Chương 2 Nghị định 24/2007/NĐ-CP : Căn cứ tính thuế và thuế suất
Số hiệu: | 24/2007/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 14/02/2007 | Ngày hiệu lực: | 21/03/2007 |
Ngày công báo: | 06/03/2007 | Số công báo: | Từ số 234 đến số 235 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp, Thuế - Phí - Lệ Phí | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2009 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp được xác định theo năm dương lịch hoặc năm tài chính.
1. Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là toàn bộ tiền bán hàng, tiền cung ứng dịch vụ kể cả trợ giá, phụ thu, phụ trội mà cơ sở kinh doanh được hưởng, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế đối với cơ sở kinh doanh nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế là doanh thu không có thuế giá trị gia tăng. Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế đối với cơ sở kinh doanh nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp trên giá trị gia tăng là doanh thu bao gồm cả thuế giá trị gia tăng.
2. Thời điểm xác định doanh thu để tính thu nhập chịu thuế đối với hoạt động bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hàng hoá, hoàn thành dịch vụ hoặc thời điểm lập hoá đơn bán hàng, cung ứng dịch vụ.
3. Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế trong một số trường hợp được quy định cụ thể như sau:
a) Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế đối với hàng hóa bán theo phương thức trả góp được xác định theo giá bán hàng hoá trả tiền một lần, không bao gồm tiền lãi trả chậm;
b) Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế đối với hàng hóa, dịch vụ dùng để trao đổi, biếu, tặng, tiêu dùng nội bộ được xác định theo giá bán của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm trao đổi, biếu, tặng, tiêu dùng nội bộ;
c) Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế đối với hoạt động gia công hàng hóa là tiền thu về hoạt động gia công bao gồm cả tiền công, nhiên liệu, động lực, vật liệu phụ và chi phí khác phục vụ cho việc gia công hàng hóa;
d) Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế đối với hoạt động cho thuê tài sản là số tiền bên thuê trả từng kỳ theo hợp đồng thuê. Trường hợp bên thuê trả tiền thuê trước cho nhiều năm thì doanh thu để tính thu nhập chịu thuế được phân bổ cho số năm trả tiền trước hoặc xác định theo doanh thu trả tiền một lần.
Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể cách xác định doanh thu trả tiền thuê trước cho nhiều năm để xác định thu nhập chịu thuế phù hợp với từng loại hình cơ sở kinh doanh quy định tại điểm này;
đ) Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế đối với hoạt động tín dụng là tiền lãi cho vay phải thu phát sinh trong kỳ tính thuế;
e) Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế trong một số trường hợp khác do Bộ Tài chính quy định.
1. Chi phí khấu hao của tài sản cố định sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ. Mức trích khấu hao tài sản cố định được xác định căn cứ vào giá trị tài sản cố định và thời gian trích khấu hao. Cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ có hiệu quả kinh tế cao được khấu hao nhanh nhưng tối đa không quá 2 lần mức khấu hao theo chế độ để nhanh chóng đổi mới công nghệ.
Bộ Tài chính quy định tiêu chuẩn tài sản cố định, thời gian, mức trích khấu hao và khấu hao nhanh quy định tại khoản này.
2. Chi phí nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hóa thực tế sử dụng vào sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ liên quan đến doanh thu, thu nhập chịu thuế trong kỳ được tính theo mức tiêu hao hợp lý, giá thực tế xuất kho do cơ sở kinh doanh tự xác định và chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Cơ sở kinh doanh mua sản phẩm làm bằng mây, tre, cói, dừa, cọ của người nông dân trực tiếp làm ra, hàng thủ công mỹ nghệ của các nghệ nhân không kinh doanh; đất, đá, cát, sỏi của người dân tự khai thác; phế liệu của người trực tiếp thu nhặt và một số dịch vụ của cá nhân không kinh doanh, không có hoá đơn, chứng từ được lập bảng kê theo quy định của Bộ Tài chính trên cơ sở chứng từ đề nghị thanh toán của người bán hàng, cung ứng dịch vụ. Giám đốc cơ sở kinh doanh duyệt chi theo bảng kê phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của bảng kê.
3. Tiền lương, tiền công, phụ cấp phải trả cho người lao động theo quy định của Bộ luật Lao động, tiền ăn giữa ca, tiền ăn định lượng:
a) Tiền lương, tiền công, phụ cấp phải trả cho người lao động trong các doanh nghiệp nhà nước được tính vào chi phí hợp lý theo chế độ hiện hành;
b) Tiền lương, tiền công, phụ cấp phải trả cho người lao động trong các cơ sở kinh doanh khác được tính vào chi phí hợp lý theo hợp đồng lao động;
c) Chi phí tiền ăn giữa ca cho người lao động được tính vào chi phí hợp lý tối đa không quá mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định đối với công chức nhà nước;
d) Tiền ăn định lượng chi trả cho người lao động làm việc trong một số ngành, nghề đặc biệt theo chế độ của nhà nước quy định.
4. Chi phí nghiên cứu khoa học, công nghệ; sáng kiến, cải tiến; y tế; đào tạo lao động theo chế độ quy định; tài trợ cho giáo dục.
5. Chi phí dịch vụ mua ngoài: điện, nước, điện thoại, sửa chữa tài sản cố định; tiền thuê tài sản cố định; kiểm toán; dịch vụ pháp lý; thiết kế, xác lập và bảo vệ nhãn hiệu hàng hoá; bảo hiểm tài sản; chi trả tiền sử dụng các tài liệu kỹ thuật; bằng sáng chế; giấy phép công nghệ không thuộc tài sản cố định, các dịch vụ kỹ thuật và dịch vụ mua ngoài khác.
6. Các khoản chi:
a) Các khoản chi cho lao động nữ, bao gồm:
- Chi cho công tác đào tạo lại nghề cho chị em nữ công nhân viên, nếu nghề cũ không còn phù hợp để chuyển đổi sang nghề khác theo quy hoạch phát triển của cơ sở kinh doanh.
Khoản chi thêm này bao gồm: học phí đi học (nếu có) + chênh lệch tiền lương ngạch bậc (đảm bảo 100% lương cho người đi học);
- Chi phí tiền lương và phụ cấp (nếu có) cho cô giáo dạy ở nhà trẻ, mẫu giáo do doanh nghiệp tổ chức và quản lý. Số cô giáo này được xác định theo định mức do hệ thống giáo dục đào tạo quy định;
- Chi phí tổ chức khám sức khoẻ thêm một lần trong năm như khám bệnh nghề nghiệp, mãn tính hoặc phụ khoa cho nữ công nhân viên;
- Chi bồi dưỡng cho người lao động nữ sau khi sinh con. Căn cứ quy định của pháp luật về lao động và tình hình biến động thực tế của giá tiêu dùng trong từng thời kỳ, Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định cụ thể mức chi tối đa cho người lao động nữ sau khi sinh con;
- Trong thời gian cho con bú, nếu vì lý do khách quan người lao động nữ không nghỉ cho con bú theo chế độ quy định mà ở lại làm việc cho cơ sở kinh doanh thì thời gian làm việc này người lao động nữ được trả phụ cấp làm thêm giờ theo chế độ.
Đối với cơ sở kinh doanh hoạt động sản xuất, xây dựng, vận tải sử dụng nhiều lao động nữ, nếu hạch toán, theo dõi riêng được các khoản thực chi cho lao động nữ được giảm thuế thu nhập doanh nghiệp theo Điều 41 Nghị định này.
b) Chi bảo hộ lao động theo quy định của Bộ luật Lao động;
Một số cơ sở kinh doanh quy định người lao động phải mặc trang phục thống nhất tại nơi làm việc thì khoản chi mua trang phục được tính vào chi phí hợp lý.
c) Chi bảo vệ cơ sở kinh doanh; chi công tác phí;
d) Trích nộp quỹ bảo hiểm xã hội; bảo hiểm y tế thuộc trách nhiệm của cơ sở kinh doanh sử dụng lao động; kinh phí công đoàn; chi phí hỗ trợ cho hoạt động của Đảng, đoàn thể tại cơ sở kinh doanh; khoản trích nộp hình thành nguồn chi phí quản lý cho cấp trên và các quỹ của hiệp hội theo chế độ quy định.
7. Chi trả lãi tiền vay vốn sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của các tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính, các tổ chức kinh tế theo lãi suất thực tế; chi trả lãi tiền vay của các đối tượng khác theo lãi suất thực tế, nhưng tối đa không quá 1,2 lần mức lãi suất cho vay của ngân hàng thương mại tại thời điểm vay.
8. Trích các khoản dự phòng theo chế độ quy định.
9. Trợ cấp thôi việc cho người lao động theo chế độ quy định.
10. Chi về tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ bao gồm: chi bảo quản, chi bao gói, vận chuyển, bốc vác, thuê kho, bãi, bảo hành sản phẩm hàng hóa và dịch vụ.
11. Chi phí quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, tiếp tân, khánh tiết, chi phí giao dịch, chi hoa hồng môi giới, chi hội nghị và các khoản chi phí khác có liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ được khống chế tối đa không quá 10% tổng số các khoản chi phí từ khoản 1 đến khoản 10 Điều này. Đối với hoạt động thương nghiệp tổng chi phí hợp lý để xác định mức khống chế không bao gồm trị giá mua vào của hàng hóa bán ra.
12. Các khoản thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất phải nộp liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (trừ thuế thu nhập doanh nghiệp) bao gồm:
a) Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;
b) Thuế tiêu thụ đặc biệt;
c) Thuế giá trị gia tăng đối với cơ sở kinh doanh nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng; thuế giá trị gia tăng đối với cơ sở kinh doanh nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế trong trường hợp mua, nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ để sản xuất hàng hoá, cung ứng dịch vụ không thuộc diện chịu thuế giá trị gia tăng; thuế giá trị gia tăng đầu vào trong trường hợp xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ nhưng không đủ điều kiện để được khấu trừ và hoàn thuế theo quy định của pháp luật thuế giá trị gia tăng; thuế giá trị gia tăng đầu vào không được khấu trừ do kê khai chậm so với thời hạn quy định;
d) Thuế môn bài;
đ) Thuế tài nguyên;
e) Thuế sử dụng đất nông nghiệp;
g) Thuế nhà đất;
h) Các khoản phí, lệ phí theo quy định của pháp luật;
i) Tiền thuê đất.
13. Chi phí quản lý kinh doanh do công ty ở nước ngoài phân bổ cho cơ sở thường trú tại Việt Nam theo tỷ lệ doanh thu của cơ sở thường trú tại Việt Nam so với tổng doanh thu chung của công ty ở nước ngoài bao gồm cả doanh thu của cơ sở thường trú ở các nước.
Cơ sở thường trú của công ty ở nước ngoài tại Việt Nam chưa thực hiện chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ nộp thuế theo phương pháp kê khai thì không được tính vào chi phí hợp lý khoản chi phí quản lý kinh doanh do công ty ở nước ngoài phân bổ theo quy định tại khoản này.
1. Tiền lương, tiền công do cơ sở kinh doanh không thực hiện đúng chế độ hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật về lao động, trừ trường hợp thuê mướn lao động theo vụ việc.
Tiền lương, tiền công của chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh, chủ hộ cá thể, cá nhân kinh doanh và tiền thù lao trả cho các sáng lập viên, thành viên hội đồng quản trị của công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần không trực tiếp tham gia điều hành sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ.
2. Các khoản trích trước vào chi phí mà thực tế không chi gồm: trích trước về sửa chữa lớn tài sản cố định, phí bảo hành sản phẩm hàng hóa, công trình xây dựng và các khoản trích trước khác.
3. Các khoản chi không có hoá đơn, chứng từ hoặc hoá đơn, chứng từ không hợp pháp.
4. Các khoản tiền phạt về vi phạm hành chính như: vi phạm luật giao thông, vi phạm chế độ đăng ký kinh doanh, vi phạm về kế toán thống kê, vi phạm về thuế và các vi phạm hành chính khác.
5. Các khoản chi không liên quan đến doanh thu và thu nhập chịu thuế như: chi về đầu tư xây dựng cơ bản; chi ủng hộ các địa phương; chi ủng hộ các đoàn thể, tổ chức xã hội nằm ngoài cơ sở kinh doanh; chi từ thiện và các khoản chi khác không liên quan đến doanh thu và thu nhập chịu thuế.
6. Các khoản chi do các nguồn kinh phí khác đài thọ như: chi phí sự nghiệp; chi trợ cấp khó khăn thường xuyên, khó khăn đột xuất.
Các khoản doanh thu, chi phí hợp lý và thu nhập chịu thuế được xác định bằng đồng Việt Nam. Trường hợp cơ sở kinh doanh có doanh thu, chi phí hợp lý và thu nhập chịu thuế bằng ngoại tệ thì phải quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá hối đoái do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh doanh thu, chi phí bằng ngoại tệ, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Đối với loại ngoại tệ không có tỷ giá hối đoái với đồng Việt Nam thì phải quy đổi thông qua một loại ngoại tệ có tỷ giá hối đoái với đồng Việt Nam.
Thu nhập chịu thuế được xác định bao gồm: thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và thu nhập khác trong kỳ tính thuế, kể cả thu nhập thu được từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ ở nước ngoài.
1. Thu nhập chịu thuế từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ bằng doanh thu để tính thu nhập chịu thuế trừ (-) các khoản chi phí hợp lý liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ trong kỳ tính thuế.
Trường hợp cơ sở kinh doanh nhận được khoản thu nhập từ các hoạt động góp vốn cổ phần, góp vốn liên doanh, liên kết kinh tế mà khoản thu nhập đó đã được cơ sở kinh doanh nhận vốn cổ phần, vốn liên doanh, liên kết kinh tế nộp thuế thu nhập doanh nghiệp chia cho thì khoản thu nhập này không phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.
2. Các khoản thu nhập chịu thuế khác trong kỳ tính thuế bao gồm:
a) Chênh lệch về mua, bán chứng khoán;
b) Thu nhập từ các hoạt động liên quan đến quyền sở hữu công nghiệp, quyền tác giả;
c) Thu nhập khác về quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản;
d) Thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất;
đ) Lãi từ chuyển nhượng, thanh lý tài sản;
e) Lãi tiền gửi, cho vay vốn, lãi bán hàng trả chậm;
g) Chênh lệch do bán ngoại tệ, lãi về chênh lệch tỷ giá hối đoái;
h) Kết dư cuối năm các khoản dự phòng theo chế độ quy định;
i) Thu các khoản nợ phải thu khó đòi đã xóa sổ kế toán nay đòi được;
k) Thu các khoản nợ phải trả không xác định được chủ nợ;
l) Các khoản thu nhập từ sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ của những năm trước bị bỏ sót mới phát hiện ra;
m) Các khoản thu nhập nhận được từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ở nước ngoài.
Trường hợp khoản thu nhập nhận được đã nộp thuế ở nước ngoài thì cơ sở kinh doanh phải xác định số thu nhập trước khi nộp thuế thu nhập ở nước ngoài để tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Khi xác định số thuế thu nhập cả năm sẽ được trừ số thuế thu nhập mà cơ sở kinh doanh đã nộp ở nước ngoài nhưng số thuế được trừ không vượt quá số thuế thu nhập tính theo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp cho khoản thu nhập nhận được đó.
n) Các khoản thu nhập liên quan đến việc tiêu thụ hàng hóa, cung cấp dịch vụ không tính trong doanh thu, sau khi đã trừ các khoản chi phí theo quy định của Bộ Tài chính để tạo ra khoản thu nhập đó;
o) Thu nhập từ chuyển nhượng vốn;
p) Các khoản thu nhập khác chưa được quy định chi tiết tại Điều này.
3. Trường hợp Hiệp định tránh đánh thuế hai lần mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết có quy định phương pháp xác định thu nhập chịu thuế đối với cơ sở thường trú khác với quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này thì thực hiện theo quy định của Hiệp định đó.
1. Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp áp dụng đối với cơ sở kinh doanh là 28%.
2. Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp áp dụng đối với cơ sở kinh doanh tiến hành tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí và tài nguyên quý hiếm khác từ 28% đến 50%.
Thủ tướng Chính phủ quyết định mức thuế suất cụ thể phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của từng cơ sở kinh doanh tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí và tài nguyên quý hiếm khác theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
3. Đối với hoạt động xổ số kiến thiết, nộp thuế thu nhập doanh nghiệp với mức thuế suất là 28%. Bộ Tài chính quy định cụ thể cơ chế tài chính áp dụng đối với khoản thu nhập sau thuế của hoạt động xổ số kiến thiết.
TAX CALCULATION BASES AND TAX RATES
Article 3.- Tax calculation bases are taxable income in the taxation period and tax rate.
Enterprise income taxation period is determined according to the calendar year or fiscal year.
Article 4.- Turnover for calculation of taxable income is determined as follows:
1. Turnover for calculation of taxable income is the total goods sales or service charge, including price subsidies, surcharges and additional amounts, earned by business establishments, regardless of whether or not such amounts have been collected.
For business establishments that pay value added tax (VAT) by the tax credit method, turnover for calculation of taxable income is VAT-exclusive turnover. For business establishments that pay VAT directly on added value, turnover for calculation of taxable income is VAT-inclusive turnover.
2. For goods sale and service provision activities, the time for determining turnover for calculation of taxable income is the time of transferring the ownership of goods, completing services or making out invoices on goods sale or service provision.
3. Turnover for calculation of taxable income in some cases is specified as follows:
a/ For goods sold on installment payment, turnover for calculation of taxable income is determined based on the sale price paid in lump sum, excluding interest on deferred payment;
b/ For goods or services used for barter, donation or internal consumption, turnover for calculation of taxable income is determined based on the sale price of goods or services of the same or similar category at the time of barter, donation or internal consumption;
c/ For goods-processing activities, turnover for calculation of taxable income is proceeds from the processing, including remuneration, costs of fuels, power, auxiliary materials and other costs in service of goods processing;
d/ For property leasing activities, turnover for calculation of taxable income is rent paid by the lessee for each term under the leasing contract. If the lessee pays rent in advance for several years, turnover for calculation of taxable income is divided by the number of years for which the rent has been paid in advance or determined based on the rent payable in lump sum.
The Ministry of Finance shall specifically guide the methods of determining turnover from the advance payment of rent for several years in order to determine taxable income suitable to each type of business establishment defined at this Point;
e/ For credit activities, turnover for calculation of taxable income is receivable loan interest arising in the taxation period;
f/ In other cases, turnover for calculation of taxable income is specified by the Ministry of Finance.
Article 5.- Reasonable expenses to be subtracted for calculation of taxable income include:
1. Depreciations of fixed assets used for goods production and trading or service provision activities. Fixed asset depreciation rate is determined based on the value of fixed assets and depreciation duration. Establishments producing and trading in goods or providing services with high economic efficiency may apply a higher depreciation rate which, however, must not exceed two times the prescribed depreciation rate, in order to quickly renew their technologies.
The Ministry of Finance shall specify fixed asset standards, depreciation duration and rate and quick depreciation specified in this Clause.
2. Costs of raw materials, materials, fuel, energy and goods volume actually used for goods production and trading or service provision related to turnover and taxable income in a period, which are calculated according to a reasonable consumption norm and actual ex-warehousing prices, that enterprises shall determine by themselves and take responsibility therefor before law.
Business establishments that purchase products made of rattan, bamboo, rush, coconut fibers or palm leaves directly from their makers, handicraft and fine-art articles from non-business artisans; earth, stone, sand and gravel exploited by people themselves; scraps from scrap collectors and some services from non-business individuals without invoices and vouchers may make lists thereof according to the Finance Ministry's regulations on the basis of written payment requests of goods sellers or service providers. Directors of business establishments who approve payments according to those lists shall bear responsibility before law for the accuracy and truthfulness of the lists.
3. Wages, remuneration and allowances paid to laborers according to the Labor Code, expenses for mid-shift meals and food rations:
a/ Wages, remuneration and allowances paid to laborers in State enterprises which are accounted as reasonable expenses according to current regulations;
b/ Wages, remuneration and allowances paid to laborers in other business establishments which are accounted as reasonable expenses under labor contracts;
c/ Expenses for mid-shift meals for laborers which are accounted as reasonable expenses and may not exceed the minimum wage set by the State for state employees;
d/ Food rations for laborers working in some special sectors and doing some special jobs as prescribed by the State.
4. Expenses for scientific and technological research; innovations and modifications, healthcare; and training of laborers according to regulations; financial supports for education.
5. Charges for services purchased from outside: electricity, water, telephone, repair of fixed assets; rent of fixed assets; audit; legal services; designing, establishment and protection of trademarks; property insurance; payments for use of technical documents; invention patents; technological licenses not pertaining to fixed assets, technical services and other services purchased from outside.
6. Payments:
a/ Expenses for female laborers, including:
- Expenses for job re-training of female workers and employees whose current jobs are no longer appropriate in order to shift them to other jobs under business establishments' development plans.
These extra expenses cover training fees (if any) + wage level and grade-based difference (ensuring 100% of wages for trainees);
- Payment of wages and allowances (if any) to teachers in nurseries and kindergartens organized and managed by enterprises. The number of these teachers shall be determined according to the norm prescribed by education and training authorities;
- Expenses for organizing an additional health check in a year such as examination of occupational, chronic or gynecological diseases for female workers and employees;
- Payment of allowances for female laborers after childbirth. Pursuant to the provisions of labor law and based on actual price fluctuations in each period, the Ministry of Finance shall coordinate with the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs in specifying the maximum allowance level for female laborers after childbirth;
- During the period of breast-feeding, if, for objective reasons, female laborers do not take breast-feeding breaks according to regulations but stay on to work for business establishments, they are entitled to overtime allowances according to regulations.
For business establishments employing large numbers of female laborers in production, construction or transportation activities, if they can separately account and keep track of actual payments for female laborers, they are entitled to enterprise income tax reduction according to Article 41 of this Decree.
b/ Expenses for labor safety protection according to the Labor Code;
In business establishments where laborers are required to wear uniforms at workplaces, expenses for uniforms shall be accounted as reasonable expenses.
c/ Expenses for protection of business establishments; working mission allowances;
d/ Appropriations for social insurance and heath insurance funds under the responsibility of employing business establishments; trade union funding; support of Party cells' and mass organizations' activities at business establishments; contributions to cover managerial costs at higher levels and associations' funds according to regulations.
7. Payment of interests on loans for production, business and services to credit institutions, financial institutions and other economic organizations at actual interest rates; payment of interests on loans borrowed from other entities at actual interest rates which, however, must not exceed 1.2 times the lending interest rate applied by commercial banks at the time of borrowing.
8. Appropriations for use as provisions according to regulations.
9. Severance allowances for laborers according to regulations.
10. Expenses for goods sale or service provision, including: expenses for preservation, packing, transportation, loading and unloading, renting of warehouses and storing yards and product warranty for goods or services.
11. Expenses for advertisement, marketing, sales promotion, reception, public relation expenses, payment of brokerage commissions, conference expenses and other expenses directly related to goods production and trading or service provision, which must not exceed 10% of the total of expenses listed in Clauses 1 thru 10 of this Article. For trading activities, total reasonable expenses used for determining the controlled level are exclusive of costs of goods sold.
12. Payable taxes, charges, fees and land rents related to goods production and trading or service provision (except enterprise income tax), including:
a/ Export duty, import duty;
b/ Special consumption tax;
c/ VAT, for business establishments paying VAT directly on added value; VAT, for business establishments paying VAT by the tax credit method in case of purchase or import of goods or services for the production of goods or provision of services which are not liable to VAT; input VAT, in case of export of goods or services but the conditions for VAT credit and refund according to the provisions of VAT law are not satisfied; input VAT not credited due to late declaration as compared with the set time limit;
d/ Excise tax;
e/ Royalty;
f/ Agricultural land use tax;
g/ Housing and land tax;
h/ Charges and fees specified by law;
i/ Land rents.
13. Business administration expenses allocated by foreign companies to their permanent establishments in Vietnam based on the proportion of such permanent establishments' turnover to total turnover of such foreign companies, including turnover of permanent establishments in other countries.
Vietnam-based permanent establishments of foreign companies that have not yet implemented the provisions on accounting, tax payment invoices and vouchers by mode of tax declaration are not allowed to account as reasonable expenses business administration expenses allocated by foreign companies according to this Clause.
Article 6.- The following expenses are not accounted as reasonable expenses:
1. Wages and remunerations paid by business establishments due to their failure to strictly observe the provisions of labor law on labor contracts, except when they employ laborers for piece work.
Wages and remunerations of owners of private enterprises, partners of partnerships, heads of individual business households and business individuals, remuneration paid to founding members and members of boards of directors of limited liability companies or joint-stock companies who do not directly participate in the administration of goods production and trading or service provision.
2. Amounts appropriated in advance as expenses but not actually spent, including: advance appropriations for overhaul of fixed assets, charges for warranty of goods and construction works or other advance appropriations.
3. Expenses without invoices or vouchers or with invalid invoices or vouchers.
4. Fines for administrative violations, such as violations of traffic law, violations of business registration regulations, violations of accounting and statistic regulations, violations of tax law, and other administrative violations.
5. Expenses not related to turnover and taxable income, such as expenses for capital construction investment; financial supports for localities, mass organizations and social organizations outside business establishments; expenses for charity purposes and other expenses not related to turnover and taxable income.
6. Expenses covered by other funding sources, such as non-business expenses, allowances for regular and unexpected difficulties.
Article 7.- Turnover, reasonable expenses and taxable income shall be determined in Vietnam dong. In case business establishments have turnover, reasonable expenses and taxable income in foreign currencies, they shall convert these foreign currency amounts into Vietnam dong at the exchange rates announced by Vietnam State Bank at the time the foreign currency turnover and expenses arise, unless otherwise provided for by law. For a foreign currency without any exchange rate with Vietnam dong, the conversion shall be effected through another foreign currency with an exchange rate with Vietnam dong.
Article 8.- Taxable incomes include income from goods production and trading or service provision activities and other incomes in the taxation period, including those generated from goods production and trading or service provision activities overseas.
1. Taxable income from goods production and trading or service provision activities is turnover for calculation of taxable income minus (-) reasonable expenses related goods production and trading or service provision activities in the taxation period.
In case a business establishment earns its income from its contributed share capital or joint-venture capital for which enterprise income tax has been paid by the business establishment receiving such contributed share capital or joint-venture capital, that income is not liable to enterprise income tax.
2. Other taxable incomes in the taxation period include:
a/ Securities purchase and sale margin;
b/ Income from activities related to industrial property rights and copyright;
c/ Other incomes from property ownership and use rights;
d/ Income from land use right or land rent right transfer;
e/ Gain from property transfer or liquidation;
f/ Interest on deposits, loans and goods sold on deferred payment;
g/ Margin from sale of foreign currencies or foreign exchange rate difference;
h/ Year-end balance of provisions according to regulations;
i/ Recovered bad debts which were written off from accounting books;
j/ Payable debts of unidentifiable creditors;
k/ Income amounts from goods production and trading or service provision activities in previous years which had been omitted but later discovered;
l/ Income amounts from goods production and trading or service provision activities overseas.
For an income for which income tax has been paid overseas, the business establishment shall determine the income amount prior to payment of income tax abroad so as to calculate enterprise income tax. When determining income tax payable for the whole year, the income tax amount already paid overseas by the business establishment will be subtracted, provided such subtracted amount does not exceed the income tax on the received income calculated under the Law on Enterprise income tax.
m/ Income amounts related to the sale of goods or provision of services which are not yet included into turnover, after subtracting expenses for the generation of these income amounts under the Finance Ministry's regulations;
n/ Gain from capital transfer;
o/ Other income amounts not yet specified in this Article.
3. In case a double taxation agreement which the Socialist Republic of Vietnam has signed provides a method of determining taxable income for permanent establishments different from that provided in Clauses 1 and 2 of this Article, the provisions of that agreement prevail.
Article 9.- Enterprise income tax rates applicable to business establishments are as follows:
1. The enterprise income tax rate applicable to business establishments is 28%.
2. The enterprise income tax rate applicable to business establishments conducting prospection, exploration and exploitation of oil and gas or other precious and rare natural resources is between 28% and 50%.
The Prime Minister shall decide, at the proposal of the Minister of Finance, on specific tax rates suitable to the production and business situation of each business establishment conducting prospection, exploration and exploitation of oil and gas or other precious and rare natural resources.
3. The enterprise income tax rate applicable to lottery activities is 28%. The Ministry of Finance shall specify the financial mechanism applicable to after-tax income from lottery activities.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực