Chương 2 Nghị định 16/2014/NĐ-CP: Lập, theo dõi, phân tích và dự báo cán cân thanh toán
Số hiệu: | 16/2014/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 03/03/2014 | Ngày hiệu lực: | 21/04/2014 |
Ngày công báo: | 18/03/2014 | Số công báo: | Từ số 333 đến số 334 |
Lĩnh vực: | Tiền tệ - Ngân hàng, Bộ máy hành chính | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Ngày 03/3 vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị định 16/2014/NĐ-CP về quản lý cán cân thanh toán (CCTT) quốc tế của VN.
Theo đó, cơ cấu CCTT bao gồm các giao dịch về:
- Hàng hoá có sự thay đổi về quyền sở hữu giữa người cư trú và người không cư trú; giao dịch hàng hoá xuất/nhập khẩu tính theo giá FOB tại cửa khẩu xuất.
- Dịch vụ vận tải, du lịch, thông tin liên lạc, xây dựng, bảo hiểm, tài chính, quyền sử dụng giấy phép, quyền thương hiệu và bản quyền, dịch vụ Chính phủ, logistic…
- Thu nhập, chuyển giao vãng lai, chuyển giao vốn, đầu tư trực tiếp/gián tiếp, giao dịch tài chính phái sinh, vay/trả nợ nước ngoài, tín dụng thương mại, tiền và tiền gửi.
Nghị định cũng quy định loại thông tin (thuộc/không thuộc danh mục bảo vệ bí mật Nhà nước), nguyên tắc và phương thức cung cấp thông tin.
NHNN nhận thông tin lập CCTT từ Bộ KHĐT, Bộ TC, Bộ Công thương, Bộ LĐTBXH, các cá nhân và tổ chức khác.
Nghị định có hiệu lực từ ngày 21/04/2014, thay thế Nghị định 164/1999/NĐ-CP.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Phù hợp với thông lệ quốc tế về thống kê cán cân thanh toán và điều kiện thực tiễn của Việt Nam.
2. Đơn vị tiền tệ lập cán cân thanh toán là đồng đôla Mỹ (USD).
3. Tỷ giá quy đổi đồng Việt Nam (VND) sang USD là tỷ giá bình quân liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước công bố tại thời điểm cuối kỳ báo cáo.
4. Quy đổi các ngoại tệ không phải USD sang USD được thực hiện như sau:
a) Quy đổi ngoại tệ sang VND theo tỷ giá tính chéo của VND so với loại ngoại tệ đó do Ngân hàng Nhà nước công bố để tính thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu áp dụng trong kỳ báo cáo;
b) Sau khi quy đổi sang VND, việc quy đổi sang USD được thực hiện theo tỷ giá quy định tại Khoản 3 Điều này.
5. Thời điểm thống kê các giao dịch là thời điểm thay đổi quyền sở hữu giữa người cư trú và người không cư trú.
6. Giá trị của giao dịch được xác định theo nguyên tắc thị trường tại thời điểm giao dịch.
1. Cán cân thanh toán được lập và phân tích theo định kỳ quý, năm.
2. Thời hạn báo cáo cán cân thanh toán:
a) Cán cân thanh toán quý được lập và phân tích trong thời gian 45 ngày kể từ khi kết thúc quý báo cáo;
b) Cán cân thanh toán năm được lập và phân tích trong thời gian 60 ngày kể từ khi kết thúc năm báo cáo.
Ngân hàng Nhà nước thực hiện điều chỉnh số liệu cán cân thanh toán như sau:
1. Số liệu cán cân thanh toán quý trước được điều chỉnh trong các kỳ báo cáo quý tiếp theo.
2. Số liệu cán cân thanh toán năm trước được điều chỉnh trong các kỳ báo cáo tiếp theo.
1. Định kỳ vào tháng 9 hàng năm, Ngân hàng Nhà nước chủ trì, phối hợp với các Bộ quy định tại Khoản 2 Điều 2 Nghị định này để lập dự báo các hạng mục chính của cán cân thanh toán năm tiếp theo, bao gồm dự báo của cả năm và dự báo của các quý trong năm, phục vụ công tác điều hành chính sách tiền tệ và các chính sách kinh tế vĩ mô khác.
2. Định kỳ hàng quý, Ngân hàng Nhà nước phối hợp với các Bộ quy định tại Khoản 2 Điều 2 Nghị định này xem xét, điều chỉnh dự báo cán cân thanh toán phù hợp với xu hướng diễn biến tình hình kinh tế thế giới và trong nước.
1. Thời hạn cung cấp thông tin, số liệu lập, phân tích cán cân thanh toán:
a) Thông tin, số liệu lập, phân tích cán cân thanh toán quý và số liệu điều chỉnh của các kỳ báo cáo trước (nếu có) được cung cấp cho Ngân hàng Nhà nước chậm nhất vào ngày 30 tháng đầu quý tiếp theo ngay sau quý báo cáo;
b) Thông tin, số liệu lập, phân tích cán cân thanh toán năm và số liệu điều chỉnh của các kỳ báo cáo trước (nếu có) được cung cấp cho Ngân hàng Nhà nước chậm nhất vào ngày 31 tháng 01 năm tiếp theo ngay sau năm báo cáo.
2. Thời hạn cung cấp thông tin, số liệu dự báo cán cân thanh toán:
Thông tin, số liệu phục vụ việc dự báo cán cân thanh toán năm được cung cấp cho Ngân hàng Nhà nước chậm nhất vào ngày 10 tháng 9 của năm trước liền kề.
1. Cán cân thanh toán bao gồm các hạng mục chính như sau:
a) Cán cân vãng lai bao gồm toàn bộ các giao dịch giữa người cư trú và người không cư trú về hàng hóa, dịch vụ, thu nhập của người lao động, thu nhập từ đầu tư, chuyển giao vãng lai được quy định tại Điều 14, Điều 15, Điều 16 và Điều 17 của Nghị định này;
b) Cán cân vốn bao gồm toàn bộ các giao dịch giữa người cư trú và người không cư trú về chuyển giao vốn được quy định tại Điều 18 của Nghị định này và mua, bán các tài sản phi tài chính, phi sản xuất của khu vực Chính phủ và khu vực tư nhân;
c) Cán cân tài chính bao gồm toàn bộ các giao dịch giữa người cư trú và người không cư trú về đầu tư trực tiếp, đầu tư gián tiếp, giao dịch phái sinh tài chính, vay, trả nợ nước ngoài, tín dụng thương mại, tiền và tiền gửi được quy định tại Điều 19, Điều 20, Điều 21, Điều 22, Điều 23, Điều 24 của Nghị định này;
d) Lỗi và sai sót là phần chênh lệch giữa tổng của cán cân vãng lai, cán cân vốn, cán cân tài chính với cán cân thanh toán tổng thể;
đ) Cán cân thanh toán tổng thể được xác định bằng thay đổi dự trữ ngoại hối Nhà nước chính thức do giao dịch tạo ra trong kỳ báo cáo.
2. Nội dung chi tiết của các hạng mục thuộc cán cân thanh toán được quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
1. Hàng hóa được thống kê trong cán cân thanh toán bao gồm tất cả các loại hàng hóa có sự thay đổi về quyền sở hữu giữa người cư trú và người không cư trú.
2. Giao dịch về hàng hóa bao gồm xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa. Giá trị hàng hóa xuất, nhập khẩu được định giá theo giá FOB tại cửa khẩu của nước xuất khẩu.
3. Các trường hợp không được thống kê trong hạng mục hàng hóa gồm:
a) Hàng hóa chuyển qua biên giới nhưng không có sự thay đổi về quyền sở hữu giữa người cư trú và người không cư trú;
b) Vàng do Ngân hàng Nhà nước xuất, nhập khẩu phục vụ cho mục đích quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước;
c) Hàng hóa do khách du lịch, người lao động là người không cư trú chi tiêu tại Việt Nam và khách du lịch, người lao động là người cư trú chi tiêu tại nước ngoài;
d) Hàng hóa bị tổn thất và bị trả lại;
đ) Hàng hóa do các đại sứ quán, lãnh sự quán, cơ quan quân sự nước ngoài tại Việt Nam nhập khẩu từ nước nguyên xứ để phục vụ cho hoạt động của các cơ quan đó;
e) Sách báo và tạp chí gửi định kỳ giữa người cư trú và người không cư trú.
Dịch vụ được thống kê trong cán cân thanh toán bao gồm toàn bộ các giao dịch mua, bán, trao đổi giữa người cư trú và người không cư trú về các sản phẩm do hoạt động dịch vụ tạo ra trong lĩnh vực giao thông vận tải, du lịch, thông tin liên lạc, xây dựng, bảo hiểm, tài chính, máy tính và thông tin, quyền sử dụng giấy phép, quyền sử dụng thương hiệu và bản quyền, dịch vụ cá nhân, văn hóa, giải trí, dịch vụ Chính phủ và dịch vụ logistic.
1. Thu nhập được thống kê trong cán cân thanh toán bao gồm toàn bộ các khoản thu nhập phát sinh từ yếu tố lao động và vốn hay các tài sản tài chính do người cư trú trả cho người không cư trú và người không cư trú trả cho người cư trú.
2. Thu nhập từ yếu tố lao động bao gồm các khoản thu nhập phát sinh từ các giao dịch chi trả lương, thưởng, thu nhập khác giữa người cư trú và người không cư trú.
3. Thu nhập từ vốn hay từ các tài sản tài chính bao gồm các khoản thu nhập phát sinh từ giao dịch về tiền lãi đối với các khoản vay nợ hoặc cho vay nước ngoài, các khoản tiền gửi, lợi nhuận, cổ tức đối với vốn đầu tư trực tiếp, đầu tư gián tiếp giữa người cư trú và người không cư trú.
1. Chuyển giao vãng lai bao gồm các giao dịch bằng tiền hoặc bằng tài sản khác giữa người cư trú và người không cư trú và không làm phát sinh các nghĩa vụ trả nợ.
2. Chuyển giao vãng lai được phân loại như sau:
a) Chuyển giao vãng lai của khu vực Chính phủ bao gồm các giao dịch bằng tiền hoặc bằng tài sản khác giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ nước ngoài, các tổ chức quốc tế dưới các hình thức trợ cấp, viện trợ không hoàn lại cho mục đích tiêu dùng;
b) Chuyển giao vãng lai của khu vực tư nhân bao gồm các giao dịch bằng tiền hoặc bằng tài sản khác giữa người cư trú và người không cư trú, không phụ thuộc vào nguồn gốc thu nhập của người gửi và mối quan hệ giữa người gửi và người nhận.
1. Chuyển giao vốn của khu vực Chính phủ bao gồm:
a) Các khoản xóa nợ giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ nước ngoài, các tổ chức tài chính quốc tế;
b) Tiếp nhận và cung cấp các khoản viện trợ bằng tiền và bằng tài sản giữa Chính phủ Việt Nam với Chính phủ nước ngoài, các tổ chức quốc tế nhằm mục đích đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng.
2. Chuyển giao vốn của khu vực tư nhân bao gồm:
a) Các khoản xóa nợ giữa người cư trú và người không cư trú;
b) Giá trị tài sản của người cư trú được chuyển ra nước ngoài khi người cư trú đó chuyển sang định cư tại nước ngoài và giá trị tài sản của người không cư trú chuyển vào Việt Nam khi người không cư trú đó chuyển sang định cư tại Việt Nam.
1. Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam là việc người không cư trú bỏ vốn đầu tư và trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư tại Việt Nam. Vốn đầu tư bao gồm vốn bằng tiền, các tài sản hợp pháp khác do người không cư trú đưa vào Việt Nam, lợi nhuận của người không cư trú được giữ lại để tiến hành hoạt động đầu tư tai Việt Nam.
2. Đầu tư trực tiếp của Việt Nam ra nước ngoài là việc người cư trú bỏ vốn đầu tư và trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư tại nước ngoài. Vốn đầu tư bao gồm vốn bằng tiền, các tài sản hợp pháp khác do người cư trú chuyển ra nước ngoài, lợi nhuận của người cư trú được giữ lại để tiến hành hoạt động đầu tư tại nước ngoài.
1. Đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam là việc người không cư trú đầu tư vào Việt Nam thông qua việc mua bán chứng khoán, các giấy tờ có giá khác, góp vốn, mua cổ phần với người cư trú và thông qua các quỹ đầu tư chứng khoán, các định chế tài chính trung gian khác theo quy định của pháp luật mà không trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư tại Việt Nam.
2. Đầu tư gián tiếp của Việt Nam ra nước ngoài là việc người cư trú chuyển vốn ra nước ngoài theo quy định của pháp luật để đầu tư dưới hình thức mua bán chứng khoán, các giấy tờ có giá khác do người không cư trú phát hành, góp vốn, mua cổ phần của người không cư trú mà không trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư tại nước ngoài.
Giao dịch phái sinh tài chính được thống kê trong cán cân thanh toán bao gồm các khoản thu, chi giữa người cư trú và người không cư trú phát sinh từ việc thực hiện các giao dịch phái sinh tài chính.
Vay, trả nợ nước ngoài được thống kê trong cán cân thanh toán bao gồm các giao dịch vay và trả nợ gốc giữa người cư trú và người không cư trú.
Tín dụng thương mại được thống kê trong cán cân thanh toán bao gồm các khoản tín dụng giữa người cư trú và người không cư trú là nhà cung cấp dịch vụ, hàng hóa với khách hàng của họ.
Tiền và tiền gửi được thống kê trong cán cân thanh toán gồm:
1. Tiền mặt bằng đồng Việt Nam của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do người không cư trú nắm giữ.
2. Ngoại tệ do người cư trú nắm giữ.
3. Các khoản tiền gửi của người cư trú tại các tổ chức nhận tiền gửi là người không cư trú (trừ tiên gửi tại các Ngân hàng Trung ương), các khoản tiền gửi tại Việt Nam (trừ tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước) của người không cư trú.
FORMULATION, MONITORING, ANALYSIS AND FORECASTING OF THE BALANCE OF PAYMENTS
Article 8. Principles of formulation of the balance of payments
1. The balance of payments is formulated in conformity with international practices of making balance of payments statistics and practical conditions of Vietnam.
2. The currency unit used for formulation of the balance of payments is the U.S. dollar (USD).
3. The exchange rate for conversion of Vietnam dong (VND) into USD is the average inter-bank exchange rate announced by the State Bank at the end of a reporting period.
4. The conversion of foreign currencies other than USD into USD is as follows:
a/ Converting a foreign currency into VND at the cross rate between VND and such foreign currency announced by the State Bank for calculation of import duty and export duty applicable in the reporting period;
b/ After the conversion of a foreign currency into VND, the conversion into USD is conducted at the exchange rate specified in Clause 3 of this Article.
5. The time of making statistics on transactions is the time of ownership transfer between residents and non-residents.
6. The value of a transaction is determined on the market principle at the time of transaction.
Article 9. Period of and time limit for formulation and analysis of the balance of payments
1. The balance of payments shall be formulated and analyzed on a quarterly or an annual basis.
2. Time limit for reporting on the balance of payments:
a/ The quarterly balance of payments shall be formulated and analyzed within 45 days after the end of the reporting quarter;
b/ The annual balance of payments shall be formulated and analyzed within 60 days after the end of the reporting year.
Article 10. Adjustment of balance of payments data
The State Bank may adjust balance of payments data as follows:
1. Balance of payments data of a quarter may be adjusted in the reporting periods of the following quarter.
2. Balance of payments data of a year may be adjusted in the subsequent reporting periods.
Article 11. Forecasting of balance of payments
1. In September every year, the State Bank shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the ministries specified in Clause 2, Article 2 of this Decree in, making forecasts of main items in the balance of payments of the following year, including forecasts for the whole year and forecasts of the quarters to serve the administration of the monetary policy and other macro-economic policies.
2. In every quarter, the State Bank shall coordinate with the ministries specified in Clause 2, Article 2 of this Decree in considering and adjusting balance of payments forecasts to suit the trend and developments of the national economy and the world economy.
Article 12. Time limit for provision of information and data to the State Bank
1. Time limit for provision of information and data for formulation and analysis of the balance of payments:
a/ Information and data for formulation and analysis of quarterly balance of payments and adjusted data of the previous reporting periods (if any) shall be provided to the State Bank on the 30th of the first month of the quarter following the reporting quarter at the latest;
b/ Information and data for formulation and analysis of the annual balance of payments and adjusted data of the previous reporting periods (if any) shall be provided to the State Bank on the 31st of January of the year following the reporting year at the latest.
2. Time limit for provision of information and data for making balance of payments forecasts
Information and data for making annual balance of payments forecasts shall be provided to the State Bank on the 10th of September of the year preceding the year of forecast.
Article 13. Structure and principal contents of the balance of payments
1. The balance of payments consists of the following principal items:
a/ Current account, which covers all transactions between residents and non-residents on goods, services, incomes of employees, incomes from investment and current transfer specified in Article 14, 15, 16 and 17 of this Decree;
b/ Capital account, which covers all transactions between residents and non-residents on capital transfer specified in Article 18 of this Decree and purchase and sale of non-financial and non-production assets of the governmental sector and private sector;
c/ Financial account, which covers all transactions between residents and non-residents on direct investment, indirect investment, financial derivative transactions, foreign loan borrowing and repayment, commercial credit, money and deposits specified in Articles 19, 20, 21, 22, 23 and 24 of this Decree;
d/ Errors and omissions, which means the difference between the total of the current account, capital account and financial account and the general balance of payments;
dd/ General balance of payments, which is determined by a change in the State’s official foreign exchange reserve brought about by transactions in the reporting period.
2. Detailed contents of the items in the balance of payments are specified in Appendix I to this Decree.
1. Goods as statistics in the balance of payments include all goods which undergo ownership transfer between residents and non-residents.
2. Transactions on goods include import and export of goods. The value of imports and exports shall be determined according to FOB prices at border gates of the country of exportation.
3. The following goods are not included in goods statistics:
a/ Goods transported across the border without ownership transfer between residents and non-residents;
b/ Gold imported or exported by the State Bank to serve the management of the State’s foreign exchange reserve;
c/ Goods consumed in Vietnam by tourists and employees being non-residents and overseas by tourists and employees being residents;
d/ Goods lost or returned;
dd/ Goods imported by Vietnam-based foreign embassies, consular offices and military agencies from their countries of origin to serve their operations;
e/ Books, newspapers and magazines sent periodically between residents and nonresidents.
Services as statistics in the balance of payments include all transactions on sale, purchase and exchange between residents and non-residents of products created by service provision activities in the sectors of transportation, tourism, information and communications, construction, insurance, finance, computer and information technology, right to use licenses, right to use trademarks and copyright, personal services, culture, entertainment, governmental services and logistic services.
1. Incomes as statistics in the balance of payments include all incomes arising from labor and capital or financial assets paid by residents to non-residents and vice versa.
2. Incomes from labor include those arising from transactions of payment of salaries, bonuses and other incomes between residents and non-residents.
3. Incomes from capital or financial assets include those arising from transactions on interests on loans borrowed from or provided to foreign parties, deposits, profits and dividends from capital for direct investment or indirect investment between residents and non-residents.
1. Current transfers include transactions conducted in cash or in other assets between residents and non-residents without giving rise to liabilities.
2. Current transfers are classified as follows:
a/ Current transfers of the governmental sector, including transactions in cash or other assets between the Vietnamese Government and foreign governments and international organizations in the form of assistance and non-refundable aid for consumption purposes;
b/ Current transfers of the private sector, including transactions in cash or other assets between residents and non-residents, regardless of income sources of originators and relationship between originators and recipients.
1. Capital transfers of the governmental sector include:
a/ Debt remissions between the Vietnamese Government and foreign governments, international financial institutions;
b/ Receipt and provision of aid amounts in cash and in assets between the Vietnamese Government and foreign governments and international organizations for the purpose of investment in infrastructure construction.
2. Capital transfers of the private sector include:
a/ Debt remissions between residents and non-residents;
b/ Value of assets of residents transferred abroad when such residents go abroad for permanent residence and value of assets of non-residents transferred into Vietnam when such non-residents enter Vietnam for permanent residence.
1. Foreign direct investment in Vietnam means that non-residents invest their capital and directly manage investment activities in Vietnam. Investment capital includes capital in cash or other lawful assets brought by non-residents into Vietnam and profits retained by nonresidents for investment in Vietnam.
2. Vietnam’s offshore direct investment means that residents invest their capital and directly manage investment activities in foreign countries. Investment capital includes capital in cash or other lawful assets brought overseas by residents and profits retained by residents for offshore investment.
Article 20. Indirect investment
1. Foreign indirect investment in Vietnam means that non-residents make investment in Vietnam through purchasing and selling securities and other valuable papers with, contributing capital to, or purchasing shares of, residents and through securities investment funds and other intermediary financial institutions in accordance with law, without directly managing investment activities in Vietnam.
2. Vietnam’s offshore indirect investment means that residents transfer capital abroad in accordance with law for investment in the form of purchasing and selling securities and other valuable papers issued by non-residents, contributing capital to or purchasing shares of non-residents without directly managing offshore investment activities.
Article 21. Financial derivative transactions
Financial derivative transactions as statistics in the balance of payments include revenues and expenditures between residents and non-residents arising from the performance of such transactions.
Article 22. Borrowing and repayment of foreign loans
Borrowing and repayment of foreign loans as statistics in the balance of payments include transactions on borrowing and repayment of principal loans between residents and non-residents.
Commercial credit as statistics in the balance of payments includes credit facilities between residents and non-residents as service providers and their customers.
Article 24. Money and deposits
Money and deposits as statistics in the balance of payments include:
1. Cash amounts in Vietnam dong of the Socialist Republic of Vietnam held by nonresidents.
2. Foreign-currency amounts held by residents.
3. Deposits of residents at deposit-receiving institutions being non-residents (except deposits at the central banks) and deposits in Vietnam (except deposits at the State Bank) of non-residents.