Chương 1 Nghị định 167/2013/NĐ-CP: Những quy định chung
Số hiệu: | 167/2013/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 12/11/2013 | Ngày hiệu lực: | 28/12/2013 |
Ngày công báo: | 01/12/2013 | Số công báo: | Từ số 843 đến số 844 |
Lĩnh vực: | Vi phạm hành chính, Văn hóa - Xã hội | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2022 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Thế chấp CMND có thể bị phạt đến 6 triệu đồng
Theo quy định tại Nghị định 167/2013/NĐ-CP, việc thế chấp CMND để thực hiện hành vi trái pháp luật sẽ bị phạt từ 4-6 triệu, thay cho mức phạt từ 3-5 triệu trước kia.
Cũng theo NĐ này, mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm liên quan đến cấp , quản lý, sử dụng CMND đều tăng, cụ thể:
- Không xuất trình CMND khi có yêu cầu kiểm tra tăng mức phạt từ 60 – 100 ngàn lên 100 – 200 ngàn.
- Sử dụng CMND của người khác; thuê, mượn, cho người khác thuê, mượn CMND để thực hiện hành vi trái pháp luật phạt từ 1–2 triệu, mức phạt tăng gấp đôi.
- Làm giả, khai man, giả mạo hồ sơ để được cấp CMND và hành vi sử dụng CMND giả phạt từ 2–4 triệu thay cho mức phạt 1-3 triệu
Tuy nhiên, hành vi bỏ lại CMND sau khi bị kiểm tra, tạm giữ sẽ không còn bị xử phạt.
Nghị định 167 có hiệu lực từ ngày 28/12/2013, thay thế các Nghị định 110/2009/NĐ-CP, 73/2010/NĐ-CP và 52/2012/NĐ-CP .
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Nghị định này quy định các hành vi vi phạm hành chính, hình thức, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng hành vi vi phạm hành chính, thẩm quyền lập biên bản, thẩm quyền xử phạt, mức phạt tiền cụ thể theo từng chức danh đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình.
2. Các hành vi vi phạm hành chính trong các lĩnh vực khác trực tiếp liên quan đến lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình không được quy định tại Nghị định này thì áp dụng quy định tại các Nghị định khác của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước có liên quan để xử phạt.
1. Cá nhân, tổ chức Việt Nam; cá nhân, tổ chức nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình trong phạm vi lãnh thổ, vùng nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; trên tàu bay mang quốc tịch Việt Nam, tàu biển mang cờ quốc tịch Việt Nam thì bị xử phạt theo quy định của Nghị định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan về xử phạt vi phạm hành chính.
2. Cơ quan, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình và cá nhân, tổ chức có liên quan.
3. Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác thì thực hiện theo điều ước quốc tế đó.
1. Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình, cá nhân, tổ chức vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền.
2. Căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
b) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính (sau đây gọi chung là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính).
3. Ngoài các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Khoản 1 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính, cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
a) Buộc giảm khối lượng, số lượng chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ theo định mức quy định;
b) Buộc di chuyển chất nguy hiểm về cháy, nổ do vi phạm hành chính gây ra đến kho, địa điểm theo quy định;
c) Buộc sắp xếp lại chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ theo quy định;
d) Buộc thu hồi, hủy bỏ giấy tờ, tài liệu, thông tin liên quan đến vi phạm hành chính;
đ) Buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu;
e) Các biện pháp khắc phục hậu quả khác quy định tại Chương II Nghị định này.
4. Việc áp dụng hình thức xử phạt trục xuất đối với người nước ngoài có thể là hình thức xử phạt chính hoặc hình thức xử phạt bổ sung.
1. Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình đối với cá nhân là 30.000.000 đồng, đối với tổ chức là 60.000.000 đồng; mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội và phòng, chống tệ nạn xã hội đối với cá nhân là 40.000.000 đồng, đối với tổ chức là 80.000.000 đồng; mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy đối với cá nhân là 50.000.000 đồng, đối với tổ chức là 100.000.000 đồng.
2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 (hai) lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Article 1. Scope of adjustment
1. This Decree provides for acts of administrative violation, form, level of sanction and remedial measures for each act of administrative violation, authority to record and impose sanction, fine level for each title for the acts of administrative violation in social security, order and safety, prevention and fighting of social evils, fire and domestic violence;
2. The acts of administrative violation in other fields directly related to the social security, order and safety, prevention and fighting of social evils, fire and domestic violence not regulated in this Decree shall apply the provisions in other Decrees of the Government on sanction of administrative violation in the relevant fields of state management for sanction.
Article 2. Subjects of application
1. Vietnamese or foreign organizations and individuals having acts of administrative violation in the fields of social security, order and safety, prevention and fighting of social evils, fire and domestic violence in the territory, internal waters, territorial sea, contiguous zone, exclusive economic zone and continental shelf of the Socialist Republic of Vietnam; on aircraft and vessels flying Vietnamese flag shall be sanctioned under the provisions of this Decree and other regulations of relevant laws on sanction of administrative violation;
2. The agency or persons having the authority to sanction administrative violation in social security, order and safety, prevention and fighting of social evils, fire and domestic violence and related individuals and organizations.
3. In cases where a treaty to which the Socialist Republic of Vietnam has signed contains different provisions, these provisions of such treaty shall apply.
Article 3. Form of sanction of administrative violation and remedial measures
1. For each act of administrative violation in the social security, order and safety, prevention and fighting of social evils, fire and domestic violence, the organizations and individuals shall be subject to one of the main forms of sanction as follows:
a) A caution;
b) A fine.
2. Based on the nature and seriousness of violation, the organizations and individuals committing the administrative violation in the social security, order and safety, prevention and fighting of social evils, fire and domestic violence shall also be subject to one of the additional sanction as follows:
a) Depriving the right to use the permit or certificate of practice or suspending the operation definitely.
b) Confiscating the exhibit and means used for administrative violation and (hereafter referred to as exhibit or means of administrative violation)
3. In addition to the remedial measures specified in Clause 1, Article 28 of the Law on handling of administrative violation, the organizations and individuals committing acts of administrative violation in the social security, order and safety, prevention and fighting of social evils, fire and domestic violence shall also be subject to one of the remedial measures as follows:
a) Coercively reducing the quantity and amount of substance or goods at risk of fire and explosion to the prescribed rate;
b) Coercively removing the substance at risk of fire and explosion to the prescribed storage or location as prescribed;
c) Coercively re-arranging the substance or goods at risk of fire and explosion as prescribed;
d) Coercively recovering and annulling documents, materials and information relating to the administrative violation;
dd) Coercively making public apology upon the victim’s request;
e) Other remedial measures specified in Chapter II of this Decree;
4. The application of form of sanction as expulsion for foreigners may be the main form of sanction or additional sanction;
Article 4. Regulation on fine level
1. The maximum fine level in the prevention and fighting of domestic violence is VND 30,000,000 imposed on individuals and VND 60,000,000 on organizations; the maximum fine level in the field of social security, order and safety and social evil prevention is VND 40,000,000 imposed on individuals and VND 80,000,000 on organizations; the maximum fine level in fire prevention and fighting is VND 50,000,000 imposed on individuals and VND 100,000,000 on organizations;
2. The fine level specified in Chapter II of this Decree is the one applied for administrative violation of individuals. For organizations having the same act of violation, the fine level is twice as much as that for individuals;