Chương 1 Nghị định 190/2007/NĐ-CP: Những quy định chung
Số hiệu: | 190/2007/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 28/12/2007 | Ngày hiệu lực: | 21/01/2008 |
Ngày công báo: | 06/01/2008 | Số công báo: | Từ số 9 đến số 10 |
Lĩnh vực: | Bảo hiểm | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
15/02/2016 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Nghị định này hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về đối tượng áp dụng; quyền và trách nhiệm của các bên tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện; các chế độ bảo hiểm xã hội tự nguyện; Quỹ bảo hiểm xã hội tự nguyện; thủ tục thực hiện bảo hiểm xã hội tự nguyện; khiếu nại, tố cáo về bảo hiểm xã hội tự nguyện và quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện quy định tại Nghị định này là công dân Việt Nam trong độ tuổi lao động, không thuộc diện áp dụng của pháp luật về bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
1. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn dưới 3 tháng.
2. Cán bộ không chuyên trách cấp xã.
3. Người tham gia các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, kể cả xã viên không hưởng tiền lương, tiền công trong các hợp tác xã, liên hợp hợp tác xã.
4. Người lao động tự tạo việc làm.
5. Người lao động làm việc có thời hạn ở nước ngoài mà trước đó chưa tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc hoặc đã nhận bảo hiểm xã hội một lần.
6. Người tham gia khác.
Các đối tượng quy định tại Điều này sau đây gọi chung là người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Các chế độ bảo hiểm xã hội tự nguyện quy định tại Nghị định này bao gồm:
1. Hưu trí.
2. Tử tuất.
1. Bảo hiểm xã hội tự nguyện thực hiện trên cơ sở tự nguyện của người tham gia. Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được lựa chọn mức đóng và phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình.
2. Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được tính trên cơ sở mức thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội nhưng thấp nhất bằng mức lương tối thiểu chung và cao nhất bằng 20 tháng lương tối thiểu chung.
3. Mức hưởng bảo hiểm xã hội tự nguyện được tính trên cơ sở mức đóng, thời gian đóng bảo hiểm xã hội và có chia sẻ giữa những người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.
4. Người vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được hưởng chế độ hưu trí và chế độ tử tuất trên cơ sở tổng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện.
5. Quỹ bảo hiểm xã hội tự nguyện được quản lý thống nhất, dân chủ, công khai, minh bạch; được sử dụng đúng mục đích và hạch toán độc lập.
6. Việc thực hiện bảo hiểm xã hội tự nguyện phải đơn giản, thuận tiện, bảo đảm kịp thời và đầy đủ.
1. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội tự nguyện, bao gồm:
a) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, cơ quan, tổ chức nghiên cứu, xây dựng trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội tự nguyện;
b) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện công tác thống kê, thông tin; tuyên truyền, phổ biến chế độ, chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội tự nguyện;
c) Kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội tự nguyện;
d) Thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về bảo hiểm xã hội tự nguyện;
đ) Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội tự nguyện theo quy định của pháp luật;
e) Tổ chức tập huấn, đào tạo về bảo hiểm xã hội tự nguyện.
2. Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trong việc xây dựng pháp luật, chính sách liên quan đến bảo hiểm xã hội tự nguyện.
3. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) thực hiện quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội tự nguyện trong phạm vi địa phương. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội tự nguyện, bao gồm:
a) Theo dõi, triển khai thực hiện pháp luật về bảo hiểm xã hội tự nguyện;
b) Chủ trì hoặc phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra, thanh tra việc thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện;
c) Kiến nghị Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết những vấn đề về bảo hiểm xã hội tự nguyện thuộc thẩm quyền;
d) Hằng năm, gửi báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về tình hình thực hiện pháp luật về bảo hiểm xã hội tự nguyện.
1. Gian lận, giả mạo hồ sơ trong việc thực hiện bảo hiểm xã hội tự nguyện, bao gồm:
a) Kê khai không đúng sự thật hoặc sửa chữa, tẩy xoá làm sai lệch những nội dung liên quan đến việc đóng, hưởng bảo hiểm xã hội tự nguyện;
b) Làm giả các văn bản để đưa vào hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội tự nguyện.
2. Sử dụng Quỹ bảo hiểm xã hội tự nguyện sai mục đích, sai chính sách, chế độ.
3. Gây phiền hà, trở ngại, làm thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, bao gồm:
a) Gây khó khăn, cản trở, làm chậm việc đóng, hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội tự nguyện của người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện;
b) Không cấp sổ bảo hiểm xã hội cho người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện theo quy định.
4. Báo cáo sai sự thật, cung cấp sai lệch thông tin, số liệu về bảo hiểm xã hội tự nguyện.
1. Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện có các quyền sau đây:
a) Được cấp sổ bảo hiểm xã hội;
b) Nhận lương hưu hoặc trợ cấp bảo hiểm xã hội tự nguyện đầy đủ, kịp thời, thuận tiện theo quy định của Nghị định này;
c) Hưởng bảo hiểm y tế khi đang hưởng lương hưu;
d) Yêu cầu tổ chức bảo hiểm xã hội cung cấp thông tin về việc đóng, quyền được hưởng chế độ, thủ tục thực hiện bảo hiểm xã hội;
đ) Khiếu nại, tố cáo với cơ quan nhà nước, cá nhân có thẩm quyền khi quyền lợi hợp pháp của mình bị vi phạm hoặc tổ chức, cá nhân thực hiện bảo hiểm xã hội tự nguyện có hành vi vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội tự nguyện;
e) Ủy quyền cho người khác nhận lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội tự nguyện.
2. Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện có trách nhiệm sau đây:
a) Đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện theo phương thức và mức đóng quy định tại Điều 26 Nghị định này;
b) Thực hiện quy định về việc lập hồ sơ bảo hiểm xã hội tự nguyện;
1. Tổ chức bảo hiểm xã hội có các quyền sau đây:
a) Tổ chức quản lý nhân sự, tài chính và tài sản theo quy định của pháp luật;
b) Từ chối yêu cầu trả bảo hiểm xã hội tự nguyện không theo quy định của pháp luật;
c) Kiểm tra việc đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện và trả các chế độ bảo hiểm xã hội tự nguyện;
d) Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xây dựng, sửa đổi, bổ sung chế độ, chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội tự nguyện và quản lý Quỹ bảo hiểm xã hội tự nguyện;
đ) Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội tự nguyện;
e) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
2. Tổ chức bảo hiểm xã hội có trách nhiệm sau đây:
a) Tuyên truyền, phổ biến chế độ, chính sách pháp luật về bảo hiểm xã hội tự nguyện; hướng dẫn nghiệp vụ, thủ tục thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội tự nguyện;
b) Tổ chức thu tiền đóng bảo hiểm xã hội của người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện;
c) Cấp sổ bảo hiểm xã hội cho người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện;
d) Tiếp nhận hồ sơ, giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội tự nguyện; trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội tự nguyện và đóng bảo hiểm y tế cho người hưởng lương hưu đầy đủ, thuận tiện và đúng thời hạn;
e) Tổ chức quản lý và lưu trữ hồ sơ của người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện;
f) Quản lý, sử dụng Quỹ bảo hiểm xã hội tự nguyện theo quy định của pháp luật về tài chính, kế toán và thống kê;
g) Thực hiện các biện pháp bảo toàn và tăng trưởng Quỹ bảo hiểm xã hội tự nguyện;
h) Định kỳ sáu tháng, báo cáo Hội đồng quản lý về tình hình thực hiện bảo hiểm xã hội tự nguyện. Hằng năm, báo cáo Chính phủ, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Tài chính về tình hình quản lý và sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội tự nguyện;
i) Cung cấp đầy đủ và kịp thời thông tin về việc đóng, quyền được hưởng chế độ, thủ tục thực hiện bảo hiểm xã hội tự nguyện khi người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện có yêu cầu;
k) Tổ chức thực hiện công tác thống kê, kế toán về bảo hiểm xã hội tự nguyện; cung cấp tài liệu, thông tin liên quan theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
l) Giải quyết kịp thời khiếu nại, tố cáo về việc thực hiện bảo hiểm xã hội tự nguyện;
m) Thực hiện hợp tác quốc tế về bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Article 1. This Decree provides guidance on a number of articles of the Law on Social Insurance regarding applicable subjects; rights and responsibilities of parties engaged in voluntary social insurance; voluntary social insurance benefits; the voluntary social insurance fund; procedures for implementing voluntary social insurance; complaints and denunciations related to voluntary social insurance and state management of voluntary social insurance.
Article 2. Participants in voluntary social insurance prescribed in this Decree are Vietnamese citizens of working age and not governed by the law on compulsory social insurance, including:
1. Laborers working under labor contracts of a term of under 3 months.
2. Commune-level part-time cadres.
3. Persons engaged in production, business and service activities, including non-salaried members of cooperatives and unions of cooperatives.
4. Self-employed laborers.
5. Laborers working overseas for a given period who have not yet participated in compulsory social insurance or have received lump-sum social insurance benefit.
6. Other participants.
Persons defined in this Article are below generally referred to as participants in voluntary social insurance.
Article 3. Voluntary social insurance benefits
Voluntary social insurance benefits prescribed in this Decree include:
1. Retirement pension.
2. Survivorship allowance.
Article 4. Principles for voluntary social insurance under Article 5 of the Law on Social Insurance
1. Voluntary social insurance is based on participants voluntariness. Participants in voluntary social insurance may select levels of premium to pay and modes of payment suitable to their income.
2. The level of voluntary social insurance premium is calculated on the basis of the monthly income on which social insurance premiums are based but must be neither lower than the common minimum salary nor higher than 20 times the common minimum salary.
3. The level of voluntary social insurance benefit is calculated on the basis of the level and period of paying social insurance premiums and shared among participants in voluntary social insurance.
4. A person who has both a period of paying compulsory social insurance premiums and a period of paying voluntary social insurance premiums is entitled to retirement and survivorship benefits based on the total of the periods of payment of compulsory and voluntary social insurance premiums.
5. The voluntary social insurance fund is managed in a unified, democratic, public and transparent manner; and is used for proper purposes and independently cost-accounted.
6. Implementation of voluntary social insurance must be simple, convenient, timely and thorough.
Article 5. Responsibilities of state management of voluntary social insurance under Clause 2, Article 8 of the Law on Social Insurance
1. The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs is responsible to the Government for performing the state management of voluntary social insurance as follows:
a/ Assuming the prime responsibility for, and coordinating with ministries, agencies and organizations in studying, drafting, and submitting to competent state agencies for promulgation, or promulgating according to its competence legal documents on voluntary social insurance;
b/ Assuming the prime responsibility for, and coordinating with ministries, branches and Peoples Committees of provinces and centrally run cities in, conducting statistics and information work; propagating and disseminating information on voluntary social insurance benefits, policies and law;
c/ Supervising the implementation of legal provisions on voluntary social insurance;
d/ Performing the function of specialized inspection of voluntary social insurance;
e/ Promoting international cooperation in the domain of voluntary social insurance in accordance with law;
f/ Organizing training in voluntary social insurance.
2. Ministries, ministerial-level agencies and government-attached agencies shall coordinate with the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs in making laws and policies related to voluntary social insurance.
3. Peoples Committees of provinces and centrally run cities (below referred to as provincial-level Peoples Committees) shall perform the state management of voluntary social insurance in their respective localities. Provincial-level Labor, War Invalids and Social Affairs shall assist provincial-level Peoples Committees in performing the function of state management of voluntary social insurance as follows:
a/ Supervising and initiating the implementation of the law on voluntary social insurance;
b/ Assuming the prime responsibility for, or coordinating with concerned agencies in, supervising and inspecting the implementation of voluntary social insurance benefits and policies;
c/ Proposing to provincial-level Peoples Committees for settlement matters related to voluntary social insurance falling within the latters competence;
d/ Annually, sending reports to the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs on the implementation of the law on voluntary social insurance.
Article 6. Prohibited acts under Article 14 of the Law on Social Insurance
1. Making false declaration and forging dossiers in the implementation of voluntary social insurance, including:
a/ Making false declaration or modifications or erasures to distort contents related to payment of voluntary social insurance premiums or enjoyment of voluntary social insurance benefits;
b/ Forging and inserting documents in dossiers for enjoyment of voluntary social insurance benefits.
2. Using the voluntary social insurance fund for wrong purposes or in violation of policies and regulations.
3. Troubling, obstructing or harming rights and lawful interests of participants in voluntary social insurance, including:
a/ Causing difficulties to, obstructing, and delaying the payment of voluntary social insurance premiums or enjoyment of voluntary social insurance benefits by participants in voluntary social insurance;
b/ Failing to issue social insurance books to participants in voluntary social insurance according to regulations.
4. Reporting untruthful information and supplying distorted information and data on voluntary social insurance.
Article 7. Rights and responsibilities of participants in voluntary social insurance under Articles 15 and 16 of the Law on Social Insurance
1. Participants in voluntary social insurance have the following rights:
a/ To be issued the social insurance book;
b/ To receive full retirement pensions or voluntary social insurance allowances in a timely and convenient manner under the provisions of this Decree;
c/ To enjoy health insurance while enjoying retirement pensions;
d/ To request social insurance organizations to provide information on payment of social insurance premiums, the right to enjoy social insurance benefits, and procedures for implementing social insurance;
e/ To file complaints and denunciations with competent state agencies or individuals when their lawful interests are infringed upon or when organizations or individuals implementing voluntary social insurance commit acts in violation of the law on voluntary social insurance;
f/ To authorize other persons to receive their retirement pensions and voluntary social insurance allowances.
2. Participants in voluntary social insurance have the following responsibilities:
a/ To pay voluntary social insurance premiums by the mode and at the level prescribed in Article 26 of this Decree;
b/ To comply with regulations on compilation of voluntary social insurance dossiers;
c/ To preserve the social insurance book according to regulations.
Article 8. Rights and responsibilities of social insurance organizations under Article 19 and Article 20 of the Law on Social Insurance
1. Social insurance organizations have the following rights:
a/ To organize personnel, financial and asset management in accordance with law;
b/ To decline requests for payment of voluntary social insurance benefits which are made not in accordance with law;
c/ To check the payment of voluntary social insurance premiums and benefits;
d/ To propose competent state agencies to formulate, amend and supplement regimes, policies and law concerning voluntary social insurance and management of the voluntary social insurance fund;
e/ To propose competent state agencies to handle violations of the law on voluntary social insurance;
f/ Other rights as prescribed by law.
2. Social insurance organizations have the following responsibilities:
a/ To propagate and disseminate information on regimes, policies and law concerning voluntary social insurance; provide guidance on professional matters and procedures for implementing voluntary social insurance;
b/ To organize the collection of social insurance premiums from participants in voluntary social insurance;
c/ To issue social insurance books to participants in voluntary social insurance;
d/ To receive dossiers of voluntary social insurance and settle social insurance benefits; to pay retirement pensions and voluntary social insurance benefits, and pay health insurance premiums for pensioners in full, conveniently and on time;
e/ To manage and preserve dossiers of participants in voluntary social insurance;
f/ To manage and use the voluntary social insurance fund according to legal provisions on finance, accounting and statistics;
g/ To take measures for preserving and developing the voluntary social insurance fund;
h/ Biannually, to report to the management council on the implementation of voluntary social insurance. Annually, to report to the Government, the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs and the Ministry of Finance on the management and use of the voluntary social insurance fund;
i/ To provide sufficient and timely information on the payment of voluntary social insurance premiums, the right to enjoy voluntary social insurance benefits, and procedures for implementing voluntary social insurance at the request of participants in voluntary social insurance;
j/ To organize statistics and accounting work for voluntary social insurance; to supply relevant documents and information at the request of competent state agencies;
k/ To promptly settle complaints and denunciations related to the implementation of voluntary social insurance;
l/ To promote international cooperation in voluntary social insurance.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 9. Điều kiện hưởng lương hưu của người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện
Điều 10. Mức lương hưu hằng tháng theo khoản 1 Điều 71 Luật Bảo hiểm xã hội
Điều 11. Trợ cấp một lần khi nghỉ hưu theo Điều 72 Luật Bảo hiểm xã hội
Điều 14. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần theo Điều 74 Luật Bảo hiểm xã hội
Điều 23. Mức trợ cấp tuất một lần theo khoản 2 và khoản 3 Điều 78 Luật Bảo hiểm xã hội