Chương II Nghị định 17/2023/NĐ-CP hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả, quyền liên quan: Quyền tác giả, quyền liên quan
Số hiệu: | 17/2023/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Trần Hồng Hà |
Ngày ban hành: | 26/04/2023 | Ngày hiệu lực: | 26/04/2023 |
Ngày công báo: | 17/05/2023 | Số công báo: | Từ số 703 đến số 704 |
Lĩnh vực: | Sở hữu trí tuệ, Quyền dân sự | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Các dạng hành vi xâm phạm quyền liên quan đối với bản ghi âm, ghi hình
Ngày 26/4/2023, Chính phủ ban hành Nghị định 17/2023/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả, quyền liên quan, trong đó đề cập đến các dạng hành vi xâm phạm quyền liên quan đối với bản ghi âm, ghi hình.
Các dạng hành vi xâm phạm quyền liên quan đối với bản ghi âm, ghi hình
Theo đó, hành vi xâm phạm quyền liên quan đối với bản ghi âm, ghi hình có thể thuộc một trong các dạng sau đây:
- Xâm phạm quyền sao chép toàn bộ hoặc một phần bản ghi âm, ghi hình:
+ Nhân bản, sao chép, trích, ghép toàn bộ hoặc một phần bản ghỉ âm, ghi hình mà không được sự đồng ý của chủ sở hữu quyền đối với bản ghi âm, ghi hình theo quy định của pháp luật;
+ Trừ trường hợp quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 30 và Điều 32 Luật Sở hữu trí tuệ.
- Xâm phạm quyền phân phối, nhập khẩu để phân phối đến công chúng bản gốc, bản sao bản ghỉ âm, ghi hình dưới dạng hữu hình:
+ Phân phối, nhập khẩu để phân phối bản gốc, bản sao bản ghi âm, ghi hình dưới dạng hữu hình mà không được sự đồng ý của chủ sở hữu quyền đối với bản ghi âm, ghi hình theo quy định của pháp luật;
+ Trừ trường hợp quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều 30 và Điều 32 Luật Sở hữu trí tuệ.
- Xâm phạm quyền cho thuê thương mại tới công chúng bản gốc, bản sao bản ghỉ âm, ghỉ hình:
+ Cho thuê thương mại bản gốc, bản sao bản ghi âm, ghi hình mà không được sự đồng ý của chủ sở hữu quyền đối với bản ghi âm, ghi hình theo quy định của pháp luật;
- Xâm phạm quyền phát sóng, truyền đạt đến công chúng bản ghi âm, ghi hình:
+ Phát sóng, truyền đạt đến công chúng bản ghi âm, ghi hình mà không được sự đồng ý của chủ sở hữu quyền bà với bản ghi âm, ghi hình theo quy định của pháp luật;
+ Trừ trường hợp quy định tại Điều 32 Luật Sở hữu trí tuệ.
- Các trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều 67 Nghị định 17/2023/NĐ-CP , bao gồm:
+ Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ trách nhiệm pháp lý quy định tại Điều 32 và Điều 33 Luật Sở hữu trí tuệ;
+ Cố ý hủy bỏ hoặc làm vô hiệu biện pháp công nghệ hữu hiệu do chủ sở hữu quyền liên quan thực hiện trên bản gốc, bản sao bản định hình cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng đề bảo vệ quyền của mình theo quy định của pháp luật;
Trừ trường hợp quy định tại Khoản 5 Điều 29, Khoản 3 Đầu 30, Khoản 3 Điều 31 và Điều 32 Luật Sở hữu trí tuệ.
+ Sản xuất, phân phối, nhập khẩu, chào bán, bán, quảng bá, g cáo, tiếp thị, cho thuê hoặc tàng trữ nhằm mục đích thương mại các thiết bị, sản phẩm hoặc linh kiện, giới thiệu hoặc cung cấp dịch vụ khi biết hoặc có cơ sở để biết thiết bị, sản phẩm, lĩnh kiện hoặc dịch vụ đó được sản xuất, sử dụng hóa biện pháp công nghệ hữu hiệu bảo vệ quyền liên quan theo quy định của pháp luật.
+ Cố ý xóa, sỡ bỏ hoặc thay đổi thông tin quản lý quyền mà không được phép của chủ sở hữu quyền liên quan khi biết hoặc có cơ sở để biết việc thực hiện hành vi đó sẽ xúi giục, tạo khả năng, tạo điều kiện thuận lợi hoặc che giấu hành vi xâm phạm quyền liên quan theo quy định của pháp luật.
+ Cố ý phân phối, nhập khẩu để phân phối, phát sóng, truyền đạt hoặc cung cấp đến công chúng cuộc biểu diễn, bản sao cuộc biểu diễn đã được định hình hoặc bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng khi biết hoặc có cơ sở để biết thông tin quản lý quyền đã bị xóa, gỡ bỏ, thay đổi mà không được phép của chủ sở hữu quyền liên quan;
Khi biết hoặc có cơ sở để biết việc thực hiện hành vi đó sẽ xúi giục, tạo khả năng, tạo điều kiện thuận lợi hoặc che giầu hành vi xâm phạm quyền liên quan theo quy định của pháp luật.
+ Sản xuất, lắp ráp, biến dỗi, phân phối, nhập khẩu, xuất khẩu, chào bán, bán hoặc cho thuê thiết bị, hệ thống khi biết hoặc có cơ sở để biết thiết bị, hệ thống đó giải mã trái phép hoặc chủ yếu để giúp cho việc giải mã trái phép tín hiệu vệ tỉnh mang chương trình được mã hóa theo quy định của pháp luật.
+ Cố ý thu hoặc tiếp tục phân phối tín hiệu vệ tỉnh mang chương trình được mã hóa khi tín hiệu đã được giải mã mà không được phép của người phân phối hợp pháp theo quy định của pháp luật.
+ Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ quy định để được miễn trừ trách nhiệm pháp lý về ề quyền liên quan của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng quy định tại Khoản 3 Điều 198b Luật Sở hữu trí tuệ, các điều 113 và 114 Nghị định 17/2023/NĐ-CP và quy định pháp luật khác có liên quan.
Xem chi tiết tại Nghị định 17/2023/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 26/4/2023.
Văn bản tiếng việt
1. Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác quy định tại điểm a khoản 1 Điều 14 của Luật Sở hữu trí tuệ:
a) Tác phẩm văn học, khoa học và tác phẩm khác thể hiện dưới dạng chữ viết bao gồm: Tiểu thuyết, truyện vừa, truyện ngắn; bút ký, ký sự, tùy bút, hồi ký; thơ, trường ca; kịch bản; công trình nghiên cứu văn hoá, văn học, nghệ thuật, khoa học và các bài viết khác;
b) Sách giáo khoa là tác phẩm được xuất bản, cụ thể hóa các yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông; được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt, cho phép sử dụng làm tài liệu dạy học chính thức trong các cơ sở giáo dục phổ thông;
c) Giáo trình là tài liệu giảng dạy, học tập, nghiên cứu chính có nội dung phù hợp với chương trình đào tạo, bồi dưỡng được người đứng đầu cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp duyệt, lựa chọn hoặc được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật;
d) Tác phẩm thể hiện dưới dạng ký tự khác là tác phẩm thể hiện bằng chữ nổi cho người khiếm thị, ký hiệu tốc ký và các ký hiệu tương tự thay cho chữ viết mà cá nhân, tổ chức tiếp cận có thể hiểu và sao chép được bằng nhiều hình thức khác nhau.
2. Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác quy định tại điểm b khoản 1 Điều 14 của Luật Sở hữu trí tuệ là tác phẩm thể hiện bằng ngôn ngữ nói và phải được định hình dưới một hình thức vật chất nhất định.
3. Tác phẩm báo chí quy định tại điểm c khoản 1 Điều 14 của Luật Sở hữu trí tuệ là tác phẩm có nội dung độc lập và cấu tạo hoàn chỉnh, bao gồm các thể loại: Phóng sự, ghi nhanh, tường thuật, phỏng vấn, phản ánh, điều tra, bình luận, xã luận, chuyên luận, ký báo chí và các thể loại báo chí khác nhằm đăng, phát trên báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử hoặc các phương tiện khác.
4. Tác phẩm âm nhạc quy định tại điểm d khoản 1 Điều 14 của Luật Sở hữu trí tuệ là tác phẩm được thể hiện dưới dạng nhạc nốt trong bản nhạc hoặc các ký tự âm nhạc khác không phụ thuộc vào việc trình diễn hay không trình diễn.
5. Tác phẩm sân khấu quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 14 của Luật Sở hữu trí tuệ là tác phẩm thuộc loại hình nghệ thuật biểu diễn, bao gồm: Chèo, tuồng, cải lương, múa, múa rối, múa đương đại, ba lê, kịch nói, opera, kịch dân ca, kịch hình thể, nhạc kịch, xiếc, tấu hài, tạp kỹ và các loại hình nghệ thuật biểu diễn khác.
6. Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự quy định tại điểm e khoản 1 Điều 14 của Luật Sở hữu trí tuệ là tác phẩm có nội dung, được biểu hiện bằng hình ảnh động liên tiếp hoặc hình ảnh do các thiết bị kỹ thuật, công nghệ tạo ra; có hoặc không có âm thanh và các hiệu ứng khác theo nguyên tắc của ngôn ngữ điện ảnh. Hình ảnh tĩnh được lấy ra từ một tác phẩm điện ảnh là một phần của tác phẩm điện ảnh đó.
Tác phẩm điện ảnh không bao gồm bản ghi hình nhằm mục đích phổ biến tin tức trên dịch vụ phát thanh, truyền hình, không gian mạng; chương trình biểu diễn nghệ thuật, trò chơi điện tử; bản ghi hình về hoạt động của một hoặc nhiều người, mô tả các sự kiện, tình huống hoặc chương trình thực tế.
7. Tác phẩm mỹ thuật quy định tại điểm g khoản 1 Điều 14 của Luật Sở hữu trí tuệ là tác phẩm được thể hiện bởi đường nét, màu sắc, hình khối, bố cục bao gồm:
a) Hội họa: Tranh sơn mài, sơn dầu, lụa, bột màu, màu nước, giấy dó và các chất liệu khác;
b) Đồ họa: Tranh khắc gỗ, khắc kim loại, khắc cao su, khắc thạch cao, in độc bản, in đá, in lưới, tranh cổ động, thiết kế đồ họa và các chất liệu khác;
c) Điêu khắc: Tượng, tượng đài, phù điêu, đài, khối biểu tượng;
d) Nghệ thuật sắp đặt và các hình thức thể hiện nghệ thuật đương đại khác.
Tác phẩm hội họa, điêu khắc, nghệ thuật sắp đặt và các hình thức nghệ thuật đương đại khác tồn tại dưới dạng độc bản. Tác phẩm đồ họa có thể được thể hiện tới phiên bản thứ 50, được đánh số thứ tự có chữ ký của tác giả.
8. Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng quy định tại điểm g khoản 1 Điều 14 của Luật Sở hữu trí tuệ là tác phẩm được thể hiện bởi đường nét, màu sắc, hình khối, bố cục với tính năng hữu ích, có thể gắn liền với một đồ vật hữu ích, được sản xuất thủ công hoặc công nghiệp bao gồm: Thiết kế đồ họa (hình thức thể hiện của biểu trưng, bộ nhận diện và bao bì sản phẩm; hình thức thể hiện của nhân vật); thiết kế thời trang; thiết kế mang tính mỹ thuật gắn liền với tạo dáng sản phẩm; thiết kế nội thất, trang trí nội thất, ngoại thất mang tính mỹ thuật. Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng được thể hiện dưới dạng tạo dáng sản phẩm mang tính mỹ thuật, không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình trong lĩnh vực tương ứng và không bao gồm tạo dáng bên ngoài của sản phẩm bắt buộc phải có để thực hiện chức năng của sản phẩm.
9. Tác phẩm nhiếp ảnh quy định tại điểm h khoản 1 Điều 14 của Luật Sở hữu trí tuệ là tác phẩm thể hiện hình ảnh thế giới khách quan trên vật liệu bắt sáng hoặc trên phương tiện mà hình ảnh được tạo ra, hay có thể được tạo ra bằng các phương pháp hóa học, điện tử hoặc phương pháp kỹ thuật khác. Tác phẩm nhiếp ảnh có thể có chú thích hoặc không có chú thích.
10. Tác phẩm kiến trúc quy định tại điểm i khoản 1 Điều 14 của Luật Sở hữu trí tuệ là tác phẩm thuộc loại hình kiến trúc, bao gồm:
a) Bản vẽ thiết kế kiến trúc về công trình hoặc tổ hợp các công trình, nội thất, phong cảnh;
b) Công trình kiến trúc.
11. Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ quy định tại điểm k khoản 1 Điều 14 của Luật Sở hữu trí tuệ bao gồm họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, các loại công trình khoa học và kiến trúc.
12. Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian quy định tại điểm 1 khoản 1 Điều 14 và khoản 1 Điều 23 của Luật Sở hữu trí tuệ, bao gồm:
a) Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian quy định tại điểm a khoản 1 Điều 23 của Luật Sở hữu trí tuệ là các loại hình nghệ thuật ngôn từ;
b) Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian quy định tại các điểm b và c khoản 1 Điều 23 của Luật Sở hữu trí tuệ là các loại hình nghệ thuật biểu diễn như chèo, tuồng, cải lương, múa rối, điệu hát, dân ca, làn điệu âm nhạc; điệu múa, dân vũ, vở diễn, trò chơi dân gian, lễ hội dân gian, hội làng, các hình thức nghi lễ dân gian khác.
Tác phẩm phái sinh quy định tại khoản 2 Điều 14 của Luật Sở hữu trí tuệ là tác phẩm được sáng tạo trên cơ sở một hoặc nhiều tác phẩm đã có, bao gồm:
1. Tác phẩm dịch là tác phẩm được thể hiện bằng ngôn ngữ khác với ngôn ngữ của tác phẩm được dịch.
2. Tác phẩm phóng tác là tác phẩm mô phỏng theo nội dung của tác phẩm được phóng tác, có thể được chuyển từ thể loại này sang thể loại khác hoặc sửa đổi trong cùng một thể loại, bao gồm cả sửa đổi bố cục tác phẩm để làm cho tác phẩm phù hợp với điều kiện khác nhau của việc khai thác, sử dụng.
3. Tác phẩm biên soạn là tác phẩm được soạn ra từ một phần hoặc toàn bộ các tác phẩm đã có theo chủ đề nhất định và có thể có bình luận, đánh giá.
4. Tác phẩm chú giải là tác phẩm được sáng tạo từ việc làm rõ nghĩa và nội dung một số từ, câu hoặc sự kiện, điển tích, địa danh nêu tại tác phẩm được chú giải.
5. Tác phẩm tuyển chọn là tác phẩm được chọn lọc từ các tác phẩm đã có của một hoặc nhiều tác giả theo thời gian hoặc chủ đề nhất định, bao gồm cả tác phẩm tuyển tập, hợp tuyển.
6. Tác phẩm cải biên là tác phẩm được soạn lại, viết lại, chuyển soạn lại hoặc thay đổi hình thức diễn đạt khác với tác phẩm được dùng để cải biên theo mục đích, yêu cầu nhất định trong trường hợp cụ thể.
7. Tác phẩm chuyển thể là tác phẩm được chuyển từ loại hình này sang loại hình khác hoặc tác phẩm được thể hiện bằng thủ pháp nghệ thuật khác với tác phẩm được chuyển thể trong cùng một loại hình.
1. Tin tức thời sự thuần túy đưa tin quy định tại khoản 1 Điều 15 của Luật Sở hữu trí tuệ là các thông tin báo chí ngắn hàng ngày, tin vặt, số liệu sự thật, chỉ mang tính chất đưa tin, không có tính sáng tạo.
2. Văn bản hành chính quy định tại khoản 2 Điều 15 của Luật Sở hữu trí tuệ bao gồm văn bản của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân.
3. Quy trình, hệ thống, phương pháp hoạt động, khái niệm, nguyên lý, số liệu quy định tại khoản 3 Điều 15 của Luật Sở hữu trí tuệ được hiểu như sau:
a) Quy trình là trình tự phải tuân theo để tiến hành công việc;
b) Hệ thống là tập hợp nhiều yếu tố, đơn vị cùng loại hoặc cùng chức năng, có quan hệ hoặc liên hệ với nhau chặt chẽ, làm thành một thể thống nhất;
c) Phương pháp là cách thức nghiên cứu, nhìn nhận các hiện tượng của tự nhiên và đời sống xã hội;
d) Khái niệm là ý nghĩ phản ánh ở dạng khái quát các sự vật và hiện tượng của hiện thực và những mối liên hệ giữa chúng;
đ) Nguyên lý là định luật cơ bản có tính chất tổng quát, chi phối một loạt hiện tượng, là những ý tưởng hoặc lý thuyết ban đầu quan trọng và được coi là xuất phát điểm cho việc xây dựng những lý thuyết khác.
Trong trường hợp tác giả tự thực hiện việc định hình bài giảng, bài phát biểu, bài nói khác dưới hình thức bản ghi âm, ghi hình, thì tác giả được hưởng quyền tác giả đối với bài giảng, bài phát biểu, bài nói khác, đồng thời là chủ sở hữu quyền đối với bản ghi âm, ghi hình theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 44 của Luật Sở hữu trí tuệ.
1. Những người quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 21 của Luật Sở hữu trí tuệ có quyền đứng tên trên tác phẩm điện ảnh, được nêu tên khi tác phẩm điện ảnh được công bố, sử dụng. Trường hợp bắt buộc do cách thức sử dụng tác phẩm điện ảnh thì có thể không nêu tên toàn bộ diễn viên điện ảnh và người thực hiện các công việc khác có tính sáng tạo đối với tác phẩm điện ảnh quy định tại điểm b khoản 1 Điều 21 của Luật Sở hữu trí tuệ.
2. Trường hợp thỏa thuận về việc đặt tên, sửa đổi tác phẩm điện ảnh theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 21 của Luật Sở hữu trí tuệ, biên kịch, đạo diễn không được lợi dụng quyền nhân thân của mình ngăn cản việc đặt tên, sửa đổi tác phẩm phù hợp với các điều kiện về sáng tạo, khai thác, sử dụng tác phẩm điện ảnh.
Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với kịch bản, tác phẩm âm nhạc được sử dụng trong tác phẩm điện ảnh chỉ có thể cấm hành vi xuyên tạc kịch bản, tác phẩm âm nhạc hoặc sửa đổi, cắt xén kịch bản, tác phẩm âm nhạc gây phương hại đến danh dự, uy tín của họ.
3. Quyền cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh quy định tại điểm e khoản 1 Điều 20 của Luật Sở hữu trí tuệ là quyền của chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện việc cho thuê để khai thác, sử dụng có thời hạn.
1. Tác giả đồng thời là chủ sở hữu quyền tác giả được hưởng các quyền nhân thân quy định tại Điều 19 của Luật Sở hữu trí tuệ và các quyền tài sản quy định tại Điều 20 của Luật Sở hữu trí tuệ.
2. Tác giả không đồng thời là chủ sở hữu quyền tác giả được hưởng các quyền nhân thân quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 19 của Luật Sở hữu trí tuệ; chủ sở hữu quyền tác giả được hưởng các quyền quy định tại khoản 3 Điều 19 và Điều 20 của Luật Sở hữu trí tuệ.
3. Tác giả và tổ chức, cá nhân đầu tư tài chính và cơ sở vật chất - kỹ thuật để sáng tạo tác phẩm kiến trúc có thể thỏa thuận về việc sửa chữa tác phẩm kiến trúc.
1. Tác giả đồng thời là chủ sở hữu quyền tác giả được hưởng các quyền nhân thân quy định tại Điều 19 của Luật Sở hữu trí tuệ và các quyền tài sản quy định tại Điều 20 của Luật sở hữu trí tuệ.
2. Tác giả không đồng thời là chủ sở hữu quyền tác giả được hưởng các quyền nhân thân quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 19 của Luật Sở hữu trí tuệ; chủ sở hữu quyền tác giả được hưởng các quyền quy định tại khoản 3 Điều 19 và Điều 20 của Luật Sở hữu trí tuệ.
3. Tổ chức, cá nhân có quyền sử dụng hợp pháp bản sao chương trình máy tính được sửa lỗi trên bản sao chương trình máy tính đó trong trường hợp cần thiết cho việc sử dụng.
4. Quyền cho thuê chương trình máy tính quy định tại điểm e khoản 1 Điều 20 của Luật Sở hữu trí tuệ là quyền của chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện việc cho thuê để khai thác, sử dụng có thời hạn.
5. Quyền cho thuê đối với chương trình máy tính không áp dụng trong trường hợp chương trình máy tính đó không phải là đối tượng chủ yếu để cho thuê quy định tại điểm e khoản 1 Điều 20 của Luật Sở hữu trí tuệ như chương trình máy tính gắn với việc vận hành bình thường các loại phương tiện giao thông hoặc các máy móc, thiết bị kỹ thuật khác.
1. Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 23 của Luật Sở hữu trí tuệ được bảo hộ không phụ thuộc vào việc định hình.
2. Sử dụng tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian quy định tại khoản 2 Điều 23 của Luật Sở hữu trí tuệ là việc sưu tầm, nghiên cứu, biểu diễn, giới thiệu giá trị đích thực của tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian.
3. Dẫn chiếu xuất xứ loại hình tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian quy định tại khoản 2 Điều 23 của Luật Sở hữu trí tuệ là việc chỉ ra nguồn gốc, địa danh của cộng đồng cư dân nơi tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian được hình thành.
1. Quyền đặt tên cho tác phẩm quy định tại khoản 1 Điều 19 của Luật Sở hữu trí tuệ không áp dụng đối với tác phẩm dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác. Việc đặt tên cho tác phẩm không được vi phạm quy định tại khoản 2 Điều 7 của Luật Sở hữu trí tuệ và pháp luật khác có liên quan.
2. Quyền được nêu tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm quy định tại khoản 2 Điều 19 của Luật Sở hữu trí tuệ áp dụng cả khi tác phẩm được sử dụng làm tác phẩm phái sinh. Khi công bố, sử dụng tác phẩm phái sinh phải nêu tên thật hoặc bút danh của tác giả của tác phẩm được dùng làm tác phẩm phái sinh.
3. Quyền công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm quy định tại khoản 3 Điều 19 của Luật Sở hữu trí tuệ là việc phát hành bản sao tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào với số lượng hợp lý đủ để công chúng tiếp cận được tùy theo bản chất của tác phẩm, do tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện hoặc do cá nhân, tổ chức khác thực hiện với sự đồng ý của tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả.
Quyền biểu diễn tác phẩm trước công chúng trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các bản ghi âm, ghi hình hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào tại địa điểm mà công chúng có thể tiếp cận được nhưng công chúng không thể tự do lựa chọn thời gian và từng phần tác phẩm quy định tại điểm b khoản 1 Điều 20 của Luật Sở hữu trí tuệ được hiểu như sau:
1. Đối với tác phẩm thể hiện bằng ngôn ngữ, tác phẩm thể hiện dưới dạng chữ viết quy định tại các điểm a và b khoản 1 Điều 14 của Luật Sở hữu trí tuệ: Là quyền của chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện việc thuyết trình, trình bày làm cho công chúng tiếp cận, cảm nhận được tác phẩm bằng thính giác nhưng công chúng không thể tự do lựa chọn thời gian và từng phần tác phẩm, bao gồm cả việc cảm nhận từ bên ngoài không gian nơi đang diễn ra việc thuyết trình, trình bày qua màn hình, loa hoặc thiết bị kỹ thuật tương tự.
2. Đối với tác phẩm âm nhạc quy định tại điểm d khoản 1 Điều 14 của Luật Sở hữu trí tuệ: Là quyền của chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện việc biểu diễn làm cho công chúng tiếp cận, cảm nhận được tác phẩm bằng thính giác hoặc trình bày tác phẩm trên sân khấu cho công chúng nhưng công chúng không thể tự do lựa chọn thời gian và từng phần tác phẩm, bao gồm cả việc cảm nhận từ bên ngoài không gian nơi đang diễn ra việc biểu diễn qua màn hình, loa hoặc thiết bị kỹ thuật tương tự.
3. Đối với tác phẩm điện ảnh quy định tại điểm e khoản 1 Điều 14 của Luật Sở hữu trí tuệ: Là quyền của chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện việc trình chiếu làm cho công chúng tiếp cận, cảm nhận được tác phẩm điện ảnh thông qua các phương tiện kỹ thuật nhưng công chúng không thể tự do lựa chọn thời gian và từng phần tác phẩm.
4. Đối với tác phẩm mỹ thuật, tác phẩm nhiếp ảnh quy định tại các điểm g và h khoản 1 Điều 14 của Luật Sở hữu trí tuệ: Là quyền của chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện việc triển lãm, trưng bày, trình chiếu để công chúng xem bản gốc hoặc bản sao của tác phẩm.
1. Các đồng tác giả đồng thời là đồng chủ sở hữu quyền tác giả thỏa thuận về việc thực hiện quyền nhân thân và quyền tài sản đối với tác phẩm theo quy định tại khoản 3 Điều 12a của Luật Sở hữu trí tuệ.
2. Các đồng tác giả không đồng thời là đồng chủ sở hữu quyền tác giả thì các đồng tác giả thỏa thuận về việc thực hiện quyền nhân thân, các đồng chủ sở hữu quyền tác giả thỏa thuận về việc thực hiện quyền tài sản đối với tác phẩm theo quy định tại khoản 3 Điều 45 và khoản 3 Điều 47 của Luật Sở hữu trí tuệ.
3. Các đồng tác giả, đồng chủ sở hữu quyền tác giả không được phản đối việc cho phép khai thác, sử dụng tác phẩm theo cách thông thường và vì lợi ích chung.
