Chương 1 Nghị định 158/2013/NĐ-CP: Những quy định chung
Số hiệu: | 158/2013/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 12/11/2013 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2014 |
Ngày công báo: | 26/11/2013 | Số công báo: | Từ số 819 đến số 820 |
Lĩnh vực: | Vi phạm hành chính, Y tế, Văn hóa - Xã hội | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/06/2021 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Mức phạt vi phạm quảng cáo thực phẩm chức năng
Từ ngày 01/01/2014, mức phạt đối với các hành vi vi phạm về quảng cáo thực phẩm chức năng được quy định cụ thể như sau:
- Phạt tiền 5–10 triệu đồng đối với hành vi không đọc rõ nội dung khuyến cáo “Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh” khi quảng cáo trên báo nói, báo hình;
- Phạt tiền 10–15 triệu đồng đối với hành vi quảng cáo thiếu tên, phụ gia, tác dụng chính và phụ của thực phẩm; tên và địa chỉ tổ chức, cá nhân đưa sản phẩm ra thị trường;
- Phạt tiền 20–30 triệu đồng đối với hành vi quảng cáo thực phẩm gây hiểu nhầm có tác dụng như thuốc chữa bệnh.
Ngoài ra, quảng cáo sữa và sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ mà thiếu tên sản phẩm; tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân đưa sản phẩm ra thị trường cũng sẽ bị phạt tiền từ 15 – 20 triệu đồng.
Nội dung trên được quy định tại Nghị định 158/2013/NĐ-CP .
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Nghị định này quy định các hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, các biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính và thẩm quyền xử phạt trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo.
2. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo quy định tại Nghị định này bao gồm:
a) Vi phạm quy định trong lĩnh vực văn hóa;
b) Vi phạm quy định trong lĩnh vực thể thao;
c) Vi phạm quy định trong lĩnh vực du lịch;
d) Vi phạm quy định trong lĩnh vực quảng cáo.
3. Hành vi vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước liên quan đến lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo không quy định tại Nghị định này thì áp dụng quy định tại các nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khác để xử phạt.
Ngoài các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, đ, e, h và i Khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính, hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo còn có thể bị áp dụng một hoặc các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
1. Buộc hủy bỏ kết quả tuyển chọn vận động viên, kết quả phong đẳng cấp vận động viên, huấn luyện viên, trọng tài thể thao thành tích cao;
2. Buộc hủy bỏ thành tích thi đấu thể thao;
3. Buộc tháo dỡ triển lãm, biển hiệu;
4. Buộc trả lại đất đã lấn chiếm hoặc chấm dứt việc sử dụng trái phép di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, công trình văn hóa, nghệ thuật;
5. Buộc trả lại tài liệu thư viện đã đánh tráo hoặc chiếm dụng;
6. Buộc tháo gỡ, tháo dỡ hoặc xóa quảng cáo;
1. Mức phạt tiền tối đa đối với cá nhân trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch là 50.000.000 đồng, trong lĩnh vực quảng cáo là 100.000.000 đồng.
2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II và Chương III Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại Điều 4; Khoản 5 Điều 6; Điều 8; Điều 10; Điểm b Khoản 1, Điểm a Khoản 3, các điểm a, b và c Khoản 5, các khoản 6, 7 và 8 Điều 13; các khoản 1, 2, 3, 4, 6 và 7 Điều 14; Điểm b Khoản 2 Điều 15; Điểm a Khoản 1, Điểm b Khoản 3 Điều 17; Điểm c Khoản 3 Điều 23; Khoản 1 và các điểm a, b và c Khoản 2 Điều 24; Khoản 2 và Khoản 4 Điều 27; Điểm b Khoản 1 Điều 30; Khoản 2 Điều 32; Điều 33; Khoản 1, Khoản 5 Điều 40; Điều 41; các điểm a, b và d Khoản 1, các khoản 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 và 10 Điều 42; Điểm c Khoản 1 Điều 52; Khoản 2 và Khoản 3 Điều 55; Khoản 2 Điều 56; Điều 57, Điều 58, các Điểm a, b và c Khoản 3 Điều 59, Điểm a Khoản 2 Điều 68, Khoản 2 Điều 69 và Khoản 1 Điều 70 Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức. Đối với cùng một hành vi vi phạm mức phạt tiền của tổ chức gấp 2 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
3. Thẩm quyền phạt tiền của các chức danh có thẩm quyền xử phạt quy định tại Chương IV Nghị định này là thẩm quyền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân; thẩm quyền xử phạt đối với tổ chức gấp 2 lần đối với cá nhân.
Article 1. Scope of regulation
1. This Decree specifies the administrative violations, penalties, remedial measures, the power to impose penalties for administrative violations pertaining to culture, sports, tourism, and advertising.
2. Administrative violations pertaining to culture, sports, tourism, and advertising include:
a) Violations pertaining to culture;
b) Violations pertaining to sports;
c) Violations pertaining to tourism;
d) Violations pertaining to advertising;
3. Penalties for the administrative violations pertaining to culture, sports, tourism, and advertising that are not mentioned in this Decree shall apply other Decrees on penalties for administrative violations.
Apart from the remedial measures mentioned in Points a, b, dd, e, h and i Clause 1 Article 28 of the Law on Handling administrative violations, the administrative violations pertaining to culture, sports, tourism, and advertising may face one or some of the following remedial measures:
1. Compulsory cancellation of the selection of athletes, ranking of athletes, trainers, referees of high-performance sports;
2. Compulsory cancellation of sports achievements;
3. Compulsory dismantlement of displays, signboards;
4. Compulsory return of land appropriated or termination of illegal use of historic sites, natural monuments, cultural or artistic works;
5. Compulsory return of swapped or appropriated documents to the library;
6. Compulsory dismantlement of removal or advertisements;
7. Compulsory offer of formal apologies.
Article 3. Fines and the power to impose fines
1. An individual shall face a maximum fine of 50,000,000 VND for committing a violation pertaining to culture, sports, or tourism is 50,000,000 VND, and a maximum fine of 100,000,000 VND for committing a violation pertaining to advertising.
2. The fines specified in Chapter II and Chapter III of this Decree are imposed on individuals, except for the case mentioned in Article 4; Clause 5 Article 6; Article 8; Article 10; Point b Clause 1, Point a Clause 3, Points a, b and c Clause 5, Clauses 6, 7 and 8 Article 13; Clauses 1, 2, 3, 4, 6 and 7 Article 14; Point b Clause 2 Article 15; Point a Clause 1, Point b Clause 3 Article 17; Point c Clause 3 Article 23; Clause 1 and Points a, b and c Clause 2 Article 24; Clause 2 and Clause 4 Article 27; Point b Clause 1 Article 30; Clause 2 Article 32; Article 33; Clause 1, Clause 5 Article 40; Article 41; Points a, b and d Clause 1, Clauses 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 and 10 Article 42; Point c Clause 1 Article 52; Clause 2 and Clause 3 Article 55; Clause 2 Article 56; Article 57, Article 58, Points a, b and c Clause 3 Article 59, Point a Clause 2 Article 68, Clause 2 Article 69 and Clause 1 Article 70 The fine for a violation committed by an organization is twice the fine for the same violation committed by an individual.
3. The maximum fines the persons mentioned in Chapter IV of this Decree may impose are applied to violations committed by individuals. The maximum fines such persons may impose on organizations are twice the maximum fines they may impose on individuals.