Chương 4 Nghị định 158/2013/NĐ-CP: Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo
Số hiệu: | 158/2013/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 12/11/2013 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2014 |
Ngày công báo: | 26/11/2013 | Số công báo: | Từ số 819 đến số 820 |
Lĩnh vực: | Vi phạm hành chính, Y tế, Văn hóa - Xã hội | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/06/2021 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Mức phạt vi phạm quảng cáo thực phẩm chức năng
Từ ngày 01/01/2014, mức phạt đối với các hành vi vi phạm về quảng cáo thực phẩm chức năng được quy định cụ thể như sau:
- Phạt tiền 5–10 triệu đồng đối với hành vi không đọc rõ nội dung khuyến cáo “Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh” khi quảng cáo trên báo nói, báo hình;
- Phạt tiền 10–15 triệu đồng đối với hành vi quảng cáo thiếu tên, phụ gia, tác dụng chính và phụ của thực phẩm; tên và địa chỉ tổ chức, cá nhân đưa sản phẩm ra thị trường;
- Phạt tiền 20–30 triệu đồng đối với hành vi quảng cáo thực phẩm gây hiểu nhầm có tác dụng như thuốc chữa bệnh.
Ngoài ra, quảng cáo sữa và sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ mà thiếu tên sản phẩm; tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân đưa sản phẩm ra thị trường cũng sẽ bị phạt tiền từ 15 – 20 triệu đồng.
Nội dung trên được quy định tại Nghị định 158/2013/NĐ-CP .
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Các chức danh quy định tại các điều 80, 81, 82 và 83 Nghị định này và công chức, viên chức đang thi hành nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo thì được quyền lập biên bản vi phạm hành chính theo quy định.
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại Điểm b Khoản này;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b và đ Khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch; phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại Điểm b Khoản này;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 2 Nghị định này.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch; phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 2 Nghị định này.
1. Thanh tra viên văn hóa, thể thao và du lịch có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại Điểm b Khoản này;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm a và Điểm đ Khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính.
2. Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành y tế, thông tin và truyền thông, nông nghiệp và phát triển nông thôn đang thi hành công vụ xử phạt các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương III Nghị định này trong phạm vi quản lý nhà nước của ngành có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại Điểm b Khoản này;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm a và Điểm đ Khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính.
3. Chánh Thanh tra Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch; phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại Điểm b Khoản này;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 2 Nghị định này.
4. Chánh Thanh tra các Sở: Y tế, Thông tin và Truyền thông, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm thuộc Sở Y tế; Chi cục trưởng các Chi cục: Bảo vệ thực vật, Thú y, Thủy sản, Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản, Lâm nghiệp, Phát triển nông thôn thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xử phạt các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương III Nghị định này trong phạm vi quản lý nhà nước của ngành có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại Điểm b Khoản này;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 2 Nghị định này.
5. Chánh Thanh tra Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch; phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 2 Nghị định này.
6. Chánh Thanh tra các Bộ: Y tế, Thông tin và Truyền thông, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Cục trưởng các Cục: Quản lý dược, Quản lý Khám, chữa bệnh, Y tế dự phòng, An toàn vệ sinh thực phẩm thuộc Bộ Y tế; Cục trưởng các Cục: Báo chí, Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử, Xuất bản, In và Phát hành thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông; Cục trưởng các Cục: Thú y, Bảo vệ thực vật, Trồng trọt, Chăn nuôi, Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xử phạt các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương III Nghị định này trong phạm vi quản lý nhà nước của ngành có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 2 Nghị định này.
7. Trưởng Đoàn thanh tra chuyên ngành Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 35.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch; phạt tiền đến 70.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại Điểm b Khoản này;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 2 Nghị định này.
8. Trưởng Đoàn thanh tra chuyên ngành các Bộ: Y tế, Thông tin và Truyền thông, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xử phạt các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương III Nghị định này trong phạm vi quản lý nhà nước của ngành có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 70.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại Điểm b Khoản này;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 2 Nghị định này.
9. Trưởng Đoàn thanh tra chuyên ngành Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại Khoản 3 Điều này.
10. Trưởng Đoàn thanh tra chuyên ngành các Sở: Y tế, Thông tin và Truyền thông, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Trưởng đoàn Thanh tra chuyên ngành các Cục: Báo chí, Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử, Xuất bản, In và Phát hành có thẩm quyền xử phạt các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương III Nghị định này trong phạm vi quản lý nhà nước của ngành theo quy định tại Khoản 4 Điều này.
1. Chiến sỹ Công an nhân dân đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng.
2. Trạm trưởng, đội trưởng của người được quy định tại Khoản 1 Điều này có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 1.500.000 đồng.
3. Trưởng Công an cấp xã, Trưởng đồn Công an, Trạm trưởng Trạm Công an cửa khẩu, khu chế xuất có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 2.500.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không quá mức tiền phạt được quy định tại Điểm b Khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a và đ Khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính.
4. Trưởng Công an cấp huyện; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt, Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát đường thủy; Trưởng phòng Công an cấp tỉnh gồm Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát trật tự, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt, Trưởng phòng Cảnh sát đường thủy, Trưởng phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường, Trưởng phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu hộ, cứu nạn, Trưởng phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn trên sông, Trưởng phòng Quản lý xuất nhập cảnh, Trưởng phòng An ninh chính trị nội bộ, Trưởng phòng An ninh kinh tế, Trưởng phòng An ninh văn hóa, tư tưởng, Trưởng phòng An ninh thông tin; Trưởng phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy các quận, huyện thuộc Sở Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch, phạt tiền đến 20.000.000 đồng trong lĩnh vực quảng cáo;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không quá mức tiền phạt được quy định tại Điểm b Khoản này;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm a và Điểm đ Khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính và các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 2 Nghị định này.
5. Giám đốc Công an cấp tỉnh, Giám đốc Sở Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch; phạt tiền đến 50.000.000 đồng trong lĩnh vực quảng cáo;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, đ và i Khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính và các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 2 Nghị định này.
6. Cục trưởng Cục An ninh chính trị nội bộ, Cục trưởng Cục An ninh kinh tế, Cục trưởng Cục An ninh văn hóa, tư tưởng, Cục trưởng Cục An ninh thông tin, Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ, Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt, Cục trưởng Cục Cảnh sát đường thủy, Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu hộ, cứu nạn, Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường, Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch; phạt tiền đến 100.000.000 đồng trong lĩnh vực quảng cáo;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, đ và i Khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính và khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 2 Nghị định này.
1. Những người có thẩm quyền xử phạt của Bộ đội biên phòng có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này theo quy định tại Điều 40 của Luật xử lý vi phạm hành chính.
2. Những người có thẩm quyền xử phạt của Cảnh sát biển có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này theo quy định tại Điều 41 của Luật xử lý vi phạm hành chính.
3. Những người có thẩm quyền xử phạt của Hải quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này theo quy định tại Điều 42 của Luật xử lý vi phạm hành chính.
4. Những người có thẩm quyền xử phạt của cơ quan Thuế có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này theo quy định tại Điều 44 của Luật xử lý vi phạm hành chính.
5. Những người có thẩm quyền xử phạt của Quản lý thị trường có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này theo quy định tại Điều 45 của Luật xử lý vi phạm hành chính.
POWER TO IMPOSE PENALTIES FOR ADMINISTRATIVE VIOLATIONS PERTAINING TO CULTURE, SPORTS, TOURISM, AND ADVERTISING
Article 79. The power to impose penalties for administrative violations
The persons mentioned in Article 80, Article 81, Article 82, and Article 83 of this Decree, the officials and civil servants that discover administrative violations pertaining to culture, sports, tourism, and advertising during the inspection are entitled to impose penalties as prescribed.
Article 80. The power to impose administrative violations of Presidents of the People’s Committees
1. Presidents of the People’s Committees of communes are entitled to:
a) Give warnings;
b) Impose fines of up to 5,000,000 VND;
c) Confiscate the illegal items and instruments, the value of which must not exceed the amount mentioned in Point b of this Clause;
d) Take the remedial measures mentioned in Point a, Point b and Point dd Clause 1 Article 28 of the Law on Handling administrative violations.
2. Presidents of the People’s Committees of districts are entitled to:
a) Give warnings;
b) Impose fines of up to 25,000,000 VND for the administrative violations pertaining to culture, sports and tourism; impose fines of up to 50,000,000 VND for the administrative violations pertaining to advertising;
c) Suspend the license, the practising certificate, or the operation;
d) Confiscate the illegal items and instruments, the value of which must not exceed the amount mentioned in Point b of this Clause;
dd) Take the remedial measures mentioned in Article 2 of this Decree.
3. Presidents of the People’s Committees of provinces are entitled to:
a) Give warnings;
b) Impose fines of up to 50,000,000 VND for the administrative violations pertaining to culture, sports and tourism; impose fines of up to 100,000,000 VND for the administrative violations pertaining to advertising;
c) Suspend the license, the practising certificate, or the operation;
d) Confiscate the illegal items and instruments;
dd) Take the remedial measures mentioned in Article 2 of this Decree.
Article 81. The power to impose administrative violations of specialized inspectors
1. Inspectors of culture, sports and tourism are entitled to:
a) Give warnings;
b) Impose fines of up to 500,000 VND;
c) Confiscate the illegal items, the value of which must not exceed the amount mentioned in Point b of this Clause;
d) Take the remedial measures mentioned in Point a and Point dd Clause 1 Article 28 of the Law on Handling administrative violations.
2. Inspectors and the persons assigned as inspectors of health sector, communications, agriculture, within the area of their competence, are entitled to:
a) Give warnings;
b) Impose fines of up to 500,000 VND;
c) Confiscate the illegal items, the value of which must not exceed the amount mentioned in Point b of this Clause;
d) Take the remedial measures mentioned in Point a and Point dd Clause 1 Article 28 of the Law on Handling administrative violations.
3. Chief inspectors of Services of Culture, Sports and Tourism Inspectors are entitled to:
a) Give warnings;
b) Impose fines of up to 25,000,000 VND for the administrative violations pertaining to culture, sports and tourism; impose fines of up to 50,000,000 VND for the administrative violations pertaining to advertising;
c) Suspend the license, the practising certificate, or the operation;
d) Confiscate the illegal items, the value of which must not exceed the amount mentioned in Point b of this Clause;
dd) Take the remedial measures mentioned in Article 2 of this Decree.
4. Chief inspectors of Services of Health, Services of Information and Communications, Services of Agriculture and Rural development, Directors of Sub-departments of food safety and hygiene, Directors of Sub-departments of Plant Protections, Veterinary Medicine, Agriculture Quality Control, Forestry, Rural Development are entitled to:
a) Give warnings;
b) Impose fines of up to 50,000,000 for administrative violations pertaining to advertising;
c) Suspend the license, the practising certificate, or the operation;
d) Confiscate the illegal items, the value of which must not exceed the amount mentioned in Point b of this Clause;
dd) Take the remedial measures mentioned in Article 2 of this Decree.
5. The Chief inspector of the Ministry of Culture, Sports and Tourism is entitled to:
a) Give warnings;
b) Impose fines of up to 50,000,000 VND for the administrative violations pertaining to culture, sports and tourism; impose fines of up to 100,000,000 VND for the administrative violations pertaining to advertising;
c) Suspend the license, the practising certificate, or the operation;
d) Confiscate the illegal items;
dd) Take the remedial measures mentioned in Article 2 of this Decree.
6. Chief Inspectors of the Ministry of Health, the Ministry of Information and Communications, the Ministry of Agriculture and Rural Development, Directors of the Drug Administration of Vietnam, Medical Service Administration, Defensive Medicine Department, and Food Safety and Hygiene Department affiliated to the Ministry of Health, Directors of Veterinary Medicine Department, Plant Protection Department, Farming Department, Breeding Department, Agriculture Quality Control Department affiliated to the Ministry of Agriculture and Rural Development are entitled to:
a) Give warnings;
b) Impose fines of up to 100,000,000 for administrative violations pertaining to advertising;
c) Suspend the license, the practising certificate, or the operation;
d) Confiscate the illegal items;
dd) Take the remedial measures mentioned in Article 2 of this Decree.
7. The Chief inspector of the Ministry of Culture, Sports and Tourism is entitled to:
a) Give warnings;
b) Impose fines of up to 35,000,000 VND for the administrative violations pertaining to culture, sports and tourism; impose fines of up to 70,000,000 VND for the administrative violations pertaining to advertising;
c) Suspend the license, the practising certificate, or the operation;
d) Confiscate the illegal items, the value of which must not exceed the amount mentioned in Point b of this Clause;
dd) Take the remedial measures mentioned in Article 2 of this Decree.
8. Chiefs of Inspectorates of the Ministry of Health, the Ministry of Information and Communications, and the Ministry of Agriculture and Rural Development are entitled to:
a) Give warnings;
b) Impose fines of up to 70,000,000 for administrative violations pertaining to advertising;
c) Suspend the license, the practising certificate, or the operation;
d) Confiscate the illegal items, the value of which must not exceed the amount mentioned in Point b of this Clause;
dd) Take the remedial measures mentioned in Article 2 of this Decree.
9. Chiefs of inspectorates of the Services of Culture, Sports and Tourism have the power to impose penalties mentioned in Clause 3 of this Article.
10. Chiefs of Inspectorates of Services of Health, Services of Information and Communications, Services of Agriculture and Rural development, Department of Journalism, Radio, Television and Digital Information, Publishing Department, within the area of their competence, are entitled to impose penalties for the administrative violations in accordance with Clause 4 of this Article.
Article 82. The power to impose administrative violations of the police
1. Police officers on duty are entitled to:
a) Give warnings;
b) Impose fines of up to 500,000 VND.
2. Senior officers of the persons mentioned in Clause 1 of this Article are entitled to:
a) Give warnings;
b) Impose fines of up to 1,500,000 VND.
3. Chiefs of police stations of communes, border checkpoints and export-processing zones are entitled to:
a) Give warnings;
b) Impose fines of up to 2,500,000 VND;
c) Confiscate the illegal items, the value of which must not exceed the amount mentioned in Point b of this Clause;
d) Take the remedial measures mentioned in Point a and Point dd Clause 1 Article 28 of the Law on Handling administrative violations.
4. Chiefs of police stations of districts, Chiefs of Traffic Police Department, Chiefs of Departments of provincial police stations, Chiefs of Fire Departments, Chiefs of River Rescue Department, Chiefs of Immigration Departments, Chiefs of Internal Affair Departments, Chiefs of Economic Security Departments, Chiefs of Cultural Departments, Chiefs of Information Security Departments, Chiefs of Fire Departments of districts are entitled to:
a) Give warnings;
b) Impose fines of up to 10,000,000 VND for administrative violations pertaining to culture, sports and tourism; impose fines of up to 20,000,000 VND for administrative violations pertaining to advertising;
c) Suspend the license, the practising certificate, or the operation;
d) Confiscate the illegal items, the value of which must not exceed the amount mentioned in Point b of this Clause;
dd) Take the remedial measures mentioned in Point a and Point dd Clause 1 Article 28 of the Law on Handling administrative violations, Clauses 1, 2, 3, 4, 5, 6, and 7 Article 2 of this Decree.
5. Directors of Provincial Police Departments, Directors of Fire Safety Services are entitled to:
a) Give warnings;
b) Impose fines of up to 25,000,000 VND for administrative violations pertaining to culture, sports and tourism; impose fines of up to 50,000,000 VND for administrative violations pertaining to advertising;
c) Suspend the license, the practising certificate, or the operation;
d) Confiscate the illegal items;
dd) Take the remedial measures mentioned in Point a, Point dd and Point i Clause 1 Article 28 of the Law on Handling administrative violations, Clauses 1, 2, 3, 4, 5, 6, and 7 Article 2 of this Decree.
6. The Director of Internal Political Security Department, the Director of Economic Security Department, the Director of Information Security Department, the Director of Administrative Management Department, the Director of Investigation into Economic Management Department, the Director of Road Traffic and Railroad Order Department, the Director of Fire Safety and Rescue Department, the Director of Prevention of Environmental Crimes, and the Director of Prevention of High-tech Crimes are entitled to:
a) Give warnings;
b) Impose fines of up to 50,000,000 VND for administrative violations pertaining to culture, sports and tourism; impose fines of up to 100,000,000 VND for administrative violations pertaining to advertising;
c) Suspend the license, the practising certificate, or the operation;
d) Confiscate the illegal items;
dd) Take the remedial measures mentioned in Point a, Point dd and Point i Clause 1 Article 28 of the Law on Handling administrative violations, Clauses 1, 2, 3, 4, 5, 6, and 7 Article 2 of this Decree.
Article 83. The power to impose administrative violations of the Border guard, the Coastguard, the customs, tax authorities, and market management authorities
1. Competent persons of the Border guard are entitled to penalties for administrative violations and take the remedial measures in accordance with Article 40 of the Law on Handling administrative violations.
2. Competent persons of the Coastguard are entitled to penalties for administrative violations and take the remedial measures in accordance with Article 41 of the Law on Handling administrative violations.
3. Competent persons of customs authorities are entitled to penalties for administrative violations and take the remedial measures in accordance with Article 42 of the Law on Handling administrative violations.
4. Competent persons of tax authorities are entitled to penalties for administrative violations and take the remedial measures in accordance with Article 44 of the Law on Handling administrative violations.
5. Competent persons of the market management authorities are entitled to penalties for administrative violations and take the remedial measures in accordance with Article 45 of the Law on Handling administrative violations.