4. Đồng chủ sở hữu quyền tác giả có thể tuyên bố bằng văn bản về việc từ bỏ quyền của mình đối với tác phẩm quy định tại khoản 3 Điều 19 và khoản 1 Điều 20 của Luật Sở hữu trí tuệ và thông báo cho các đồng chủ sở hữu quyền tác giả khác biết. Quyền của đồng chủ sở hữu quyền tác giả đã tuyên bố từ bỏ được tự động chuyển giao cho các đồng chủ sở hữu quyền tác giả khác.
Chủ sở hữu quyền tác giả quy định tại Điều 36 của Luật Sở hữu trí tuệ bao gồm:
1. Tổ chức, cá nhân Việt Nam.
2. Tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được sáng tạo và thể hiện dưới hình thức vật chất nhất định tại Việt Nam.
3. Tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được công bố lần đầu tiên tại Việt Nam.
4. Tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được bảo hộ tại Việt Nam theo Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
1. Quyền sao chép trực tiếp cuộc biểu diễn đã được định hình trên bản ghi âm, ghi hình theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 29 của Luật Sở hữu trí tuệ là quyền của chủ sở hữu quyền đối với cuộc biểu diễn độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện việc tạo ra các bản sao khác từ bản ghi âm, ghi hình đó.
2. Quyền sao chép gián tiếp cuộc biểu diễn đã được định hình trên bản ghi âm, ghi hình theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 29 của Luật Sở hữu trí tuệ là quyền của chủ sở hữu quyền đối với cuộc biểu diễn độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện việc tạo ra các bản sao khác không từ bản ghi âm, ghi hình đó như việc sao chép từ chương trình phát sóng, mạng thông tin điện tử, mạng viễn thông, mạng Internet và các hình thức tương tự khác.
3. Quyền truyền đạt đến công chúng cuộc biểu diễn chưa được định hình theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 29 của Luật Sở hữu trí tuệ là quyền của chủ sở hữu quyền đối với cuộc biểu diễn độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện việc phổ biến cuộc biểu diễn chưa được định hình đến công chúng bằng bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào ngoài phát sóng.
1. Chủ sở hữu quyền đối với chương trình phát sóng theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 44 của Luật Sở hữu trí tuệ là tổ chức phát sóng đầu tư tài chính và cơ sở vật chất - kỹ thuật của mình để phát sóng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2. Khi sử dụng các tác phẩm, bản ghi âm, ghi hình để sản xuất chương trình phát sóng, tổ chức phát sóng phải thực hiện nghĩa vụ với chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan theo quy định của pháp luật.
3. Tổ chức, cá nhân sử dụng chương trình phát sóng của tổ chức phát sóng khác theo quy định tại các điểm a và b khoản 1 Điều 31 của Luật Sở hữu trí tuệ để tái phát sóng hoặc truyền qua cáp, trên mạng thông tin điện tử, mạng viễn thông, mạng Internet hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác thực hiện theo thỏa thuận và các quy định pháp luật liên quan. Việc sửa đổi, cắt xén, bổ sung chương trình phát sóng của tổ chức phát sóng khác để tái phát sóng hoặc truyền qua cáp, trên mạng thông tin điện tử, mạng viễn thông, mạng Internet hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác phải có sự thỏa thuận với chủ sở hữu quyền đối với chương trình phát sóng.
Chuyển quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan quy định tại Điều 47 của Luật Sở hữu trí tuệ bao gồm cho phép tổ chức, cá nhân độc quyền hoặc cùng sử dụng một, một số hoặc toàn bộ các quyền quy định tại các khoản 1 và 3 Điều 19, khoản 1 Điều 20, khoản 3 Điều 29, khoản 1 Điều 30 và khoản 1 Điều 31 của Luật Sở hữu trí tuệ theo các điều kiện về thời gian, không gian, phạm vi sử dụng.
1. Tổ chức, cá nhân sử dụng tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng mà Nhà nước là đại diện chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan quy định tại khoản 1 Điều 42 của Luật Sở hữu trí tuệ phải tôn trọng quyền nhân thân quy định tại các khoản 1, 2, 4 Điều 19 và khoản 2 Điều 29 của Luật Sở hữu trí tuệ và thực hiện các nghĩa vụ đối với quyền tài sản như sau:
a) Phải xin phép sử dụng và trả tiền bản quyền đối với trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 19, khoản 1 Điều 20, khoản 3 Điều 29, khoản 1 Điều 30, khoản 1 Điều 31 của Luật Sở hữu trí tuệ;
b) Không phải xin phép sử dụng nhưng phải trả tiền bản quyền đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 26 và khoản 1 Điều 33 của Luật Sở hữu trí tuệ;
c) Không phải xin phép sử dụng và không phải trả tiền bản quyền đối với trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 20, khoản 1 Điều 25, Điều 25a, khoản 5 Điều 29, khoản 3 Điều 30, khoản 3 Điều 31 và khoản 1 Điều 32 của Luật Sở hữu trí tuệ.
2. Tổ chức, cá nhân thực hiện các nghĩa vụ quy định tại khoản 1 Điều này với cơ quan sau đây:
a) Cơ quan sử dụng ngân sách nhà nước đặt hàng, giao nhiệm vụ, đấu thầu để sáng tạo tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng trong trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều 42 của Luật Sở hữu trí tuệ;
b) Cơ quan chuyên môn quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong trường hợp quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều 42 của Luật Sở hữu trí tuệ.
3. Tổ chức, cá nhân xin phép sử dụng tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng mà Nhà nước là đại diện chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan trong trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này thực hiện như sau:
a) Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính tới cơ quan quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Thành phần hồ sơ:
Tờ khai đề nghị chấp thuận việc sử dụng tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng mà Nhà nước là đại diện chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan (theo Mẫu số 01 của Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này);
Kế hoạch sử dụng;
Bản sao chứng từ nộp chi phí thực hiện chấp thuận việc sử dụng tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng mà Nhà nước là đại diện chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan (trường hợp nộp chi phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản);
Văn bản ủy quyền (có công chứng, chứng thực hoặc hợp pháp hóa lãnh sự) trong trường hợp nộp hồ sơ thông qua ủy quyền.
c) Trong thời gian 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan quy định tại khoản 2 Điều này gửi thông báo nộp tiền bản quyền kèm theo bản dự tính tiền bản quyền đến tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ;
d) Tổ chức, cá nhân nhận được thông báo phải nộp tiền bản quyền theo bản dự tính tiền bản quyền trong thời hạn 5 ngày làm việc (có bản sao chứng từ nộp tiền bản quyền);
đ) Sau khi nhận được tiền bản quyền, trong thời hạn 5 ngày làm việc, cơ quan quy định tại khoản 2 Điều này ban hành văn bản chấp thuận việc sử dụng tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng mà Nhà nước là đại diện chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan;
e) Tổ chức, cá nhân được chấp thuận sử dụng chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc sử dụng tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng theo hồ sơ đã được chấp thuận;
g) Trường hợp từ chối hồ sơ đề nghị chấp thuận việc sử dụng:
Hồ sơ không đầy đủ theo quy định tại điểm b khoản này;
Hết thời hạn quy định tại điểm d khoản này mà tổ chức, cá nhân không nộp tiền bản quyền theo thông báo.
4. Cơ quan chuyên môn quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chịu trách nhiệm nhận chuyển giao quyền tác giả, quyền liên quan của tổ chức, cá nhân quy định tại các điểm b và c khoản 1 Điều 42 của Luật Sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật.
5. Cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân khi phát hiện các hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan quy định tại khoản 1 Điều này có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.
1. Tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng mà Nhà nước là đại diện quản lý quyền tác giả, quyền liên quan quy định tại khoản 2 Điều 42 của Luật Sở hữu trí tuệ bao gồm:
a) Tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng mà không thể tìm được hoặc không xác định được chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan, đồng chủ sở hữu quyền tác giả, đồng chủ sở hữu quyền liên quan: Là tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng đã công bố nhưng không có thông tin về tác giả, người biểu diễn, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan hoặc có thông tin về tác giả, người biểu diễn, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan là tổ chức, cá nhân Việt Nam nhưng không thể tìm được hoặc không liên hệ được;
b) Tác phẩm khuyết danh: Là tác phẩm không hoặc chưa có tên tác giả (tên khai sinh hoặc bút danh) trên tác phẩm khi công bố.
Tác giả, người biểu diễn, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan, đồng chủ sở hữu quyền tác giả, đồng chủ sở hữu quyền liên quan quy định tại điểm a và điểm b khoản này sau đây gọi là “chủ thể quyền”.
2. Tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng quy định tại khoản 1 Điều này phải nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính tới cơ quan chuyên môn quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sau khi đã nỗ lực tìm kiếm chủ thể quyền mà không thể tìm được hoặc không liên hệ được.
3. Hồ sơ đề nghị chấp thuận việc sử dụng tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng mà Nhà nước là đại diện quản lý quyền tác giả, quyền liên quan bao gồm:
a) Tờ khai đề nghị chấp thuận việc sử dụng tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng mà Nhà nước là đại diện quản lý quyền tác giả, quyền liên quan (theo Mẫu số 02 của Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này);
b) Kế hoạch sử dụng;
c) Tài liệu chứng minh đã nỗ lực tìm kiếm theo quy định tại khoản 2 Điều này bao gồm:
Tài liệu chứng minh đã tìm kiếm thông tin về chủ thể quyền tại Niên giám đăng ký về quyền tác giả, quyền liên quan trên trang thông tin điện tử về quyền tác giả, quyền liên quan;
Văn bản về việc tìm kiếm chủ thể quyền gửi đến tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan trong cùng lĩnh vực với tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng có nhu cầu sử dụng và đã qua 30 ngày kể từ ngày gửi mà không nhận được trả lời hoặc được trả lời là không biết thông tin về chủ thể quyền.
Trường hợp không có tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan trong cùng lĩnh vực thì gửi văn bản đến ít nhất 02 tổ chức, cá nhân đã hoặc đang sử dụng tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng đó (nếu có);
Tài liệu chứng minh đã sử dụng thiết bị tìm kiếm thông tin chủ thể quyền trên mạng viễn thông và mạng Internet.
d) Bản sao chứng từ nộp chi phí thực hiện chấp thuận việc sử dụng tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng mà Nhà nước là đại diện quản lý quyền tác giả, quyền liên quan (trường hợp nộp chi phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản);
đ) Văn bản ủy quyền (có công chứng, chứng thực hoặc hợp pháp hóa lãnh sự) trong trường hợp nộp hồ sơ thông qua ủy quyền.
4. Sau 20 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan quy định tại khoản 2 Điều này thực hiện như sau:
a) Đăng tải công khai nội dung đề nghị trên trang thông tin điện tử về quyền tác giả, quyền liên quan để tiếp tục thông báo tìm kiếm và nhận thông tin về chủ thể quyền;
b) Trường hợp chủ thể quyền hoặc người được ủy quyền (nếu có) phản đối nội dung đề nghị này thì phải gửi văn bản phản đối kèm theo các tài liệu, chứng cứ chứng minh là chủ thể quyền tới cơ quan quy định tại khoản 2 Điều này. Các tài liệu, chứng cứ chứng minh bao gồm:
Chứng cứ chứng minh chủ thể quyền theo quy định tại các khoản 1 và 2 Điều 77 của Nghị định này;
Bản chính hoặc bản sao có công chứng, chứng thực hoặc hợp pháp hóa lãnh sự đối với hợp đồng sáng tạo, chuyển nhượng, tặng cho, mua bán, góp vốn, chuyển quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan; văn bản về việc giao nhiệm vụ, thừa kế, kế thừa hoặc văn bản tương tự trong trường hợp chủ thể quyền là người được chuyển giao quyền tác giả, quyền liên quan, được thừa kế hoặc kế thừa theo quy định của pháp luật;
Văn bản ủy quyền (có công chứng, chứng thực hoặc hợp pháp hóa lãnh sự) trong trường hợp người phản đối là người được ủy quyền.
c) Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày đăng tải theo quy định tại điểm a khoản này, chủ thể quyền hoặc người được ủy quyền (nếu có) không gửi văn bản phản đối thì được coi là đã từ bỏ cơ hội phản đối.
5. Hết thời hạn quy định tại điểm c khoản 4 Điều này, cơ quan quy định tại khoản 2 Điều này xem xét hồ sơ và thông báo kết quả theo các trường hợp sau:
a) Trường hợp nhận được văn bản phản đối và xác định được chủ thể quyền theo quy định về giả định quyền tác giả, quyền liên quan và quy định khác của pháp luật có liên quan, trong thời hạn 30 ngày, cơ quan quy định tại khoản 2 Điều này thông báo kết quả bằng văn bản cho chủ thể quyền và tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ để các bên trực tiếp thỏa thuận về việc sử dụng theo quy định của pháp luật;
b) Trường hợp không nhận được văn bản phản đối hoặc nhận được văn bản phản đối nhưng không xác định được chủ thể quyền theo quy định về giả định quyền tác giả, quyền liên quan và quy định khác của pháp luật có liên quan và không thuộc trường hợp từ chối hồ sơ theo quy định tại các điểm a và c khoản 7 Điều này, trong thời hạn 30 ngày, cơ quan quy định tại khoản 2 Điều này gửi thông báo nộp tiền bản quyền kèm theo bản dự tính tiền bản quyền đến tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ.
Tổ chức, cá nhân nhận được thông báo phải nộp tiền bản quyền theo bản dự tính tiền bản quyền trong thời hạn 5 ngày làm việc (có bản sao chứng từ nộp tiền bản quyền);
c) Sau khi nhận được tiền bản quyền theo điểm b khoản này, trong thời hạn 05 ngày làm việc, cơ quan quy định tại khoản 2 Điều này ban hành văn bản chấp thuận việc sử dụng tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng mà Nhà nước là đại diện quản lý quyền tác giả, quyền liên quan đồng thời công khai kết quả trên trang thông tin điện tử về quyền tác giả, quyền liên quan.
Việc sử dụng được chấp thuận phải là sử dụng có thời hạn và có thể được xem xét gia hạn khi có văn bản đề nghị của tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ.
6. Tổ chức, cá nhân được chấp thuận hồ sơ phải nộp tiền bản quyền và chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc sử dụng tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng theo hồ sơ đã được chấp thuận.
7. Trường hợp từ chối hồ sơ xin chấp thuận việc sử dụng:
a) Hồ sơ không đầy đủ theo quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Xác định được chủ thể quyền theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều này;
c) Chủ thể quyền trước khi không tìm được hoặc không liên hệ được đã tuyên bố không cho phép sử dụng tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng của mình;
d) Hết thời hạn quy định tại điểm b khoản 5 Điều này mà tổ chức, cá nhân không nộp tiền bản quyền theo thông báo.
8. Trách nhiệm quản lý tiền bản quyền:
a) Cơ quan quy định tại khoản 2 Điều này có trách nhiệm thu tiền bản quyền theo quy định tại điểm b khoản 5 Điều này và phải mở một tài khoản tiền bản quyền chung cho các chủ thể quyền không thể tìm thấy hoặc không liên hệ được;
b) Trường hợp tìm thấy và liên hệ được chủ thể quyền đối với tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng đã được chấp thuận sử dụng theo quy định của pháp luật thì cơ quan quy định tại khoản 2 Điều này yêu cầu ngừng việc sử dụng và chuyển khoản tiền bản quyền thu được cho chủ thể quyền sau khi trừ chi phí quản lý, tìm kiếm theo quy định của pháp luật;
c) Sau thời hạn 5 năm kể từ khi đăng tải trên trang thông tin điện tử về quyền tác giả, quyền liên quan mà vẫn không thể tìm thấy hoặc không liên hệ được với chủ thể quyền, khoản tiền bản quyền đã thu được sử dụng vào các hoạt động khuyến khích sáng tạo, tuyên truyền và đẩy mạnh thực thi bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan theo quy định của pháp luật sau khi trừ chi phí quản lý, tìm kiếm theo quy định của pháp luật.
9. Các cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân khi phát hiện các hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan quy định tại Điều này có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.
1. Tổ chức, cá nhân sử dụng tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng thuộc về công chúng quy định tại Điều 43 của Luật Sở hữu trí tuệ phải tôn trọng quyền nhân thân quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 19 và khoản 2 Điều 29 của Luật Sở hữu trí tuệ.
2. Các cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ liên quan khi phát hiện các hành vi xâm phạm quyền nhân thân quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 19 và khoản 2 Điều 29 của Luật Sở hữu trí tuệ đối với các tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng đã kết thúc thời hạn bảo hộ thì có quyền yêu cầu người có hành vi xâm phạm chấm dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính công khai; có quyền khiếu nại, tố cáo, yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.
3. Các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, các tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ các quyền nhân thân đối với những tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng của hội viên đã kết thúc thời hạn bảo hộ.
Article 6. Types of works eligible for copyright protection
1. Works of literature, scientific works, textbooks, course books, and other works expressed in form of handwriting or other symbols specified under Point a Clause 1 Article 14 of the Law on Intellectual Property:
a) Works of literature, scientific works, and other works expressed in form of handwriting include: Novels, novellas, short stories; memoirs; poems, narrative poems; scripts; cultural, literature, art, scientific study works, and other written materials;
b) Textbooks are published works that specify requirements of full-time education program, are approved and allowed by the Minister of Education and Training to be used as official teaching materials in full-time education institutions;
c) Course books are official teaching, studying, research materials which have contents appropriate to training programs and are approved, selected by heads of higher education institutions, vocational education and training facilities or approved by competent state authorities as per the law;
d) Works expressed in other symbols are works displayed in form of tactile letters for visually impaired, shorthand symbols, and symbols representing handwritings that can be understood and reproduced by individuals and organizations by different methods.
2. Lectures, speeches, and other talks specified under Point b Clause 1 Article 14 of the Law on Intellectual Property are works expressed by spoken language and must be fixed in a definite tangible medium.
3. Journalism works specified under Point c Clause 1 Article 14 of the Law on Intellectual Property mean works which have independent contents and complete structure, include: Report, newsflash, narration, interview, reflection, investigation, commentary, leading article, treatise, journalistic prose, and other forms of journalism which are then published or broadcasted on printed newspaper, talking newspaper, photo newspaper, online newspaper, or other media.
4. Musical works specified under Point d Clause 1 Article 14 of the Law on Intellectual Property are works that are expressed in form of notes in a musical arrangement or other music symbols regardless whether they are performed or not.
5. Theatrical works specified under Point dd Clause 1 Article 14 of the Law on Intellectual Property are works that fall under performance arts and include: “Chèo”, “tuồng”, “cải lương”, dance, puppetry, contemporary dance, ballet, play, opera, folk play, physical theater, musical theater, circus, comedy, variety shows, and other performance arts.
6. Motion pictures and works created in similar methods specified under Point e Clause 1 Article 14 of the Law on Intellectual Property are works which have contents expressed by a series of still images in succession or images created by technical, technological equipment; with or without audio and other effects according to film language principles. Still images extracted from a motion picture are parts of that motion picture.
Motion pictures do not include video recordings serving news propagation on radio broadcasting services, television services, the internet; performance art programs, video games; video recordings of activities of one or many people, events, situations, or reality shows.
7. Works of art specified under Point g Clause 1 Article 14 of the Law on Intellectual Property are works which are expressed by lines, color, shapes, composition, including:
a) Paintings: Paintings of lacquer, oil paint, powder, water color, dó paper, and other materials;
b) Graphics: Wood engravings, metal engravings, rubber engravings, plaster engravings, unique prints, rock prints, propaganda paintings, graphic design, and other materials;
c) Sculpture: Statues, monuments, relief, memorials, symbolic blocks;
d) Installation arts and other forms of contemporary art.
Works of art, sculpture, installation art, and other forms of contemporary art exist as unique copies. Works of graphic art can be depicted to the 50th iteration which must be numbered and signed by the authors.
8. Works of applied art specified under Point g Clause 1 Article 14 of the Law on Intellectual Property are works expressed by lines, color, shapes, and compositions with useful functions, potentially associated with a useful item, and manufactured manually or industrially and include: Graphic design (presentation of product logos, identity, and packaging; presentation of characters); fashion design; aesthetic design associated with forming products; aesthetic interior design, interior and exterior decoration. Works of applied art are expressed by aesthetic shaping of products, cannot be easily created by persons with average understanding in respective field, and do not require aesthetic exterior in order to function.
9. Works of photography specified under Clause 1 Article 14 of the Law on Intellectual Property are works depicting images of an objective world on light-sensitive materials or media on which images are created or works depicting images of an objective world created chemically, electronically, or by other technical measures. Works of photography may or may not be accompanied by notes.
10. Works of architecture specified under Point i Clause 1 Article 14 of the Law on Intellectual Property are works in the field of architecture, including:
a) Architectural design drawing of constructions or a combination of constructions, interior, scenery;
b) Constructions.
11. Flow charts, graphs, maps, drawings specified under Point k Clause 1 Article 14 of the Law on Intellectual Property include flow charts, graphs, maps, drawings relating to topography, scientific and architectural constructions.
12. Works of folk literature and art specified under Point 1 Clause 1 Article 14 and Clause 1 Article 23 of the Law on Intellectual Property include:
a) Works of folk literature and art specified under Point a Clause 1 Article 23 of the Law on Intellectual Property are arts of words;
b) Works of folk literature and art specified under Point b and Point c Clause 1 Article 23 of the Law on Intellectual Property are performance arts such as “chèo”, “tuồng”, “cải lương”, puppetry, singing rhythm, folk songs, melodies; dance, folk dance, play, folk games, folk festivals, village festivals, other forms of folk ceremonies.
Derivative works specified under Clause 2 Article 14 of the Law on Intellectual Property are works created on the basis of one or many existing works, including:
1. Works of translation mean works depicted in languages other than original languages of the works being translated.
2. A derived work is a work that imitates the contents of another work, possibly changes the genre or contains other changes in the same genre, including changing the composition of the original work to better fit different use conditions.
3. A compiled work is a work compiled from a part or the entirety of existing works in a definite theme and may include commentary, assessment.
4. A supplementary work is a work created by clarifying the meaning and words, phrases, sentences, events, anecdotes, and locations mentioned in the supplemented work.
5. A selected work is a work selected from existing works of one or many authors in a definite period or theme, including anthology.
6. A modified work is a work that is re-compiled, re-written, re-arranged, or having its expression changed relative to the original work for a specific purpose or requirement.
7. An adapted work means a work that is adapted from one medium to another or one art style to another relative to the work based on which the adapted work is created.
Article 8. Works not eligible for copyright protection
1. Purely reporting news specified under Clause 1 Article 15 of the Law on Intellectual Property are short, daily information, short news, factual figures which are informative but not creative in nature.
2. Legislative documents specified under Clause 2 Article 15 of the Law on Intellectual Property include documents of Governmental agencies, political organizations, socio-political organizations, socio-profession-political organizations, social organizations, socio-profession organizations, and people’s armed forces.
3. Procedures, systems, methods of operation, concepts, principles, and figures specified under Clause 3 Article 15 of the Law on Intellectual Property are construed as follows:
a) Procedures are sequences of actions which must be complied with in order to carry out tasks;
b) A system is a combination of factors, units of the same types or functions that are closely connected or correlated and create a unified form;
c) Methods are ways of studying, perceiving natural phenomena and social life;
d) Concepts are thoughts reflecting overview of real things and phenomena and how they are connected;
dd) Principles are basic, general rules that govern a series of phenomenon; important initial thoughts or theories and starting points for further development of other theories.
Article 9. Copyrights of lectures, speeches, and other talks
If authors fix lectures, speeches, or other talks in form of audio recordings or video recordings, they shall hold copyrights of the lectures, speeches, and other talks and simultaneously act as right holders of the audio recordings and video recordings in accordance with Point b Clause 1 Article 44 of the Law on Intellectual Property.
Article 10. Copyrights of motion pictures
1. Individuals mentioned under Point a and Point b Clause 1 Article 21 of the Law on Intellectual Property shall have the right to have their names attached to the motion pictures and be named when the motion pictures are published or used. It is permissible to not include name of everyone in the cast and persons carrying out creative works specified under Point b Clause 1 Article 21 of the Law on Intellectual Property in a motion picture due to the use of said motion picture.
2. In case of agreement on naming and/or editing of motion pictures according to Point d Clause 1 Article 21 of the Law on Intellectual Property, screenwriters and directors are not allowed to take advantage of their moral rights to prevent the naming and editing of motion pictures which are compliant with creative and use requirements of the motion pictures.
Authors and copyright holders of scripts in musical works and musical works which are used in motion pictures are only allowed to prohibit distortion of their scripts in musical works and musical works or revision, editing of their scripts in musical works and musical works which harm their reputation or credibility.
3. The right to lease original or copy of motion pictures mentioned under Point e Clause 1 Article 20 of the Law on Intellectual Property is the right of copyright holders to exclusively lease or authorize other individuals to lease for a limited amount of time.
Article 11. Copyrights of architectural works
1. Authors who are copyright holders shall benefit from moral rights under Article 19 of the Law on Intellectual Property and economic rights under Article 20 of the Law on Intellectual Property.
2. Authors who are not copyright holders shall benefit from moral rights under Clauses 1, 2, and 4 Article 19 of the Law on Intellectual Property; copyright holders shall benefit from rights under Clause 3 Article 19 and Article 20 of the Law on Intellectual Property.
3. Authors and organizations, individuals investing finance and technical infrastructures in creation of architectural works can negotiate about repair of architectural works.
Article 12. Copyrights of computer programs
1. Authors who are copyright holders shall benefit from moral rights under Article 19 of the Law on Intellectual Property and economic rights under Article 20 of the Law on Intellectual Property.
2. Authors who are not copyright holders shall benefit from moral rights under Clauses 1, 2, and 4 Article 19 of the Law on Intellectual Property; copyright holders shall benefit from rights under Clause 3 Article 19 and Article 20 of the Law on Intellectual Property.
3. Organizations and individuals that have the right to legally use copies of computer programs are allowed to fix errors of the computer program copies when necessary.
4. The right to lease computer programs under Point e Clause 1 Article 20 of the Law on Intellectual Property is the right of copyright holders to exclusively lease or allow other individuals to lease the computer programs for a limited amount of time.
5. The right to lease computer programs does not apply if the computer programs are not the main subject matter of the lease in accordance with Point e Clause 1 Article 20 of the Law on Intellectual Property such as computer programs associated with normal operation of traffic vehicles or other technical machinery, equipment.
Article 13. Copyrights of works of folk literature and art
1. Works of folk literature and art specified under Points a, b, and c Clause 1 Article 23 of the Law on Intellectual Property shall be protected by copyrights regardless of their fixation.
2. The use of works of folk literature and art specified under Clause 2 Article 23 of the Law on Intellectual Property means collecting, studying, performing, and introducing values of works of folk literature and art.
3. Citing origins of works of folk literature and art specified under Clause 2 Article 23 of the Law on Intellectual Property means specifying origins, locations of community where the works of folk literature and art are created.
1. The right to name their works specified under Clause 1 Article 19 of the Law on Intellectual Property does not apply to works translated from one language to another. The naming of the works must not violate regulations under Clause 2 Article 7 of the Law on Intellectual Property and other relevant law provisions.
2. The right to have their real names or pseudonyms attached to their works under Clause 2 Article 19 of the Law on Intellectual Property applies even when their works are used for derivative works. When authors' works are published or used for derivative works, real names or pseudonyms of the authors must be specified.
3. The right to publish their works or permit other persons to publish their works specified under Clause 3 Article 19 of the Law on Intellectual Property is the issuing of copies of the works in any format in a reasonable quantity for public access depending on the nature of the works by authors or copyright holders or other individuals, organizations with consent of the authors or copyright holders.
Article 15. Public performance right
The right to perform publicly either directly or indirectly via audio recordings, video recordings, or any technological devices in areas accessible to the public where the public cannot freely choose the time or part of the works specified under Point b Clause 1 Article 20 of the Law on Intellectual Property is construed as follows:
1. With respect to works depicted by language or handwritings specified under Points a and b Clause 1 Article 14 of the Law on Intellectual Property: Copyright holders have the right to exclusively enable or permit other persons to enable the public to audibly perceive the works while the public cannot freely choose time or part of the works. Perception of the works can be done from within the presentation locations, via screens, monitors, speakers, or similar technological devices.
2. With respect to musical works specified under Point d Clause 1 Article 14 of the Law on Intellectual Property: Copyright holders have the right to exclusively enable or permit other persons to enable the public to audibly perceive the works or perceive the works performed live on stage while the public cannot freely choose time or part of the works. Perception of the works can be done from within the presentation locations, via screens, monitors, speakers, or similar technological devices.
3. With respect to motion pictures specified under Point e Clause 1 Article 14 of the Law on Intellectual Property: Copyright holders have the right to exclusively enable or permit other persons to enable the public to access, perceive motion pictures via technological devices while the public cannot freely choose time or part of the works.
4. With respect to works of fine arts and works of photography specified under Points g and h Clause 1 Article 14 of the Law on Intellectual Property: Copyright holders have the right to implement or permit other persons to implement exhibitions, display, projection of the works to allow the general public to perceive original works or copies of the works.
Article 16. Joint authorship and joint copyright ownership
1. Co-authors who also are co-owners of copyrights shall negotiate about the exercising of moral rights and economic rights of the works in accordance with Clause 3 Article 12a of the Law on Intellectual Property.
2. Co-authors who are not co-owners of copyrights of the works shall negotiate about the exercising of moral rights while co-owners of copyrights of the works shall negotiate about the exercising of economic rights of the works in accordance with Clause 3 Article 45 and Clause 3 Article 47 of the Law on Intellectual Property.
3. Co-authors and co-owners of copyrights are not allowed to reject the use of their works in a regular manner and for common interests.
4. Co-owners of copyrights of the works have the right to waive the rights specified under Clause 3 Article 19 and Clause 1 Article 20 of the Law on Intellectual Property in writing and notify other co-owners of copyrights. Rights of co-owners of copyrights who have waived their rights shall be automatically transferred to other co-owners.
Article 17. Copyright term of post-humous works
Copyright term of post-humous works shall conform to Article 27 of the Law on Intellectual Property.
Copyright holders specified under Article 36 of the Law on Intellectual Property include:
1. Vietnamese organizations and individuals.
2. Foreign organizations and individuals whose works are created and expressed in a definite tangible medium in Vietnam.
3. Foreign organizations and individuals whose works are first published in Vietnam.
4. Foreign organizations and individuals whose works are protected in Vietnam in accordance with International treaties to which Vietnam is a signatory.
Article 19. Rights of performers
1. The right to directly reproduce performances fixed on audio recordings, video recordings in accordance with Point b Clause 3 Article 29 of the Law on Intellectual Property is the right of right holders to exclusively produce or permit other persons to produce other copies from the audio recordings and video recordings.
2. The right to indirectly reproduce performances fixed on audio recordings, video recordings in accordance with Point b Clause 3 Article 29 of the Law on Intellectual Property is the right of right holders to exclusively produce or permit other persons to produce other copies from other than the audio recordings and video recordings such as reproducing from broadcasting programs, electronic information network, telecommunication network, the internet, and other similar means.
3. The right to communicate unfixed performances to the public specified under Point c Clause 3 Article 29 of the Law on Intellectual Property is the right of right holders to exclusively communicate or permit other persons to communicate unfixed performances to the public by any other technological measures other than broadcasting.
Article 20. Use of broadcasting program
1. Right holders of broadcasting programs specified under Point c Clause 1 Article 44 of the Law on Intellectual Property are broadcasting organizations that invest finance and their technical facilities in broadcasting, unless otherwise agreed.
2. If works, audio recordings, video recordings are used for the purpose of producing broadcasting programs, broadcasting organizations must fulfill obligations towards copyright holders and related right holders as per the law.
3. Organizations and individuals using broadcasting programs of other broadcasting organizations according to Point a and Point b Clause 1 Article 31 of the Law on Intellectual Property to re-broadcast or transmit via cables, electronic information network, telecommunication network, the internet, or any other technological means shall comply with agreements and relevant law provisions. The revision, editing, and addition to broadcasting programs of other broadcasting organizations for the purpose of re-broadcasting or transmitting via cables, electronic information network, telecommunication network, the internet, or any other technological means require agreement with right holders of the broadcasting programs.
Section 3. LICENSING OF COPYRIGHT AND RELATED RIGHTS, USE OF WORKS, PERFORMANCES, AUDIO RECORDINGS, VIDEO RECORDINGS, BROADCASTING PROGRAMS IN SPECIFIC SITUATIONS
Article 21. Licensing of copyright and related rights
Licensing of copyright and related rights specified under Article 47 of the Law on Intellectual Property include permitting organizations and individuals to exclusively or jointly use one or some or all of the rights specified under Clause 1 and Clause 3 Article 19, Clause 1 Article 20, Clause 3 Article 29, Clause 1 Article 30, and Clause 1 Article 31 of the Law on Intellectual Property depending on time, location, and scope of use.
Article 22. Use of works, performances, audio recordings, video recordings, and broadcasting programs where the Government represents copyright ownership and related right ownership
1. Organizations and individuals using works, performances, audio recordings, video recordings, or broadcasting programs where the Government represents copyright ownership and related right ownership specified under Clause 1 Article 42 of the Law on Intellectual Property must respect moral rights specified under Clauses 1, 2, and 4 Article 19 and Clause 2 Article 29 of the Law on Intellectual Property and perform obligations of economic rights as follows:
a) Use permission and royalties are required for cases under Clause 3 Article 19, Clause 1 Article 20, Clause 3 Article 29, Clause 1 Article 30, and Clause 1 Article 31 of the Law on Intellectual Property;
b) Use permission is not required but royalties are required for cases under Clause 1 Article 26 and Clause 1 Article 33 of the Law on Intellectual Property;
c) Use permission and royalties are not required for cases under Clause 3 Article 20, Clause 1 Article 25, Article 25a, Clause 5 Article 29, Clause 3 Article 30, Clause 3 Article 31, and Clause 1 Article 32 of the Law on Intellectual Property.
2. Organizations and individuals shall fulfill obligations under Clause 1 of this Article towards:
a) Agencies using state budget to place order, assign tasks, and bid for creation of works, performances, audio recordings, video recordings, and broadcasting programs for cases under Point a Clause 1 Article 42 of the Law on Intellectual Property;
b) State authorities governing copyright and related rights of Ministry of Culture, Sports and Tourism for cases under Point b and Point c Clause 1 Article 42 of the Law on Intellectual Property.
3. Organizations and individuals shall apply for use permission of works, performances, audio recordings, video recordings, and broadcasting programs where the Government represents copyright ownership and related right ownership for cases under Point a Clause 1 of this Article as follows:
a) Submit application in person or via post service to agencies under Clause 2 of this Article;
b) Composition of application:
Written application for approval for the use of works, performances, audio recordings, video recordings, and broadcasting programs where the Government represents copyright ownership and related right ownership (Form No. 1 under Appendix III attached hereto);
Use plans;
Copies of document proof of payment for approval for the use of works, performances, audio recordings, video recordings, and broadcasting programs where the Government represents copyright ownership and related right ownership (if payment is made via post service or directly to account);
Power of attorney (notarized, certified, or consular legalized) if the application is submitted via authorization.
c) Within 30 days from the date on which adequate application is received,, agencies under Clause 2 of this Article shall send notice on royalty payment and royalty estimates to the applicants;
d) The applicants, upon receiving the notice, must pay royalties in accordance with royalty estimates within 5 working days (including proof of royalty payment);
dd) Within 5 working days from the date on which royalties are received, agencies under Clause 2 of this Article shall promulgate documents approving the use of works, performances, audio recordings, video recordings, and broadcasting programs where the Government represents copyright ownership and related right ownership;
e) Applicants, upon having the use permission approved, shall remain under inspection and examination of competent authorities regarding the use of works, performances, audio recordings, video recordings, and broadcasting programs in accordance with the approved applications;
g) Application shall be rejected when:
The application is inadequate in accordance with Point b of this Clause;
The applicants fail to pay royalties before the deadline under Point d of this Clause.
4. State authorities governing copyrights and related rights of the Ministry of Culture, Sports and Tourism shall be responsible for receiving copyrights and related rights licensed by organizations and individuals under Point b and Point c Clause 1 Article 42 of the Law on Intellectual Property as per the law.
5. State authorities, organizations, and individuals upon discovering infringement of copyrights or related rights under Clause 1 of this Article have the right to request competent authorities to take actions as per the law.
Article 23. Use of works, performances, audio recordings, video recordings, and broadcasting programs where the Government represents the right to management of copyright, related right
1. Works, performances, audio recordings, video recordings, and broadcasting programs where the Government represents the right to management of copyright sand related rights specified under Clause 2 Article 42 of the Law on Intellectual Property include:
a) Works, performances, audio recordings, video recordings, and broadcasting programs where copyright holders, related right holders, copyright co-owners, related right co-owners cannot be identified: Mean works, performances, audio recordings, video recordings, and broadcasting programs which have been published without any information on authors, performers, copyright holders, related right holders or with information on authors, performers, copyright holders, related right holders which are Vietnamese organizations and individuals which cannot be reached;
b) Anonymous works: Mean works which have unknown or undisclosed authors (real name or pseudonym) when the works are published.
Authors, performers, copyright holders, related right holders, copyright co-owners, related right co-owners specified under Point a and Point b of this Clause shall be hereinafter referred to as “right holders”.
2. Organizations and individuals wishing to use works, performances, audio recordings, video recordings, or broadcasting programs under Clause 1 of this Article shall apply to state authorities governing copyrights and related rights of Ministry of Culture, Sports and Tourism in person or via post service after failing to search for or contact the right holders.
3. Application for approval for use of works, performances, audio recordings, video recordings, broadcasting programs where the Government represents the right to management of copyright and related rights consists of:
a) Written application for approval for the use of works, performances, audio recordings, video recordings, and broadcasting programs where the Government represents the right to management of copyright and related rights (Form No. 2 under Appendix III attached hereto);
b) Use plans;
c) Documents proving search effort mentioned under Clause 2 of this Article include:
Documents proving search effort for right holders in the Registration catalog on copyrights and related rights on websites of copyrights and related rights;
Documents on the search for right holders sent to organizations acting as collective representatives of copyright or related rights in the same field as the works, performances, audio recordings, video recordings, and broadcasting programs in question which are not replied or are replied without information on right holders after 30 days from the date of submission.
If organizations acting as collective representatives of copyright or related rights in the same field are absent, the documents must be sent to at least 2 organizations and individuals who have used or are using the works, performances, audio recordings, video recordings, and broadcasting programs in question (if any);
Documents proving the use of electronic devices for the purpose of looking up information on right holders on telecommunication network and the internet.
d) Copies of document proof of payment for approval for the use of works, performances, audio recordings, video recordings, and broadcasting programs where the Government represents the right to management of copyright and related right (if payment is made via post service or directly to account);
dd) Power of attorney (notarized, certified, or consular legalized) if the application is submitted via authorization.
4. Within 20 days from the date on which adequate application is received, authorities under Clause 2 of this Article shall:
a) Upload the request publicly on websites on copyright and related right in order to search and receive information on right holders;
b) If right holders or authorized persons (if any) object to the request, they shall submit documents on objection and documents proving their position as right holders to authorities under Clause 2 of this Article. Document proof includes:
Documents under Clause 1 and Claus 2 Article 77 of this document;
Original copies or notarized, certified, or consular legalized copies of contracts for creative works, licensing, gifting, trading, capital contribution, transfer of use right of copyright and related rights; documents on task assignment, inheritance or similar documents in case right holders receive transferred copyright and related rights or inherit copyright and related rights as per the law.
Letter of attorney (notarized, certified, or consular legalized) in case persons making the objection is the authorized persons.
c) If right holders or authorized persons (if any) within 30 days from the date of upload under Point a of this Clause, they are considered to have waived the chance to object.
5. At the end of the time limit under Point c Clause 4 of this Article, authorities under Clause 2 of this Article shall review the application and notify the results as follows:
a) If documents on objection are received and right holders have been identified in accordance with assumption of copyright and related rights and other relevant law provisions, authorities under Clause 2 of this Article shall send notice on the results within 30 days to right holders and applicants to allow the parties to negotiate about the use in a law-compliant manner;
b) If documents on objection are not received or right holders cannot be identified in accordance with assumption of copyright and related rights and other relevant law provisions and the application is not rejected in accordance with Point a and Point c Clause 7 of this Article, authorities under Clause 2 of this Article shall send notice on royalty payment and royalty estimates within 30 days to the applicants.
The applicants, upon receiving the notice, must pay royalties in accordance with the royalty estimates within 5 working days (including proof of royalty payment);
c) Within 5 working days from the date on which royalties under Point b of this Clause are received, authorities under Clause 2 of this Article shall promulgate documents approving the use of works, performances, audio recordings, video recordings, and broadcasting programs where the Government represents the right to management of copyright and related rights and publicize the results on websites on copyright and related rights.
The approved use shall be available a definite amount of time and considered for extension if the applicants submit applications.
6. Applicants having their applications approved must pay royalties and stay under examination and inspection of competent authorities regarding the use of works, performances, audio recordings, video recordings, and broadcasting programs in accordance with their approved applications.
7. Application for approval for use is rejected when:
a) The application is inadequate in accordance with Clause 3 of this Article;
b) The right holders have been identified in accordance with Point b Clause 4 of this Article;
c) The right holders prohibited the use of their works, performances, audio recordings, video recordings, or broadcasting programs prior to being unable to be found or contacted;
d) The applicants fail to pay royalties before the deadline under Point b of this Clause.
8. Responsibilities for managing royalties:
a) Authorities under Clause 2 of this Article are responsible for collecting royalties in accordance with Point b Clause 5 of this Article and opening a royalty account for all right holders who cannot be found or contacted.
b) If right holders of works, performances, audio recordings, video recordings, or broadcasting programs which have been approved for use as per the law are found and/or contacted, authorities under Clause 2 of this Article shall request immediate suspension of the use and transfer collected royalties to the right holders after subtracting costs for administration and search as per the law;
c) If right holders cannot be found or contacted within 5 years from the date on which the request is uploaded on websites on copyright and related rights, royalties shall be used to encourage creative works, publicize and promote copyright, related right protection as per the law after subtracting costs for administration and search as per the law.
9. State authorities, organizations, and individuals upon discovering infringement of copyrights or related rights under this Article have the right to request competent authorities to take actions as per the law.
Article 24. Use of works, performances, audio recordings, video recordings, and broadcasting programs in the public domain
1. Organizations and individuals using works, performances, audio recordings, video recordings, and broadcasting programs in the public domain as specified under Article 43 of the Law on Intellectual Property must respect moral rights under Clauses 1, 2, and 4 Article 19 and Clause 2 Article 29 of the Law on Intellectual Property.
2. Regulatory authorities, organizations and individuals holding related rights and obligations, upon discovering infringement of moral rights under Clauses 1, 2, and 4 Article 19 and Clause 2 Article 29 of the Law on Intellectual Property of works, performances, audio recordings, video recordings, or broadcasting programs whose copyright term has ended have the right to request persons committing the infringement to cease the infringement, publish public apology and rectification, file complaints or request complete authorities to take actions as per the law.
3. Political organizations, socio-political organizations, professional-social political organizations, social organizations, professional-social organizations, organizations acting as collective representatives of copyright and related rights have the right to request competent authorities to protect moral rights of works, performances, audio recordings, video recordings, or broadcasting programs of their members that have ended protection term.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực