Chương III Nghị định 155/2016/NĐ-CP: Thẩm quyền, thủ tục xử phạt vi phạm hành chính
Số hiệu: | 155/2016/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 18/11/2016 | Ngày hiệu lực: | 01/02/2017 |
Ngày công báo: | 01/12/2016 | Số công báo: | Từ số 1217 đến số 1218 |
Lĩnh vực: | Tài nguyên - Môi trường, Vi phạm hành chính | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
25/08/2022 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nghị định 155/2016/NĐ-CP quy định các hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính, thẩm quyền lập biên bản, xử phạt vi phạm hành chính; trách nhiệm và cơ chế phối hợp trong hoạt động kiểm tra, thanh tra và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
1. Các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
Theo Nghị định số 155/2016, các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường gồm có:
+ Hành vi vi phạm quy định về kế hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá tác động bảo vệ môi trường và đề án bảo vệ môi trường.
+ Hành vi gây ô nhiễm môi trường; vi phạm các quy định về quản lý chất thải.
+ Hành vi vi phạm quy định về bảo vệ môi trường của cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung.
+ Hành vi vi phạm về thực hiện phòng, chống, khắc phục ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường.
+ Hành vi vi phạm hành chính về đa dạng sinh học, các hành vi cản trở hoạt động quản lý nhà nước, thanh tra, kiểm tra xử phạt vi phạm hành chính và các hành vi vi phạm khác về bảo vệ môi trường.
2. Các hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
- Nghị định 155/NĐ-CP quy định có các hình thức xử phạt chính là cảnh cáo, phạt tiền và các hình thức xử phạt bổ sung như tước quyền sử dụng có thời hạn đối với các giấy phép hoạt động và tịch thu phương tiện, tang vật vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
- Bên cạnh đó, Nghị định 155/2016 quy định một số các biện pháp khắc phục hậu quả kèm theo như:
+ Buộc khôi phục lại tình trạng môi trường đã bị ô nhiễm hoặc phục hồi môi trường bị ô nhiễm;
+ Buộc tháo dỡ hoặc di dời cây trồng, công trình;
+ Buộc tiêu hủy hàng hóa, máy móc, thiết bị phương tiện, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu hoặc buộc thu hồi, xử lý sản phẩm hết hạn sử dụng hoặc thải bỏ theo quy định; buộc thu hồi kết quả phát sinh từ các hoạt động tiếp cận nguồn gen trái pháp luật và các biện pháp khác.
3. Một số hình thức xử phạt và mức xử phạt đối với các hành vi vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
- Theo Nghị định 155/CP, phạt tiền đến 1.000.000 đồng nếu vứt, thải, bỏ đầu, mẫu và tàn thuốc lá không đúng nơi quy định tại khu vực chung cư, thương mại, dịch vụ và nơi công cộng.
- Phạt tiền đến 3.000.000 đồng nếu tiểu tiện, đại tiện không đúng nơi quy định tại khu vực chung cư, thương mại, dịch vụ và nơi công cộng.
- Nghị định 155/2016/NĐ quy định phạt tiền đến 7.000.000 đồng nếu vứt, bỏ rác thải sinh hoạt trên vỉa hè, đường phố, vào hệ thống thoát nước thải.
- Nghị định số 155 còn quy định phạt tiền đến 1 tỷ đồng nếu nhập khẩu, quá cảnh phế liệu có chứa chất phóng hoặc phế liệu không thuộc Danh mục được phép nhập khẩu.
Nghị định 155/2016/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường có hiệu lực từ ngày 01/2/2017.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 5.000.000 đồng;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm quy định tại các điểm a, b, c và đ khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng Giấy phép môi trường có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn thuộc thẩm quyền;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 50.000.000 đồng;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm quy định tại các điểm a, b, c, đ, e, g, h, i, k, l và m khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng Giấy phép môi trường có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
1. Chiến sỹ Công an nhân dân đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng,
2. Trạm trưởng, Đội trưởng của người được quy định tại khoản 1 Điều này có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 1.500.000 đồng.
3. Trưởng Công an cấp xã, Trưởng đồn Công an, Trạm trưởng Trạm Công an cửa khẩu, khu chế xuất có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 2.500.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 2.500.000 đồng;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm quy định tại các điểm a, c và đ khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
4. Trưởng Công an cấp huyện; Trưởng phòng Công an cấp tỉnh gồm: Trưởng phòng Cảnh sát môi trường và Trưởng phòng Quản lý xuất nhập cảnh đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng Giấy phép môi trường có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn thuộc thẩm quyền;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 25.000.000 đồng;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm quy định tại các điểm a, c, đ, i, k, l và m khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
5. Giám đốc Công an cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng Giấy phép môi trường có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 50.000.000 đồng;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm quy định tại các điểm a, c, đ, h, i, k, l và m khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
6. Cục trưởng Cục Cảnh sát môi trường, Cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng Giấy phép môi trường có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm quy định tại các điểm a, c, đ, h, i, k, l và m khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
1. Thanh tra viên chuyên ngành bảo vệ môi trường, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành bảo vệ môi trường của Sở Tài nguyên và Môi trường, Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 500.000 đồng;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm quy định tại các điểm a, c, đ, i, k, l và m khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
2. Chánh thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường và chức danh tương đương được Chính phủ giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về tài nguyên và môi trường có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng Giấy phép môi trường có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 50.000.000 đồng;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
3. Cục trưởng Cục Kiểm soát ô nhiễm thuộc Tổng cục Môi trường và chức danh tương đương được Chính phủ giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về tài nguyên và môi trường có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 250.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng Giấy phép môi trường có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 250.000.000 đồng;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
4. Chánh thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường và chức danh tương đương được Chính phủ giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về tài nguyên và môi trường có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng Giấy phép môi trường có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
5. Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành về tài nguyên và môi trường của Bộ Tài nguyên và Môi trường có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại khoản 3 Điều này.
Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành về tài nguyên và môi trường của Sở Tài nguyên và Môi trường, Tổng cục Môi trường và cơ quan tương đương được Chính phủ giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về tài nguyên và môi trường có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại khoản 2 Điều này.
Bộ đội biên phòng, Cảnh sát biển, Hải quan, Kiểm lâm, Thanh tra nông nghiệp và phát triển nông thôn, Thanh tra chuyên ngành thủy sản, Quản lý thị trường, Thuế, Cảng vụ hàng hải, Cảng vụ đường thủy nội địa có quyền xử phạt theo thẩm quyền quy định tại các Điều 40, 41, 42, 43, 44, 45 và 47 Luật xử lý vi phạm hành chính đối với những hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường có liên quan đến lĩnh vực mình quản lý quy định tại Nghị định này.
1. Phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường của các lực lượng được quy định cụ thể như sau:
a) Kiểm lâm có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền, thuộc lĩnh vực và phạm vi quản lý của mình đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường liên quan đến hoạt động kiểm lâm được quy định tại các Điều 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46 và 47 của Nghị định này. Thanh tra nông nghiệp và phát triển nông thôn có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền, thuộc lĩnh vực và phạm vi quản lý của mình đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường liên quan đến hoạt động nông nghiệp và phát triển nông thôn được quy định tại khoản 5 Điều 12, khoản 3 Điều 27, khoản 3 Điều 34, các Điều 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46 và 47 của Nghị định này. Thanh tra chuyên ngành thủy sản có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền, thuộc lĩnh vực và phạm vi quản lý của mình đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường liên quan đến hoạt động thủy sản được quy định tại khoản 5 Điều 12, khoản 3 Điều 27, các Điều 39, 41, 42, 43, 44, 45, 46 và 47 của Nghị định này;
b) Cảng vụ hàng hải có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền, thuộc lĩnh vực và phạm vi quản lý của mình đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường liên quan đến hoạt động hàng hải được quy định tại các Điều 27, 33, 34 và 47 của Nghị định này;
c) Cảng vụ đường thủy nội địa có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền, thuộc lĩnh vực và phạm vi quản lý của mình đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường trong khu vực đường thủy nội địa được quy định tại các Điều 33, 34 và 47 của Nghị định này;
d) Bộ đội biên phòng có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền, thuộc lĩnh vực và phạm vi quản lý của mình: đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường được quy định tại các Điều 33, 34, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46 và 47 của Nghị định này;
đ) Cảnh sát biển có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền, thuộc lĩnh vực và phạm vi quản lý của mình đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường xảy ra trên vùng biển, vùng đặc quyền kinh tế, vùng quyền chủ quyền của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được quy định tại các Điều 13, 14, 15, 16, 19, 20; các khoản 7, 8, 9 và 10 Điều 21; các khoản 6, 7, 8 và 9 Điều 22; các Điều 27, 33, 34, 39, 40, 41,42, 43, 44, 45, 46 và 47 của Nghị định này;
e) Hải quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền, thuộc lĩnh vực và phạm vi quản lý của mình đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường liên quan đến hoạt động hải quan được quy định tại các Điều 24, 25, 26, 40, 43, 45, 46 và 47 của Nghị định này;
g) Quản lý thị trường có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền, thuộc lĩnh vực và phạm vi quản lý của mình đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường liên quan đến hoạt động quản lý thị trường, hàng hóa và hoạt động mua, bán, sử dụng động vật hoang dã, được quy định tại các Điều 26, 40, 43, 46 và 47 của Nghị định này;
h) Công an nhân dân có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền, thuộc lĩnh vực và phạm vi quản lý của mình đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại các điểm d, đ, e, g, i, k, l, m, n và o khoản 1 Điều 9; khoản 3 Điều 10; khoản 4 Điều 11; các điểm c và d khoản 2, các điểm c, d, đ và e khoản 3, các điểm g, h, i và k khoản 4, khoản 5, các điểm b và c khoản 6, các điểm c, d, đ, e, g, h, i và k khoản 7 Điều 12; các Điều 13, 14, 15, 16, 17, 18 và 19; các khoản 1, 2, 3, 9, 10 và 11 Điều 20; điểm b khoản 2, các khoản 7, 8, 9 và 10 Điều 21; các khoản 5, 6, 7 và 8 Điều 22; các khoản 5, 6, 7 và 8 Điều 23; các khoản 2 và 3, các điểm đ, e và g khoản 4 Điều 24; các khoản 5, 6 và 7 Điều 25; điểm đ khoản 3, các khoản 4, 5 và 6 Điều 27; các khoản 1, 2, 3 và 5 Điều 31; điểm c khoản 4, điểm b khoản 5, điểm b khoản 6 và khoản 8 Điều 33; các điểm b và đ khoản 1, điểm d khoản 3 Điều 34; các khoản 2, 3 và 4 Điều 40; Điều 41, Điều 43 và Điều 47 của Nghị định này;
i) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền và phạm vi quản lý của mình đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường quy định tại các Điều 11, 19, 20, 28, 30, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46 và 47 của Nghị định này;
k) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền và phạm vi quản lý của mình đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường quy định tại các Điều 8, 10, 11, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 27, 28, 30, 36, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46 và 47 của Nghị định này;
l) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền và phạm vi quản lý của mình đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường quy định tại Nghị định này;
m) Chánh thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường và chức danh tương đương được Chính phủ giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về tài nguyên và môi trường có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quản lý đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường quy định tại Nghị định này;
n) Chánh thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường, Cục trưởng Cục Kiểm soát ô nhiễm và chức danh tương đương được Chính phủ giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về tài nguyên và môi trường có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường theo thẩm quyền trên phạm vi cả nước quy định tại Nghị định này.
2. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện các biện pháp nghiệp vụ theo chức năng và nhiệm vụ được giao để phát hiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; trường hợp phát hiện cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm không thuộc thẩm quyền xử phạt của mình thì phải lập biên bản vụ việc và phối hợp với cơ quan, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường để kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.
Trường hợp phát hiện cá nhân, tổ chức thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường thì thẩm quyền xử phạt thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 52 Luật xử lý vi phạm hành chính.
3. Chuyển hồ sơ vụ việc có dấu hiệu tội phạm về môi trường để truy cứu trách nhiệm hình sự và chuyển hồ sơ vụ vi phạm để xử phạt hành chính.
a) Việc chuyển hồ sơ vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm về môi trường để truy cứu trách nhiệm hình sự và chuyển hồ sơ vụ vi phạm để xử phạt vi phạm hành chính được thực hiện theo quy định của Điều 62 và Điều 63 Luật xử lý vi phạm hành chính và Bộ luật tố tụng hình sự.
b) Đối với vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm về môi trường được phát hiện qua công tác thanh tra được thực hiện theo quy định của pháp luật về thanh tra.
1. Việc kiểm tra, thanh tra và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường phải bảo đảm nguyên tắc không chồng chéo; không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cá nhân, tổ chức vi phạm. Một năm chỉ có một đoàn kiểm tra hoặc thanh tra trong lĩnh vực bảo vệ môi trường tại một cơ sở, doanh nghiệp, trừ trường hợp kiểm tra, thanh tra đột xuất theo quy định của pháp luật.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường thống nhất quản lý nhà nước về kiểm tra, thanh tra và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường trên phạm vi cả nước thông qua các nội dung sau đây:
a) Lập, phê duyệt, thực hiện kế hoạch kiểm tra, thanh tra trong lĩnh vực bảo vệ môi trường của Bộ Tài nguyên và Môi trường trên phạm vi cả nước theo quy định pháp luật; hằng năm định hướng đối tượng, lĩnh vực và địa bàn kiểm tra, thanh tra về bảo vệ môi trường cho bộ, cơ quan ngang bộ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
b) Chỉ đạo, hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lập, phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm tra, thanh tra trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; hướng dẫn quy trình, nghiệp vụ trong hoạt động kiểm tra, thanh tra và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường;
c) Phối hợp lực lượng Công an nhân dân phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh, phòng chống tội phạm và vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường; cung cấp thông tin kịp thời các dấu hiệu tội phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường của cá nhân, tổ chức cho lực lượng Công an nhân dân theo quy định của pháp luật;
d) Chủ trì xử lý các trường hợp chồng chéo trong hoạt động kiểm tra, thanh tra và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường theo nguyên tắc, trách nhiệm và cơ chế phối hợp tại Điều này; tổng hợp, công khai kết quả xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường trên phạm vi cả nước.
3. Bộ Công an chịu trách nhiệm và chỉ đạo lực lượng Công an nhân dân thực hiện các biện pháp phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh, phòng chống tội phạm, vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường và có trách nhiệm sau đây:
a) Tổ chức kiểm tra việc chấp hành pháp luật theo quy định pháp luật và theo định hướng của Bộ Tài nguyên và Môi trường; không kiểm tra các đối tượng thuộc kế hoạch kiểm tra, thanh tra hàng năm quy định tại điểm a khoản 2 và điểm a khoản 4 Điều này, trừ trường hợp phát hiện dấu hiệu tội phạm;
b) Chủ trì, phối hợp Bộ Tài nguyên và Môi trường và chỉ đạo lực lượng Công an nhân dân các cấp chủ trì, phối hợp cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường các cấp thực hiện kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường của cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật;
c) Cung cấp, chỉ đạo lực lượng Công an nhân dân cung cấp thông tin về các vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường của các đối tượng thuộc kế hoạch kiểm tra, thanh tra hằng năm của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường;
d) Chỉ đạo lực lượng Công an nhân dân phối hợp với cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường các cấp khi tiến hành kiểm tra đột xuất cá nhân, tổ chức có dấu hiệu vi phạm pháp luật do lực lượng Công an nhân dân phát hiện. Đoàn kiểm tra do lực lượng Công an nhân dân tổ chức phải có sự tham gia của cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường;
đ) Định kỳ 06 tháng và hàng năm báo cáo tình hình, kết quả kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường của lực lượng Công an nhân dân cho Bộ Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp, công khai theo quy định pháp luật.
4. Sở Tài nguyên và Môi trường cấp tỉnh có trách nhiệm:
a) Lập kế hoạch kiểm tra, thanh tra trong lĩnh vực bảo vệ môi trường trên cơ sở định hướng của Bộ Tài nguyên và Môi trường và kế hoạch kiểm tra, thanh tra đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt; phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm tra, thanh tra trong lĩnh vực bảo vệ môi trường thuộc thẩm quyền trên địa bàn sau khi có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
b) Tham gia các đoàn kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường trên địa bàn do Bộ Tài nguyên và Môi trường, lực lượng Công an nhân dân chủ trì; phối hợp với lực lượng Công an nhân dân trong hoạt động phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh, phòng chống tội phạm và vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường của cá nhân, tổ chức trên địa bàn;
c) Tổng hợp, báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tình hình, kết quả kiểm tra, thanh tra và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh định kỳ 06 tháng và hàng năm.
5. Các bộ cơ quan ngang bộ và Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm phối hợp trong hoạt động kiểm tra, thanh tra và xử phạt vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường bảo đảm nguyên tắc quy định tại khoản 1 Điều này.
1. Thủ tục tước quyền sử dụng Giấy phép môi trường có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn đối với hoạt động gây ô nhiễm hoặc cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ gây ô nhiễm môi trường quy định tại Chương II của Nghị định này thực hiện theo quy định tại Luật xử lý vi phạm hành chính.
2. Đối với cá nhân, tổ chức bị tước quyền sử dụng Giấy phép môi trường có thời hạn mà không có hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ liên quan đến Giấy phép môi trường thì khi hết thời hạn tước quyền sử dụng Giấy phép môi trường ghi trong quyết định xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt giao lại Giấy phép môi trường cho cá nhân, tổ chức đã bị tước Giấy phép môi trường đó.
3. Đối với cá nhân, tổ chức bị tước quyền sử dụng Giấy phép môi trường có thời hạn hoặc bị đình chỉ hoạt động có thời hạn mà có liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ gây ô nhiễm môi trường thì trách nhiệm của các cơ quan tổ chức thực hiện quyết định xử phạt như sau:
a) Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các bộ, ngành liên quan chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tổ chức thực hiện việc tước quyền sử dụng Giấy phép môi trường có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn đối với các trường hợp thuộc thẩm quyền phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, đề án bảo vệ môi trường chi tiết, xác nhận bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường của bộ, cơ quan ngang bộ;
Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Cơ quan của người đã xử phạt, Công an nhân dân các cấp, Ủy ban nhân dân cấp huyện, xã nơi có cá nhân, tổ chức vi phạm và các cơ quan có liên quan tổ chức niêm phong nhà xưởng, máy móc, trang thiết bị của cá nhân, tổ chức đó vào ngày bắt đầu áp dụng hình thức tước quyền sử dụng Giấy phép môi trường hoặc đình chỉ hoạt động được ghi trong quyết định xử phạt đối với trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm thuộc thẩm quyền phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường đề án bảo vệ môi trường chi tiết, xác nhận bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường của bộ, cơ quan ngang bộ và cơ quan được các bộ ủy quyền;
b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Cơ quan của người đã xử phạt, Công an cấp tỉnh, Công an cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp huyện, xã nơi có cá nhân, tổ chức vi phạm và các cơ quan có liên quan tổ chức niêm phong nhà xưởng, máy móc, trang thiết bị của cá nhân, tổ chức đó vào ngày bắt đầu áp dụng hình thức tước quyền sử dụng Giấy phép môi trường hoặc đình chỉ hoạt động được ghi trong quyết định xử phạt đối với trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm thuộc thẩm quyền phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, đề án bảo vệ môi trường chi tiết, xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường và cơ quan được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền;
c) Ủy ban nhân dân cấp huyện chủ trì, phối hợp với Cơ quan của người đã xử phạt, Công an cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có cá nhân, tổ chức vi phạm và các cơ quan có liên quan tổ chức niêm phong nhà xưởng, máy móc, trang thiết bị của cá nhân, tổ chức đó vào ngày bắt đầu áp dụng hình thức tước quyền sử dụng Giấy phép môi trường hoặc đình chỉ hoạt động được ghi trong quyết định xử phạt đối với trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm thuộc thẩm quyền xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường, đề án bảo vệ môi trường của Ủy ban nhân dân cấp huyện và cơ quan được Ủy ban nhân dân cấp huyện ủy quyền.
4. Trách nhiệm của cá nhân, tổ chức bị tước quyền sử dụng Giấy phép môi trường có thời hạn, bị đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc bị buộc áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm được quy định như sau:
a) Cá nhân, tổ chức bị tước quyền sử dụng Giấy phép môi trường có thời hạn hoặc bị đình chỉ hoạt động có thời hạn phải nghiêm chỉnh chấp hành quyết định xử phạt, tạo điều kiện thuận lợi để các cơ quan chức năng hoàn thành nhiệm vụ và chỉ được phép hoạt động trở lại khi đã được cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, xác nhận đã khắc phục xong hậu quả vi phạm;
b) Cá nhân, tổ chức bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm phải nghiêm chỉnh chấp hành quyết định xử phạt, báo cáo kết quả thực hiện về cơ quan đã xử phạt và cơ quan đã phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, đề án bảo vệ môi trường hoặc xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường, đề án bảo vệ môi trường để kiểm tra, giám sát;
c) Đối với các trường hợp vi phạm gây ô nhiễm môi trường hoặc bị buộc phải cải tạo, nâng cấp và xây dựng các công trình bảo vệ môi trường, cá nhân, tổ chức vi phạm phải khẩn trương khắc phục hậu quả vi phạm. Sau khi đã khắc phục xong hậu quả vi phạm, cá nhân, tổ chức phải gửi báo cáo kế hoạch vận hành thử nghiệm các công trình bảo vệ môi trường đã khắc phục cho cơ quan có thẩm quyền quy định tại điểm a khoản 2 Điều 55 của Nghị định này để kiểm tra, giám sát và cho phép vận hành thử nghiệm; thời gian vận hành thử các công trình bảo vệ môi trường là 30 ngày. Báo cáo kế hoạch vận hành thử nghiệm các công trình bảo vệ môi trường thực hiện theo Mẫu 01 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này; văn bản chấp thuận cho phép vận hành thử nghiệm các công trình bảo vệ môi trường đã khắc phục hậu quả vi phạm thực hiện theo Mẫu 02 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.
1. Thủ tục kiểm tra, thanh tra và xác nhận đã khắc phục xong hậu quả vi phạm hành chính đối với cá nhân, tổ chức bị tước quyền sử dụng Giấy phép môi trường, bị đình chỉ hoạt động trước khi đi vào hoạt động trở lại hoặc bị buộc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm trong trường hợp người đã xử phạt thuộc Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, đề án bảo vệ môi trường hoặc xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường, đề án bảo vệ môi trường (Cơ quan có thẩm quyền) được quy định như sau:
a) Trước ít nhất 15 ngày làm việc, kể từ thời điểm hết hạn tước quyền sử dụng Giấy phép môi trường, đình chỉ hoạt động hoặc khắc phục hậu quả vi phạm, cá nhân, tổ chức vi phạm phải gửi báo cáo kết quả đã khắc phục xong hậu quả vi phạm về bảo vệ môi trường (kèm theo các hồ sơ, tài liệu, số liệu và kết quả phân tích mẫu chất thải đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường do đơn vị có chức năng thực hiện) cho Cơ quan có thẩm quyền của người đã xử phạt. Báo cáo kết quả đã khắc phục xong hậu quả vi phạm về bảo vệ môi trường thực hiện theo Mẫu 03 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả đã khắc phục xong hậu quả vi phạm về bảo vệ môi trường, Cơ quan có thẩm quyền tiến hành kiểm tra, thanh tra việc khắc phục hậu quả vi phạm theo nội dung quyết định xử phạt và kết luận kiểm tra, thanh tra về bảo vệ môi trường (nếu có). Quyết định thành lập đoàn kiểm tra, thanh tra; biên bản kiểm tra, thanh tra việc khắc phục hậu quả vi phạm về bảo vệ môi trường thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và pháp luật về thanh tra;
c) Trường hợp cá nhân, tổ chức đã khắc phục xong hậu quả vi phạm về bảo vệ môi trường, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kiểm tra, thanh tra việc khắc phục vi phạm (trừ trường hợp phải trưng cầu kết quả giám định, đo đạc và phân tích mẫu môi trường), Cơ quan có thẩm quyền ban hành kết luận kiểm tra, thanh tra việc đã khắc phục xong hậu quả vi phạm về bảo vệ môi trường và tháo mở niêm phong (nếu có) để cá nhân, tổ chức hoạt động trở lại;
d) Trường hợp cá nhân, tổ chức chưa khắc phục xong hậu quả vi phạm về bảo vệ môi trường thì tiếp tục thực hiện việc khắc phục nhưng không quá thời hạn ghi trong quyết định xử phạt; trường hợp không đủ thời gian để khắc phục thì đề nghị Cơ quan có thẩm quyền xem xét, gia hạn để khắc phục nhưng không quá 24 tháng; trường hợp cố tình không thực hiện việc khắc phục vi phạm thì sẽ bị cưỡng chế thi hành theo quy định của pháp luật.
2. Thủ tục kiểm tra, thanh tra và xác nhận đã khắc phục xong hậu quả vi phạm hành chính đối với cá nhân, tổ chức bị tước quyền sử dụng Giấy phép môi trường, bị đình chỉ hoạt động trước khi đi vào hoạt động trở lại hoặc bị buộc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm trong trường hợp người đã xử phạt không thuộc Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, đề án bảo vệ môi trường hoặc xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường, đề án bảo vệ môi trường (Cơ quan có thẩm quyền) được quy định như sau:
a) Trước ít nhất 15 ngày làm việc, kể từ thời điểm hết hạn tước quyền sử dụng Giấy phép môi trường, đình chỉ hoạt động hoặc khắc phục hậu quả vi phạm, cá nhân, tổ chức vi phạm phải gửi báo cáo kết quả đã khắc phục xong hậu quả vi phạm về bảo vệ môi trường (kèm theo các hồ sơ, tài liệu, số liệu và kết quả phân tích mẫu chất thải đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường do đơn vị có chức năng thực hiện) và gửi cho:
- Tổng cục Môi trường (nếu dự án, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung thuộc thẩm quyền phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, đề án bảo vệ môi trường và xác nhận bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường của Bộ Tài nguyên và Môi trường, các bộ, cơ quan ngang bộ và cơ quan được các bộ ủy quyền);
- Sở Tài nguyên và Môi trường (nếu dự án, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung thuộc thẩm quyền phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, đề án bảo vệ môi trường và xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường và cơ quan được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền);
- Ủy ban nhân dân cấp huyện (nếu dự án, cơ sở sản xuất, kinh doanh và dịch vụ thuộc thẩm quyền xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường, đề án bảo vệ môi trường của Ủy ban nhân dân cấp huyện và cơ quan được Ủy ban nhân dân cấp huyện ủy quyền).
Báo cáo kết quả đã khắc phục xong hậu quả vi phạm về bảo vệ môi trường được gửi đồng thời cho cơ quan của người đã xử phạt để phối hợp kiểm tra, thanh tra việc khắc phục hậu quả vi phạm. Báo cáo kết quả đã khắc phục xong hậu quả vi phạm về bảo vệ môi trường thực hiện theo Mẫu 03 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả đã khắc phục xong hậu quả vi phạm về bảo vệ môi trường, Cơ quan có thẩm quyền quy định tại điểm a khoản này chủ trì, phối hợp với cơ quan của người đã xử phạt tiến hành kiểm tra, thanh tra việc khắc phục hậu quả vi phạm theo nội dung quyết định xử phạt và kết luận kiểm tra, thanh tra về bảo vệ môi trường (nếu có). Trường hợp cần thiết, Tổng cục Môi trường giao cho Sở Tài nguyên và Môi trường tiến hành kiểm tra, thanh tra việc khắc phục hậu quả vi phạm đối với trường hợp thuộc trách nhiệm kiểm tra, thanh tra của Tổng cục Môi trường. Quyết định thành lập đoàn kiểm tra, thanh tra; biên bản kiểm tra, thanh tra việc khắc phục hậu quả vi phạm về bảo vệ môi trường thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và pháp luật về thanh tra;
c) Trường hợp cá nhân, tổ chức đã khắc phục xong hậu quả vi phạm về bảo vệ môi trường, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kiểm tra, thanh tra việc khắc phục vi phạm (trừ trường hợp phải trưng cầu kết quả giám định, đo đạc và phân tích mẫu môi trường), Cơ quan có thẩm quyền quy định tại điểm a khoản này ban hành kết luận kiểm tra, thanh tra việc đã khắc phục xong hậu quả vi phạm về bảo vệ môi trường, đồng thời thông báo cho cơ quan có trách nhiệm quy định tại các điểm a, b và c khoản 3 Điều 54 Nghị định này tháo mở niêm phong (nếu có) để cá nhân, tổ chức hoạt động trở lại;
d) Trường hợp cá nhân, tổ chức chưa khắc phục xong hậu quả vi phạm về bảo vệ môi trường thì tiếp tục thực hiện việc khắc phục nhưng không quá thời hạn ghi trong quyết định xử phạt; trường hợp không đủ thời gian để khắc phục thì đề nghị Cơ quan có thẩm quyền quy định tại điểm a khoản này xem xét, gia hạn để khắc phục nhưng không quá 24 tháng; trường hợp cố tình không thực hiện việc khắc phục vi phạm thì sẽ bị cưỡng chế thi hành theo quy định của pháp luật.
3. Trường hợp cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung được nhiều Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, đề án bảo vệ môi trường hoặc xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường, đề án bảo vệ môi trường, Cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra việc khắc phục hậu quả vi phạm về bảo vệ môi trường là cơ quan cấp trên đã phê duyệt hoặc xác nhận. Trường hợp cần thiết, cơ quan cấp trên giao cho cơ quan cấp dưới kiểm tra, thanh tra việc khắc phục hậu quả vi phạm về bảo vệ môi trường.
1. Biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường được lập theo quy định tại Điều 58 của Luật xử lý vi phạm hành chính và Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính.
2. Các chức danh có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường bao gồm:
a) Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đang thi hành công vụ;
b) Công chức, viên chức đang thi hành nhiệm vụ bảo vệ môi trường của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tổng cục Môi trường; Sở Tài nguyên và Môi trường, Chi cục Bảo vệ môi trường và Ban Quản lý các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Phòng Tài nguyên và Môi trường thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện;
c) Công chức đang thi hành nhiệm vụ bảo vệ môi trường của ngành mình quản lý thuộc các bộ, cơ quan ngang bộ;
d) Cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn đang thi hành nhiệm vụ bảo vệ môi trường trên địa bàn quản lý;
đ) Chiến sĩ công an nhân dân, công an xã, phường, thị trấn và cán bộ trật tự công cộng đang thi hành nhiệm vụ liên quan đến bảo vệ môi trường tại các khu đô thị, khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng;
e) Cán bộ, công chức, viên chức thuộc Ban quản lý rừng, Ban quản lý các vườn Quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu dự trữ sinh quyển đang thi hành nhiệm vụ bảo vệ môi trường.
Người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính quy định tại khoản này khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường phải kịp thời lập biên bản để xử phạt hoặc chuyển đến người có thẩm quyền xử phạt theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và Nghị định này.
3. Mẫu biên bản và mẫu quyết định sử dụng trong xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường thực hiện theo quy định của Nghị định quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính.
Ban hành kèm theo Nghị định này Phụ lục II gồm 03 mẫu văn bản, báo cáo khắc phục hậu quả vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
1. Cá nhân, tổ chức có các hành vi vi phạm hành chính dưới đây sẽ bị công bố công khai thông tin về tình hình ô nhiễm và vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường:
a) Cá nhân, tổ chức bị tước quyền sử dụng Giấy phép môi trường;
b) Cá nhân, tổ chức bị đình chỉ hoạt động gây ô nhiễm môi trường hoặc bị đình chỉ hoạt động của cơ sở gây ô nhiễm môi trường;
c) Cơ sở bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm buộc di dời địa điểm đến vị trí phù hợp với quy hoạch và sức chịu tải của môi trường;
d) Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường gây hậu quả lớn hoặc gây ảnh hưởng xấu về dư luận xã hội.
2. Hình thức công bố công khai thông tin trên trang thông tin điện tử hoặc báo của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tổng cục Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi xảy ra vi phạm hành chính hoặc cơ quan chủ quản của người có thẩm quyền đã xử phạt vi phạm hành chính.
3. Thẩm quyền, thủ tục áp dụng biện pháp công khai thông tin về tình hình ô nhiễm và vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
a) Cơ quan của người đã tiến hành xử phạt các vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này có trách nhiệm công bố công khai thông tin về tình hình ô nhiễm và vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
Thủ trưởng cơ quan của người đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính gửi văn bản về việc công bố công khai và bản sao quyết định xử phạt vi phạm hành chính đến người phụ trách trang thông tin điện tử hoặc báo của cơ quan quản lý của bộ, của sở hoặc của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi xảy ra vi phạm trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định xử phạt.
b) Nội dung thông tin cần công khai bao gồm: Tên đăng ký kinh doanh, tên thương mại, tên tổ chức, cá nhân vi phạm, lĩnh vực hoạt động, kinh doanh chính; địa chỉ trụ sở chính của cơ sở kinh doanh, dịch vụ, tổ chức có hành vi vi phạm; hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; quá trình vi phạm và hậu quả do hành vi vi phạm gây ra; hình thức xử lý, biện pháp khắc phục hậu quả, thời gian khắc phục hậu quả.
c) Thủ trưởng cơ quan có trách nhiệm công bố công khai thông tin phải chịu trách nhiệm về nội dung thông tin công bố; phải có trách nhiệm đính chính thông tin sai lệch trong vòng 01 ngày làm việc, kể từ thời điểm phát hiện hoặc nhận được yêu cầu đính chính và phải chịu chi phí cho việc đính chính.
Người phụ trách trang thông tin điện tử hoặc báo đăng thông tin phải thực hiện việc đăng tin trong vòng 01 ngày làm việc đối với trang thông tin điện tử hoặc số báo tiếp theo kể từ thời điểm nhận được yêu cầu; trong trường hợp trang thông tin điện tử hoặc báo đăng không chính xác các thông tin quy định tại điểm b khoản 3 Điều này thì phải có trách nhiệm đính chính thông tin sai lệch trong vòng 01 ngày làm việc đối với trang thông tin điện tử hoặc số báo tiếp theo và phải chịu chi phí cho việc đính chính.
d) Trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải ghi rõ lý do áp dụng biện pháp công bố công khai thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm, nội dung thông tin, tên báo, trang tin điện tử đăng công khai thông tin.
đ) Báo, cơ quan phụ trách trang thông tin điện tử khi nhận được văn bản đề nghị công khai thông tin có trách nhiệm đăng đầy đủ các nội dung thông tin cần công khai tại số báo hoặc lần đăng tải liền sau đó.
e) Trường hợp việc công bố công khai thông tin không thể thực hiện đúng thời hạn vì những lý do bất khả kháng, người có thẩm quyền công bố công khai thông tin phải báo cáo thủ trưởng cấp trên trực tiếp và phải công bố công khai thông tin ngay sau khi sự kiện bất khả kháng đã được khắc phục.
g) Kinh phí thực hiện công bố công khai thông tin về bảo vệ môi trường được lấy từ kinh phí chi sự nghiệp môi trường, kinh phí hoạt động thường xuyên của cơ quan, đơn vị nơi người đã ra quyết định thực hiện công bố công khai.
1. Các biện pháp cưỡng chế, thẩm quyền, nội dung, trình tự, thủ tục và tổ chức thực hiện cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường được thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
2. Trách nhiệm tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế áp dụng hình thức xử phạt bổ sung đình chỉ hoạt động, cưỡng chế áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc di dời cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo thực hiện quyết định cưỡng chế áp dụng hình thức xử phạt bổ sung đình chỉ hoạt động, cưỡng chế áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc di dời cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Công an cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có cơ sở và các cơ quan có liên quan tổ chức thực hiện quyết định cưỡng chế áp dụng hình thức xử phạt bổ sung đình chỉ hoạt động, cưỡng chế áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc di dời cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
b) Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có cơ sở bị cưỡng chế áp dụng hình thức xử phạt bổ sung đình chỉ hoạt động, cưỡng chế áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc di dời cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng có trách nhiệm chỉ đạo các cơ quan liên quan phối hợp thực hiện việc cưỡng chế đình chỉ hoạt động, buộc di dời cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
c) Công an nhân dân các cấp có liên quan có trách nhiệm bảo đảm trật tự, an toàn trong quá trình cưỡng chế, bố trí lực lượng ngăn chặn kịp thời các hành vi gây rối, chống người thi hành công vụ trong quá trình thi hành quyết định cưỡng chế áp dụng hình thức xử phạt bổ sung đình chỉ hoạt động, cưỡng chế áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc di dời cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng khi được yêu cầu.
1. Tổ chức, cá nhân liên quan đến đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định áp dụng hình thức xử phạt bổ sung đình chỉ hoạt động, cưỡng chế áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc di dời cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng có trách nhiệm phối hợp thực hiện việc cưỡng chế áp dụng hình thức xử phạt bổ sung đình chỉ hoạt động, cưỡng chế áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc di dời cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng khi có yêu cầu.
2. Kho bạc nhà nước, Ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng khác thực hiện các biện pháp phong tỏa tài khoản tiền gửi kể từ thời điểm thực hiện cưỡng chế quy định trong quyết định cưỡng chế áp dụng hình thức xử phạt bổ sung đình chỉ hoạt động hoặc cưỡng chế áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc di dời cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
3. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi Giấy phép môi trường và giấy phép liên quan theo quy định của pháp luật kể từ thời điểm thực hiện cưỡng chế quy định trong quyết định cưỡng chế áp dụng hình thức xử phạt bổ sung đình chỉ hoạt động, cưỡng chế áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc di dời cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ trưởng các bộ, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong việc thực hiện quyết định cưỡng chế áp dụng hình thức xử phạt bổ sung đình chỉ hoạt động hoặc cưỡng chế áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc di dời cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
POWER AND PROCEDURES FOR IMPOSING ADMINISTRATIVE PENALTIES
Article 48. Power to impose administrative penalties of Chairpersons of People’s Committees at all levels
1. Chairpersons of Communal-level People’s Committees have the power to:
a) Issue warning;
b) Impose a fine up to VND 5,000,000;
c) Confiscate the exhibit and instrumentality of administrative violation worth up to VND 5,000,000;
d) Enforce the remedial measures mentioned in Points a, b, c and dd Clause 3 Article 4 of this Decree.
2. Chairpersons of District-level People’s Committees have the power to:
a) Issue warning;
b) Impose a fine up to VND 50,000,000;
c) Suspend environmental license or suspend relevant activities intra vires for definite period;
d) Confiscate the exhibit and instrumentality of administrative violation worth up to VND 50,000,000;
dd) Enforce the remedial measures mentioned in Points a, b, c, dd, e, g, h, i, k, l and m Clause 3 Article 4 of this Decree.
3. Chairpersons of Provincial-level People’s Committees have the power to:
a) Issue warning;
b) Impose a fine up to VND 1,000,000,000;
c) Suspend environmental license or suspend relevant activities for definite period;
d) Confiscate the exhibits and instrumentalities of administrative violations;
dd) Enforce the remedial measures mentioned in Clause 3 Article 4 of this Decree.
Article 49. Power to impose administrative penalties of People’s Public Security Forces
1. Soldiers on duty of People’s Public Security Forces have the power to:
a) Issue warning;
b) Impose a fine up to VND 500,000;
2. Heads of public security stations, and leaders of soldiers mentioned in Clause 1 of this Article have the power to:
a) Issue warning;
b) Impose a fine up to VND 1,500,000;
3. Communal-level police chiefs, heads of public security stations, heads of public security stations at border gates or export processing zones have the power to:
a) Issue warning;
b) Impose a fine up to VND 2,500,000;
c) Confiscate the exhibit and instrumentality of administrative violation worth up to VND 2,500,000;
d) Enforce the remedial measures mentioned in Points a, c and dd Clause 3 Article 4 of this Decree.
4. Chiefs of District-level Police Agencies, Chiefs of Provincial-level Police Agencies, including Chiefs of Environmental Police Agencies and Chiefs of Immigration Departments on duty have the power to:
a) Issue warning;
b) Impose a fine up to VND 25,000,000;
c) Suspend environmental license or suspend relevant activities intra vires for definite period;
d) Confiscate the exhibit and instrumentality of administrative violation worth up to VND 25,000,000;
dd) Enforce the remedial measures mentioned in Points a, c, dd, i, k, l and m Clause 3 Article 4 of this Decree.
5. Directors of Provincial-level Police Security Departments have the power to:
a) Issue warning;
b) Impose a fine up to VND 50,000,000;
c) Suspend environmental license or suspend relevant activities for definite period;
d) Confiscate the exhibit and instrumentality of administrative violation worth up to VND 50,000,000;
dd) Enforce the remedial measures mentioned in Points a, c, dd, h, i, k, l and m Clause 3 Article 4 of this Decree.
6. Director of the Environmental Police Administration and Director of Immigration Department on duty shall have the power to:
a) Issue warning;
b) Impose a fine up to VND 1,000,000,000;
c) Suspend environmental license or suspend relevant activities for definite period;
d) Confiscate the exhibits and instrumentalities of administrative violations;
dd) Enforce the remedial measures mentioned in Points a, c, dd, h, i, k, l and m Clause 3 Article 4 of this Decree.
Article 50. Power to impose administrative penalties of specialized inspectorates
1. Environmental inspectors on duty and persons on duty who are assigned to conduct specialized environmental inspections of Departments of Natural Resources and Environment, Vietnam Environment Administration, or Ministry of Natural Resources and Environment have the power to:
a) Issue warning;
b) Impose a fine up to VND 500,000;
c) Confiscate the exhibit and instrumentality of administrative violation worth up to VND 500,000;
d) Enforce the remedial measures mentioned in Points a, c, dd, i, k, l and m Clause 3 Article 4 of this Decree.
2. The Chief Inspectors of Departments of Natural Resources and Environment and holders of equivalent titles who are assigned by the Government to conduct specialized inspections of natural resources and environment issues shall have the power to:
a) Issue warning;
b) Impose a fine up to VND 50,000,000;
c) Suspend environmental license or suspend relevant activities for definite period;
d) Confiscate the exhibit and instrumentality of administrative violation worth up to VND 50,000,000;
dd) Enforce the remedial measures mentioned in Clause 3 Article 4 of this Decree.
3. Director of Department of Pollution Control affiliated to the Vietnam Environment Administration and holders of equivalent titles who are assigned by the Government to conduct specialized inspections of natural resources and environment issues shall have the power to:
a) Issue warning;
b) Impose a fine up to VND 250,000,000;
c) Suspend environmental license or suspend relevant activities for definite period;
d) Confiscate the exhibit and instrumentality of administrative violation worth up to VND 250,000,000;
dd) Enforce the remedial measures mentioned in Clause 3 Article 4 of this Decree.
4. The Chief Inspector of Ministry of Natural Resources and Environment, Director General of Vietnam Environment Administration and holders of equivalent titles who are assigned by the Government to conduct specialized inspections of natural resources and environment issues shall have the power to:
a) Issue warning;
b) Impose a fine up to VND 1,000,000,000;
c) Suspend environmental license or suspend relevant activities for definite period;
d) Confiscate the exhibits and instrumentalities of administrative violations;
dd) Enforce the remedial measures mentioned in Clause 3 Article 4 of this Decree.
5. Heads of inspectorates in natural resources and environment of Ministry of Natural Resources and Environment shall have the power to impose administrative penalties as prescribed in Clause 3 of this Article.
Heads of inspectorates in natural resources and environment of Departments of Natural Resources and Environment, Vietnam Environment Administration and equivalent-level agencies that are assigned by the Government to conduct inspections of natural resources and environment issues shall have the power to impose administrative penalties as prescribed in Clause 2 of this Article.
Article 51. Power to impose administrative penalties of other forces
Border guard forces, coast guard units, customs agencies, forestry agencies, agriculture and rural development inspectorates, aquatic product inspectorates, market management forces, taxation agencies, maritime authorities, and inland waterways authorities shall have the rights to impose administrative penalties according to the power set forth in Articles 40, 41, 42, 43, 44, 45 and 47 of the Law on penalties for administrative violations with respect of administrative violations against regulations on environmental protection in connection with their managing sectors as prescribed in this Decree.
Article 52. Determination of power to impose penalties for administrative violations against regulations on environmental protection; transfer of case dossiers denoting environmental crimes for criminal prosecution
1. The power to impose penalties for administrative violations against regulations on environmental protection of competent forces is determined as follows:
a) Forestry forces shall, under their authority, and within their managing sectors and scope, have the power to impose penalties for administrative violations against regulations on environmental protection involving ranger activities prescribed in Articles 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46 and 47 of this Decree. Agriculture and rural development inspectorates shall, under their authority, and within their managing sectors and scope, have the power to impose penalties for administrative violations against regulations on environmental protection involving agriculture and rural development activities prescribed in Clause 5 Article 12, Clause 3 Article 27, Clause 3 Article 34, and Articles 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46 and 47 of this Decree. Aquaculture inspectorates shall, under their authority, and within their managing sectors and scope, have the power to impose penalties for administrative violations against regulations on environmental protection involving aquatic activities prescribed in Clause 5 Article 12, Clause 3 Article 27, and Articles 39, 41, 42, 43, 44, 45, 46 and 47 of this Decree;
b) Maritime authorities shall, under their authority, and within their managing sectors and scope, have the power to impose penalties for administrative violations against regulations on environmental protection involving maritime activities prescribed in Articles 27, 33, 34 and 47 of this Decree;
c) Inland waterway authorities shall, under their authority, and within their managing sectors and scope, have the power to impose penalties for administrative violations against regulations on environmental protection involving inland waterway activities prescribed in Articles 33, 34 and 47 of this Decree;
d) Border guard forces shall, under their authority, and within their managing sectors and scope, have the power to impose penalties for administrative violations against regulations on environmental protection prescribed in Articles 33, 34, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46 and 47 of this Decree;
dd) Coast guard forces shall, under their authority, and within their managing sectors and scope, have the power to impose penalties for administrative violations against regulations on environmental protection committed in the coastal zone, the exclusive economic zone or zones under the sovereignty of the Socialist Republic of Vietnam prescribed in Articles 13, 14, 15, 16, 19, 20, Clauses 7, 8, 9 and 10 Article 21, Clauses 6, 7, 8 and 9 Article 22, and Articles 27, 33, 34, 39, 40, 41,42, 43, 44, 45, 46 and 47 of this Decree;
e) Customs agencies shall, under their authority, and within their managing sectors and scope, have the power to impose penalties for administrative violations against regulations on environmental protection involving customs activities prescribed in Articles 24, 25, 26, 40, 43, 45, 46 and 47 of this Decree;
g) Market management forces shall, under their authority, and within their managing sectors and scope, have the power to impose penalties for administrative violations against regulations on environmental protection with respect of market management activities, commodities and the trading and use of wild animals prescribed in Articles 26, 40, 43, 46 and 47 of this Decree;
h) People’s public security forces shall, under their authority, and within their managing sectors and scope, have the power to impose penalties for administrative violations prescribed in Points d, dd, e, g, i, k, l, m, n and o Clause 1 Article 9; Clause 3 Article 10; Clause 4 Article 11; Points c and d Clause 2, Points c, d, dd and e Clause 3, Points g, h, i and k Clause 4, Clause 5, Points b and c Clause 6, Points c, d, dd, e, g, h, i and k Clause 7 Article 12; Articles 13, 14, 15, 16, 17, 18 and 19; Clauses 1, 2, 3, 9, 10 and 11 Article 20; Point b Clause 2, Clauses 7, 8, 9 and 10 Article 21; Clauses 5, 6, 7 and 8 Article 22; Clauses 5, 6, 7 and 8 Article 23; Clauses 2 and 3, Point dd, e and g Clause 4 Article 24; Clauses 5, 6 and 7 Article 25; Point dd Clause 3, Clauses 4, 5 and 6 Article 27; Clauses 1, 2, 3 and 5 Article 31; Point c Clause 4, Point b Clause 5, Point b Clause 6 and Clause 8 Article 33; Points b and dd Clause 1, Point d Clause 3 Article 34; Clauses 2, 3 and 4 Article 40; Article 41, Article 43 and Article 47 of this Decree;
i) Chairpersons of Communal-level People’s Committees shall, within their authority and managing scope, have the power to impose penalties for administrative violations against regulations on environmental protection prescribed in Articles 11, 19, 20, 28, 30, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46 and 47 of this Decree;
k) Chairpersons of District-level People’s Committees shall, within their authority and managing scope, have the power to impose penalties for administrative violations against regulations on environmental protection prescribed in Articles 8, 10, 11, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 27, 28, 30, 36, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46 and 47 of this Decree;
l) Chairpersons of Provincial-level People’s Committees shall, within their authority and managing scope, have the power to impose penalties for all administrative violations against regulations on environmental protection prescribed in this Decree;
m) Chief Inspectors of Departments of Natural Resources and Environment and holders of equivalent titles who are assigned by the Government to conduct specialized inspections of natural resources and environment shall have the power to impose penalties for administrative violations against regulations on environmental protection which are prescribed in this Decree and committed within their managing provinces or central-affiliated cities;
n) Chief Inspector of Ministry of Natural Resources and Environment, Director General of Vietnam Environment Administration and holders of equivalent titles who are assigned by the Government to conduct specialized inspections of natural resources and environment shall have the power to impose penalties for administrative violations against regulations on environmental protection prescribed in this Decree within the nationwide scope intra vires.
2. The persons that have the power to impose administrative penalties prescribed in Clause 1 of this Article may, within the ambit of their assigned functions and duties, implement professional methods to detect administrative violations against regulations on environmental protection; make records of administrative violations against regulations on environmental protection which are not under their competence, and cooperate with competent agencies/ persons that have the power to impose penalties for such violations in inspecting and handling such violations in accordance with law regulations.
If an organizational or individual entity commits more than one violation against regulations on environmental protection, the power to impose administrative penalties shall comply with regulations in Clause 4 Article 52 of the Law on penalties for administrative violations.
3. Transfer of case dossiers denoting environmental crimes for criminal prosecution and dossiers of violations for imposition of administrative penalties:
a) The transfer of case dossiers denoting environmental crimes for criminal prosecution and dossiers of violations for imposition of administrative penalties shall be performed in accordance with regulations in Article 62 and Article 63 of the Law on penalties for administrative violations and the Code of Criminal Procedures.
b) Handling of violations suspected of environmental crimes which are detected through the inspection shall comply with regulations of the law on inspection.
Article 53. Responsibility and coordination mechanism in inspection and imposition of penalties for administrative violations against regulations on environmental protection
1. The inspection and imposition of penalties for administrative violations against regulations on environmental protection must ensuring the principle of non-overlap and not causing influence on normal activities of committing organization or individual. Only one inspection team is established to inspect the compliance with regulations on environmental protection of a business establishment or enterprise every year, except for unexpected inspection as regulated by laws.
2. Ministry of Natural Resources and Environment shall consistently perform state management of inspection and imposition of penalties for administrative violations against regulations on environmental protection nationwide with respect of the following contents:
a) Formulate, apply for approval and implement the plan for inspection of the compliance with regulations on environmental protection of Ministry of Natural Resources and Environment nationwide in accordance with laws; annually orientate ministries, ministerial-level agencies and provincial-level people’s committees in subjects, sectors and regions of inspection of the compliance with regulations on environmental protection;
b) Instruct provincial-level people’s committees to formulate, apply for approval and implement their plans for inspection of the compliance with regulations on environmental protection; provide guidance on professional procedures for inspecting and imposing penalties for administrative violations against regulations on environmental protection;
c) Coordinate with People’s Public Security Forces in detecting, preventing and combating environmental crimes and violations against regulations on environmental protection; timely provide information about organizations and/or individuals suspected of environmental crimes to the People’s Public Security Forces in accordance with laws;
d) Take charge of handling overlapped inspection and imposition of penalties for administrative violations against regulations on environmental protection according to the principles, responsibility and coordination mechanism prescribed in this Article; consolidate and announce results of penalties imposed for violations administrative violations against regulations on environmental protection nationwide.
3. Ministry of Public Security shall instruct the People’s Public Security Forces in implementing measures to prevent, detect and combat environmental crimes and violations against regulations on environmental protection, and be responsible for:
a) Organizing the inspection of compliance with the laws and guidelines of Ministry of Natural Resources and Environment; the subjects of the plan for annual inspection prescribed in Point a Clause 2 and Point a Clause 4 of this Article shall not be subject to the said inspection, except for cases suspected of environmental crimes;
b) Taking charge and coordinating with Ministry of Natural Resources and Environment, and instructing People’s Public Security Forces to take charge and coordinate with competent environment agencies in inspecting the compliance with regulations on environmental protection by agencies, organizations and individuals in accordance with laws;
c) Providing information and instructing the People’s Public Security Forces to provide information about violations against regulations on environmental protection committed by subjects of the plan for annual inspection of environmental agencies;
d) Instructing the People’s Public Security Forces to coordinate with competent environment agencies in conducting unexpected inspection of organizational/ individual entities suspected of environmental crimes upon the detection of the People’s Public Security Forces. The inspection team established by the People’s Public Security Force must include member(s) of the environment agency;
dd) Every 06 months and on annual basis, submitting reports on the inspection and imposition of penalties for administrative violations against regulations on environmental protection of the People’s Public Security Forces to Ministry of Natural Resources and Environment for consolidation and announcement as regulated by laws.
4. Provincial Departments of Natural Resources and Environment shall be responsible for:
a) Formulating plans for inspection of the compliance with regulations on environmental protection on the basis of guidelines of Ministry of Natural Resources and Environment and inspection plans approved by Provincial-level People’s Committees; applying for approval and organizing the implementation of approved plans for inspection of the compliance with regulations on environmental protection intra vires in provinces after obtaining written consent from Ministry of Natural Resources and Environment;
b) Participating in inspection teams responsible by Ministry of Natural Resources and Environment or the People’s Public Security Forces to inspect the compliance with regulations on environmental protection in provinces; coordinating with the People’s Public Security Forces in preventing, detecting and combating environmental crimes and violations against regulations on environmental protection in provinces;
c) Every 06 months and on annual basis, submitting consolidate reports on the inspection and imposition of penalties for administrative violations against regulations on environmental protection in provinces to Ministry of Natural Resources and Environment and Provincial-level People’s Committees.
5. Ministries, ministerial-level agencies and People’s Committees at all levels shall assume responsibility to coordinate in inspecting and imposing penalties for administrative violations against regulations on environmental protection according to the principle specified in Clause 1 of this Article.
Article 54. Procedures for suspending environmental licenses or activities for definite period or enforcing the application of remedial measures and responsibility of relevant agencies
1. Procedures for suspending the environmental license or activities causing the environmental pollution or those of producer, business or service provider as prescribed in Chapter II of this Decree for definite period shall be performed in compliance with regulations of the Law on penalties for administrative violations.
2. The organizational or individual entity whose environmental license has been suspended for definite period and production/ business activities or services are unconnected with the suspended environmental license shall have its suspended license returned by the person who has the power to impose administrative penalty when the suspension period specified in the decision on imposition of administrative penalty expires.
3. If organizational/ individual entities whose environmental licenses or activities are suspended for definite period have production/ business activities and services causing the environmental pollution, agencies making decision on imposition of administrative penalties shall assume the following responsibilities:
a) Ministry of Natural Resources and Environment shall coordinate with Provincial-level People’s Committees, ministries and relevant regulatory bodies in instructing specialized agencies to organize the suspension of environmental license or activities in cases the EIA reports/ environmental protection schemes or certificates of the registration of satisfaction of environmental standards of violating entities are approved/ granted by ministries/ ministerial-level agencies;
Departments of Natural Resources and Environment shall take charge and coordinate with agencies of the persons imposing administrative penalties, the People’s Public Security Forces and the People’s Committees of districts or communes where the violations are committed and relevant agencies to seal workshops, machinery and/or equipment of the violating organizational/ individual entities on the beginning date of the suspension of environmental licenses or activities specified in decisions on imposition of administrative penalties in cases where the EIA reports/ environmental protection schemes or certificates of the registration of satisfaction of environmental standards of violating entities are approved/ granted by ministries/ ministerial-level agencies or ministries' authorized agencies;
b) Provincial-level People’s Committees shall instruct Departments of Natural Resources and Environment to take charge and coordinate with agencies of the persons imposing administrative penalties, the Provincial-level Police Departments, the District-level Police Departments, the People’s Committees of districts or communes where the violations are committed and relevant agencies to seal workshops, machinery and/or equipment of the violating organizational/ individual entities of the violating organizational/ individual entities on the beginning date of the suspension of environmental licenses or activities specified in decisions on imposition of administrative penalties in cases where the EIA reports/ environmental protection schemes or certificates of the registration of satisfaction of environmental standards of violating entities are approved/ granted by Provincial-level People’s Committees, Departments of Natural Resources and Environment or authorized agencies of the Provincial-level People’s Committees;
c) The District-level People’s Committees shall take charge and coordinate with agencies of the persons imposing administrative penalties, the District-level Police Departments, the People’s Committees of communes where the violations are committed and relevant agencies to seal workshops, machinery and/or equipment of the violating organizational/ individual entities of the violating organizational/ individual entities on the beginning date of the suspension of environmental licenses or activities specified in decisions on imposition of administrative penalties in cases where the environmental protection plans/ schemes are certified by the District-level People’s Committees or authorized agencies of the District-level People’s Committees.
4. Responsibilities of violating entities whose environmental licenses or activities are suspended or that must enforce remedial measures:
a) Organizational/ individual entities whose environmental licenses or activities are suspended for definite period must strictly implement decisions on imposition of administrative penalties, facilitate competent agencies in fulfilling their duties and may resume their activities only when results of enforced remedial measures are verified/ certified by competent agencies;
b) Organizational/ individual entities that are liable to implement remedial measures must strictly comply with decisions on imposition of administrative penalties, and submit reports on results of such remedial measures to agencies giving approval for their EIA reports, environmental protection schemes or certifying their environmental protection plans/ schemes for inspection;
c) In cases of violations that cause the environmental pollution or where the implementation of environmental improvement/ restoration measures and the construction of environmental protection works are compulsory, violating entities must promptly implement remedial measures. Violating entities must, after having implemented remedial measures, send reports on the plan on trial operation of environmental protection works to competent agencies prescribed in Point a Clause 2 Article 55 of this Decree for inspection and giving approval for trial operation; the period for trial operation of the environmental protection works shall be 30 days. The report on the plan for trial operation of environmental protection works shall be made using Form No. 01 stated in Annex II enclosed with this Decree; the written approval for trial operation of environmental protection works shall be granted using Form No. 02 stated in Annex II enclosed with this Decree.
Article 55. Inspection and certification of results of remedial measures against administrative violations against regulations on environmental protection
1. Procedures for inspection and certification of results of remedial measures against administrative violations carried out by the violating entities whose environmental licenses or activities are suspended for definite period before they resume their activities, or the violating entities that are liable to implement remedial measures in cases the persons imposing administrative penalties work at competent agencies that give approval for EIA reports/ environmental protection schemes or certify environmental protection plans/ schemes (hereinafter referred to as competent agencies):
a) At least 15 working days before the suspension period of environmental license/ activities or the prescribed period for implementing remedial measures expires, the violating entity must send the report on results of the implemented remedial measures against administrative violations against regulations on environmental protection (enclosed with documents, materials, data and results of analysis of waste samples in conformity with environmental technical regulations conducted by a functional agency) to the competent agency of the person imposing administrative penalties. The report on results of implemented remedial measures against administrative violations against regulations on environmental protection shall be prepared using Form No. 03 stated in Annex II enclosed with this Decree;
b) Within 05 working days as of the receipt of the report on results of implemented remedial measures against administrative violations against regulations on environmental protection, the competent agency shall conduct an inspection of results of implemented remedial measures according to the contents of the decision on imposition of administrative penalties and conclusion of inspection of compliance with regulations on environmental protection (if any). The decision on the establishment of inspection team and the record of inspection of results of implemented remedial measures against administrative violations against regulations on environmental protection shall be made in accordance with regulations of the law on environmental protection and the law on inspection;
c) In case the violating entity has finished the implementation of remedial measures against administrative violations against regulations on environmental protection, the competent agency shall, within 05 working days as of the completion of the inspection of results of implemented remedial measures (except for cases where results of inspection, measurement and analysis of environmental samples must be consulted), make certification of results of remedial measures against administrative violations against regulations on environmental protection and remove the seals (if any) in order that the violating entity may resume its activities;
d) If the violating entity does still not yet finish the implementation of remedial measures against administrative violations against regulations on environmental protection, it shall continue implementing remedial measures provided the period for implementing remedial measures specified in the decision on imposition of administrative penalties must be ensured; if the prescribed period is not enough for finishing the implementation of remedial measures, the violating entity may apply to the competent agency for an extension provided it must less than 24 months; if the violating entity deliberately does not implement remedial measures against violations, it shall be forced to implement remedial measures as prescribed by laws.
2. Procedures for inspection and certification of results of remedial measures against administrative violations carried out by the violating entities whose environmental licenses or activities are suspended for definite period before they resume their activities, or the violating entities that are liable to implement remedial measures in cases the persons imposing administrative penalties do not work at competent agencies that give approval for EIA reports/ environmental protection schemes or certify environmental protection plans/ schemes (hereinafter referred to as competent agencies):
a) At least 15 working days before the suspension period of environmental license/ activities or the prescribed period for implementing remedial measures expires, the violating entity must prepare and send the report on results of the implemented remedial measures against administrative violations against regulations on environmental protection (enclosed with documents, materials, data and results of analysis of waste samples in conformity with environmental technical regulations conducted by a functional agency) to:
- The Vietnam Environment Administration (if the project, the business establishment or the concentration of producers, businesses and service providers has its EIA report, environmental protection scheme or certificate of the registration of satisfaction of environmental standards approved/ granted by Ministry of Natural Resources and Environment, Ministry, ministerial-level agency or ministry’s authorized agency);
- Provincial Department of Natural Resources and Environment (if the project, the business establishment or the concentration of producers, businesses and service providers has its EIA report, environmental protection scheme or certificate of the registration of satisfaction of environmental standards approved/ granted by the Provincial-level People’s Committee, Provincial Department of Natural Resources and Environment or an authorized agency of the Provincial-level People’s Committee);
- The District-level People’s Committee (if the project, the producer, the business or the service provider has its environmental protection plan or scheme certified by the District-level People’s Committee or an authorized agency of the District-level People’s Committee).
The report on results of implemented remedial measures against administrative violations against regulations on environmental protection must be also sent to the agency of the person imposing administrative penalties for cooperation in conducting inspection of results of implemented remedial measures. The report on results of implemented remedial measures against administrative violations against regulations on environmental protection shall be prepared using Form No. 03 stated in Annex II enclosed with this Decree;
b) Within 05 working days as of the receipt of the report on results of implemented remedial measures against administrative violations against regulations on environmental protection, the competent agency prescribed in Point a of this Clause shall take charge and coordinate with the agency of the person imposing administrative penalties in conducting an inspection of results of implemented remedial measures according to the contents of the decision on imposition of administrative penalties and conclusion of inspection of compliance with regulations on environmental protection (if any). The Vietnam Environment Administration shall, where necessary, assigns Provincial Departments of Natural Resources and Environment to conduct the inspection of results of remedial measures against administrative violations implemented by violating entities in cases where such inspection is subject to the responsibility of the Vietnam Environment Administration. The decision on the establishment of inspection team and the record of inspection of results of implemented remedial measures against administrative violations against regulations on environmental protection shall be made in accordance with regulations of the law on environmental protection and the law on inspection;
c) In case the violating entity has finished the implementation of remedial measures against administrative violations against regulations on environmental protection, the competent agency prescribed in Point a of this Clause shall, within 05 working days as of the completion of the inspection of results of implemented remedial measures (except for cases where results of inspection, measurement and analysis of environmental samples must be consulted), make certification of results of remedial measures against administrative violations against regulations on environmental protection and notify the responsible agencies prescribed in Points a, b and c Clause 3 Article 54 of this Decree to remove the seals (if any) in order that the violating entity may resume its activities;
d) If the violating entity does still not yet finish the implementation of remedial measures against administrative violations against regulations on environmental protection, it shall continue implementing remedial measures provided the period for implementing remedial measures specified in the decision on imposition of administrative penalties must be ensured; if the prescribed period is not enough for finishing the implementation of remedial measures, the violating entity may apply to the competent agency prescribed in Point a of this Clause for an extension provided it must less than 24 months; if the violating entity deliberately does not implement remedial measures against violations, it shall be forced to implement remedial measures as prescribed by laws.
3. In case the EIA report, the environmental protection scheme or the environmental protection plan/ scheme of a business establishment or a concentration of producers, businesses and service providers is approved or certified by multiple agencies, the agency that has the power to inspect results of implemented remedial measures against administrative violations against regulations on environmental protection shall be the superior agency that has given approval or certification thereof. The superior agency may, where necessary, assign an inferior agency to conduct the inspection of results of implemented remedial measures against administrative violations against regulations on environmental protection.
Article 56. Regulations on violation notices and the power to make notices and decisions on imposition of penalties for administrative violations against regulations on environmental protection
1. The notices of administrative violations against regulations on environmental protection shall be made in accordance with regulations in Article 58 of the Law on penalties for administrative violations and the Government’s Decree No. 81/2013/ND-CP dated July 19, 2013 elaborating a number of articles and providing measures to implement the Law on penalties for administrative violations.
2. The following persons shall have the power to make notices of administrative violations against regulations on environmental protection:
a) On-duty persons who have the power to impose penalties for administrative violations against regulations on environmental protection;
b) Officials and public employees performing environmental protection duty of the Ministry of Natural Resources and Environment or the Vietnam Environment Administration; the Provincial Departments of Natural Resources and Environment, Environmental Protection Agencies, and the Management Boards of economic zones, industrial parks, or export processing zones of provinces or central-affiliated cities; Offices of Natural Resources and Environment affiliated to the District-level People’s Committees;
c) Officials of ministries/ ministerial-level agencies who perform environmental protection duty towards their management sectors;
d) Officials or public employees at commune, ward or town level who perform environmental protection duty in their management communes, wards or towns;
dd) Soldiers of the People’s Public Security Forces, police officers at commune, ward or town level and officers in charge of public order who are on duty related to the environmental protection at urban areas, residential areas, commercial areas or public areas;
e) Officials and public employees of forest management boards, the management boards of national parks, wildlife sanctuaries or biosphere reserves who perform environmental protection duty.
The persons that have the power to make administrative violation notices prescribed in this Clause must, upon the detection of any administrative violations against regulations on environmental protection, must timely make violation notices to impose administrative penalties or transfer the cases to the persons who have the power to impose administrative penalties in accordance with regulations of the law on penalties for administrative violations and of this Decree.
3. The forms of administrative violation notices and of decisions on imposition of penalties for administrative violations against regulations on environmental protection shall follow regulations of the Decree elaborating and providing measures to implement the Law on penalties for administrative violations.
The three forms of documents/ reports on results of remedial measures against administrative violations against regulations on environmental protection are promulgated in Annex II herein.
Article 57. Disclosure of information, the power and procedures for adopting methods of disclosing information about the pollution status and administrative violations against regulations on environmental protection
1. The following organizational/individual entities committing administrative violations shall have their information relating to the pollution status and administrative violations against regulations on environmental protection disclosed to the public:
a) Organizational/individual entities whose environmental licenses have been suspended;
b) Organizational/individual entities whose activities causing the environmental pollution or facility’s activities causing the environmental pollution have been suspended;
c) The establishments being liable to implement remedial measures against their violations or relocate to locations in conformity with the planning and the environment's carrying capacity;
d) Organizational/individual entities committing administrative violations against regulations on environmental protection which lead to serious consequences or cause bad public opinions.
2. The said information shall be publicly posted on the websites or the newspapers of the Ministry of Natural Resources and Environment, the Vietnam Environment Administration, Provincial Departments of Natural Resources and Environment, and the People’s Committees of provinces where administrative violations are committed or the governing agencies of the persons imposing administrative penalties are located.
3. The power and procedures for adopting methods of disclosing information about the pollution status and administrative violations against regulations on environmental protection:
a) The agency of the person that has imposed administrative penalty as prescribed in Clause 1 of this Article shall be responsible for disclosing information about the pollution status and administrative violations against regulations on environmental protection.
The head of the agency of the person who has made the decision on imposition of administrative penalty shall send the official dispatch on the information disclosure and the copy of the decision on imposition of administrative penalty to the person in charge of managing the website or the newspaper of the ministry, or department or the people’s committee of province where the administrative violation has been committed within 03 working days as of the date on which the decision on imposition of administrative penalty is granted.
b) The disclosed information includes: Name in business registration certificate, trade name or name of the violating entity, primary business sectors; head office of the business establishment, service provider or the organization committing violations; administrative violations against regulations on environmental protection; the process and consequences of committed violations; penalty, remedial measures and period for implementing remedial measures.
c) The head of the agency in charge of disclosing information must be responsible for disclosed information; assume responsibility to correct untrue information within 01 working day as of the detection of such untrue information or the receipt of the request for correction of information, and pay fees for such correction of information.
The person in charge of managing the website or the newspaper must post information on the website within 01 working day or on the next edition of the newspaper as of the receipt of request; if the information prescribed in Point b Clause 3 of this Article has been inaccurately posted on the website or the newspaper, the person in charge of managing the website or the newspaper must correct the untrue information posted on the website within 01 working day or the untrue information posted on the newspaper on the next edition, and pay fees arisen thereof.
d) A decision on imposition of administrative penalty must include reasons for adopting methods of disclosing information of the violating entity on means of mass media, information required to be disclosed, name of the newspaper or the website on which the said information shall be posted.
dd) The newspaper or the agency in charge of managing the website shall, upon the receipt of the request for disclosing information, assume responsibility to post on require information on the next edition or time of posting information on the website.
e) In case the information may not be disclosed within the required time limit due to force majeure events, the person that has the power to disclose information must report it to the superior and must disclose information immediately after the said force majeure events have been remediated.
g) The funding for disclosing environmental protection information shall be covered by the budget for environmental expenditures and regular operating expenditure of the agency where the person makes decision on information disclosure works.
Article 58. Enforcement of decisions on imposition of administrative penalties; responsibility for organizing the implementation of decision on the enforcement of additional penalty which is the suspension of activities or the enforcement of remedial measure which is the relocation of the establishment causing serious environmental pollution
1. Coercive measures, the power, contents, procedures, formalities and agencies enforcing the implementation of decisions on imposition of penalties for administrative violations against regulations on environmental protection shall be governed by regulations of the law on penalties for administrative violations.
2. Responsibility for organizing the implementation of decisions on the enforcement of additional penalty which is the suspension of activities or the enforcement of remedial measure which is the relocation of the establishment causing serious environmental pollution:
a) Chairperson of the Provincial-level People’s Committee shall instruct the implementation of decision on the enforcement of additional penalty which is the suspension of activities or the enforcement of remedial measure which is the relocation of the establishment causing serious environmental pollution.
Department of Natural Resources and Environment shall take charge and coordinate with the Provincial-level Police Department, the People’s Committee of district where the violating establishment is located, and relevant agencies in organizing the implementation of decision on the enforcement of additional penalty which is the suspension of activities or the enforcement of remedial measure which is the relocation of the establishment causing serious environmental pollution.
b) The People’s Committees of district where the establishment being liable to enforce the additional penalty which is the suspension of activities or enforce the remedial measure which is the relocation of the establishment causing serious environmental pollution is located shall be responsible for instructing relevant agencies in coordinating to enforce the said suspension or relocation.
c) Relevant People’s Public Security Forces shall assume responsibility to ensure the public order and security during the implementation of coercive measures, assign personnel to prevent acts causing disturbance or opposing law enforcers during the implementation of decision on the enforcement of additional penalty which is the suspension of activities or the enforcement of remedial measure which is the relocation of the establishment causing serious environmental pollution as requested.
Article 59. Responsibilities of organizational/ individual entities involved in the implementation of decision on the enforcement of additional penalty which is the suspension of activities or the enforcement of remedial measure which is the relocation of the establishment causing serious environmental pollution
1. Any organizational/ individual entities related to the entity that is liable to implement the decision on the enforcement of additional penalty which is the suspension of activities or the enforcement of remedial measure which is the relocation of the establishment causing serious environmental pollution shall assume the responsibility to cooperate in enforcing the said additional penalty which is the suspension of activities or enforcing the said remedial measure which is the relocation of the establishment causing serious environmental pollution as requested.
2. The state treasuries, commercial banks and other credit institutions shall implement measures to freeze deposit accounts as of the time of implementing coercive measures specified in the decision on the enforcement of additional penalty which is the suspension of activities or the enforcement of remedial measure which is the relocation of the establishment causing serious environmental pollution.
3. Competent agencies shall revoke environmental licenses and relevant licenses in accordance with law regulations as of the time of implementing coercive measures specified in the decision on the enforcement of additional penalty which is the suspension of activities or the enforcement of remedial measure which is the relocation of the establishment causing serious environmental pollution.
Article 60. Responsibilities of relevant ministries/ regulatory bodies for the enforcement of additional penalty which is the suspension of activities or the enforcement of remedial measure which is the relocation of the establishment causing serious environmental pollution
Minister of Natural Resources and Environment, Ministers and heads of ministerial-level agencies shall, within the ambit of their assigned duties and power, be responsible for cooperating with Chairpersons of people’s committees of central-affiliated cities/ provinces in implementing decision on the enforcement of additional penalty which is the suspension of activities or the enforcement of remedial measure which is the relocation of the establishment causing serious environmental pollution.