Chương 3 Nghị định 25/2004/NĐ-CP Hướng dẫn Pháp lệnh Trọng tài Thương mại: Quản lý nhà nước về trọng tài
Số hiệu: | 25/2004/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: | 15/01/2004 | Ngày hiệu lực: | 06/02/2004 |
Ngày công báo: | 22/01/2004 | Số công báo: | Số 13 |
Lĩnh vực: | Thương mại, Bộ máy hành chính, Thủ tục Tố tụng | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
20/09/2011 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Hướng dẫn thi hành Pháp lệnh Trọng tài thương mại - Ngày 15/01/2004, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 25/2004/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Trọng tài thương mại. Nghị định này quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Trọng tài thương mại về thẩm quyền của Trọng tài thương mại, trình tự, thủ tục thành lập, đăng ký hoạt động, chấm dứt hoạt động, lập chi nhánh, văn phòng đại diện của Trung tâm Trọng tài, lệ phí tòa án liên quan đến trọng tài, xử lý vi phạm và quản lý nhà nước về trọng tài. Hồ sơ xin thành lập Trung tâm Trọng tài gồm: a) Đơn xin phép thành lập Trung tâm Trọng tài có các nội dung quy định tại khoản 4 Điều 14 của Pháp lệnh, có thỏa thuận về việc cử một sáng lập viên làm Chủ tịch Trung tâm và có chữ ký của tất cả các sáng lập viên, b) Sơ yếu lý lịch, bản sao có công chứng hoặc chứng thực hợp lệ bằng tốt nghiệp đại học, giấy tờ xác nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền về việc đã qua thực tế công tác theo ngành học từ 5 năm trở lên của các sáng lập viên, c) Điều lệ của Trung tâm Trọng tài, d) Văn bản giới thiệu của Hội Luật gia Việt Nam. Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Bộ Tư pháp giúp Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về trọng tài, có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Xây dựng, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành văn bản quy phạm pháp luật về tổ chức, hoạt động trọng tài; hướng dẫn thi hành các văn bản quy phạm pháp luật về trọng tài;
b) Cấp Giấy phép thành lập Trung tâm Trọng tài; chấp thuận việc thay đổi nội dung Giấy phép thành lập Trung tâm Trọng tài theo quy định tại Điều 8 của Nghị định này; phê chuẩn Điều lệ Trung tâm Trọng tài, phê chuẩn Điều lệ sửa đổi, bổ sung của Trung tâm Trọng tài.
c) Tổ chức, hướng dẫn việc đào tạo, bồi dưỡng và xây dựng đội ngũ Trọng tài viên;
d) Kiểm tra về tổ chức, hoạt động của Trung tâm Trọng tài;
đ) Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực trọng tài;
e) Thu hồi Giấy phép thành lập Trung tâm Trọng tài theo quy định tại khoản 6 Điều 14 của Pháp lệnh và khoản 2 Điều 18 của Nghị định này theo đề nghị của Sở Tư pháp;
g) Giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về trọng tài theo quy định của pháp luật.
ư2. Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Hội Luật gia Việt Nam trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại các điểm a, b, c và đ khoản 1 Điều này.
1. Đăng ký hoạt động, đăng ký thay đổi nội dung Giấy phép thành lập Trung tâm Trọng tài; đăng ký hoạt động, thu hồi Giấy đăng ký hoạt động của chi nhánh của Trung tâm Trọng tài.
2. Cung cấp thông tin về việc đăng ký hoạt động, việc lập chi nhánh, văn phòng đại diện của Trung tâm Trọng tài cho cơ quan nhà nước, tổ chức và cá nhân có yêu cầu theo quy định của pháp luật.
3. Kiểm tra về tổ chức, hoạt động của Trung tâm Trọng tài.
4. Giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về trọng tài theo quy định của pháp luật.
5. Báo cáo về tổ chức, hoạt động của Trung tâm Trọng tài theo yêu cầu của Bộ Tư pháp, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
1. Trung tâm Trọng tài, chi nhánh của Trung tâm Trọng tài có các hành vi vi phạm các quy định của Pháp lệnh, Nghị định này, thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính bằng các hình thức cảnh cáo hoặc phạt tiền theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
2. Trong trường hợp tái phạm hoặc vi phạm nghiêm trọng thì ngoài việc bị xử phạt bằng hình thức cảnh cáo hoặc phạt tiền, Trung tâm Trọng tài còn có thể bị thu hồi Giấy phép thành lập Trung tâm Trọng tài; chi nhánh của Trung tâm Trọng tài còn có thể bị thu hồi Giấy đăng ký hoạt động của chi nhánh.
STATE MANAGEMENT OVER ARBITRATION
Article 16.- Tasks and powers of the Ministry of Justice
1. The Ministry of Justice shall assist the Government in performing the State management over arbitration and have the following tasks and powers:
a/ To formulate and submit to the Government and the Prime Minister for promulgation legal documents on arbitration organization and operation; and guide the implementation of legal documents on arbitration;
b/ To grant licenses for the establishment of Arbitration Centers; accept the alteration of the contents of the licenses for the establishment of Arbitration Centers according to Article 8 of this Decree; and approve charters as well as amended and supplemented charters of Arbitration Centers.
c/ To organize and guide the training, fostering and building of a contingent of arbitrators;
d/ To inspect the organization and operation of Arbitration Centers;
e/ To undertake international cooperation in the field of arbitration;
f/ To withdraw licenses for the establishment of Arbitration Centers according to Clause 6, Article 14 of the Ordinance and Clause 2, Article 18 of this Decree at the requests of the provincial Justice Services;
g/ To settle complains and denunciations and handle violations of the arbitration legislation according to law provisions.
2. The Ministry of Justice shall assume the prime responsibility for, and coordinate with Vietnam Lawyers’ Association in, performing the tasks and powers defined at Points a, b, c and e, Clause 1 of this Article.
Article 17.- Tasks and powers of the provincial Justice Services:
1. To register the operation of Arbitration Centers and the alteration of the contents of their establishment licenses; register the operation of Arbitration Centers’ branches and withdraw their operation registration papers.
2. To provide information on the operation registration and establishment of Arbitration Centers’ branches and representative offices to State agencies, organizations and individuals requesting therefor according to law provisions.
3. To inspect the organization and operation of Arbitration Centers.
4. To settle complains and denunciations and handle violations of the arbitration legislation according to law provisions.
5. To report on the organization and operation of Arbitration Centers at the request of the Ministry of Justice or the provincial/municipal People’s Committees.
Article 18.- Handling of violations committed by Arbitration Centers and Arbitration Centers’ branches
1. Arbitration Centers and branches of Arbitration Centers, which commit acts of violating the Ordinance or this Decree, shall, depending on the nature and seriousness of their violations, be administratively sanctioned in forms of caution or fine according to law provisions on handling of administrative violations.
2. In cases of recidivism or serious violation, apart from being sanctioned in forms of caution or fine, the Arbitration Centers may have their establishment licenses withdrawn while the Arbitration Centers’ branches may have their operation registration papers withdrawn.