Chương 2 Nghị định 25/2004/NĐ-CP Hướng dẫn Pháp lệnh Trọng tài Thương mại: Thành lập, đăng ký và chấm dứt hoạt động trung tâm trọng tài, chi nhánh, văn phòng đại diện của trung tâm trọng tài
Số hiệu: | 25/2004/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: | 15/01/2004 | Ngày hiệu lực: | 06/02/2004 |
Ngày công báo: | 22/01/2004 | Số công báo: | Số 13 |
Lĩnh vực: | Thương mại, Bộ máy hành chính, Thủ tục Tố tụng | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
20/09/2011 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Hướng dẫn thi hành Pháp lệnh Trọng tài thương mại - Ngày 15/01/2004, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 25/2004/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Trọng tài thương mại. Nghị định này quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Trọng tài thương mại về thẩm quyền của Trọng tài thương mại, trình tự, thủ tục thành lập, đăng ký hoạt động, chấm dứt hoạt động, lập chi nhánh, văn phòng đại diện của Trung tâm Trọng tài, lệ phí tòa án liên quan đến trọng tài, xử lý vi phạm và quản lý nhà nước về trọng tài. Hồ sơ xin thành lập Trung tâm Trọng tài gồm: a) Đơn xin phép thành lập Trung tâm Trọng tài có các nội dung quy định tại khoản 4 Điều 14 của Pháp lệnh, có thỏa thuận về việc cử một sáng lập viên làm Chủ tịch Trung tâm và có chữ ký của tất cả các sáng lập viên, b) Sơ yếu lý lịch, bản sao có công chứng hoặc chứng thực hợp lệ bằng tốt nghiệp đại học, giấy tờ xác nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền về việc đã qua thực tế công tác theo ngành học từ 5 năm trở lên của các sáng lập viên, c) Điều lệ của Trung tâm Trọng tài, d) Văn bản giới thiệu của Hội Luật gia Việt Nam. Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Trung tâm Trọng tài được thành lập tại thành phố Hà Nội, thành phố Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh.
Các Trung tâm Trọng tài đã được thành lập theo quy định của pháp luật trước ngày Pháp lệnh có hiệu lực được tiếp tục hoạt động theo quy định của Pháp lệnh và Nghị định này.
2. Việc thành lập Trung tâm Trọng tài không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 của Điều này phải căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và bảo đảm các điều kiện thành lập Trung tâm Trọng tài theo quy định tại khoản 2 Điều 14 của Pháp lệnh.
3. Các quy định của Điều này không ảnh hưởng đến việc các bên tranh chấp thành lập Hội đồng Trọng tài theo quy định tại Điều 26 của Pháp lệnh.
1. Các sáng lập viên có đủ điều kiện làm Trọng tài viên theo quy định tại Điều 12 của Pháp lệnh gửi hai bộ hồ sơ đề nghị thành lập Trung tâm Trọng tài đến Bộ Tư pháp.
Hồ sơ gồm các giấy tờ sau đây:
a) Đơn xin phép thành lập Trung tâm Trọng tài có các nội dung quy định tại khoản 4 Điều 14 của Pháp lệnh, có thỏa thuận về việc cử một sáng lập viên làm Chủ tịch Trung tâm và có chữ ký của tất cả các sáng lập viên;
b) Sơ yếu lý lịch, bản sao có công chứng hoặc chứng thực hợp lệ bằng tốt nghiệp đại học, giấy tờ xác nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền về việc đã qua thực tế công tác theo ngành học từ năm năm trở lên của các sáng lập viên;
c) Điều lệ của Trung tâm Trọng tài;
d) Văn bản giới thiệu của Hội Luật gia Việt Nam.
2. Trong thời hạn bốn mươi lăm ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp cấp Giấy phép thành lập và phê chuẩn Điều lệ của Trung tâm Trọng tài; đồng thời có công văn thông báo kèm theo bản sao Giấy phép thành lập Trung tâm Trọng tài cho Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Sở Tư pháp), nơi Trung tâm Trọng tài đặt trụ sở. Trong trường hợp từ chối, Bộ Tư pháp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
3. Mẫu Giấy phép thành lập Trung tâm Trọng tài do Bộ Tư pháp ban hành.
1. Tên gọi của Trung tâm Trọng tài do các sáng lập viên thỏa thuận lựa chọn, nhưng phải bao gồm cụm từ ''Trung tâm Trọng tài'' và bảo đảm không trùng, không gây nhầm lẫn với tên của Trung tâm Trọng tài đã được cấp Giấy phép thành lập, không vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
2. Trung tâm Trọng tài có thể có tên giao dịch. Trung tâm Trọng tài có thể có biểu tượng, nhưng không được sử dụng Quốc kỳ, Đảng kỳ, Quốc huy, hình ảnh lãnh tụ, hình ảnh đồng tiền Việt Nam làm biểu tượng của mình.
1. Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được Giấy phép thành lập, Trung tâm Trọng tài đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp, nơi Trung tâm Trọng tài đặt trụ sở.
2. Hồ sơ đăng ký hoạt động gồm các giấy tờ sau đây:
a) Đơn đăng ký hoạt động, trong đó ghi rõ địa điểm dự định đặt trụ sở của Trung tâm Trọng tài;
b) Bản sao có công chứng hoặc chứng thực hợp lệ Giấy phép thành lập Trung tâm Trọng tài;
c) Danh sách Trọng tài viên của Trung tâm Trọng tài.
3. Trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp có trách nhiệm cấp Giấy đăng ký hoạt động cho Trung tâm Trọng tài.
4. Sau khi được cấp Giấy đăng ký hoạt động, Trung tâm Trọng tài thực hiện việc đăng báo theo quy định tại Điều 15 của Pháp lệnh, thực hiện các thủ tục mở tài khoản và khắc con dấu theo quy định của pháp luật.
Trung tâm Trọng tài chỉ được hoạt động kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hoạt động.
5. Mẫu Giấy đăng ký hoạt động Trung tâm Trọng tài do Bộ Tư pháp ban hành.
1. Trung tâm Trọng tài thay đổi một trong các nội dung sau đây của Giấy phép thành lập, thì phải làm đơn xin phép Bộ Tư pháp:
a) Tên gọi;
b) Lĩnh vực hoạt động.
2. Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được đơn xin phép thay đổi nội dung Giấy phép thành lập của Trung tâm Trọng tài, Bộ Tư pháp phải có văn bản trả lời chấp thuận hay không chấp thuận nội dung xin thay đổi; nếu không chấp thuận phải thông báo lý do.
3. Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày văn bản chấp thuận việc thay đổi nội dung Giấy phép có hiệu lực, Trung tâm Trọng tài phải đăng ký việc thay đổi tại Sở Tư pháp, nơi Trung tâm Trọng tài đăng ký hoạt động.
4. Trung tâm Trọng tài thay đổi Chủ tịch Trung tâm, địa điểm đặt trụ sở hoặc danh sách Trọng tài viên, thì trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày thay đổi phải thông báo bằng văn bản cho Bộ Tư pháp và Sở Tư pháp, nơi Trung tâm Trọng tài đăng ký hoạt động.
1. Trung tâm Trọng tài được lập chi nhánh ở trong và ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nơi Trung tâm đặt trụ sở.
Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của Trung tâm Trọng tài, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của Trung tâm Trọng tài, kể cả nhiệm vụ đại diện theo uỷ quyền. Hoạt động của chi nhánh phải phù hợp với lĩnh vực hoạt động ghi trong Giấy phép thành lập, Giấy đăng ký hoạt động của Trung tâm Trọng tài.
2. Trung tâm Trọng tài phải chịu trách nhiệm về hoạt động của chi nhánh. Trung tâm Trọng tài cử một Trọng tài viên làm Trưởng chi nhánh.
3. Trung tâm Trọng tài phải đăng ký hoạt động của chi nhánh tại Sở Tư pháp, nơi đặt chi nhánh.
Hồ sơ đăng ký hoạt động của chi nhánh gồm các giấy tờ sau đây:
a) Đơn đăng ký hoạt động, trong đó ghi rõ địa điểm dự định đặt trụ sở của chi nhánh;
b) Bản sao có công chứng hoặc chứng thực hợp lệ Giấy phép thành lập, Giấy đăng ký hoạt động của Trung tâm Trọng tài;
c) Quyết định của Trung tâm Trọng tài về việc cử Trưởng chi nhánh;
d) Danh sách Trọng tài viên của chi nhánh.
Trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp có trách nhiệm cấp Giấy đăng ký hoạt động cho chi nhánh.
Chi nhánh Trung tâm Trọng tài được hoạt động kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hoạt động.
Mẫu Giấy đăng ký hoạt động chi nhánh của Trung tâm Trọng tài do Bộ Tư pháp ban hành.
4. Trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày chi nhánh được cấp Giấy đăng ký hoạt động, Trung tâm Trọng tài phải thông báo bằng văn bản về việc lập chi nhánh của Trung tâm Trọng tài cho Bộ Tư pháp.
Trong trường hợp Trung tâm Trọng tài lập chi nhánh ở ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nơi Trung tâm Trọng tài đặt trụ sở, thì trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày chi nhánh được cấp Giấy đăng ký hoạt động, Trung tâm Trọng tài thông báo bằng văn bản về việc lập chi nhánh cho Sở Tư pháp, nơi Trung tâm Trọng tài đặt trụ sở.
5. Chi nhánh của Trung tâm Trọng tài được sử dụng con dấu theo quy định của pháp luật.
6. Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày chi nhánh được cấp Giấy đăng ký hoạt động, Trung tâm Trọng tài lập chi nhánh phải đăng báo hàng ngày của Trung ương hoặc địa phương, nơi đăng ký hoạt động của chi nhánh trong ba số liên tiếp về việc lập chi nhánh.
7. Chi nhánh của Trung tâm Trọng tài chấm dứt hoạt động trong các trường hợp sau:
a) Theo quyết định của Trung tâm Trọng tài;
b) Trung tâm Trọng tài lập chi nhánh chấm dứt hoạt động;
c) Bị thu hồi Giấy đăng ký hoạt động do vi phạm nghiêm trọng các quy định của Pháp lệnh và Nghị định này.
Trung tâm Trọng tài lập chi nhánh phải thông báo bằng văn bản cho Bộ Tư pháp, Sở Tư pháp nơi Trung tâm Trọng tài đặt trụ sở và Sở Tư pháp, nơi đặt chi nhánh về việc chấm dứt hoạt động của chi nhánh; nộp lại Giấy đăng ký hoạt động của chi nhánh cho Sở Tư pháp, nơi đăng ký hoạt động của chi nhánh; nộp lại con dấu cho cơ quan có thẩm quyền; đăng báo hàng ngày của Trung ương hoặc địa phương, nơi đăng ký hoạt động của chi nhánh trong ba số liên tiếp về việc chấm dứt hoạt động của chi nhánh.
1. Trung tâm Trọng tài được lập văn phòng đại diện ở trong và ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nơi Trung tâm Trọng tài đặt trụ sở.
Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của Trung tâm Trọng tài, được đại diện cho Trung tâm Trọng tài trong các giao dịch của Trung tâm theo uỷ quyền. Văn phòng đại diện có Trưởng văn phòng đại diện.
2. Trung tâm Trọng tài phải chịu trách nhiệm về hoạt động của văn phòng đại diện.
3. Trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày lập văn phòng đại diện, Trung tâm Trọng tài phải thông báo bằng văn bản về việc lập văn phòng đại diện cho Sở Tư pháp, nơi Trung tâm Trọng tài đặt trụ sở và Sở Tư pháp, nơi đặt văn phòng đại diện.
4. Văn phòng đại diện chấm dứt hoạt động theo quyết định của Trung tâm Trọng tài. Chậm nhất là bảy ngày trước thời điểm dự kiến chấm dứt hoạt động của văn phòng đại diện, Trung tâm Trọng tài phải thông báo về việc chấm dứt hoạt động của văn phòng đại diện cho Sở Tư pháp, nơi Trung tâm Trọng tài đặt trụ sở và Sở Tư pháp, nơi đặt văn phòng đại diện.
1. Trong trường hợp chấm dứt hoạt động theo quy định tại Điều lệ của Trung tâm Trọng tài, thì chậm nhất là ba mươi ngày trước thời điểm dự kiến chấm dứt hoạt động, Trung tâm Trọng tài phải thông báo bằng văn bản về việc chấm dứt hoạt động cho Bộ Tư pháp, Hội Luật gia Việt Nam và Sở Tư pháp, nơi Trung tâm Trọng tài đăng ký hoạt động; đăng báo hàng ngày của Trung ương hoặc báo địa phương, nơi đăng ký hoạt động trong ba số liên tiếp về việc chấm dứt hoạt động của Trung tâm Trọng tài.
2. Trước thời điểm chấm dứt hoạt động, Trung tâm Trọng tài phải thanh toán xong các khoản nợ và hoàn tất các vụ việc đã nhận, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
3. Trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày hoàn tất các thủ tục quy định tại khoản 2 Điều này, Trung tâm Trọng tài báo cáo bằng văn bản về việc hoàn tất các thủ tục đó cho Bộ Tư pháp.
Trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo của Trung tâm Trọng tài, Bộ Tư pháp ra Quyết định về việc chấm dứt hoạt động của Trung tâm. Trung tâm Trọng tài nộp lại Giấy phép thành lập cho Bộ Tư pháp, Giấy đăng ký hoạt động cho Sở Tư pháp, nơi Trung tâm Trọng tài đăng ký hoạt động và nộp lại con dấu cho cơ quan có thẩm quyền.
1. Trong trường hợp Trung tâm Trọng tài bị thu hồi Giấy phép thành lập theo quy định tại khoản 2 Điều 18 của Nghị định này, thì trong thời hạn sáu mươi ngày, kể từ ngày có Quyết định về việc thu hồi Giấy phép thành lập, Trung tâm Trọng tài phải thanh toán xong các khoản nợ và hoàn tất các vụ việc đã nhận, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2. Trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày có Quyết định thu hồi Giấy phép thành lập theo quy định tại khoản 2 Điều 18 của Nghị định này, Trung tâm Trọng tài phải đăng báo hàng ngày của Trung ương hoặc báo địa phương, nơi đăng ký hoạt động trong ba số liên tiếp về việc chấm dứt hoạt động của Trung tâm Trọng tài.
3. Trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày hoàn tất các thủ tục quy định tại khoản 1 Điều này, Trung tâm Trọng tài báo cáo bằng văn bản về việc hoàn tất các thủ tục nói trên cho Bộ Tư pháp, Hội Luật gia Việt Nam và Sở Tư pháp, nơi Trung tâm Trọng tài đăng ký hoạt động; nộp lại Giấy phép thành lập cho Bộ Tư pháp; nộp lại Giấy đăng ký hoạt động cho Sở Tư pháp, nơi Trung tâm Trọng tài đăng ký hoạt động và nộp lại con dấu cho cơ quan có thẩm quyền.
Khi nộp hồ sơ đề nghị thành lập, thay đổi nội dung Giấy phép thành lập, đăng ký hoạt động Trung tâm Trọng tài, đăng ký hoạt động chi nhánh Trung tâm Trọng tài, người nộp hồ sơ phải nộp lệ phí theo mức sau đây:
1. Lệ phí cấp Giấy phép thành lập Trung tâm Trọng tài: 500.000 đồng;
2. Lệ phí thay đổi nội dung Giấy phép thành lập: 100.000 đồng;
3. Lệ phí đăng ký hoạt động của Trung tâm Trọng tài: 200.000 đồng;
4. Lệ phí đăng ký hoạt động chi nhánh: 100.000 đồng.
1. Khi gửi đơn yêu cầu Tòa án chỉ định Trọng tài viên, thay đổi Trọng tài viên, xem xét lại quyết định của Hội đồng Trọng tài về thỏa thuận trọng tài, về thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp của Hội đồng Trọng tài, áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời, hủy quyết định trọng tài, kháng cáo quyết định của Tòa án, người yêu cầu phải nộp lệ phí.
Mức lệ phí được quy định như sau:
a) Đối với việc yêu cầu Tòa án chỉ định Trọng tài viên, thay đổi Trọng tài viên: 100.000 đồng;
b) Đối với việc yêu cầu Tòa án xem xét lại quyết định của Hội đồng Trọng tài về thỏa thuận trọng tài, về thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp của Hội đồng Trọng tài: 300.000 đồng;
c) Đối với việc yêu cầu Tòa án áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời: 500.000 đồng;
d) Đối với việc yêu cầu Tòa án hủy quyết định trọng tài: 500.000 đồng;
đ) Đối với việc kháng cáo quyết định của Tòa án: 300.000 đồng.
2. Lệ phí được nộp đủ một lần cùng với đơn yêu cầu tại Tòa án, nơi nhận đơn
Việc quản lý, sử dụng lệ phí cấp phép, thay đổi nội dung Giấy phép thành lập, đăng ký hoạt động của Trung tâm Trọng tài, đăng ký hoạt động chi nhánh của Trung tâm Trọng tài và lệ phí tòa án liên quan đến trọng tài được thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
ESTABLISHMENT, REGISTRATION AND TERMINATION OF OPERATION OF ARBITRATION CENTERS AS WELL AS BRANCHES AND REPRESENTATIVE OFFICES THEREOF
Article 4.- Establishment of Arbitration Centers
1. Arbitration Centers shall be established in Hanoi, Da Nang and Ho Chi Minh city.
The Arbitration Centers which have been lawfully established before the effective date of the Ordinance shall be allowed to continue their operations under the provisions of the Ordinance and this Decree.
2. The establishment of Arbitration Centers other than those prescribed in Clause 1 of this Article must be based on the socio-economic development situation in localities and satisfy the conditions for the establishment of Arbitration Centers stipulated in Clause 2, Article 14 of the Ordinance.
3. The provisions of this Article shall not affect the setting up of Arbitration Councils by disputing parties according to Article 26 of the Ordinance.
Article 5.- Order and procedures for the establishment of Arbitration Centers
1. Founders who fully meet the conditions to act as arbitrators as prescribed in Article 12 of the Ordinance shall send two sets of dossier of application for the establishment of Arbitration Centers to the Ministry of Justice.
Such a dossier set shall include the following papers:
a/ The application for setting up the Arbitration Center with the contents prescribed in Clause 4, Article 14 of the Ordinance, the agreement on the appointment of a founder to be president of the Center and the signatures of all founders;
b/ Curriculum vitae, notarized or duly authenticated copies of university diplomas and written certifications by competent agencies and/or organizations of the founders’ actual professional practice for five years or more;
c/ The charter of the Arbitration Center;
d/ Written recommendation of Vietnam Lawyers’ Association.
2. Within 45 days after receiving the valid dossiers, the Minister of Justice shall grant establishment licenses and approve charters of the Arbitration Centers; and at the same time send a written notice enclosed with a copy of the licenses for establishment of Arbitration Centers to the Justice Services of the provinces or centrally run-cities (hereinafter referred collectively to as the provincial Justice Services) where the Arbitration Centers are headquartered. In case of refusal, the Ministry of Justice must reply in writing, clearly stating the reasons therefor.
3. The form of the licenses for establishment of Arbitration Centers shall be issued by the Ministry of Justice.
Article 6.- Appellations of Arbitration Centers
1. The appellations of Arbitration Centers shall be selected and agreed upon by their founders, which must contain the phrase “Arbitration Center,” not be identical or cause confusion with the appellations of other Arbitration Centers which have been granted establishment licenses, and not contravene the nations’ historical traditions, culture, morality and fine customs.
2. Arbitration Centers may have transaction names. Arbitration Centers may have their symbols, but must not use the national flag, the Party’s banner, the national emblem, pictures of leaders and Vietnamese currency as their symbols.
Article 7.- Registration of operation of Arbitration Centers
1. Within 30 days after receiving the establishment licenses, Arbitration Centers shall make operation registration at the provincial Justice Services of the localities where they are headquartered.
2. A dossier of operation registration includes the following papers:
a/ The application for operation registration, clearly stating the expected location of the Arbitration Center;
b/ The notarized or duly authenticated copy of the establishment license of the Arbitration Center;
c/ The list of arbitrators of the Arbitration Center.
3. Within seven days after receiving the valid dossiers, the provincial Justice Services shall have to grant the operation registration papers to the Arbitration Centers.
4. After being granted the operation registration papers, the Arbitration Centers shall proceed with the publication on newspapers as prescribed in Article 15 of the Ordinance and carry out the procedures for opening accounts and carving seals according to law provisions.
The Arbitration Centers shall be allowed to operate only after being granted the operation registration papers.
5. The form of the paper of registration of operation of Arbitration Centers shall be issued by the Ministry of Justice.
Article 8.- Alteration of the contents of establishment licenses and operation registration papers of Arbitration Centers
1. Arbitration Centers altering one of the following contents of the establishment licenses shall have to file written applications to the Ministry of Justice:
a/ Appellations;
b/ Operation fields.
2. Within 15 days after receiving the Arbitration Centers’ application for alteration of contents of their establishment licenses, the Ministry of Justice must reply in writing whether or not it approves the alteration, in case of disapproval, it must state the reasons therefor.
3. Within 15 days as from the effective date of the written approval of the alteration of the licenses’ contents, the Arbitration Centers must register the alteration at the provincial Justice Services where they have made the operation registration.
4. The Arbitration Centers changing their presidents, locations or lists of arbitrators shall have to notify the Ministry of Justice and the provincial Justice Services where they have made the operation registration thereof in writing within seven days as from the date such changes occur.
Article 9.- Branches of Arbitration Centers
1. Arbitration Centers may set up their branches inside or outside the provinces or centrally-run cities, where they are headquartered.
The Arbitration Centers’ branches are their dependent units which are tasked to perform all or part of the centers’ functions, including the task of an authorized representative. The operation of branches must conform with the operation fields stated in the establishment licenses and the operation registration papers of the Arbitration Centers.
2. Arbitration Centers shall have to bear responsibility for the operation of their branches. Arbitration Centers shall appoint an arbitrator to act as a branch’s head.
3. Arbitration Centers must register the operation of their branches at the provincial Justice Services of the localities where such branches are located.
A dossier of registration for operation of a branch includes the following papers:
a/ The application for operation registration, clearly stating the expected location of the branch;
b/ The notarized or duly authenticated copy of the establishment license and operation registration paper of the Arbitration Center;
c/ The decision of the Arbitration Center on the appointment of the branch’s head;
d/ The list of arbitrators of the branch.
Within seven days after receiving the valid dossiers, the provincial Justice Services shall have to grant the operation registration papers to the branches.
The Arbitration Centers’ branches shall be allowed to operate only after being granted the operation registration papers.
The form of the operation registration papers of the Arbitration Centers’ branches shall be issued by the Ministry of Justice.
4. Within seven days as from the date the branches are granted the operation registration papers, the Arbitration Centers shall have to notify the Ministry of Justice of the establishment of their branches in writing.
In cases where the Arbitration Centers set up branches outside the provinces or centrally-run cities where they are headquartered, within seven days as from the date the branches are granted the operation registration papers, the Arbitration Centers must notify the provincial Justice Services of the localities where they are headquartered of the establishment of their branches in writing.
5. The Arbitration Centers’ branches shall be allowed use seals according to law provisions.
6. Within 30 days as from the date the branches are granted the operation registration papers, their Arbitration Centers setting up branches shall have to publicize the establishment of the branches on the central daily newspapers or newspapers of the localities where their branches’ operations are registered, for three consecutive issues.
7. The Arbitration Centers’ branches shall terminate their operation in the following cases:
a/ Under decisions of their Arbitration Centers;
b/ Upon the termination of the operation of the Arbitration Centers which have set up such branches;
c/ Having their operation registration papers withdrawn due to serious violations of the provisions of the Ordinance and this Decree.
The Arbitration Centers which have set up branches shall have to notify the Ministry of Justice and the provincial Justice Services of the localities where they are headquartered and the provincial Justice Services of the localities where the branches are located of the termination of their branches’ operations in writing; return the operation registration papers of the branches to the provincial Justice Services where the branches’ operations are registered; return the seals to competent agencies; and publicize the termination of their branches’ operations on central daily newspapers or newspapers of the localities where their branches’ operations are registered, for three consecutive issues.
Article 10.- Representative offices of Arbitration Centers
1. Arbitration Centers may set up representatives offices inside or outside the provinces or centrally-run cities, where they are headquartered.
The Arbitration Centers’ representative offices are their dependent units which are allowed to represent the Arbitration Centers in their transactions under authorization. Representative offices shall have their heads.
2. Arbitration Centers shall have to bear responsibility for the operations of their representative offices.
3. Within seven days after establishing representative offices, the Arbitration Centers shall have to notify the establishment of representative offices in writing to the provincial Justice Services of the localities where they are headquartered and the provincial Justice Services of the localities where the representative offices are located..
4. Representative offices shall terminate their operation under decisions of the Arbitration Centers. The Arbitration Centers shall have to notify the provincial Justice Services of the localities where they are headquartered and the provincial Justice Services of the localities where the representative offices are located of the termination of their representative offices’ operations within seven days before the date the representative offices are expected to terminate their operation.
Article 11.- Order and procedures for the termination of operation of Arbitration Centers under the provisions of their charters
1. In cases where the Arbitration Centers terminate their operation under the provisions of their charters, they must notify their operation termination in writing to the Ministry of Justice, Vietnam Lawyers’ Association and the provincial Justice Services where they have made the operation registration within 30 days before the expected time of operation termination; and publicize their operation termination on central daily newspapers or newspapers of the localities where they have made the operation registration for three consecutive issues.
2. Before the time of terminating their operation, the Arbitration Centers shall have to repay all their debts and finish all cases they have accepted, except for cases where otherwise agreed upon.
3. Within seven days after fulfilling the procedures prescribed in Clause 2 of this Article, the Arbitration Centers shall report on the completion of such procedures to the Ministry of Justice in writing.
Within seven days after receiving the Arbitration Centers’ reports, the Ministry of Justice shall issue decisions on the termination of the Arbitration Centers’ operation. The Arbitration Centers shall return their establishment licenses to the Ministry of Justice and their operation registration papers to the provincial Justice Services where they have made the operation registration and return their seals to competent agencies.
Article 12.- Order and procedures for the termination of operation of Arbitration Centers in cases of having their establishment licenses withdrawn
1. In cases where the Arbitration Centers have their establishment licenses withdrawn according to Clause 2, Article 18 of this Decree, within 60 days as from the date the decisions on the withdrawal of establishment licenses are issued, the Arbitration Centers shall have to repay all their debts and finish the cases they have accepted, except for cases where otherwise agreed upon.
2. Within 10 days as from the date the decisions on the withdrawal of establishment licenses are issued according to Clause 2, Article 18 of this Decree, the Arbitration Centers shall publicize the termination of their operation on central daily newspapers or newspapers of the localities, where they have made the operation registration, for three consecutive issues.
3. Within seven days after completing the procedures prescribed in Clause 1 of this Article, the Arbitration Centers shall have to reports on the completion of the above-stated procedures in writing to the Ministry of Justice, Vietnam Lawyers’ Association and the provincial Justice Services where they have made the operation registration; return the establishment licenses to the Ministry of Justice and the operation registration papers to the provincial Justice Services where they have made the registration operation; and return their seals to competent agencies.
Article 13.- Fees for the granting of licenses and alteration of the contents thereof and fees for registration of the operation of Arbitration Centers and branches thereof
When submitting dossiers of application for the establishment of Arbitration Centers and the alteration of their establishment licenses’ contents as well as the registration of operation of Arbitration Centers and branches thereof, the applicants shall have to pay fees at the following levels:
1. Fee for granting a license for the establishment of an Arbitration Center: VND 500,000;
2. Fee for alteration of contents of an establishment license: VND 100,000;
3. Fee for registration of the operation of an Arbitration Center: VND 200,000;
4. Fee for registration of the operation of a branch: VND 100,000.
Article 14.- Court fees related to arbitration
1. When filing applications requesting the Courts to appoint arbitrators, replace arbitrators, review the Arbitration Councils’ decisions on arbitration agreements or the Arbitration Councils’ competence to handle the disputes, apply, alter or cancel interim urgent measures or cancel arbitral awards and when protesting against court decisions, the applicants shall have to pay fees.
Fee levels are prescribed as follows:
a/ For the request for the appointment or replacement of arbitrators by courts: VND 100,000;
b/ For the request for the review of the Arbitration Councils’ decisions on arbitration agreements or the Arbitration Councils’ competence to handle the disputes by courts: VND 300,000;
c/ For the request for the application, alteration or cancellation of interim urgent measures by courts: VND 500,000;
d/ For the request for the cancellation of arbitral awards by court: VND 500,000;
e/ For the protest against court decisions: VND 300,000.
2. Fees shall be paid in lump sum together with applications at courts where such applications are received.
Article 15.- Management and use of fees
The management and use of fees for the granting of licenses and alteration of contents thereof, fees for the registration of the operation of Arbitration Centers and branches thereof and court fees related to arbitration shall comply with the Finance Ministry’s guidance.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực