Chương IV Nghị định 155/2016/NĐ-CP: Điều khoản thi hành
Số hiệu: | 155/2016/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 18/11/2016 | Ngày hiệu lực: | 01/02/2017 |
Ngày công báo: | 01/12/2016 | Số công báo: | Từ số 1217 đến số 1218 |
Lĩnh vực: | Tài nguyên - Môi trường, Vi phạm hành chính | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
25/08/2022 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nghị định 155/2016/NĐ-CP quy định các hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính, thẩm quyền lập biên bản, xử phạt vi phạm hành chính; trách nhiệm và cơ chế phối hợp trong hoạt động kiểm tra, thanh tra và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
1. Các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
Theo Nghị định số 155/2016, các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường gồm có:
+ Hành vi vi phạm quy định về kế hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá tác động bảo vệ môi trường và đề án bảo vệ môi trường.
+ Hành vi gây ô nhiễm môi trường; vi phạm các quy định về quản lý chất thải.
+ Hành vi vi phạm quy định về bảo vệ môi trường của cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung.
+ Hành vi vi phạm về thực hiện phòng, chống, khắc phục ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường.
+ Hành vi vi phạm hành chính về đa dạng sinh học, các hành vi cản trở hoạt động quản lý nhà nước, thanh tra, kiểm tra xử phạt vi phạm hành chính và các hành vi vi phạm khác về bảo vệ môi trường.
2. Các hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
- Nghị định 155/NĐ-CP quy định có các hình thức xử phạt chính là cảnh cáo, phạt tiền và các hình thức xử phạt bổ sung như tước quyền sử dụng có thời hạn đối với các giấy phép hoạt động và tịch thu phương tiện, tang vật vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
- Bên cạnh đó, Nghị định 155/2016 quy định một số các biện pháp khắc phục hậu quả kèm theo như:
+ Buộc khôi phục lại tình trạng môi trường đã bị ô nhiễm hoặc phục hồi môi trường bị ô nhiễm;
+ Buộc tháo dỡ hoặc di dời cây trồng, công trình;
+ Buộc tiêu hủy hàng hóa, máy móc, thiết bị phương tiện, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu hoặc buộc thu hồi, xử lý sản phẩm hết hạn sử dụng hoặc thải bỏ theo quy định; buộc thu hồi kết quả phát sinh từ các hoạt động tiếp cận nguồn gen trái pháp luật và các biện pháp khác.
3. Một số hình thức xử phạt và mức xử phạt đối với các hành vi vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
- Theo Nghị định 155/CP, phạt tiền đến 1.000.000 đồng nếu vứt, thải, bỏ đầu, mẫu và tàn thuốc lá không đúng nơi quy định tại khu vực chung cư, thương mại, dịch vụ và nơi công cộng.
- Phạt tiền đến 3.000.000 đồng nếu tiểu tiện, đại tiện không đúng nơi quy định tại khu vực chung cư, thương mại, dịch vụ và nơi công cộng.
- Nghị định 155/2016/NĐ quy định phạt tiền đến 7.000.000 đồng nếu vứt, bỏ rác thải sinh hoạt trên vỉa hè, đường phố, vào hệ thống thoát nước thải.
- Nghị định số 155 còn quy định phạt tiền đến 1 tỷ đồng nếu nhập khẩu, quá cảnh phế liệu có chứa chất phóng hoặc phế liệu không thuộc Danh mục được phép nhập khẩu.
Nghị định 155/2016/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường có hiệu lực từ ngày 01/2/2017.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Các hành vi vi phạm hành chính đã được lập Biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường trước ngày Nghị định này có hiệu lực thì xử phạt theo Nghị định số 179/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, trừ trường hợp hành vi vi phạm hành chính của Nghị định này có quy định trách nhiệm pháp lý nhẹ hơn thì xử phạt theo Nghị định này.
2. Các hành vi vi phạm hành chính được thực hiện hoặc phát hiện trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành nhưng chưa lập Biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường thì xử phạt theo quy định của Nghị định này.
1. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm hướng dẫn, quy định chi tiết một số điều và tổ chức thi hành Nghị định này.
2. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Công an quy định cụ thể việc phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ môi trường với lực lượng Cảnh sát môi trường trong công tác thanh tra, kiểm tra, phòng, chống tội phạm và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
Article 61. Transitional clause
1. Administrative violations against regulations on environmental protection which have been granted administrative violation notices before the effective date of this Decree shall be governed by regulations in the Government’s Decree No. 179/2013/ND-CP dated November 14, 2013 providing for penalties for administrative violations against regulations on environmental protection. In case this Decree provides for a mitigating penalty for an administrative violation, this Decree shall apply.
2. Penalties for administrative violations against regulations on environmental protection which are committed or discovered before the effective date of this Decree but are not granted administrative violation notices shall be imposed in accordance with regulations of this Decree.
1. This Decree takes effect as of February 01, 2017.
2. The Government’s Decree No. 179/2013/ND-CP dated November 14, 2013 providing for penalties for administrative violations against regulations on environmental protection shall be null and void as of the effective date of this Decree.
Article 63. Responsibility for guidance and implementation
1. Minister of Natural Resources and Environment shall, within the ambit of its assigned functions, duties and power, provide guidance and promulgate detailed regulations on certain articles of this Decree and organize the implementation of this Decree.
2. Minister of Natural Resources and Environment shall take charge and coordinate with Minister of Public Security in promulgating regulations on the cooperation between regulatory bodies in the domain of environmental protection and environmental police forces in inspecting, preventing environmental crimes and imposing penalties on administrative violations against regulations on environmental protection.
3. Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of the Government’s affiliates, Chairpersons of people’s committees of central-affiliated cities/ provinces shall be responsible for implementing this Decree./.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực