Chương 3 Nghị định 196-CP: Thủ tục thương lượng, ký kết, đăng ký thoả ước lao động tập thể
Số hiệu: | 196-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Võ Văn Kiệt |
Ngày ban hành: | 31/12/1994 | Ngày hiệu lực: | 01/01/1995 |
Ngày công báo: | 15/07/1995 | Số công báo: | Số 13 |
Lĩnh vực: | Lao động - Tiền lương | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/03/2015 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Việc thương lượng, ký kết thoả ước lao động tập thể theo Điều 45 và Khoản 1 Điều 46 của Bộ Luật Lao động được tiến hành theo thủ tục sau:
1. Bên đề xuất yêu cầu thương lượng để ký kết thoả ước tập thể phải thông báo bằng văn bản các nội dung thương lượng cho bên kia.
Nội dung thương lượng của bên tập thể lao động do Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở hoặc tổ chức Công đoàn lâm thời đưa ra.
2. Bên nhận được yêu cầu phải chấp nhận việc thương lượng và chủ động gặp bên đề xuất yêu cầu để thoả thuận về thời gian, địa điểm và số lượng đại diện tham gia thương lượng.
3. Người sử dụng lao động chịu trách nhiệm tổ chức để hai bên tiến hành thương lượng.
Kết quả thương lượng là căn cứ để xây dựng thoả ước lao động tập thể của doanh nghiệp, đơn vị.
4. Công đoàn cơ sở hoặc tổ chức Công đoàn lâm thời tổ chức lấy ý kiến tập thể lao động về nội dung của thoả ước lao động tập thể.
Nếu có trên 50% số lao động trong tập thể lao động tán thành thì hai bên tiến hành ký kết thoả ước lao động tập thể.
5. Thoả ước lao động tập thể phải lập theo mẫu thống nhất.
Việc tổ chức lấy ý kiến tập thể lao động về nội dung thoả ước lao động tập thể được tiến hành bằng cách lấy chữ ký hoặc biểu quyết.
Kết quả lấy ý kiến phải lập thành biên bản ghi rõ tổng số người được lấy ý kiến, số người tán thành, số người không tán thành, những điều khoản không tán thành và tỷ lệ không tán thành. Biên bản phải có chữ ký đại diện của Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở.
Khi đăng ký thoả ước lao động tập thể với cơ quan lao động phải kèm theo biên bản lấy ý kiến tập thể lao động.
Việc đăng ký thoả ước lao động tập thể theo Điều 47, Khoản 3 Điều 48 của Bộ Luật Lao động được quy định như sau:
1. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày ký kết thoả ước lao động tập thể, người sử dụng lao động phải gửi bản thoả ước lao động tập thể đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có trụ sở chính của doanh nghiệp hoặc tổ chức để đăng ký.
2. Doanh nghiệp trực thuộc khu chế xuất, khu công nghiệp phải gửi bản thoả ước lao động tập thể đến Ban Quản lý khu chế xuất, khu công nghiệp để đăng ký tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có trụ sở chính của Ban Quản lý đó.
3. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được bản thoả ước lao động tập thể, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xem xét và thông báo bằng văn bản về về việc đăng ký cho hai bên biết. Nếu trong thoả ước lao động tập thể có những điều khoản trái pháp luật thì chỉ rõ và hướng dẫn cho hai bên sửa đổi để đăng ký lại.
Trường hợp sáp nhập doanh nghiệp theo Khoản 1 Điều 52 của Bộ Luật Lao động thì thoả ước lao động tập thể đã ký kết được giải quyết như sau:
1. Nếu sau khi sáp nhập, các doanh nghiệp thành viên không có thay đổi về chức năng, quyền hạn và tổ chức bộ máy thì các thoả ước lao động tập thể đã ký chưa hết hạn vẫn còn hiệu lực thi hành cho đến khi hết hạn hoặc tới khi ký kết thoả ước lao động tập thể mới.
2. Nếu sau khi sáp nhập, các doanh nghiệp thành viên có thay đổi về chức năng, quyền hạn và tổ chức bộ máy thì các thoả ước lao động tập thể đã ký không còn hiệu lực thi hành, các bên phải tiến hành thương lượng để ký kết thoả ước lao động tập thể mới trong thời hạn 6 tháng, kể từ ngày sáp nhập.
Chapter III
THE MODALITIES FOR NEGOTIATING, SIGNING AND REGISTERING COLLECTIVE LABOR BARGAINS
Article 3.- The negotiations and signing of collective labor bargains in accordance with Article 45 and Item 1, Article 46, of the Labor Code are conducted according to the following modalities:
1. The party which proposes to negotiate and sign a collective labor bargain shall inform in writing the other party of the content of the proposed bargain.
The content of the collective labor party shall be proposed by the Executive Committee of the local trade union organization, or by the provisional trade union organization.
2. The party to which the proposal is addressed shall accept negotiating and shall take the initiative to meet with the proposing party to agree on the time and location of the negotiation and the number of delegates to it.
3. The employer is responsible for arranging for the two parties to meet and negotiate.
The result of the negotiation shall serve as the basis for designing the collective labor bargain at the enterprise or unit.
4. The local or provisional trade union organization shall organize polls for collective opinions on the content of the proposed collective labor bargain.
If more than 50% of the laborers in the collective agree with the proposed bargain, then the two parties shall sign it.
5. The collective labor bargain must be prepared in set forms.
Article 4.- The polling of collective opinions on the content of the collective labor bargain shall be conducted through a collection of signatures or a show of hands.
The result of the poll must be recorded in a minute which shall specify the total number of polled people, the yes votes, the no votes, the provisions which are not agreed upon and the percentage of the no votes. The minute must bear the signature of the representative of the Executive Committee of the local trade union organization.
In registering the collective labor bargain with the labor office, this minute must be attached.
Article 5.- The registering of the collective labor bargain in accordance with Article 47 and Item 3, Article 48, of the Labor Code, is provided for as follows:
1. Within 10 days from the date of the signing of the collective labor bargain, the employer shall send the collective labor bargain to the Labor, War Invalids and Social Affairs Service of the province or city directly under the Central Government, where his/her enterprise or organization is located, for registration.
2. The enterprise which belongs to the export-processing or industrial zone shall send this collective labor bargain to the Managing Board of the zone for registration at the Labor, War Invalids and Social Affairs Service of the province or city directly under the Central Government, where the Managing Board is headquartered.
3. Within 15 days from the receipt of the collective labor bargain, the Labor, War Invalids and Social Affairs Service of the province or city directly under the Central Government shall consider and inform in writing both concerned parties of the registration. If the collective labor bargain contains provisions which are contrary to law, the Service shall point them out clearly and guide both parties to make changes to it for registration.
Article 6.- In the event of a merger of enterprises as stipulated in Item 1, Article 52, of the Labor Code, the signed collective labor bargain shall be settled as follows:
1. If the merger does not lead the member enterprises to changes in their functions, jurisdiction and organizations, the signed collective labor bargains, which have not expired, shall continue to apply till expiration or a new collective labor bargain is signed.
2. If the merger leads the member enterprises to a change in their functions, jurisdiction and organizations, the signed collective labor bargains shall cease to apply, and the concerned parties shall start negotiating for a new collective labor bargain within six months from the merger.