Chương I Nghị định 155/2016/NĐ-CP: Những quy định chung
Số hiệu: | 155/2016/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 18/11/2016 | Ngày hiệu lực: | 01/02/2017 |
Ngày công báo: | 01/12/2016 | Số công báo: | Từ số 1217 đến số 1218 |
Lĩnh vực: | Tài nguyên - Môi trường, Vi phạm hành chính | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
25/08/2022 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nghị định 155/2016/NĐ-CP quy định các hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính, thẩm quyền lập biên bản, xử phạt vi phạm hành chính; trách nhiệm và cơ chế phối hợp trong hoạt động kiểm tra, thanh tra và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
1. Các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
Theo Nghị định số 155/2016, các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường gồm có:
+ Hành vi vi phạm quy định về kế hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá tác động bảo vệ môi trường và đề án bảo vệ môi trường.
+ Hành vi gây ô nhiễm môi trường; vi phạm các quy định về quản lý chất thải.
+ Hành vi vi phạm quy định về bảo vệ môi trường của cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung.
+ Hành vi vi phạm về thực hiện phòng, chống, khắc phục ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường.
+ Hành vi vi phạm hành chính về đa dạng sinh học, các hành vi cản trở hoạt động quản lý nhà nước, thanh tra, kiểm tra xử phạt vi phạm hành chính và các hành vi vi phạm khác về bảo vệ môi trường.
2. Các hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
- Nghị định 155/NĐ-CP quy định có các hình thức xử phạt chính là cảnh cáo, phạt tiền và các hình thức xử phạt bổ sung như tước quyền sử dụng có thời hạn đối với các giấy phép hoạt động và tịch thu phương tiện, tang vật vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
- Bên cạnh đó, Nghị định 155/2016 quy định một số các biện pháp khắc phục hậu quả kèm theo như:
+ Buộc khôi phục lại tình trạng môi trường đã bị ô nhiễm hoặc phục hồi môi trường bị ô nhiễm;
+ Buộc tháo dỡ hoặc di dời cây trồng, công trình;
+ Buộc tiêu hủy hàng hóa, máy móc, thiết bị phương tiện, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu hoặc buộc thu hồi, xử lý sản phẩm hết hạn sử dụng hoặc thải bỏ theo quy định; buộc thu hồi kết quả phát sinh từ các hoạt động tiếp cận nguồn gen trái pháp luật và các biện pháp khác.
3. Một số hình thức xử phạt và mức xử phạt đối với các hành vi vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
- Theo Nghị định 155/CP, phạt tiền đến 1.000.000 đồng nếu vứt, thải, bỏ đầu, mẫu và tàn thuốc lá không đúng nơi quy định tại khu vực chung cư, thương mại, dịch vụ và nơi công cộng.
- Phạt tiền đến 3.000.000 đồng nếu tiểu tiện, đại tiện không đúng nơi quy định tại khu vực chung cư, thương mại, dịch vụ và nơi công cộng.
- Nghị định 155/2016/NĐ quy định phạt tiền đến 7.000.000 đồng nếu vứt, bỏ rác thải sinh hoạt trên vỉa hè, đường phố, vào hệ thống thoát nước thải.
- Nghị định số 155 còn quy định phạt tiền đến 1 tỷ đồng nếu nhập khẩu, quá cảnh phế liệu có chứa chất phóng hoặc phế liệu không thuộc Danh mục được phép nhập khẩu.
Nghị định 155/2016/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường có hiệu lực từ ngày 01/2/2017.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Nghị định này quy định các hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính, thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính; trách nhiệm và cơ chế phối hợp trong hoạt động kiểm tra, thanh tra và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
2. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường quy định tại Nghị định này bao gồm:
a) Các hành vi vi phạm các quy định về kế hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá tác động môi trường và đề án bảo vệ môi trường;
b) Các hành vi gây ô nhiễm môi trường;
c) Các hành vi vi phạm các quy định về quản lý chất thải;
d) Các hành vi vi phạm quy định về bảo vệ môi trường của cơ sở sản xuất, kinh doanh và dịch vụ (sau đây gọi chung là cơ sở) và khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp, khu kinh doanh dịch vụ tập trung (sau đây gọi chung là khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung);
đ) Các hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động nhập khẩu máy móc, thiết bị, phương tiện giao thông vận tải, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, chế phẩm sinh học; nhập khẩu, phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng; hoạt động lễ hội, du lịch và khai thác khoáng sản;
e) Các hành vi vi phạm các quy định về thực hiện phòng, chống, khắc phục ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường;
g) Các hành vi vi phạm hành chính về đa dạng sinh học bao gồm: Bảo tồn và phát triển bền vững hệ sinh thái tự nhiên; bảo tồn và phát triển bền vững các loài sinh vật và bảo tồn và phát triển bền vững tài nguyên di truyền;
h) Các hành vi cản trở hoạt động quản lý nhà nước, thanh tra, kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính và các hành vi vi phạm quy định khác về bảo vệ môi trường được quy định cụ thể tại Chương II Nghị định này.
3. Các hành vi vi phạm hành chính có liên quan đến lĩnh vực bảo vệ môi trường mà không quy định tại Nghị định này thì áp dụng theo quy định tại các Nghị định khác của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước có liên quan để xử phạt.
1. Cá nhân, tổ chức trong nước và cá nhân, tổ chức nước ngoài (sau đây gọi chung là cá nhân, tổ chức) có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường trong phạm vi lãnh thổ, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đều bị xử phạt theo các quy định tại Nghị định này hoặc các Nghị định có liên quan.
2. Hộ gia đình, hộ kinh doanh cá thể vi phạm các quy định của Nghị định này bị xử phạt như đối với cá nhân vi phạm.
Trong Nghị định này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Xả nước thải vào môi trường là việc cá nhân, tổ chức xả các loại nước thải vào môi trường đất, nước dưới đất, nước mặt bên trong và ngoài cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung. Trường hợp xả nước thải vào môi trường đất, nước dưới đất, nước mặt (ao, hồ, hố,... trong khuôn viên của cơ sở) khi tính số lần vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải, giá trị nguồn tiếp nhận Kq được tính bằng 0,6 theo quy chuẩn kỹ thuật đó.
2. Thải bụi, khí thải vào môi trường là việc cá nhân, tổ chức làm phát sinh bụi, khí thải vào môi trường không khí.
3. Thông số môi trường nguy hại trong nước thải là các thông số môi trường có tên trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng chất thải nguy hại, chi tiết trong Mục I Phụ lục I kèm theo Nghị định này.
4. Thông số môi trường nguy hại trong khí thải và môi trường không khí là các thông số môi trường có tên trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại trong không khí xung quanh, chi tiết trong Mục II Phụ lục I kèm theo Nghị định này.
5. Thông số môi trường thông thường là các thông số môi trường có tên trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất thải và môi trường xung quanh, trừ các thông số môi trường quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này.
6. Khai thác trái phép loài sinh vật là các hành vi săn bắt, đánh bắt, bẫy bắt, hái, lượm, thu giữ nhằm lấy các sinh vật (bao gồm động vật, thực vật, nấm, vi sinh vật), bộ phận hoặc dẫn xuất của các loài động vật, thực vật mà không được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc vượt quá số lượng cho phép trong giấy phép khai thác của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
7. Bản kế hoạch bảo vệ môi trường bao gồm: Bản kê khai các hoạt động sản xuất có ảnh hưởng đến môi trường; bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường; bản cam kết bảo vệ môi trường và bản kế hoạch bảo vệ môi trường;
8. Báo cáo đánh giá tác động môi trường bao gồm: Báo cáo đánh giá tác động môi trường sơ bộ; báo cáo đánh giá tác động môi trường chi tiết; báo cáo đánh giá tác động môi trường của cơ sở đang hoạt động; báo cáo đánh giá tác động môi trường bổ sung và báo cáo đánh giá tác động môi trường.
9. Phương án cải tạo, phục hồi môi trường bao gồm: Đề án ký quỹ, cải tạo phục hồi môi trường; dự án cải tạo, phục hồi môi trường; phương án cải tạo, phục hồi môi trường bổ sung và phương án cải tạo, phục hồi môi trường.
10. Giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường bao gồm: Giấy xác nhận về việc thực hiện các nội dung của báo cáo và yêu cầu của quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án trước khi đi vào vận hành chính thức; Giấy xác nhận việc đã thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của dự án; Giấy xác nhận việc đã thực hiện một trong các hạng mục công trình của dự án đã được đầu tư trong trường hợp dự án được phân kỳ đầu tư theo nhiều giai đoạn trước khi đưa dự án, công trình vào vận hành chính thức và Giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường.
11. Giấy xác nhận bảo đảm yêu cầu bảo vệ môi trường là Giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường đối với cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn công nghiệp thông thường.
12. Giấy phép xử lý chất thải nguy hại bao gồm: Giấy phép hành nghề vận chuyển chất thải nguy hại; Giấy phép hành nghề xử lý, tiêu hủy chất thải nguy hại; Giấy phép hành nghề quản lý chất thải nguy hại và Giấy phép xử lý chất thải nguy hại.
13. Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất bao gồm: Giấy chứng nhận đủ điều kiện nhập khẩu phế liệu và Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất.
1. Hình thức xử phạt chính, mức xử phạt:
Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường bị áp dụng một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:
a) Cảnh cáo;
b) Phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường là 1.000.000.000 đồng đối với cá nhân và 2.000.000.000 đồng đối với tổ chức.
a) Tước quyền sử dụng có thời hạn đối với: Giấy phép xử lý chất thải nguy hại; Giấy phép xả thải khí thải công nghiệp; Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất; Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm là các chất độc hại, chất lây nhiễm; Giấy chứng nhận đăng ký lưu hành chế phẩm sinh học trong xử lý chất thải tại Việt Nam; Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường; Giấy phép khai thác loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; Giấy phép nuôi, trồng các loài nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ; Giấy chứng nhận cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học; Giấy phép nuôi trồng, phát triển loài ngoại lai; Giấy phép tiếp cận nguồn gen; Giấy phép khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen; Giấy phép nhập khẩu sinh vật biến đổi gen; Giấy chứng nhận an toàn sinh học; Giấy phép trao đổi, mua, bán, tặng cho, thuê mẫu vật của loài hoang dã thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; Giấy xác nhận sinh vật biến đổi gen đủ điều kiện làm thực phẩm; Giấy xác nhận sinh vật biến đổi gen đủ điều kiện làm thức ăn chăn nuôi (sau đây gọi chung là Giấy phép môi trường) hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Luật xử lý vi phạm hành chính từ 01 tháng đến 24 tháng, kể từ ngày quyết định xử phạt vi phạm hành chính có hiệu lực thi hành;
b) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường (sau đây gọi chung là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính).
3. Ngoài các hình thức xử phạt quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng môi trường đã bị ô nhiễm hoặc phục hồi môi trường bị ô nhiễm do vi phạm hành chính gây ra; buộc trồng lại, chăm sóc và bảo vệ diện tích khu bảo tồn đã bị phá hủy, phục hồi sinh cảnh ban đầu cho các loài sinh vật, thu hồi nguồn gen từ các hoạt động tiếp cận nguồn gen trái pháp luật;
b) Buộc tháo dỡ hoặc di dời cây trồng, công trình, phần công trình xây dựng trái quy định về bảo vệ môi trường; buộc tháo dỡ công trình, trại chăn nuôi, khu nuôi trồng thủy sản, nhà ở, lán trại xây dựng trái phép trong khu bảo tồn;
c) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường và báo cáo kết quả đã khắc phục xong hậu quả vi phạm theo quy định;
d) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc buộc tái xuất hàng hóa, máy móc, thiết bị phương tiện, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, vật phẩm, chế phẩm sinh học và phương tiện nhập khẩu, đưa vào trong nước trái quy định về bảo vệ môi trường hoặc gây ô nhiễm môi trường; buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc buộc tái xuất hàng hóa, vật phẩm, phương tiện có chứa loài ngoại lai xâm hại, sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen;
đ) Buộc tiêu hủy hàng hóa, máy móc, thiết bị phương tiện, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, vật phẩm, chế phẩm sinh học và phương tiện nhập khẩu, đưa vào trong nước trái quy định về bảo vệ môi trường hoặc gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi và môi trường; buộc tiêu hủy loài sinh vật ngoại lai xâm hại, sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen chưa có Giấy phép khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen, Giấy chứng nhận an toàn sinh học; buộc thu hồi và tiêu hủy chế phẩm sinh học đã sản xuất, lưu hành hoặc sử dụng trái phép. Tịch thu sản phẩm có giá trị sau khi tiêu hủy và xử lý theo quy định của pháp luật;
e) Buộc cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn về hiện trạng môi trường của các cơ sở và khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung;
g) Buộc thu hồi, xử lý sản phẩm hết hạn sử dụng hoặc thải bỏ theo quy định; buộc thu hồi kết quả phát sinh từ các hoạt động tiếp cận nguồn gen trái pháp luật;
h) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính hoặc buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật;
i) Buộc thực hiện biện pháp giảm thiểu tiếng ồn và độ rung, phát sáng, phát nhiệt, quản lý chất thải rắn và chất thải nguy hại, xử lý chất thải đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường; buộc phải lập hồ sơ báo cáo kết quả hoàn thành công trình bảo vệ môi trường trình cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường; buộc lập, thực hiện phương án cải tạo, phục hồi môi trường; buộc ký quỹ cải tạo phục hồi môi trường, mua bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường hoặc trích lập quỹ dự phòng rủi ro theo quy định;
k) Buộc xây lắp công trình bảo vệ môi trường theo quy định; buộc vận hành đúng quy trình đối với công trình bảo vệ môi trường theo quy định;
l) Buộc di dời ra khỏi khu vực cấm; thực hiện đúng quy định về khoảng cách an toàn về bảo vệ môi trường đối với khu dân cư;
m) Truy thu số phí bảo vệ môi trường nộp thiếu, trốn nộp theo quy định; buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, kiểm định, đo đạc và phân tích mẫu môi trường (đối với tất cả các thông số môi trường của các mẫu môi trường vượt quy chuẩn kỹ thuật) trong trường hợp có vi phạm về xả chất thải vượt quy chuẩn kỹ thuật hoặc gây ô nhiễm môi trường theo định mức, đơn giá hiện hành; buộc bồi thường thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm gây ra theo quy định của pháp luật;
n) Buộc di dời cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đến vị trí phù hợp với quy hoạch và sức chịu tải của môi trường.
1. Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt tiền quy định đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền với cùng hành vi vi phạm hành chính của cá nhân.
2. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của những người được quy định tại các điều từ Điều 48 đến Điều 51 của Nghị định này là thẩm quyền áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân; trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền xử phạt cá nhân đối với chức danh đó.
Trường hợp phạt tăng thêm đối với các thông số môi trường vượt quy chuẩn kỹ thuật của cùng mẫu chất thải, thẩm quyền xử phạt được tính theo hành vi vi phạm có mức phạt tiền cao nhất của mẫu chất thải đó.
1. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia được sử dụng để xác định hành vi vi phạm hành chính và mức độ vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường khi cá nhân, tổ chức xả, thải chất thải vào môi trường; trường hợp có cả quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và quy chuẩn kỹ thuật địa phương thì áp dụng quy chuẩn kỹ thuật địa phương (sau đây gọi chung là quy chuẩn kỹ thuật).
2. Số lần vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường là giá trị cao nhất được xác định trên cơ sở lấy kết quả thu thập được bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, kết quả giám định, kiểm định, quan trắc, giám sát, đo đạc, phân tích của một trong các thông số môi trường của mẫu chất thải, mẫu môi trường xung quanh chia cho giá trị tối đa cho phép của thông số đó trong các quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
3. Khi áp dụng hình thức phạt tiền đối với các hành vi xả nước thải (Điều 13 và Điều 14 của Nghị định này) hoặc thải bụi, khí thải (Điều 15 và Điều 16 của Nghị định này) vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường, nếu trong nước thải hoặc bụi, khí thải có cả các thông số môi trường nguy hại, các loại vi khuẩn, các thông số môi trường thông thường vượt quy chuẩn kỹ thuật hoặc giá trị pH nằm ngoài ngưỡng quy chuẩn kỹ thuật thì chọn thông số tương ứng với hành vi vi phạm có mức phạt tiền cao nhất của mẫu nước thải hoặc bụi, khí thải để xử phạt.
Các thông số môi trường vượt quy chuẩn kỹ thuật còn lại của cùng mẫu chất thải đó sẽ bị phạt tăng thêm từ 10% đến 50% mức phạt tiền cao nhất của hành vi vi phạm đã chọn đối với mỗi thông số môi trường đó nhưng tổng mức phạt tiền đối với mỗi hành vi vi phạm không vượt quá mức phạt tiền tối đa.
Trường hợp một cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung có nhiều điểm xả nước thải hoặc nhiều điểm thải bụi, khí thải vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường bị xử phạt theo từng điểm xả, thải đó.
1. Việc sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để phát hiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường được quy định như sau:
a) Cơ quan, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính được sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ theo quy định tại Nghị định số 165/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và danh mục các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ được sử dụng để phát hiện vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông và bảo vệ môi trường.
b) Kết quả thu thập được bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ được so sánh với nồng độ tối đa cho phép của các thông số môi trường trong quy chuẩn kỹ thuật hiện hành để xác định hành vi vi phạm hành chính.
2. Cơ quan, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính được sử dụng kết quả giám định, kiểm định, đo đạc và phân tích mẫu môi trường làm căn cứ để xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường gồm:
a) Tổ chức được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường theo quy định của pháp luật;
b) Tổ chức giám định, kiểm định, quan trắc môi trường được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thành lập, có đủ năng lực thực hiện và được cơ quan có thẩm quyền chỉ định theo quy định của pháp luật chuyên ngành;
c) Kết quả thu được bằng thiết bị, hệ thống quan trắc tự động, liên tục khí thải, nước thải của cá nhân, tổ chức đã được cơ quan có thẩm quyền kiểm định hoặc hiệu chuẩn theo quy định của pháp luật đối với các trường hợp phải lắp đặt thiết bị, hệ thống quan trắc tự động, liên tục và truyền số liệu trực tiếp cho Sở Tài nguyên và Môi trường để kiểm tra, giám sát; trường hợp đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhắc nhở nhưng vẫn vi phạm thì kết quả này được so sánh với nồng độ tối đa cho phép của các thông số môi trường trong quy chuẩn kỹ thuật hiện hành để xác định hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, tổ chức.
3. Trong trường hợp bị cơ quan chức năng phát hiện hành vi vi phạm hành chính thông qua việc sử dụng các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ ghi lại hình ảnh, cá nhân, tổ chức vi phạm có nghĩa vụ hợp tác với cơ quan chức năng để xác định đối tượng, hành vi vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
1. This Decree deals with violations, penalties, fines, remedial measures against administrative violations, the power to make administrative violation notices and the power to impose penalties against administrative violations; responsibilities and mechanism for cooperation in inspecting and imposing penalties against administrative violations against regulations on environmental protection.
2. The administrative violations against regulations on environmental protection prescribed in this Decree consist of:
a) Violations against regulations on environmental protection plans, environmental impact assessment (hereinafter referred to as “EIA”) and environmental protection schemes;
b) Acts of violation causing environmental pollution;
c) Violations against regulations on waste management;
d) Violations against regulations on environmental protection committed by production, business and service establishments (hereinafter referred to as business establishments) and industrial parks, export processing zones, high-tech parks, industrial complexes and concentrations of businesses and service providers (hereinafter referred to as concentrations of producers, businesses and service providers);
dd) Violations against regulations on environmental protection in the fields of import of machinery, equipment, means of transport, materials, fuels, scraps, bio-preparations; import of used seagoing ships for dismantlement; festival and tourism activities, and mining of minerals;
e) Violations against regulations on prevention and control of environmental pollution and degradation, and environmental emergencies;
g) Administrative violations related to biodiversity, including: Conservation and sustainable development of natural ecosystems; conservation and sustainable development of living resources; conservation and sustainable development of genetic resources;
h) Acts causing obstruction of state management, inspection and imposition of penalties for administrative violations and other acts of violation against regulations on environmental protection as provided for in Chapter II herein.
3. Other administrative violations against regulations on environmental protection which are not prescribed in this Decree shall be governed by other relevant Government's decrees on penalties for administrative violations against regulations on state management.
1. Any domestic and foreign organizational and individual entities (hereinafter referred to as organizational/individual entities) committing administrative violations against regulations on environmental protection in the territory, the contiguous zones, the exclusive economic zone and the continental shelf of the Socialist Republic of Vietnam shall incur penalties as regulated in this Decree or relevant decrees.
2. Penalties incurred by family/household businesses committing violations against regulations herein shall be the same with those incurred by individual entities.
Article 3. Interpretation of terms
In this document, these terms are construed as follows:
1. Discharge of wastewater into the environment refers to the discharge of wastewater of all kinds, by organizational/individual entities, into soil, underground water and surface water, inside and outside business establishments, concentrations of producers, businesses and service providers. In case of discharge of wastewater into soil, underground water or surface water (ponds, lakes, holes, etc. inside a business establishment), upon the calculation of the volume of discharged wastewater in excess of the permissible limits prescribed in the technical regulation on waste, the Kq value (the coefficient of receiving water) shall be equal to 0.6 as regulated in that technical regulation.
2. Discharge of dust and emission into the environment refers to the generation of dust and emission into the air environment by organizational/individual entities.
3. Hazardous environmental parameters in wastewater refer to the environmental parameters specified in the national technical regulation on hazardous waste thresholds with details stated in Section I of the Annex I enclosed herein.
4. Hazardous environmental parameters in emission and air environment refer to the environmental parameters specified in the national technical regulation on hazardous substances in ambient air thresholds with details stated in Section II of the Annex I enclosed herein.
5. Non-hazardous environmental parameters refer to the environmental parameters specified in the national technical regulation on waste and surrounding environment, except for the environmental parameters specified in Clause 3 and Clause 4 of this Article.
6. Illegal exploitation of living resources refers to the acts of hunting, fishing, trapping, picking, gathering and keeping aiming to take living resources (including animals, plants, fungi and microorganisms), parts or derivatives of animals and/or plants without the permission of competent state agencies or in excess of the permitted quantity in the exploitation license issued by competent state agencies.
7. Environmental protection plan includes the declaration on production activities that cause impacts on the environment, the registration of satisfaction of environmental standards, the environmental protection commitment and the environmental protection plan;
8. EIA report includes the preliminary EIA report, the detailed EIA report, the EIA report made by the operating business establishment, the additional EIA report and the EIA report.
9. Environmental improvement and restoration plans include the scheme for deposit for environmental improvement and restoration, the environmental improvement and restoration project, the additional environmental improvement and restoration plan and the environmental improvement and restoration plan.
10. Certification of completion of environmental protection works includes certificate of compliance with contents of the EIA report and contents of decision on giving approval for the EIA report before the project is put into official operation, certificate of implementation of environmental protection works/measures to serve the project’s operation, certificate of execution of one of work items of the investment project in case of investment phasing before the project is put into official operation and certificate of completion of environmental protection works.
11. Certificate of compliance with regulations on environmental protection refers to the certificate of completion of environmental protection works granted to daily-life solid waste and/or nonhazardous industrial solid waste treatment plant.
12. Licenses for treatment of hazardous waste include License for transport of hazardous waste, License for treatment and destruction of hazardous waste, License for management of hazardous waste and License for treatment of hazardous waste.
13. Certificate of eligibility for environmental protection in import of scrap for use as production materials includes certificate of eligibility for import of scrap and certificate of eligibility for environmental protection in import of scrap for use as production materials.
Article 4. Penalties, fines and remedial measures against administrative violations against regulations on environmental protection
1. Penalties and fines:
Any organizational/individual entities that commit administrative violations against regulations on environmental protection shall be liable to any of the following principal penalties:
a) A warning;
b) The maximum fine for a violation against regulations on environmental protection incurred by an individual is VND 1,000,000,000; that incurred by an organization is VND 2,000,000,000.
2. Additional penalties:
a) Impose fixed-term suspension of License for treatment of hazardous waste, License for discharge of industrial emissions, Certificate of eligibility for environmental protection in import of scrap for use as production materials, License to transport dangerous goods being toxic or infectious substances, Certificate of marketing authorization of biological products for waste treatment in Vietnam, Certificate of eligibility for provision of environmental monitoring service, License for extraction of endangered, precious and rare species prioritized protection, Certificate of biodiversity conservation institution, License for rearing and development of alien species, License for access to genetic resources, License for genetically modified organism testing, License to import genetically modified organism, Biosafety certificate, License for exchange, purchase, sale, donation or hiring of specimen of wild species in the list of endangered, precious and rare species prioritized protection, Certificate of genetically modified organisms qualified for use as foods, Certificate of genetically modified organisms qualified for use as animal feed (hereinafter referred to as environmental licenses) or suspend environmental activities as regulated in Clause 2 Article 25 of the Law on penalties for administrative violations for 01 - 24 months as of the entry into force of the decision on imposition of penalty for administrative violation;
b) Confiscate exhibits and/or instrumentalities of administrative violations against regulations on environmental protection (hereinafter referred to as exhibits and/or instrumentalities of administrative violations).
3. Apart from penalties prescribed in Clause 1 and Clause 2 of this Article, organizational/ individual entities that commit administrative violations against regulations on environmental protection may be liable to one or some remedial measures mentioned below:
a) Enforce the restoration or remediation of environment which is polluted by administrative violations; enforce the planting, caring and protection of injured or destroyed sanctuary area, restoration of initial biotope for animals and plants, and confiscation of genetic resources illegally accessed;
b) Enforce the dismantlement or relocation of plants, works, or work item in violation of regulations on environmental protection; enforce the dismantlement of works, breeding farms, aquaculture zones, houses or tents which are illegally built in the sanctuary;
c) Enforce the application of remedial measures for environmental pollution and submission of report on results thereof as regulated;
d) Enforce the transport to outside the territory of the Socialist Republic of Vietnam or re-export of goods, machinery, materials, fuels, scraps, articles, biopreparations and means imported or transported into Vietnam inconsistently with regulations on environmental protection or causing environmental pollution; enforce the transport to outside the territory of the Socialist Republic of Vietnam or re-export of goods, articles or means containing invasive alien species, genetically modified organisms or their genetic specimens;
dd) Enforce the destruction of goods, machinery, materials, fuels, raw materials, scraps, articles, biopreparations and means imported or transported into Vietnam inconsistently with regulations on environmental protection or causing harm to the human health, domestic animals and the environment; enforce the destruction of invasive alien species, genetically modified organisms or their genetic specimens for which the License for genetically modified organism testing or biosafety certificate is not granted; enforce the recall and destruction of biopreparations manufactured, sold and used illegally. Confiscate and handle valuable products upon the destruction in accordance with the law;
e) Enforce the correction of information which is untrue or causes misleading on the environment status of business establishments and concentrations of producers, businesses and service providers;
g) Enforce the recall and treatment of discarded products or products whose useful life has expired as regulated; enforce the seizure of results of illegal access to genetic resources;
h) Enforce the transfer of illegal benefits obtained from the administrative violations or enforce the transfer of the amounts equivalent to the value of the exhibits and/or instrumentalities of administrative violations which have been sold, liquidated, hidden or destroyed inconsistently with the law;
i) Enforce the implementation of measures for reducing noise and vibration, heat and light radiation, managing solid waste and hazardous waste, and treating waste in conformity with technical regulations on environment; enforce the preparation of reports on finished environmental protection works which must be submitted to competent authorities for examination and certification; enforce the formulation and implementation of environmental improvement and restoration plans; enforce the making of deposits for environmental restoration, purchase of insurance against compensation for environmental damage or setting aside of reserve fund for environmental risks in accordance with regulations;
k) Enforce the construction of environmental protection works as regulated; enforce the proper operation of the environmental protection works as regulated;
l) Enforce the moving out of banned zones; strict compliance with regulations on safe distance to protect the environment for residential areas;
m) Collect the arrears of environmental protection charges as regulated; enforce the payment of costs of conducting inspection, assessment, measurement and analysis of environmental samples (for all environmental parameters of environmental samples in excess of the permissible limits prescribed in technical regulations) in case the volume of waste discharged exceeds the permissible limits prescribed in technical regulations or causes the environmental pollution according to current norms and prices; enforce the compensation for damage by acts causing environmental pollution in accordance with law regulations;
n) Enforce the relocation of the business establishment causing serious environmental pollution to a location in conformity with the planning and the environment's carrying capacity.
Article 5. Fines and power to impose penalties
1. Fines for administrative violations prescribed in Chapter II herein are imposed on individuals; the fine incurred by an organization is twice as much as that incurred by an individual for the same administrative violation.
2. The penalties imposed by the persons who have the power to impose penalties for administrative violations as prescribed in Article 48-51 herein are incurred by individuals; a person who has the power to impose penalties may give a fine twice that given to an individual to an organization for the same violation.
If the aggravating penalties are imposed for environmental parameters in excess of the permissible limits prescribed in the technical regulations for the same waste sample, the violation of the highest fine of that waste sample shall be selected for imposing penalties.
Article 6. Application of technical regulations on environment and use of environmental parameters for determination of administrative violations against regulations on environmental protection and severity thereof
1. When organizational/ individual entities produce waste into the environment, the national technical regulations shall be applied to determine administrative violations against regulations on environmental protection and severity thereof; in case both national technical regulation and local technical regulation are available, the local technical regulation shall apply (hereinafter referred to as technical regulation).
2. If a parameter exceeds the permissible limit prescribed in the environmental technical regulation, the exceeding times shall be the highest value calculated by dividing the value collected by professional means and equipment, and from results of inspection, assessment, monitoring, measurement and analysis of certain environmental parameters of waste samples and/or surrounding environmental samples by the maximum permissible value of that parameter prescribed in the environmental technical regulation.
3. When imposing fines for the discharge of wastewater (as prescribed in Article 13 and Article 14 herein) or the discharge of dust and emission (as prescribed in Article 15 and Article 16 herein) in excess of the permissible limits prescribed in the environmental technical regulations, if the discharged wastewater or discharged dust and emission contain both hazardous and non-hazardous environmental parameters, and germs of various kinds in excess of the permissible limits prescribed in technical regulations or the pH value exceeds the permissible limits prescribed in the technical regulations, the penalty shall be imposed for the environmental parameter respectively with the violation upon which the highest fine is imposed of the wastewater or dust/ gas sample.
The fine for each of remaining environmental parameters in excess of the permissible limits prescribed in the technical regulations of the same waste sample shall be increased by 10 – 50% provided that the sum of fines for each violation shall not exceed the prescribed maximum fine.
In case a business establishment or a concentration of producers, businesses and service providers has many points of discharging wastewater or dust/emission in excess of the permissible limits prescribed in technical regulations, appropriate penalty shall be imposed on each point.
Article 7. Application of technical means and equipment to the discovery and imposition of penalties for administrative violations against regulations on environmental protection
1. The application of technical means and equipment to the discovery of administrative violations against regulations on environmental protection is provided for as follows:
a) The agencies and/or persons that have the power to impose penalties for administrative violations have the right to employ technical means and equipment in accordance with regulations in the Government’s Decree No. 165/2013/ND-CP dated November 12, 2013 providing for the management, use and list of technical means and equipment used to discover administrative violations against regulations on public order, traffic safety and environmental protection.
b) Results obtained by employing technical means and equipment shall be compared with the maximum permissible values of environmental parameters prescribed in technical regulations for determining administrative violations.
2. The agencies and/or persons that have the power to impose penalties for administrative violations may use results of inspection, assessment, measurement and analysis of environmental samples as the basis for imposing penalties for administrative violations against regulations on environmental protection. To be specific:
a) Results provided by the organizations that are granted Certificate of eligibility for provision of environmental monitoring service in accordance with the laws;
b) Results provided by environmental inspection, assessment and/or monitoring organizations that are established by competent state agencies, qualified and designated by competent agencies in accordance with specialized sector regulations;
c) Results obtained from the continuous and automatic monitoring system of wastewater/emission of an organization or individual and verified or calibrated by a competent agency in accordance with laws in case the continuous and automatic monitoring system must be installed and data obtained from that system must be directly transmitted to the Department of Natural Resource and Environment for inspection; if that organization or individual has received warning from competent state agency but still repeats the violation, the said results must be compared with the maximum permissible values of environmental parameters prescribed in current technical regulations for determining administrative violations committed by that organization or individual.
3. In case where a competent agency detected administrative violations through use of technical means and equipment to record images, the infringing individual/ organization is liable to cooperate with the competent agency to define objects and violations against regulations on environmental protection.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực