêu cầu Nước cử bổ sung các thông tin liên quan khác.
2. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được công hàm và đầy đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Ngoại giao sẽ trao đổi với Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và các cơ quan liên quan về việc chấp thuận Lãnh sự danh dự để đảm bảo các yêu cầu về đối ngoại, an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội, kinh tế, văn hóa, giáo dục. Ý kiến của các cơ quan gửi về Bộ Ngoại giao trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được văn bản của Bộ Ngoại giao.
Trong thời hạn 30 ngày sau khi nhận được ý kiến bằng văn bản của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và các cơ quan có liên quan, Bộ Ngoại giao sẽ quyết định chấp thuận hay không chấp thuận người được đề cử làm Lãnh sự danh dự.
3. Sau khi thông qua ứng cử viên Lãnh sự danh dự, Bộ Ngoại giao thông báo bằng văn bản cho Nước cử và yêu cầu Nước cử nộp bản sao Giấy ủy nhiệm Lãnh sự danh dự để Bộ Ngoại giao cấp Giấy chấp nhận Lãnh sự danh dự. Hai bên trao đổi thống nhất về thời điểm tiếp nhận Giấy ủy nhiệm lãnh sự và trao Giấy chấp nhận Lãnh sự danh dự.
4. Sau khi tiếp nhận Giấy ủy nhiệm Lãnh sự danh dự và trong thời hạn 05 ngày sau khi trao Giấy chấp nhận Lãnh sự danh dự, Bộ Ngoại giao thông báo cho các cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam thông tin về Lãnh sự danh dự của Nước cử mới được chấp thuận tại Việt Nam bao gồm thông tin về cá nhân Lãnh sự danh dự, khu vực lãnh sự, chức năng lãnh sự và thời hạn nhiệm kỳ.
5. Nước cử có thể gửi công hàm tới Bộ Ngoại giao trao đổi ý kiến về việc lập Cơ quan lãnh sự danh dự nước ngoài tại Việt Nam đồng thời với việc đề nghị chấp thuận ứng cử viên Lãnh sự danh dự kèm theo hồ sơ lý lịch của Lãnh sự danh dự. Trong trường hợp này, hồ sơ gửi kèm phải phù hợp với các quy định Khoản 1 Điều 4 và khoản 1 Điều 5 của Nghị định này.
6. Trường hợp Nước cử đã được chấp thuận thành lập Cơ quan lãnh sự danh dự tại Việt Nam và ủy nhiệm một người mới làm Lãnh sự danh dự thì không phải trao đổi lại ý kiến với Bộ Ngoại giao theo quy định tại Điều 4 của Nghị định này.
Người được chấp thuận làm Lãnh sự danh dự phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
1. Có quốc tịch Nước cử hoặc quốc tịch Việt Nam. Trường hợp là người có quốc tịch của nước thứ ba hoặc người có hai hay nhiều quốc tịch thì phải được sự đồng ý của Bộ Ngoại giao theo trình tự thủ tục quy định tại Khoản 2 Điều 5. Sự đồng ý về quốc tịch này có thể bị rút lại vào bất kỳ lúc nào mà không cần nêu lý do. Trong trường hợp này, Bộ Ngoại giao sẽ gửi công hàm thông báo đến Nước cử.
2. Thường trú tại Việt Nam hoặc đã cư trú, làm việc ít nhất 01 năm tại khu vực lãnh sự.
3. Không phải là cán bộ công chức, viên chức hoặc người lao động nhận lương từ ngân sách nhà nước của bất kỳ nước nào.
4. Bố trí trụ sở làm việc hoặc nơi cư trú trong khu vực lãnh sự của Cơ quan lãnh sự mà người đó dự kiến đứng đầu.
5. Có lý lịch tư pháp rõ ràng.
6. Có khả năng tài chính, uy tín trong xã hội.
1. Công hàm của Nước cử gửi Bộ Ngoại giao trong đó nêu cụ thể việc đề cử một cá nhân làm Lãnh sự danh dự, dự kiến đặt trụ sở Cơ quan lãnh sự danh dự và khu vực lãnh sự, chức năng lãnh sự và nhiệm kỳ của Lãnh sự danh dự.
2. Sơ yếu lý lịch có ảnh.
3. Bản sao hộ chiếu.
4. Lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp trong thời hạn không quá 12 tháng, tính đến ngày nộp hồ sơ xin chấp thuận.
1. Lãnh sự danh dự chấm dứt hoạt động trong các trường hợp sau đây:
a) Thời hạn nhiệm kỳ hoạt động chấm dứt và Nước cử không thông báo về việc gia hạn tư cách Lãnh sự danh dự của người này.
b) Lãnh sự danh dự bị chết, mất tích, tạm giam, kết án tù, bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự.
c) Lãnh sự danh dự có nguyện vọng thôi không làm Lãnh sự danh dự và được Nước cử chấp thuận.
d) Lãnh sự danh dự bị Bộ Ngoại giao thu hồi Giấy chấp nhận Lãnh sự danh dự. Việc thu hồi Giấy chấp nhận Lãnh sự danh dự có thể được Bộ Ngoại giao thực hiện bất kỳ lúc nào mà không cần nêu rõ lý do.
đ) Nước cử có công hàm thông báo Cơ quan lãnh sự danh dự chấm dứt hoạt động.
2. Trừ trường hợp nêu tại điểm a và d khoản 1 Điều này, Nước cử sẽ thông báo chính thức đến Bộ Ngoại giao về việc chấm dứt hoạt động của Cơ quan Lãnh sự danh dự và Lãnh sự danh dự. Trên cơ sở này, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao sẽ ra quyết định chấm dứt hoạt động của Cơ quan Lãnh sự danh dự và/hoặc Lãnh sự danh dự.
3. Trường hợp chấm dứt hoạt động theo quy định tại Điều này, các ưu đãi miễn trừ và quyền được hưởng các ưu đãi miễn trừ đối với Cơ quan Lãnh sự danh dự và Lãnh sự danh dự theo quy định tại Nghị định này, pháp luật có liên quan cũng chấm dứt.
4. Ngay sau khi ra quyết định chấm dứt hoạt động của Cơ quan Lãnh sự danh dự và/hoặc Lãnh sự danh dự, Bộ Ngoại giao thông báo cho các cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam về việc này theo thủ tục quy định tại khoản 4 Điều 5.
Lãnh sự danh dự có trách nhiệm dỡ bỏ biển trụ sở, quốc kỳ quốc huy của Nước cử tại trụ sở hoạt động của Cơ quan lãnh sự danh dự, trên phương tiện giao thông và hoàn trả lại Chứng minh thư Lãnh sự danh dự theo quy định tại Khoản 6 Điều 13 của Nghị định này.
1. Khu vực lãnh sự của Lãnh sự danh dự nước ngoài tại Việt Nam do Nước cử đề xuất và phải được Bộ Ngoại giao chấp thuận sau khi trao đối với các cơ quan chức năng của Việt Nam.
Khu vực lãnh sự được xác định bởi phạm vi đơn vị hành chính theo tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương của Việt Nam mà Lãnh sự danh dự được thực hiện chức năng lãnh sự của mình.
Sau khi xin ý kiến Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và các cơ quan có thẩm quyền, Bộ Ngoại giao quyết định chấp thuận khu vực lãnh sự trên cơ sở các quy định của pháp luật quốc tế, mức độ quan hệ lãnh sự trong khu vực, nguyên tắc có đi có lại, tính chất quan hệ và đảm bảo các yêu cầu về đối ngoại, an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội, kinh tế, văn hóa, giáo dục và thông báo đến Nước cử. Việc xin ý kiến về khu vực lãnh sự được thực hiện đồng thời với trao đổi ý kiến về việc thành lập Cơ quan Lãnh sự danh dự nêu tại Điều 4 của Nghị định này.
Đối với các khu vực lãnh sự có thể ảnh hưởng đến an ninh quốc phòng, hoặc đối với các khu vực mà các cơ quan có ý kiến khác nhau, Bộ Ngoại giao sẽ báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định.
2. Khu vực lãnh sự của Cơ quan lãnh sự danh dự không được trùng với khu vực lãnh sự quy định đối với cơ quan lãnh sự chuyên nghiệp trong trường hợp Nước cử có cơ quan lãnh sự chuyên nghiệp tại Việt Nam.
3. Trong trường hợp cần thiết, Lãnh sự danh dự có thể thực hiện chức năng lãnh sự của mình ở ngoài khu vực lãnh sự nếu được sự đồng ý, chấp thuận trước bằng văn bản của Bộ Ngoại giao.
4. Trong trường hợp Nước cử có Công hàm đề nghị, Bộ Ngoại giao có thể xem xét quyết định việc thực hiện chức năng lãnh sự ở ngoài khu vực lãnh sự; quyết định thay đổi khu vực lãnh sự của Cơ quan lãnh sự danh dự. Việc quyết định cho phép thực hiện chức năng ngoài khu vực lãnh sự, quyết định thay đổi khu vực lãnh sự căn cứ vào các yếu tố quan hệ đối ngoại, kinh tế, nguyên tắc đối đẳng và nhu cầu thực hiện chức năng lãnh sự của Nước cử tại khu vực đó và theo thủ tục quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này và Điều 4 của Nghị định này.
Trong khi thực hiện chức năng lãnh sự, Lãnh sự danh dự có các quyền sau đây:
1. Trực tiếp liên hệ, làm việc với các cơ quan địa phương của Việt Nam trong khu vực lãnh sự của mình.
2. Thông qua cơ quan đại diện ngoại giao của Nước cử tại Việt Nam (nếu có) để liên hệ, làm việc với các cơ quan trung ương của Việt Nam. Trong trường hợp không có cơ quan đại diện ngoại giao tại Việt Nam thì Lãnh sự danh dự có thể thông qua Bộ Ngoại giao Nước cử để liên hệ.
3. Sử dụng các phương tiện thông tin liên lạc như thư tín, điện thoại, điện tín, telex, fax thông qua hệ thống bưu chính viễn thông của Việt Nam.
4. Tuyển dụng lao động để phục vụ cho công tác lãnh sự trên cơ sở tuân thủ các quy định liên quan của pháp luật Việt Nam.
5. Treo quốc kỳ, quốc huy của Nước cử tại trụ sở của Cơ quan lãnh sự danh dự và trên phương tiện giao thông của Lãnh sự danh dự, khi những phương tiện này được sử dụng cho công việc chính thức dùng để thực hiện chức năng lãnh sự trong khu vực lãnh sự của mình.
6. Được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện chức năng của mình, phù hợp với các quy định của pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; hoặc theo thỏa thuận với Nước cử trên cơ sở nguyên tắc có đi có lại.
7. Lãnh sự danh dự là người nước ngoài được cấp thị thực nhập cảnh và cư trú tại Việt Nam phù hợp với các quy định của pháp luật về xuất nhập cảnh và cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.
8. Được cấp, cấp lại, gia hạn Chứng minh thư Lãnh sự danh dự.
9. Các quyền khác phù hợp với quy định pháp luật Việt Nam.
Trong khi thực hiện chức năng lãnh sự, Lãnh sự danh dự có các nghĩa vụ sau đây:
1. Tôn trọng pháp luật, tập quán của Việt Nam.
2. Thu xếp trụ sở làm việc của Cơ quan lãnh sự danh dự, cơ sở vật chất và các phương tiện khác phục vụ việc thực hiện chức năng lãnh sự danh dự của mình và tự chịu các chi phí liên quan.
3. Thông báo cho cơ quan ngoại vụ địa phương 07 ngày trước khi tổ chức hoạt động lễ tân.
4. Phân định rõ trụ sở làm việc của Cơ quan lãnh sự danh dự với trụ sở phục vụ công việc kinh doanh thương mại của cá nhân mình.
5. Không dùng trụ sở của Cơ quan lãnh sự danh dự vào các mục đích không phù hợp với việc thực thi chức năng lãnh sự của mình.
6. Bảo mật các thông tin và tài liệu phục vụ thực hiện chức năng lãnh sự của mình và tách bạch, tránh để lẫn các thông tin, tài liệu này với tài liệu phục vụ công việc cá nhân của bản thân.
7. Định kỳ hàng năm gửi thông tin cho Bộ Ngoại giao kết quả công việc thực hiện trong năm để phục vụ cho việc phối hợp công tác. Thời gian thông tin là trước ngày 15 tháng 01 của năm liền kề.
1. Nhiệm kỳ của Lãnh sự danh dự trên cơ sở ủy nhiệm của Nước cử và được Bộ Ngoại giao đồng ý.
2. Khi kết thúc nhiệm kỳ, theo đề nghị của Nước cử, Lãnh sự danh dự có thể được Nước cử bổ nhiệm lại và được phía Việt Nam chấp thuận. Trình tự, thủ tục chấp thuận Lãnh sự danh dự được bổ nhiệm lại thực hiện theo quy định tại Điều 5, 6, 7 của Nghị định này.
1. Thời hạn của Chứng minh thư Lãnh sự danh dự
Chứng minh thư Lãnh sự danh dự lần đầu có thời hạn tối đa là 03 năm và trước khi hộ chiếu hết hạn 30 ngày.
Chứng minh thư Lãnh sự danh dự gia hạn có thời hạn tối đa là 01 năm/lần.
2. Thẩm quyền của các cơ quan liên quan trong việc cấp, gia hạn, cấp lại Chứng minh thư Lãnh sự danh dự
a) Cục Lễ tân Nhà nước, Bộ Ngoại giao tiếp nhận và giải quyết đề nghị cấp, gia hạn, cấp lại Chứng minh thư Lãnh sự danh dự đối với Lãnh sự danh dự tại Hà Nội và các tỉnh, thành từ thành phố Huế trở ra phía Bắc.
b) Sở Ngoại vụ thành phố Hồ Chí Minh thuộc Bộ Ngoại giao (sau đây gọi tắt là Sở Ngoại vụ thành phố Hồ Chí Minh) tiếp nhận và giải quyết đề nghị cấp, gia hạn, cấp lại Chứng minh thư Lãnh sự danh dự cho Lãnh sự danh dự tại thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng và các tỉnh, thành từ thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam trở vào phía Nam.
3. Trình tự thủ tục cấp Chứng minh thư Lãnh sự danh dự
a) Sau khi nhận được Giấy chấp nhận Lãnh sự do Bộ Ngoại giao cấp, Lãnh sự danh dự trực tiếp liên hệ với Cục Lễ tân Nhà nước, Bộ Ngoại giao hoặc Sở Ngoại vụ thành phố Hồ Chí Minh để làm thủ tục cấp Chứng minh thư Lãnh sự danh dự.
Hồ sơ cấp Chứng minh thư Lãnh sự danh dự gồm có:
- Tờ khai đề nghị cấp Chứng minh thư Lãnh sự danh dự có dán ảnh theo mẫu tại Phụ lục kèm theo Nghị định này;
- 01 bản gốc công hàm của Đại sứ quán hoặc Bộ Ngoại giao của Nước cử (trong trường hợp Nước cử chưa có Đại sứ quán tại Việt Nam) gửi Cục Lễ tân Nhà nước hoặc Sở Ngoại vụ thành phố Hồ Chí Minh đề nghị cấp Chứng minh thư Lãnh sự danh dự;
- 01 bản sao Giấy chấp nhận Lãnh sự danh dự của Bộ Ngoại giao Việt Nam;
- Bản sao hộ chiếu và bản gốc để đối chiếu; hoặc thẻ căn cước công dân, chứng minh thư nhân dân (nếu Lãnh sự danh dự là người có quốc tịch Việt Nam);
- 02 ảnh chân dung 3cmx4cm;
- Bản gốc Chứng minh thư cần cấp lại hoặc gia hạn, đối với trường hợp cấp lại do bị hỏng hoặc gia hạn.
b) Thời hạn giải quyết việc cấp Chứng minh thư Lãnh sự danh dự: 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
4. Gia hạn Chứng minh thư Lãnh sự danh dự
a) Chứng minh thư Lãnh sự danh dự sẽ được gia hạn trước khi hết hạn 60 ngày và có thời hạn tối đa 01 năm kể từ thời hạn cũ hoặc trước khi hộ chiếu hết hạn 30 ngày.
b) Trình tự thủ tục gia hạn được thực hiện theo quy định tại điểm a Khoản 3 Điều này.
c) Thời hạn giải quyết việc gia hạn Chứng minh thư Lãnh sự danh dự: 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
5. Cấp lại Chứng minh thư Lãnh sự danh dự
a) Chứng minh thư Lãnh sự danh dự được cấp lại khi bị mất hoặc hư hỏng không thể sử dụng được.
b) Trình tự thủ tục cấp lại Chứng minh thư Lãnh sự danh dự được thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều này.
Hồ sơ cấp lại quy định tại điểm a khoản 3 Điều này. Riêng đối với trường hợp cấp lại Chứng minh thư Lãnh sự danh dự do bị mất, đương sự phải có đơn trình báo mất Chứng minh thư Lãnh sự danh dự.
c) Thời hạn giải quyết việc cấp lại Chứng minh thư lãnh sự danh dự: 10 ngày đối với cấp lại Chứng minh thư bị hỏng và 30 ngày đối với cấp lại Chứng minh thư bị mất, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
6. Trong trường hợp chấm dứt hoạt động theo quy định tại Điều 8 của Nghị định này, Lãnh sự danh dự có trách nhiệm hoàn trả Cục Lễ tân Nhà nước/Sở Ngoại vụ thành phố Hồ Chí Minh, Chứng minh thư Lãnh sự danh dự đã được cấp trừ trường hợp Chứng minh thư đã hết thời hạn.
1. Lãnh sự danh dự có thể thuê người lao động phục vụ cho việc thực hiện chức năng lãnh sự của mình; tự chịu trách nhiệm và tự thanh toán các chi phí liên quan đến việc thuê lao động phù hợp với các quy định của pháp luật Việt Nam.
Những người lao động này không được thực hiện chức năng lãnh sự với danh nghĩa Lãnh sự danh dự và không được hưởng các quyền ưu đãi, miễn trừ của Lãnh sự danh dự.
2. Lãnh sự danh dự phải có trụ sở hoạt động để thực hiện chức năng lãnh sự của mình. Trụ sở hoạt động của Lãnh sự danh dự là trụ sở của Cơ quan lãnh sự danh dự.
Mỗi Cơ quan lãnh sự danh dự chỉ có một trụ sở hoạt động. Trong khi thực hiện chức năng lãnh sự, Lãnh sự danh dự phải phân định rõ trụ sở để thực hiện các chức năng lãnh sự của Lãnh sự danh dự và trụ sở cơ sở kinh doanh, thương mại cá nhân của mình.
1. Trong trường hợp dự kiến thay đổi trụ sở hoạt động của Lãnh sự danh dự, Nước cử, thông qua Lãnh sự danh dự, phải có công hàm thông báo cho Bộ Ngoại giao về việc thay đổi này.
2. Trên cơ sở trao đổi với các cơ quan có thẩm quyền, Bộ Ngoại giao xem xét và có văn bản trao đổi, thông báo cho Nước cử về việc thay đổi trụ sở Lãnh sự danh dự.
1. Lãnh sự danh dự được hưởng các quyền ưu đãi, miễn trừ theo quy định tại Pháp lệnh về quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam năm 1993 và các điều ước quốc tế mà Việt Nam và Nước cử là thành viên.
2. Lãnh sự danh dự không được sử dụng giao thông viên ngoại giao, giao thông viên lãnh sự, túi ngoại giao, túi lãnh sự, điện mật mã để liên hệ với các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của Nước cử hoặc với Chính phủ của Nước cử, trừ trường hợp đặc biệt sau khi được Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cho phép.
3. Lãnh sự danh dự được hưởng quyền được thông báo cho Nước cử khi bị bắt, tạm giữ, tạm giam hoặc bị truy tố; quyền không phải cung cấp chứng cứ liên quan đến chức năng lãnh sự và quyền miễn trừ xét xử đối với những hành động chính thức khi thực hiện chức năng lãnh sự của mình.
4. Thành viên gia đình của Lãnh sự danh dự không được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ.
1. Trong trường hợp xuất cảnh và vắng mặt khỏi Việt Nam quá 30 ngày liên tục, Lãnh sự danh dự phải thông báo cho Bộ Ngoại giao về việc vắng mặt và không thể thực hiện được chức năng của mình. Lãnh sự danh dự có thể ủy quyền cho một cá nhân để tiếp nhận các thông tin cần thiết từ Bộ Ngoại giao và cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam trong trường hợp cần thiết. Việc ủy quyền này không quá 90 ngày. Bộ Ngoại giao có quyền thông báo từ chối việc ủy quyền này mà không cần nêu lý do.
Người được Lãnh sự danh dự ủy quyền không được thực hiện các chức năng lãnh sự và không được hưởng các quyền ưu đãi miễn trừ của Lãnh sự danh dự.
2. Trong trường hợp Lãnh sự danh dự không thể thực hiện được chức năng của mình trong một thời hạn nhất định, Nước cử có thể thông báo bằng công hàm và đề nghị Bộ Ngoại giao chấp thuận người tạm thời thay thế Lãnh sự danh dự. Đồng thời, Nước cử nêu rõ lý do, thời gian thay thế và sơ yếu lý lịch của người đó.
Bộ Ngoại giao xem xét chấp thuận bằng văn bản về người tạm thời thay thế Lãnh sự danh dự trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày Nước cử thông báo. Việc chấp thuận có thể bị rút lại bất kỳ lúc nào mà không cần nêu rõ lý do.
Người tạm thời thay thế Lãnh sự danh dự không được thực hiện các chức năng lãnh sự và không được hưởng các quyền ưu đãi miễn trừ của Lãnh sự danh dự.
3. Trong bất kỳ trường hợp nào nếu Bộ Ngoại giao đã thực hiện các biện pháp nhưng không thể liên hệ được với Lãnh sự danh dự để yêu cầu thực hiện chức năng lãnh sự, Bộ Ngoại giao sẽ thông báo cho Nước cử và yêu cầu Nước cử bổ nhiệm Lãnh sự danh dự thay thế. Việc chấp thuận Lãnh sự danh dự mới được thực hiện theo quy định tại Nghị định này.
Lãnh sự danh dự có nhiều cống hiến cho sự phát triển quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa Việt Nam và Nước cử được Nhà nước Việt Nam xem xét khen thưởng phù hợp với quy định pháp luật Việt Nam.
1. Chủ trì và phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền trong việc quản lý và phối hợp công tác với các Cơ quan lãnh sự nước ngoài và Lãnh sự danh dự nước ngoài tại Việt Nam. Cụ thể:
a) Cục Lãnh sự trực tiếp quản lý và phối hợp công tác với Cơ quan lãnh sự danh dự nước ngoài và Lãnh sự danh dự tại Hà Nội và các tỉnh thành từ thành phố Huế trở ra phía Bắc.
b) Sở Ngoại vụ thành phố Hồ Chí Minh trực tiếp quản lý và phối hợp công tác với Cơ quan lãnh sự danh dự nước ngoài và Lãnh sự danh dự tại thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng và các tỉnh, thành từ thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam trở vào phía Nam.
2. Thông báo cho các cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam thông tin về Cơ quan lãnh sự danh dự và Lãnh sự danh dự của Nước cử theo quy định tại Điều 5 của Nghị định này và khi Lãnh sự danh dự chấm dứt hoạt động theo quy định tại Điều 8 của Nghị định này.
3. Thông báo cho Cơ quan lãnh sự danh dự hoặc Lãnh sự danh dự thông tin về công dân Nước cử tại khu vực lãnh sự bị bắt, tạm giam chờ xét xử hoặc tạm giữ dưới bất kỳ hình thức nào, đồng thời thông báo cho đương sự biết những quyền mà họ được hưởng.
4. Thông báo cho Cơ quan lãnh sự danh dự hoặc Lãnh sự danh dự biết khi có công dân Nước cử chết trong khu vực lãnh sự; hoặc những trường hợp cần người giám hộ.
5. Thông báo cho Cơ quan lãnh sự danh dự hoặc Lãnh sự danh dự khi có tàu thủy mang quốc tịch Nước cử bị đắm hoặc mắc cạn trong lãnh hải hoặc nội thủy của Việt Nam hoặc khi máy bay, các phương tiện giao thông vận tải khác đăng ký ở Nước cử bị nạn trên lãnh thổ Việt Nam.
6. Quyết định chấp thuận việc thành lập Cơ quan Lãnh sự danh dự nước ngoài tại Việt Nam.
7. Quyết định chấp thuận Lãnh sự danh dự, cấp Giấy chấp nhận Lãnh sự danh dự.
8. Quyết định thu hồi Giấy chấp nhận Lãnh sự danh dự.
9. Phối hợp với Bộ Công an, Bộ Quốc phòng phù hợp với quy định tại Nghị định này và pháp luật hiện hành.
10. Cấp, gia hạn, cấp lại Chứng minh thư Lãnh sự danh dự cho Lãnh sự danh dự.
11. Phối hợp với các cơ quan ngoại vụ địa phương trong việc quản lý, tạo điều kiện để các Lãnh sự danh dự nước ngoài thực hiện chức năng lãnh sự của mình một cách thuận lợi.
1. Lãnh sự danh dự đã được chấp thuận trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành tiếp tục hoạt động cho đến khi hết nhiệm kỳ.
2. Chứng minh thư Lãnh sự danh dự còn thời hạn được cấp trước ngày Nghị định này có hiệu lực được tiếp tục sử dụng cho đến khi hết thời hạn của chứng minh thư.
3. Hồ sơ đề nghị cấp Chứng minh thư Lãnh sự danh dự nộp trước ngày Nghị định này có hiệu lực mà chưa được giải quyết thì thực hiện theo quy định tại Nghị định này.
1. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 6 năm 2022.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
3. Bộ Ngoại giao trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm tổ chức thi hành Nghị định này./.
1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này hướng dẫn quy định tại khoản 2 Điều 36 của Pháp lệnh về quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam năm 1993 về thủ tục chấp thuận viên chức Lãnh sự danh dự nước ngoài tại Việt Nam và quy chế hoạt động của viên chức Lãnh sự danh dự nước ngoài tại Việt Nam.
2. Đối tượng áp dụng
a) Cơ quan lãnh sự do viên chức Lãnh sự danh dự nước ngoài đứng đầu tại Việt Nam, viên chức Lãnh sự danh dự nước ngoài tại Việt Nam.
b) Cơ quan nhà nước có thẩm quyền, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc chấp thuận và hoạt động của viên chức Lãnh sự danh dự nước ngoài tại Việt Nam.
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Nước cử là nước ủy nhiệm cho một cá nhân làm viên chức Lãnh sự danh dự để thực hiện một hoặc một số chức năng lãnh sự trên lãnh thổ Việt Nam và được Bộ Ngoại giao chấp thuận.
2. Cơ quan lãnh sự của nước ngoài tại Việt Nam do viên chức lãnh sự danh dự đứng đầu là cơ quan lãnh sự đứng đầu bởi viên chức Lãnh sự danh dự được Nước cử ủy nhiệm đóng trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, sau đây gọi là Cơ quan lãnh sự danh dự.
3. Viên chức Lãnh sự danh dự nước ngoài tại Việt Nam là người được Nước cử ủy nhiệm để thực hiện một hoặc một số chức năng lãnh sự của nước đó tại khu vực lãnh sự nhất định tại Việt Nam và được Bộ Ngoại giao chấp thuận bằng văn bản, sau đây gọi là Lãnh sự danh dự.
4. Giấy ủy nhiệm Lãnh sự danh dự là văn bản của Nước cử gửi Bộ Ngoại giao về việc ủy nhiệm cho một cá nhân thực hiện chức năng của Lãnh sự danh dự đối với Nhà nước, pháp nhân và công dân Nước cử đó tại khu vực lãnh sự nhất định.
5. Giấy chấp nhận Lãnh sự danh dự là văn bản của Bộ Ngoại giao chấp thuận một cá nhân được Nước cử ủy nhiệm làm Lãnh sự danh dự nước ngoài tại khu vực lãnh sự nhất định tại Việt Nam.
6. Chứng minh thư Lãnh sự danh dự là giấy tờ tùy thân do Bộ Ngoại giao cấp xác nhận thân phận của người được bổ nhiệm là Lãnh sự danh dự nước ngoài tại Việt Nam.
1. Cơ quan lãnh sự danh dự và Lãnh sự danh dự chỉ được phép thực hiện các chức năng lãnh sự tại khu vực lãnh sự nhất định tại Việt Nam sau khi được Bộ Ngoại giao Việt Nam cấp Giấy chấp nhận Lãnh sự danh dự trên cơ sở phù hợp với luật pháp quốc tế, pháp luật Việt Nam.
2. Lãnh sự danh dự thực hiện một số hoặc toàn bộ chức năng lãnh sự quy định tại Công ước Viên năm 1963 về quan hệ lãnh sự, theo sự ủy nhiệm của Nước cử và được Bộ Ngoại giao chấp thuận.
3. Lãnh sự danh dự thực hiện chức năng lãnh sự không vì mục tiêu lợi nhuận hay lợi ích về kinh tế mà nhằm thúc đẩy quan hệ giữa Nước cử và Việt Nam.
4. Lãnh sự danh dự có thể đồng thời thực hiện chức năng lãnh sự được Nước cử ủy nhiệm và thực hiện các hoạt động nghề nghiệp hoặc thương mại sinh lợi của cá nhân tại Việt Nam; phù hợp với quy định tại các điều ước quốc tế mà Nước cử và Việt Nam là thành viên và pháp luật Việt Nam.
5. Cơ quan lãnh sự danh dự và Lãnh sự danh dự không được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho Lãnh sự danh dự ngoài phạm vi thực hiện chức năng lãnh sự hoặc khi thực hiện các công việc kinh doanh, thương mại của cá nhân trên lãnh thổ Việt Nam và không được sử dụng danh nghĩa lãnh sự danh dự cho hoạt động nghề nghiệp thương mại của cá nhân hoặc ngoài phạm vi thực hiện chức năng lãnh sự.
|
TM. CHÍNH PHỦ |
PHỤ LỤC
(Kèm theo Nghị định số 26/2022/NĐ-CP ngày 14 tháng 4 năm 2022 của Chính phủ)
Cơ quan (Mission) |
|
|
|
|
|
Application for new identity card/renewal of identity card/extension of identity card for honorary consul/honorary consul general |
Ảnh (photo) 3cm x 4cm |
|
|
|
|
Họ và tên (Viết hoa) |
|
||
Giới tính |
|
Ngày sinh |
|
Quốc tịch hiện nay Current citizenship |
|
Quốc tịch lúc sinh ra |
|
Song tịch/Đa quốc tịch |
|
Lưu ý: Chỉ nhập quốc tịch khác trong trường hợp song tịch |
|
Chức vụ |
|
Danh xưng (Ông, Bà...) |
|
Khu vực lãnh sự |
|
Số hộ chiếu |
|
Thị thực loại, số |
|
Nơi cấp |
|
Ngày đến |
|
Ngày kết thúc công tác |
|
Người được thay thế (nếu có)/Predecessor (if any) |
|
||
Địa chỉ nơi tạm trú Residence address |
|
||
Số điện thoại |
|
Số điện thoại di động |
|
Nội dung đề nghị |
Cấp mới/New Card |
Gia hạn/Extension of Card |
Cấp lại/Renewal of Card |
|
|||
Ngày....tháng....năm (date/month/year) |
Người khai ký tên (Signature of Applicant) |
||
Chứng minh thư phải trả lại Cục Lễ tân Nhà nước Bộ Ngoại giao khi chức năng của lãnh sự danh dự chấm dứt. The ID shall be returned to the Directorate of State Protocol when the bearer's functions have come to an end. |
Phần của Cục Lễ tân Nhà nước: Directorate of State Protocol use only: - Số đăng ký/CMT: - Ngày cấp: - Ngày hết hạn: - Người giải quyết: - Gia hạn: - Thay đổi khác: |
* Chuẩn bị 02 ảnh kích cỡ 3cm x 4cm: 01 ảnh dán vào tờ khai và 01 ảnh đính kèm.
(02 photos of size 3cm x 4cm are required. One photo is to be pasted on the form and the other one is enclosed with)
THE GOVERNMENT OF VIETNAM ------- |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 26/2022/ND-CP |
Hanoi, April 14, 2022 |
FOREIGN HONORARY CONSULS IN VIETNAM
Pursuant to Law on Governmental Organization dated June 19, 2015; Law on amendments to Law on Government Organization and Law on Local Governmental Organization dated November 22, 2019;
Pursuant to Ordinance on privilege and immunity for diplomatic missions, consular missions, and representative missions of international organizations in Vietnam dated August 23, 1993;
At request of Minister of Foreign Affairs;
The Government promulgates Decree on foreign honorary consuls in Vietnam.
Article 1. Scope and regulated entities
1. Scope
This Decree provides guidelines on Clause 2 Article 36 of the Ordinance on privilege and immunity for diplomatic missions, consular missions, and representative missions of international organizations in Vietnam dated August 23, 1993 in terms of procedures for approval of foreign honorary consuls in Vietnam and operational guidelines of foreign honorary consuls in Vietnam.
2. Regulated entities
a) Consular missions headed by foreign honorary consuls in Vietnam and foreign honorary consuls in Vietnam.
b) Competent authorities, organizations, and individuals related to the approval and operation of foreign honorary consuls in Vietnam.
In this Decree, terms below are construed as follows:
1. “sending country” is a country that authorizes a person to act as an honorary consul to fulfill one or many consulate functions in Vietnamese territory who is approved by the Ministry of Foreign Affairs.
2. “a foreign consular mission in Vietnam headed by an honorary consul” (hereinafter referred to as “an honorary consulate”) is a consular mission which is headed by an honorary consul and authorized by a sending country to station in the territory of the Socialist Republic of Vietnam.
3. “a foreign honorary consul in Vietnam” (hereinafter referred to as “an honorary consul”) is a person who is authorized by a sending country to fulfill one or many consular functions of the sending country in certain consular districts in Vietnam and is approved in writing by the Ministry of Foreign Affairs.
4. “a consular commission” is a document sent by a sending country to the Ministry of Foreign Affairs to authorize a person to fulfill certain functions of an honorary consul to the state, juridical person, and citizens of the sending country in certain consular districts.
5. “an exequatur” is a document sent by the Ministry of Foreign Affair to approve the person authorized by the sending country to act as a foreign honorary consul in certain consular districts in Vietnam.
6. “an honorary consul identity card” is an identity document issued by the Ministry of Foreign Affairs to identify the person appointed to act as a foreign honorary consul in Vietnam.
Article 3. Rules of carrying out consular functions
1. Honorary consulates and honorary consuls are allowed to carry out consular functions only in specific consular districts in Vietnam after obtaining exequatur from the Ministry of Foreign Affairs on the basis of adherence to international and Vietnamese regulations and laws.
2. Honorary consuls shall carry out some or all of consular functions mentioned under the 1963 Vienna Convention on Consular Relations under authorization of the sending countries and approval of Ministry of Foreign Affairs.
3. Honorary consuls shall carry out consular functions for the sole purpose of promoting relationship between the sending country and Vietnam instead of personal goal or economic profit.
4. Honorary consuls may simultaneously perform consular functions designated by the sending countries and conduct personal professional or commercial activities in Vietnam while adhering to international agreements to which the sending country and Vietnam are signatories.
5. Honorary consulates and honorary consuls shall not be eligible for privilege and immunity applicable to honorary consuls when operating beyond the scope of consular functions or when carrying out personal businesses or commercial activities in Vietnamese territory; shall not use the title of honorary consul for personal professional or commercial activities or activities beyond the scope of consular functions.
PROCEDURES FOR APPROVAL AND TERMINATION OF HONORARY CONSULS
Article 4. Approval for establishment of honorary consulates
1. A sending country shall send a diplomatic note directly to the Ministry of Foreign Affairs to request approval for the establishment of a foreign honorary consulate in Vietnam. The diplomatic note must specify the need for establishment of the foreign honorary consulate in Vietnam and the title thereof.
2. Within 10 days from the date on which the Ministry of Foreign Affairs receives the diplomatic note, the Ministry of Foreign Affairs shall consult Ministry of Public Security, Ministry of National Defense, and relevant authorities regarding policies on permitting establishment of foreign honorary consulates in Vietnam. Consulted authorities shall send their remarks to the Ministry of Foreign Affairs within 15 days from the date on which they receive written request of the Ministry of Foreign Affairs.
3. Within 30 days after receiving remarks of Ministry of Public Security, Ministry of National Defense, and relevant authorities, the Ministry of Foreign Affairs shall decide to establish an honorary consulate on the basis of regulations and law, consular relations, nature of the relations, assurance of national defense and security, social order, and adherence to the law and international practice.
In case the consulted authorities have varying remarks in the matter or the establishment of the honorary consulate requires consideration in terms of national defense and security, the Ministry of Foreign Affairs shall report to the Prime Minister.
4. The Ministry of Foreign Affairs shall inform the sending country about whether the establishment of the foreign honorary consulate in Vietnam is approved or not.
Article 5. Procedures for approving honorary consuls
1. After obtaining approval of the Ministry of Foreign Affairs for the establishment of a foreign honorary consulate in Vietnam, the sending country shall send a diplomatic note together with documents under Article 7, expected location of head office of the honorary consulate, and consular functions appointed by the sending country to the Ministry of Foreign Affairs to request for approval of honorary consul candidate.
If necessary, the Ministry of Foreign Affairs may request the sending country to provide additional relevant information.
2. Within 10 working days after receiving the diplomatic note and adequate documents, the Ministry of Foreign Affairs shall consul Ministry of Public Security, Ministry of National Defense, and relevant authorities regarding the approval of honorary consul in order to ensure diplomatic, national defense and security, social order and safety, economic, culture, and education requirements. Consulted authorities shall send their remarks to the Ministry of Foreign Affairs within 15 days from the date on which they receive written request of the Ministry of Foreign Affairs.
Within 30 days after receiving written remarks of the aforementioned authorities, the Ministry of Foreign Affairs shall decide whether or not the candidate is approved to hold honorary consul title.
3. After approving the candidate for honorary consul, the Ministry of Foreign Affairs shall inform the sending country in writing and request the sending country to submit a copy of the consular commission in order to allow the Ministry of Foreign Affairs to issue an exequatur. The parties shall discuss and agree on the sending and receiving dates of the consular commission and the exequatur.
4. After receiving the consular commission and within 5 days after sending the exequatur, the Ministry of Foreign Affairs shall inform Vietnamese authorities about the honorary consul of the sending country who has been recently approved in Vietnam in terms of personal information of the honorary consul, consular district, consular functions, and term of recognition.
5. The sending country may send a diplomatic note to the Ministry of Foreign Affairs to discuss the establishment of foreign honorary consulate in Vietnam and the approval of candidate for honorary consul (after attaching personal background of the honorary consul). In this case, attachments must conform to Clause 1 Article 4 and Clause 1 Article 5 hereof.
6. If a sending country has been approved to establish an honorary consulate in Vietnam and authorizes a new honorary consul, they are not required to discuss the authorization of a new honorary consul with the Ministry of Foreign Affairs as specified under Article 4 hereof.
Article 6. Eligibility of honorary consul candidate
In order to be approved as an honorary consul, a person must:
1. Have nationality of the sending country or Vietnam. The case of a person who has nationality of a third country or more than one nationality requires consent of the Ministry of Foreign Affairs in accordance with procedures under Clause 2 Article 5. Said consent can be withdrawn at any time without reason. In this case, the Ministry of Foreign Affairs shall inform the sending country via a diplomatic note.
2. Reside in Vietnam or has been residing, working for at least 1 year in a consular district.
3. Is not a public official, official, public employee, or employee paid by the state budget of any country.
4. Situate head office or residence within consular district of the consulate which the individual is expected to head.
5. Have clear judicial record.
6. Have financial capacity and social credibility.
Article 7. Request for approval of honorary consul
1. A diplomatic note sent by the sending country to the Ministry of Foreign Affairs which dictates the appointment of a person as the honorary consul, expected head office location of honorary consulate and consular district, consular functions, and term of recognition of honorary consul.
2. Personal information sheet containing photo.
3. Copy of passport.
4. Judicial record issued by Vietnamese authorities in the last 12 months from the date of submitting the request.
Article 8. Termination of honorary consuls
1. An honorary consul shall be terminated when:
a) The term of recognition expires and the sending country does not notify the extension of honorary consul title of the individual.
b) The honorary consul is deceased, missing, detained, imprisoned, or incapacitated.
c) The honorary consul wishes to cease being an honorary consul and is approved by the sending country.
d) Have his/her exequatur revoked by the Ministry of Foreign Affairs. The revocation of an exequatur can be performed by the Ministry of Foreign Affairs at any time without reason.
dd) The sending country notifies the termination of the honorary consulate via a diplomatic note.
2. Other than the cases under Point a and Point d Clause 1 of this Article, the sending country shall officially notify the termination of honorary consulates and honorary consuls to the Ministry of Foreign Affairs. Then, the Ministry of Foreign Affairs shall issue decision on termination of honorary consulates and/or honorary consuls.
3. Cases of termination under this Article shall translate to termination of privilege and immunity applicable to honorary consulates and honorary consuls according to this Decree and relevant law provisions.
4. As soon as a decision on termination of an honorary consulate and/or an honorary consul is issued, the Ministry of Foreign Affairs shall inform Vietnamese authorities about the termination as specified under Clause 4 Article 5.
Honorary consul shall then remove sign of the head office, national flag and national emblem of the sending country at the head office of the honorary consulate and vehicle, and return the honorary consul identity card in accordance with Clause 6 Article 13 hereof.
OPERATIONAL GUIDELINES OF HONORARY CONSULS
Article 9. Consular district of honorary consul
1. A consular district of a foreign honorary consul in Vietnam shall be proposed by the sending country and require approval of the Ministry of Foreign Affairs which is granted after consulting Vietnamese authorities.
A consular district is identified as an area defined by the boundary of a province or central-affiliated city of Vietnam in which an honorary consul is allowed to exercise his/her consular functions.
After consulting Ministry of Public Security, Ministry of National Defense, and competent authorities, the Ministry of Foreign Affairs shall approve consular districts on the basis of international laws, consular relations, principle of reciprocity, and nature of the relations while ensuring diplomatic, national defense and security, social order and safety, economic, culture, and education requirements and inform the sending country. The consultation about consular districts shall be held simultaneously as the consultation about establishment of honorary consulate under Article 4 hereof.
Consular districts that potentially affect national defense or receive varying remarks from the authorities, the Ministry of Foreign Affairs shall report to the Prime Minister.
2. Consular district of an honorary consulate must not overlap the consular district of a professional consular mission of the same sending country.
3. If necessary, an honorary consul may exercise their consular functions beyond his/her consular district under the advance written consent and approval of the Ministry of Foreign Affairs.
4. The Ministry of Foreign Affairs shall consider the performance of consular functions outside of a consular district and/or the change of consular district of an honorary consulate upon being requested by the sending country in form of a diplomatic note. The decision to permit the performance of consular functions outside of consular district and the decision to change consular district must rely on diplomatic relations, economy, equality, and the need for performance of consular functions of the sending countries in the area, and conform to procedures under Clause 1 and Clause 2 of this Article and Article 4 hereof.
Article 10. Rights of honorary consuls
An honorary consul, while in the performance of his/her duty, has the right to:
1. Directly contact and work with Vietnamese local authorities within his/her consular district.
2. Work with Vietnamese central authorities via diplomatic mission of the sending country located in Vietnam (if any). If the sending country does not have diplomatic mission located in Vietnam, the honorary consul can work with Vietnamese central authorities via the Ministry of Foreign Affairs of the sending country.
3. Utilize means of communication such as mail, phone, telegraph, telex, or fax via Vietnamese post and telecommunication system.
4. Employ employees to serve consular affairs on the basis of relevant Vietnamese law provisions.
5. Raise flag and national emblem of the sending country at head office of honorary consulates and on vehicles of the honorary consul when these vehicles are utilized for official affairs and consular functions within his/her consular district.
6. Benefit from favorable conditions created by Vietnamese authorities in order to perform his/her function in a manner that conforms to Vietnamese regulations and law, international agreement to which Vietnam is a signatory or agreement with the sending country on a principle of reciprocity.
7. Receive visa to enter and reside in Vietnam if the honorary consul is a foreigner in a manner that conforms to regulations on entry, exit, and residence of foreigners in Vietnam.
8. Have his/her honorary consul identity card issued, re-issued, and extended.
9. Exercise other rights in accordance with Vietnamese laws.
Article 11. Obligations of honorary consuls
An honorary consul, while in the performance of his/her duty, has the obligation to:
1. Respect Vietnamese laws and customs.
2. Arrange head office of honorary consulates, facilities, and other instruments serving the performance of his/her consular functions and incur relevant costs.
3. Inform local foreign affair authorities 7 days prior to organizing reception activities.
4. Clearly distinguish head office of honorary consulates from his/her personal business locations.
5. Use head office of honorary consulates only for purposes conforming to the performance of his/her consular functions.
6. Secure information and data serving the performance of his/her consular functions and separate these information and data from his/her personal documents.
7. Submit annual reports on task results to the Ministry of Foreign Affairs for cooperation. Deadline: before January 15 of the following year.
Article 12. Term of recognition of honorary consuls
1. Term of recognition of an honorary consul shall depend on appointment of the sending country and consent of the Ministry of Foreign Affairs.
2. At the end of a term, depending on propositions of the sending country, an honorary consul can be re-appointed and approved by Vietnamese party. Procedures for approving a re-appointed honorary consul shall conform to Article 5, Article 6, and Article 7 hereof.
Article 13. Honorary consul identity card
1. Validity of an honorary consul identity card
The first honorary consul identity card shall last up to 3 years or until 30 days before visa expires.
An extended honorary consul identity card shall remain effective for up to 1 year for each extension.
2. Entitlement of relevant authorities in issuance, extension, and re-issuance of honorary consul identity card
a) Directorate of State Protocol and the Ministry of Foreign Affairs shall receive and resolve application for issuance, extension, and re-issuance for honorary consul identity cards of honorary consuls located in Hue and provinces and cities to the north of Hue.
b) Department of Foreign Affairs of Ho Chi Minh City affiliated to the Ministry of Foreign Affairs (hereinafter referred to as “Department of Foreign Affairs”) shall receive and resolve application for issuance, extension, and re-issuance for honorary consul identity cards of honorary consuls located in Da Nang City and provinces, cities to the south of Da Nang City, Quang Nam Province.
3. Procedures for issuance of honorary consul identity card
a) Upon receiving an exequatur issued by the Ministry of Foreign Affairs, an honorary consul shall contact the Directorate of State Protocol, the Ministry of Foreign Affairs, or the Department of Foreign Affair to adopt procedures for issuance of honorary consul identity card.
Application for issuance of honorary consul identity card consists of:
- Written application bearing photos according to form under Appendix attached hereto;
- 1 original copy of the diplomatic note of the Embassy or the Ministry of Foreign Affairs of the sending country (if the sending country has not established an Embassy in Vietnam) sent to the Directorate of State Protocol or the Department of Foreign Affair requesting the issuance of honorary consul identity card;
- 1 copy of the exequatur issued by the Ministry of Foreign Affairs of Vietnam;
- Copy and original copy of passport, ID Card, Citizen identity card (if the honorary consul holds Vietnamese nationality);
- 2 3cmx4cm portraits;
- Original copy of the identity card which needs to be re-issued or extended in case of damaged original copy or extension of honorary consul identity card.
b) Deadline for resolving the issuance of honorary consul identity card: 10 working days from the date on which adequate documents have been received.
4. Extension of honorary consul identity card
a) An honorary consul identity card shall be extended 60 days before the expiry date and remain effective for up to 1 year from the previous expiry date or until 30 days before visa expiry.
b) Procedures for extension shall conform to Point a Clause 3 of this Point.
c) Deadline for resolving the extension of honorary consul identity card: 10 working days from the date on which adequate documents have been received.
5. Re-issuance of honorary consul identity card
a) An honorary consul identity card shall be re-issued when the previous copy is missing or damaged beyond usable.
b) Procedures for re-issuance of an honorary consul identity card shall conform to Point a Clause 3 of this Article.
Application for re-issuance is specified under Point a Clause 3 of this Article. If an honorary consul applies for re-issuance of his/her honorary consul identity card after losing the previous identity card, he/she must produce a report on the missing of honorary consul identity card.
c) Deadline for resolving the issuance of honorary consul identity card: 10 days if the previous identity card is damaged and 30 days if the previous identity card is missing from the date on which adequate application is received.
6. In the case of a termination as specified under Article 8 hereof, an honorary consul is responsible for returning his/her honorary consul identity card to the Directorate of State Protocol/Department of Foreign Affairs unless his/her honorary consul identity card has expired.
Article 14. Organizational structure and head office of honorary consuls
1. Honorary consuls may hire employees to serve the performance of their consular functions; shall assume responsibilities and incur costs relating to employment in accordance with Vietnamese regulations and law.
These employees are not eligible for performing consular functions under the guise of honorary consuls and privilege, immunity of honorary consuls.
2. Honorary consuls must have head office in order to carry out their consular functions. Head office of an honorary consul shall be the head office of an honorary consulate.
An honorary consulate shall have only one head office. During the performance of his/her consular functions, an honorary consul must clearly define head office for consular functions of honorary consuls and personal business locations.
Article 15. Change of head office of honorary consuls
1. If head office of an honorary consul is expected to change, the sending country must inform the Ministry of Foreign Affairs about the change in form of a diplomatic note via the honorary consul.
2. On the basis of exchange with competent authorities, the Ministry of Foreign Affairs shall consider and inform the sending country about the change of head office.
Article 16. Privilege and immunity for honorary consuls
1. An honorary consul shall benefit from privilege and immunity in accordance with the Ordinance on privilege and immunity for diplomatic representative missions, consular missions, and representative missions of international organizations in Vietnam in 1993 and international agreements to which Vietnam and the sending country are signatories.
2. An honorary consul must not utilize diplomatic couriers, consular couriers, diplomatic bag, consular bag, or telegraph code to contact diplomatic representative missions or consular missions of the sending country or Government of the sending country unless otherwise permitted by the Government of the Socialist Republic of Vietnam.
3. An honorary consul has the right to inform his/her sending country upon being arrested, suspended, detained, or prosecuted; the right to withheld evidence relating to his/her consular functions and immunity for his/her official actions taken in the performance of consular functions.
4. Family members of an honorary consul are not eligible for privilege or immunity.
Article 17. Suspension of consular functions
1. If an honorary consul exits and remains absent from Vietnam for more than 30 consecutive days, he/she must inform the Ministry of Foreign Affairs about his/her absence and inability to perform consular functions. The honorary consul may authorize a person to receive necessary information sent from the Ministry of Foreign Affairs and Vietnamese competent authorities if necessary. The authorization shall not last longer than 90 days. The Ministry of Foreign Affairs has the right to reject the aforementioned authorization without reason.
A person authorized by an honorary consul is not allowed to perform consular functions or benefit from honorary consul privilege or immunity.
2. If an honorary consul is temporarily unable to perform consular functions, the sending country can inform and request the Ministry of Foreign Affairs via a diplomatic note to approve a temporary substitute for honorary consul. The sending country must then state the reason, duration of substitution, and personal background of the person temporarily replacing the honorary consul.
The Ministry of Foreign Affairs shall consider and approve the temporary substitute for honorary consul in writing within 10 days from the date on which the sending country sends the diplomatic note. The approval can be withdrawn at any moment without reason.
The temporary substitute for honorary consul is not allowed to carry out consular functions and is not eligible for privilege or immunity of honorary consul.
3. If, under any circumstances, the Ministry of Foreign Affairs is unable to contact the honorary consul by all means possible in order to request the performance of consular functions, the Ministry of Foreign Affairs shall request the sending country to appoint a substitute honorary consul. The approval of the newly appointed honorary consul shall conform to this Decree.
ORGANIZATION FOR IMPLEMENTATION
Honorary consuls who have made numerous contributions to the development of bilateral relationship between Vietnam and the sending country shall be eligible for consideration in accordance with Vietnamese regulations and law.
Article 19. Responsibilities of the Ministry of Foreign Affairs
1. Take charge and cooperate with competent authorities in managing and cooperating with consulates and honorary consuls in Vietnam. To be specific:
a) Consular Department shall directly manage and cooperate with honorary consulates and honorary consuls in Hue City and provinces, cities to the north of Hue city.
b) Department of Foreign Affairs of Ho Chi Minh City shall directly manage and cooperate with honorary consulates and honorary consuls in Da Nang City and provinces, cities to the south of Da Nang City, Quang Nam Province.
2. Inform Vietnamese competent authorities about honorary consulates and honorary consuls of sending country in accordance with Article 5 hereof and in case of a termination in accordance with Article 8 hereof.
3. Inform honorary consulates or honorary consuls when citizens of the sending country are arrested, detained and awaiting trial, or suspended in any shape of form while inform the litigants about their rights.
4. Inform honorary consulates or honorary consuls when citizens of the sending country decease within their consular district or when guardians are required.
5. Inform honorary consulates or honorary consuls when watercrafts carrying nationality of the sending country are wrecked or stranded within territorial waters or internal waters of Vietnam or when aircrafts or other transport registered in the sending country are in emergency situations.
6. Decide whether to approve the establishment of honorary consulates in Vietnam.
7. Decide whether to approve honorary consuls and issue exequatur.
8. Decide to revoke exequatur.
9. Cooperate with the Ministry of Public Security and the Ministry of National Defense in a manner that conforms to this Decree and applicable law provisions.
10. Issue, extend, and re-issue honorary consul identity card.
11. Cooperate with local foreign affair authorities in managing and enabling honorary consuls to perform their consular functions in the most convenient way.
Article 20. Transition clauses
1. Honorary consuls approved before the effective date hereof shall continue until the end of their term of recognition.
2. Honorary consul identity cards that have not expired and have been issued before the effective date hereof shall be available for use until they expire.
3. Applications for issuance of honorary consuls which have been submitted before the effective date hereof and have not been resolved shall be processed in accordance with this Decree.
1. This Decree comes into force from June 1, 2022.
2. Ministers, heads of ministerial agencies, heads of Governmental agencies, Chairpersons of People’s Committees of provinces and central-affiliated cities, relevant agencies, organizations and individuals are responsible for the implementation of this Decree.
3. The Ministry of Foreign Affairs, within their functions and tasks, are responsible for organizing implementation of this Decree./.
|
ON BEHALF OF GOVERNMENT |
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực