Số hiệu: | 196-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Võ Văn Kiệt |
Ngày ban hành: | 31/12/1994 | Ngày hiệu lực: | 01/01/1995 |
Ngày công báo: | 15/07/1995 | Số công báo: | Số 13 |
Lĩnh vực: | Lao động - Tiền lương | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/03/2015 |
1. Nội dung chủ yếu của thoả ước lao động tập thể theo Khoản 2 Điều 46 của Bộ Luật Lao động bao gồm:
a) Việc làm và bảo đảm việc làm: các biện pháp bảo đảm việc làm; loại hợp đồng đối với từng loại lao động, hoặc loại công việc; các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động; các chế độ trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp tạm ngừng việc; nâng cao tay nghề, đào tạo lại khi thay đổi kỹ thuật hay tổ chức sản xuất; các nguyên tắc và thời gian tạm thời chuyển người lao động làm việc khác.
b) Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi: các quy định về độ dài thời giờ làm việc trong ngày, trong tuần; bố trí ca kíp; thời giờ nghỉ giải lao phù hợp với từng loại nghề, công việc; ngày nghỉ hàng tuần, ngày nghỉ lễ; chế độ nghỉ hàng năm kể cả thời gian đi đường; nghỉ về việc riêng; nguyên tắc và các trường hợp huy động làm thêm giờ.
c) Tiền lương, phụ cấp lương, tiền thưởng: tiền lương tối thiểu hoặc lương trung bình (lương tháng, lương ngày hoặc lương giờ); thang bảng lương áp dụng trong doanh nghiệp; biện pháp bảo đảm tiền lương thực tế, phương thức điều chỉnh tiền lương khi giá cả thị trường biến động; nguyên tắc trả lương (lương thời gian, lương sản phẩm hoặc lương khoán); nguyên tắc xây dựng và điều chỉnh đơn giá tiền lương; nguyên tắc và điều kiện nâng bậc lương; các loại phụ cấp lương; thời gian trả lương hàng tháng; thanh toán tiền nghỉ hàng năm, tiền tàu xe; tiền lương trả cho giờ làm thêm; tiền thưởng (thưởng đột xuất, thưởng tháng, thưởng cuối năm, thưởng chất lượng, thưởng từ lợi nhuận) và các nguyên tắc chi thưởng (có thể kèm theo quy chế).
d) Định mức lao động: các nguyên tắc, phương pháp xây dựng định mức, áp dụng thử, ban hành, thay đổi định mức; loại định mức áp dụng cho các loại lao động; các định mức trung bình, tiên tiến được áp dụng trong doanh nghiệp; biện pháp đối với những trường hợp không hoàn thành định mức; nguyên tắc khoán tổng hợp cả lao động và vật tư (nếu có).
đ) An toàn lao động, vệ sinh lao động: các biện pháp bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động; tiêu chuẩn và việc cung cấp phương tiện phòng hộ lao động; chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật; các biện pháp cải thiện điều kiện làm việc; bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (có thể kèm theo quy chế).
e) Bảo hiểm xã hội: các quy định về trách nhiệm, quyền lợi của người sử dụng lao động và người lao động trong việc đóng góp, thu nộp, chi trả chế độ bảo hiểm xã hội.
2. Ngoài những nội dung nói trên, các bên có thể thoả thuận thêm những nội dung khác như: thể thức giải quyết tranh chấp lao động; ăn giữa ca; phúc lợi tập thể; trợ cấp việc hiếu, hỷ...
Chapter II
CONTENT OF THE COLLECTIVE ABOR BARGAIN
Article 2.-
1. The main content of the collective labor bargain stipulated in Item 2, Article 46 of the Labor Code includes:
a) Job and job security: the measures for job security; the type of labor contracts for each category of labor or jobs; the circumstances for termination of labor contracts; the allowances for job resignation, severance and suspension; the upgrading of professional skills, the retraining in case of technological changes or production reorganization; the principles and time for temporary assignment of laborers to other jobs.
b) The work and rest time: the provisions on the length of work time during a day and a week; the arrangement of work shifts; the break time suitable for each category of profession and work; the weekly day-off and holiday; the annual leave, including the traveling time; the leave on personal affairs; the principles on and cases of requested overtime work.
c) The salary, salary-indexing allowances and bonuses: the base or average salary (monthly or daily or hourly); the salary scale at the enterprise; the measures to ensure real income and the indexing measures for salaries in face of fluctuating market prices; the principles of salary payment (by time, products or piece-work); the principles for designing and adjusting salaries; the principles and conditions for salary raises; the types of salary-indexing allowances; the time for monthly salary payment; the payment of annual leave and related expenses; the salary for overtime work; the bonuses (irregular, monthly, year-end, high-quality reward, profit reward) and their principles (a specific regulation may be attached).
d) Labor quotas: the principles and methods for designing the quotas, their trial application, formalization and adjustment; the types of quotas for different types of labor; the average and advanced quotas applied in the enterprises; the measures to apply to cases of non-fulfillment of the quotas; the principles for piece-work on labor and materials (if any).
e) Labor safety and hygiene: the measures to ensure labor safety and hygiene; the standards for and the supply of labor-safety instruments; the regimes of in-kind compensation; the measures to improve working conditions; the compensation for labor accidents and occupational diseases (a specific regulation may be attached).
f) Social securities: the provisions on the responsibility and interests of the employer and the laborers in contributing, collecting and paying social insurances.
2. Apart from the said contents, the concerned parties may bargain on other contents, such as the modalities for settlement of labor disputes; mid-shift meals; collective welfare; allowances for funerals and marriages, etc.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực