Chương IV Nghị định 171/2016/NĐ-CP về đăng ký, xóa đăng ký và mua, bán, đóng mới tàu biển: Mua, bán và đóng mới tàu biển
Số hiệu: | 171/2016/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 27/12/2016 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2017 |
Ngày công báo: | 12/01/2017 | Số công báo: | Từ số 37 đến số 38 |
Lĩnh vực: | Thương mại, Giao thông - Vận tải | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nghị định 171/2016/NĐ-CP quy định về đăng ký, xóa đăng ký tàu biển mang cờ quốc tịch Việt Nam; mua, bán, đóng mới, xuất khẩu, nhập khẩu tàu biển và đăng ký mang cờ quốc tịch nước ngoài đối với tàu biển thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân Việt Nam.
1. Đăng ký tàu biển, tàu biển công vụ, tàu ngầm, tàu lặn, kho chứa nổi và giàn di động
- Theo Nghị định số 171/2016, thủ tục đăng ký tàu biển gồm các thủ tục như đăng ký tàu biển không thời hạn, có thời hạn; đăng ký tạm thời; đăng ký tàu biển đang đóng; đăng ký tàu biển loại nhỏ; đăng ký nội dung thay đổi và thủ tục cấp phép, cấp giấy chứng nhận cho tàu biển.
- Các cơ quan có thẩm quyền đăng ký tàu biển theo Nghị định 171/NĐ-CP là Cục Hàng hải Việt Nam và các Chi cục hàng hải, cảng vụ hàng hải. Thông tin các tàu biển đăng ký được lưu trong Sổ đăng ký tàu biển và cơ quan đăng ký tàu biển có trách nhiệm in ấn, hướng dẫn sử dụng và bảo quản Sổ đăng ký tàu biển.
- Mỗi tàu biển khi đăng ký hoạt động đều được đặt tên, việc đặt tên tàu biển do chủ tàu tự đặt và phải phù hợp với quy định của Bộ Luật hàng hải Việt Nam 2015. Nghị định số 171/CP hướng dẫn một số giấy tờ cần có trong hồ sơ đề nghị chấp thuận đặt tên như:
+ Tờ khai chấp thuận đặt tên;
+ Hợp đồng mua, bán hoặc các giấy tờ có giá trị chứng minh quyền sở hữu đối với tàu biển;
+ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu).
2. Xóa đăng ký tàu biển, tàu biển công vụ, tàu ngầm, tàu lặn, kho chứa nổi và giàn di động
- Tàu biển được xóa đăng ký tại Việt Nam thuộc các trường hợp quy định tại Bộ Luật hàng hải 2015 và Nghị định 171/2016 có quy định thời hạn phải thực hiện thủ tục xóa đăng ký tàu biển đối với các trường hợp cụ thể.
- Hồ sơ xóa đăng ký theo Nghị định số 171 gồm có các giấy tờ như tờ khai xóa đăng ký; giấy chứng nhận đăng ký; văn bản chấp thuận của người nhận thế chấp nếu như tàu biển đó đang bị thế chấp và phải thực hiện thủ tục xóa đăng ký thế chấp trước khi xóa đăng ký tàu biển.
3. Mua, bán và đóng mới tàu biển
- Theo Nghị định 171/2016/CP, việc mua, bán tàu biển sử dụng vốn nhà nước được thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu giá và đấu thầu. Nếu không lựa chọn được tàu biển hay người mua thì thực hiện bằng hình thức chào hàng, chào giá cạnh tranh theo thông lệ quốc tế với ít nhất 03 người chào hàng, chào giá.
- Nghị định số 171/NĐ-CP hướng dẫn cụ thể về quy trình thực hiện việc mua, bán tàu biển và hồ sơ quyết định mua, bán, đóng mới tàu biển.
Nghị định 171/2016/NĐ-CP về đăng ký, xóa đăng ký và mua, bán, đóng mới tàu biển có hiệu lực ngày 01/7/2017.
Văn bản tiếng việt
1. Việc mua, bán, đóng mới tàu biển là hoạt động đầu tư đặc thù; quy trình, thủ tục mua, bán, đóng mới tàu biển được thực hiện theo quy định tại Nghị định này và các quy định khác có liên quan của pháp Luật.
2. Tàu biển được mua, bán, đóng mới phải đáp ứng đầy đủ các Điều kiện về an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, bảo đảm lao động hàng hải và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp Luật Việt Nam và Điều ước quốc tế liên quan mà Việt Nam là thành viên.
1. Hình thức mua tàu biển sử dụng vốn nhà nước được thực hiện theo quy định của pháp Luật về đấu thầu. Trường hợp đã áp dụng đầy đủ các quy định của pháp Luật về đấu thầu mà vẫn không lựa chọn được tàu biển thì thực hiện bằng hình thức chào hàng cạnh tranh theo thông lệ quốc tế với ít nhất 03 người chào hàng là người trực tiếp bán tàu hoặc người môi giới.
2. Hình thức bán tàu biển sử dụng vốn nhà nước được thực hiện theo quy định của pháp Luật về đấu giá. Trường hợp đã áp dụng đầy đủ các quy định của pháp Luật về đấu giá mà vẫn không lựa chọn được người mua thì thực hiện bằng hình thức chào giá cạnh tranh theo thông lệ quốc tế với ít nhất 03 người chào giá là người mua trực tiếp hoặc người môi giới.
3. Đối với dự án đóng mới tàu biển sử dụng vốn nhà nước được thực hiện theo quy định của pháp Luật về đấu thầu. Trường hợp đã áp dụng đầy đủ các quy định của pháp Luật về đấu thầu mà vẫn không lựa chọn được cơ sở hoặc nhà máy đóng tàu thì thực hiện bằng hình thức chào hàng cạnh tranh với ít nhất 03 cơ sở hoặc nhà máy đóng tàu hoặc đại diện nhà máy đóng tàu.
4. Hình thức mua, bán, đóng mới tàu biển sử dụng vốn khác do doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tự quyết định.
1. Việc mua tàu biển sử dụng vốn nhà nước được thực hiện theo quy trình sau:
a) Lựa chọn tàu, dự kiến giá mua và các chi phí liên quan đến giao dịch mua tàu;
b) Lập, thẩm định, phê duyệt dự án mua tàu biển. Dự án mua tàu biển gồm các nội dung về sự cần thiết của việc đầu tư, loại tàu, số lượng, thông số kỹ thuật cơ bản của tàu, giá tàu dự kiến, nguồn vốn mua tàu, hình thức mua tàu, phương án khai thác, hiệu quả kinh tế và các nội dung cần thiết khác;
c) Quyết định mua tàu biển;
d) Hoàn tất thủ tục mua tàu biển.
2. Việc mua tàu biển sử dụng vốn khác do doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tự quyết định quy trình thực hiện.
1. Việc bán tàu biển sử dụng vốn nhà nước được thực hiện theo quy trình sau:
a) Xác định giá bán khởi điểm và dự kiến các chi phí liên quan đến giao dịch bán tàu biển;
b) Lập, thẩm định, phê duyệt dự án bán tàu biển. Dự án bán tàu biển gồm các nội dung về sự cần thiết của việc bán tàu, số lượng, thông số kỹ thuật cơ bản của tàu, giá bán dự kiến, hình thức bán tàu và các nội dung cần thiết khác;
c) Quyết định bán tàu biển;
d) Hoàn tất thủ tục bán tàu biển.
2. Việc bán tàu biển sử dụng vốn khác do doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tự quyết định quy trình thực hiện.
1. Dự án đóng mới tàu biển sử dụng vốn nhà nước được thực hiện theo quy trình sau:
a) Lựa chọn, xác định giá và nguồn vốn đóng mới tàu biển; dự kiến các chi phí liên quan đến giao dịch đóng mới tàu biển;
b) Lập, thẩm định, phê duyệt dự án đóng mới tàu biển. Dự án đóng mới tàu biển gồm các nội dung về sự cần thiết của việc đầu tư, loại tàu biển, số lượng, thông số kỹ thuật cơ bản của tàu biển, giá dự kiến, nguồn vốn đóng mới tàu biển, hình thức đóng mới tàu biển, phương án khai thác, hiệu quả kinh tế và các nội dung cần thiết khác;
c) Quyết định đóng tàu;
d) Hoàn tất thủ tục đóng mới tàu biển.
2. Dự án đóng mới tàu biển sử dụng vốn khác do doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tự quyết định quy trình thực hiện.
1. Đối với dự án mua, bán, đóng mới tàu biển sử dụng vốn nhà nước thì thẩm quyền phê duyệt chủ trương, quyết định mua, bán, đóng mới tàu biển được thực hiện theo quy định của pháp Luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp.
2. Đối với dự án mua, bán, đóng mới tàu biển sử dụng vốn khác do doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tự quyết định.
1. Hồ sơ quyết định mua tàu biển, gồm:
a) Tờ trình về mua tàu biển, trong đó nêu rõ kết quả lựa chọn tàu biển;
b) Dự án mua tàu biển đã được phê duyệt kèm theo Quyết định phê duyệt dự án;
c) Bản sao giấy chứng nhận đăng ký tàu biển;
d) Báo cáo giám định kỹ thuật tàu biển của Đăng kiểm Việt Nam hoặc của đăng kiểm nước ngoài là thành viên của Hiệp hội các tổ chức phân cấp tàu biển quốc tế (IACS);
đ) Bản sao các giấy chứng nhận về an toàn, an ninh hàng hải, lao động hàng hải và bảo vệ môi trường của tàu do cơ quan có thẩm quyền cấp đối với tàu đang khai thác;
e) Văn bản chấp thuận chủ trương cho vay của tổ chức tín dụng (nếu có).
2. Hồ sơ quyết định bán tàu biển, bao gồm cả tàu biển đang đóng, gồm:
a) Tờ trình đề nghị bán tàu biển, trong đó nêu rõ kết quả giá bán tàu;
b) Bản sao giấy chứng nhận đăng ký tàu biển;
c) Văn bản chấp thuận bán tàu của các tổ chức, cá nhân cho doanh nghiệp vay vốn, bảo lãnh cho doanh nghiệp liên quan đến tàu biển dự định bán hoặc của tổ chức, cá nhân đang nhận thế chấp tàu biển dự định bán;
d) Bản sao các giấy chứng nhận về an toàn, an ninh hàng hải, bảo vệ môi trường của tàu do cơ quan có thẩm quyền cấp;
đ) Dự án bán tàu biển đã được phê duyệt kèm theo Quyết định phê duyệt dự án.
3. Hồ sơ quyết định đóng mới tàu biển, gồm:
a) Tờ trình về đóng mới tàu biển, trong đó nêu rõ kết quả lựa chọn cơ sở hoặc nhà máy thực hiện dự án đóng tàu;
b) Dự án đóng mới tàu biển đã được phê duyệt kèm theo Quyết định phê duyệt dự án;
c) Hồ sơ thiết kế cơ bản của tàu đóng mới được cơ quan đăng kiểm phê duyệt;
d) Nội dung chính của dự thảo hợp đồng hoặc văn bản thỏa thuận tương đương;
đ) Thỏa thuận bảo lãnh tiền vay, nếu người đóng mới tàu biển hoặc người cho vay vốn yêu cầu.
1. Tổ chức, cá nhân mua, bán, đóng mới tàu biển chịu trách nhiệm về:
a) Tính xác thực và hợp pháp của tài liệu kèm theo hồ sơ quyết định mua, bán, đóng mới tàu biển;
b) Tính xác thực và chất lượng kỹ thuật của tàu biển; giá mua, bán, đóng mới tàu biển và Điều kiện tài chính của dự án mua, bán, đóng mới tàu biển;
c) Nội dung các Điều khoản của dự thảo hợp đồng mua, bán, đóng mới tàu biển và chỉ được ký chính thức hợp đồng mua, bán, đóng mới tàu biển khi đã có quyết định mua, bán, đóng mới tàu biển của cấp có thẩm quyền;
d) Tính hiệu quả đầu tư của dự án; tính hợp lý của phương thức mua, đóng mới, phương thức huy động vốn đã lựa chọn trên cơ sở cân đối với khả năng tài chính, công nghệ và kế hoạch kinh doanh khai thác tàu biển.
2. Quyền hạn của tổ chức, cá nhân mua, bán, đóng mới tàu biển:
a) Được trực tiếp giao dịch, ký kết hợp đồng mua, bán, đóng mới tàu biển và làm thủ tục giao nhận, xuất nhập khẩu tàu biển trên cơ sở quyết định mua, bán, đóng mới tàu biển của cấp có thẩm quyền;
b) Trong trường hợp xét thấy cần thiết, tổ chức, cá nhân mua, bán, đóng mới tàu biển có thể thuê tư vấn xây dựng dự án hoặc ủy thác cho người khác làm thủ tục giao nhận, xuất nhập khẩu tàu biển.
1. Căn cứ quyết định mua, bán, đóng mới tàu biển; hợp đồng mua, bán, đóng mới tàu biển; biên bản giao nhận tàu biển và văn bản xác nhận trạng thái kỹ thuật tàu biển của Cục Đăng kiểm Việt Nam sau khi thực hiện kiểm tra lần đầu đối với tàu biển nhập khẩu, cơ quan hải quan có trách nhiệm làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu tàu biển.
2. Trường hợp cần làm thủ tục xuất khẩu đối với tàu biển đã xuất cảnh, cơ quan hải quan tiến hành các thủ tục xuất khẩu mà không phải đưa tàu biển đó về Việt Nam với Điều kiện chủ tàu phải có văn bản cam kết và chịu trách nhiệm trước pháp Luật về việc tàu biển của mình đã được thực hiện đầy đủ các thủ tục xuất cảnh theo quy định.
3. Việc kiểm tra thực tế đối với tàu biển xuất khẩu được thực hiện tại cảng biển của Việt Nam nơi tàu biển làm thủ tục xuất cảnh ra nước ngoài để bàn giao. Đối với tàu biển nhập khẩu, việc kiểm tra thực tế được thực hiện tại cảng biển đầu tiên khi tàu về đến Việt Nam làm thủ tục nhập cảnh.
PURCHASE, SALE AND BUILDING OF SHIP
Article 21. Principles for purchase, sale and building of ship
1. The purchase, sale and building of ship are specific investment activities. Procedures and formalities for purchase, sale and building of ship are performed in accordance with regulations herein and relevant laws.
2. Ships to be purchased, sold or built must satisfy the conditions on maritime safety and security and environmental protection in accordance with the law of Vietnam and international treaties to which Vietnam is a signatory.
Article 22. Forms of purchase, sale and building of ship
1. The purchase of ship with state funding shall be performed in accordance with regulations of the Law on bidding. If all regulations of the Law on bidding have been applied but no ship is selected, the form of competitive offering shall be adopted in conformity with the international practices with the participation of at least 03 offering parties who are the ship sellers or brokers.
2. The sale of ship with state funding shall be performed in accordance with regulations of the Law on bidding. If all regulations of the Law on bidding have been applied but it still fails to select the qualified buyer, the competitive offering shall be adopted in conformity with the international practices with the participation of at least 03 parties who offer buying prices and are the buyers or brokers.
3. The shipbuilding project with state funding shall be performed in accordance with regulations of the Law on bidding. If all regulations of the Law on bidding have been applied but it fails to select the qualified shipbuilding enterprise or shipyard, the competitive offering shall be adopted with the participation of at least 03 shipbuilding enterprises or shipyards or their representatives.
4. The purchase, sale and building of ships with other sources of funding shall be subject to decisions of enterprises, organizations or individuals concerned.
Article 23. Process of ship purchase
1. The process of purchasing ship with state funding:
a) Select type of ship, estimate the buying price and costs related to the ship purchase transaction;
b) Establish, appraise and give approval for the ship purchase project. The ship purchase project must include contents about the necessity of investment, type of ship, quantity, basic technical specifications of the ship, estimated buying price, source of funding for ship purchase, form of ship purchase, method of operation, economic efficiency and other necessary contents;
c) Make decision on purchase of ship;
d) Complete procedures for ship purchase.
2. The purchase of ship with other sources of funding shall be subject to decisions of enterprises, organizations or individuals concerned.
Article 24. Process of selling ship
1. The process of selling ship with state funding:
a) Determine the reserve price and estimate costs related to the ship selling transaction;
b) Establish, appraise and give approval for the project on sale of ship. The project on sale of ship must include contents about the necessity of selling ship, quantity, basic technical specifications of the ship, estimated selling price, form of selling ship and other necessary contents;
c) Make decision on sale of ship;
d) Complete procedures for selling ship.
2. The sale of ship with other sources of funding shall be subject to decisions of enterprises, organizations or individuals concerned.
Article 25. Process of executing the project on building of ship
1. The process of executing the project on building of ship with state funding:
a) Select, determine price and source of funding for building of ship; estimate costs related to the ship building transaction;
b) Establish, appraise and give approval for the project on building of ship. The project on building of ship must include contents about the necessity of investment, type of ship, quantity, basic technical specifications of the ship, estimated price, source of funding for building of ship, form of ship building, method of operation, economic efficiency and other necessary contents;
c) Make decision on building of ship;
d) Complete procedures for building of ship.
2. The project on building of ship with other sources of funding shall be subject to decisions of enterprises, organizations or individuals concerned.
Article 26. Power to give approval for policies/ decisions on sale, purchase or building of ship
1. With respect of the projects on sale, purchase or building of ships with state funding, the power to give approval for policies/ decisions on sale, purchase or building of ships shall be governed by regulations of the Law on management and use of state funding for performing production and business activities at enterprises.
2. The projects on sale, purchase or building of ships with other sources of funding shall be subject to decisions of enterprises, organizations or individuals concerned.
Article 27. Documents concerning decisions on purchase, sale or building of ships
1. Documents concerning decision on purchase of ship include:
a) The written request for the purchase of ship, in which the ship selection result must be specified;
b) The approved project on purchase of ship, enclosed with Decision on approval for the project;
c) The copy of Certificate of registry of ship;
d) The report on the technical survey of ship made by the Vietnam Register or a foreign register which must be a member of the International Association of Classification Societies (IACS);
dd) Copies of certificates of maritime safety and security, maritime labour and environmental protection granted by competent authorities to the ship in operation;
e) The written approval for loan policies of credit institution (if any).
2. Documents concerning decision on sale of ship, including ships under construction, include:
a) The written request for the sale of ship, in which the ship selling price must be specified;
b) The copy of Certificate of registry of ship;
c) The written approval for the sale of ship given by the entity providing loans to the enterprise or guarantor for the enterprise in connection with the to-be-sold ship or the mortgagee of the to-be-sold ship;
d) Copies of certificates of maritime safety and security, maritime labour and environmental protection granted by competent authorities;
dd) The approved project on sale of ship, enclosed with Decision on approval for the project.
3. Documents concerning decision on building of ship include:
a) The written request for building of ship, in which the result of selecting shipbuilding enterprise or shipyard to execute the project on building of ship must be specified;
b) The approved project on building of ship, enclosed with Decision on approval for the project;
c) The design of the ship being built which has been approved by the register;
d) Main contents of the draft of contract or similar agreement;
dd) The loan guarantee agreement, if so requested by the ship builder or loan provider.
Article 28. Responsibility and power of the ship purchaser, seller and builder
1. The ship purchaser, seller and builder shall be responsible for:
a) The truthfulness and legality of documents concerning decision on purchase, sale or building of ship;
b) The genuineness and technical quality of the ship; the purchasing, selling or building price and financial conditions of the project of sale, purchase or building of ship;
c) Contents of provisions of the draft of contract for sale, purchase or building of ship. The said contract may be officially signed only after obtaining the competent authority’s decision on the purchase, sale or building of ship;
d) The investment efficiency of the project; the rationality of the purchase or building method and capital-raising method selected to suit the financial capability, technology and ship operation plan.
2. The ship purchaser, seller and builder shall have the right to:
a) Directly negotiate and sign ship purchase, sale or building contract and carry out the procedures for handover, import or export of ship based on competent authority’s decision on purchase, sale or building of ship;
b) Hire project consultants or entrust an entity to carry out the procedures for handover, import or export of ship, where necessary.
Article 29. Procedures for import/ export of ship
1. Based on decision on the purchase, sale or building of ship, the contract for purchase, sale or building of ship, the written record of ship handover and the written certification of the ship’s technical status granted by the Vietnam Register upon the first inspection of imported ship, custom agency shall assume responsibility to carry out procedures for import/ export of ship.
2. In case export procedures for an exported ship must be carried out, the custom agency shall carry out export procedures without navigating such ship to Vietnam provided the shipowner must submit the written commitment and assume responsibility before the law for the fact all procedures for export of such ship have been completed in compliance with laws.
3. The physical inspection of the exported ship is conducted at the sea port of Vietnam where procedures for export of that ship are carried out. The physical inspection of the exported ship is conducted at the sea port of Vietnam where that ship arrives first for carrying out import procedures.