Nghị định 153/2004/NĐ-CP về tổ chức, quản lý tổng công ty nhà nước và chuyển đổi tổng công ty nhà nước, Công ty nhà nước độc lập theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con
Số hiệu: | 153/2004/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: | 09/08/2004 | Ngày hiệu lực: | 29/08/2004 |
Ngày công báo: | 14/08/2004 | Số công báo: | Số 8 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
02/08/2007 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
CHÍNH PHỦ |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 153/2004/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 09 tháng 8 năm 2004 |
NGHỊ ĐỊNH
CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 153/2004/NĐ-CP NGÀY 09 THÁNG 8 NĂM 2004 VỀ TỔ CHỨC, QUẢN LÝ TỔNG CÔNG TY NHÀ NƯỚC VÀ CHUYỂN ĐỔI TỔNG CÔNG TY NHÀ NƯỚC, CÔNG TY NHÀ NƯỚC ĐỘC LẬP THEO MÔ HÌNH CÔNG TY MẸ - CÔNG TY CON
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Doanh nghiệp nhà nước số 14/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Doanh nghiệp số 13/1999/QH10 ngày 12 tháng 6 năm 1999;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư,
Nghị định này hướng dẫn chi tiết thi hành Luật Doanh nghiệp nhà nước, bao gồm các nội dung sau:
1. Quy định về tổ chức, quản lý Tổng công ty do Nhà nước quyết định đầu tư và thành lập và Tổng công ty do các công ty tự đầu tư và thành lập (Tổng công ty theo mô hình công ty mẹ - công ty con).
2. Quy định việc chuyển đổi theo mô hình công ty mẹ - công ty con đối với:
a) Tổng công ty do Nhà nước quyết định đầu tư và thành lập.
b) Công ty thành viên hạch toán độc lập của Tổng công ty do Nhà nước quyết định đầu tưư và thành lập.
c) Công ty nhà nước độc lập.
Đối tưượng áp dụng Nghị định này bao gồm:
1. Tổng công ty nhà nước được thành lập theo Luật Doanh nghiệp nhà nước năm 1995 và Tổng công ty do Nhà nước quyết định đầu tưư và thành lập được thành lập mới theo Luật Doanh nghiệp nhà nước năm 2003.
2. Tổng công ty do các công ty tự đầu tưư và thành lập.
3. Công ty nhà nước độc lập quy mô lớn và công ty thành viên hạch toán độc lập quy mô lớn của Tổng công ty nhà nước chuyển đổi và hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con.
Tổng công ty nhà nước chịu sự quản lý nhà nước của cơ quan nhà nước các cấp theo quy định của pháp luật và quản lý của đại diện chủ sở hữu theo sự phân công, phân cấp của Chính phủ. Hội đồng quản trị đại diện trực tiếp chủ sở hữu nhà nước tại Tổng công ty.
1. Tổng công ty do Nhà nước quyết định đầu tưư và thành lập là hình thức liên kết và tập hợp các công ty thành viên hạch toán độc lập và các đơn vị thành viên khác theo quy định của pháp luật, có mối quan hệ gắn bó với nhau về lợi ích kinh tế, công nghệ, thị trường và các dịch vụ kinh doanh khác, hoạt động trong một hoặc một số chuyên ngành kinh tế - kỹ thuật chính, nhằm tăng ctưường tích tụ, tập trung vốn và chuyên môn hoá kinh doanh của các đơn vị thành viên và toàn Tổng công ty.
2. Tổng công ty có tưư cách pháp nhân, có tên riêng, có con dấu, có bộ máy quản lý và điều hành, có trụ sở chính trong nước; có quyền và nghĩa vụ của công ty nhà nước theo quy định của Luật Doanh nghiệp nhà nước, hoạt động theo điều lệ của Tổng công ty và các quy định của pháp luật.
3. Tổng công ty do Nhà nước quyết định đầu tưư và thành lập bao gồm Tổng công ty được tổ chức lại từ Tổng công ty thành lập theo Luật Doanh nghiệp nhà nước năm 1995 và Tổng công ty được thành lập mới theo Luật Doanh nghiệp nhà nước năm 2003. Việc tổ chức lại hoặc thành lập mới Tổng công ty thực hiện theo quy định của Chính phủ về thành lập, tổ chức lại, giải thể công ty nhà nước.
Điều kiện tổ chức Tổng công ty do Nhà nước quyết định đầu tư và thành lập theo quy định tại Điều 48 của Luật Doanh nghiệp nhà nước và quy định về tiêu chí, danh mục phân loại công ty nhà nước và công ty thành viên hạch toán độc lập thuộc Tổng công ty nhà nước do Thủ tướng Chính phủ ban hành.
1. Tổng công ty do Nhà nước quyết định đầu tư và thành lập có các đơn vị thành viên do Tổng công ty đầu tư toàn bộ vốn điều lệ, các đơn vị thành viên do Tổng công ty nắm giữ cổ phần, vốn góp chi phối.
2. Các đơn vị do Tổng công ty đầu tư toàn bộ vốn điều lệ, bao gồm:
a) Công ty thành viên hạch toán độc lập hoạt động theo Luật Doanh nghiệp nhà nước, Nghị định này và Điều lệ Tổng công ty.
b) Đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc và đơn vị sự nghiệp hoạt động theo phân cấp của Tổng công ty theo quy định tại Điều lệ Tổng công ty.
c) Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên được tổ chức và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp.
d) Các doanh nghiệp do Tổng công ty đầu tư toàn bộ vốn điều lệ được thành lập ở nước ngoài, tổ chức và hoạt động theo pháp luật nước sở tại.
đ) Tuỳ theo quy mô và nhu cầu kinh doanh, Tổng công ty có thể có công ty tài chính được tổ chức và hoạt động theo quy định của pháp luật về tổ chức tài chính, tín dụng, theo Điều lệ Tổng công ty và các quy định pháp luật có liên quan.
3. Các đơn vị thành viên do Tổng công ty nắm giữ cổ phần, vốn góp chi phối bao gồm:
a) Công ty cổ phần có cổ phần chi phối của Tổng công ty hoạt động theo Luật Doanh nghiệp.
b) Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có vốn góp chi phối của Tổng công ty hoạt động theo Luật Doanh nghiệp.
c) Công ty liên doanh, trong đó Tổng công ty là đối tác giữ quyền chi phối, hoạt động theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
d) Các doanh nghiệp do Tổng công ty giữ cổ phần, vốn góp chi phối được thành lập ở nước ngoài, tổ chức và hoạt động theo pháp luật của nước sở tại.
Ngoài các đơn vị thành viên, Tổng công ty có thể góp vốn không chi phối vào các công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần, công ty liên doanh với nước ngoài, công ty ở nước ngoài.
1. Vốn, tài sản và tài chính của Tổng công ty:
a) Vốn của Tổng công ty bao gồm vốn do Nhà nước đầu tư tại Tổng công ty, vốn do Tổng công ty tự huy động và các loại vốn khác theo quy định của pháp luật.
b) Vốn điều lệ của Tổng công ty là số vốn Nhà nước đầu tư và ghi trong Điều lệ Tổng công ty, bao gồm: vốn nhà nước đầu tư ban đầu, đầu tư bổ sung và vốn tự tích luỹ được hạch toán tập trung ở Tổng công ty; vốn nhà nước ở công ty thành viên hạch toán độc lập; phần vốn nhà nước do Tổng công ty đầu tư và do Nhà nước trực tiếp đầu tư tại các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty liên doanh, công ty ở nước ngoài và giao cho Tổng công ty quản lý. Khi có sự tăng giảm vốn điều lệ, Tổng công ty phải điều chỉnh kịp thời trong bảng tổng kết tài sản và đăng ký bổ sung vốn điều lệ.
c) Tài sản của Tổng công ty bao gồm: tài sản cố định và tài sản ltưu động được hình thành từ vốn điều lệ của Tổng công ty, vốn vay và các nguồn vốn hợp pháp khác do Tổng công ty quản lý và sử dụng.
d) Giá trị quyền sử dụng đất được tính vào vốn của Tổng công ty theo quy định của pháp luật.
đ) Vốn ngân sách nhà nước chỉ được đầu tư thông qua Tổng công ty. Căn cứ vào nhu cầu và hiệu quả kinh doanh, Tổng công ty có quyền quyết định đầu tư, điều chỉnh vốn đầu tư hoặc quyết định không đầu tư vào đơn vị thành viên và các doanh nghiệp khác.
e) Lợi nhuận của Tổng công ty bao gồm: lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh, lợi nhuận từ hoạt động đầu tư tài chính và lợi nhuận từ các hoạt động khác của Tổng công ty.
g) Các quỹ của Tổng công ty bao gồm: quỹ dự phòng tài chính, quỹ đầu tư phát triển, quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi và các quỹ khác theo quy định của pháp luật.
2. Các quy định cụ thể về vốn, tài sản và tài chính của Tổng công ty thực hiện theo quy chế tài chính của công ty nhà nước và quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác do Chính phủ ban hành.
1. Tổng công ty có cơ cấu quản lý gồm: Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng Giám đốc, các Phó tổng giám đốc, kế toán trưởng và bộ máy giúp việc.
2. Công ty thành viên hạch toán độc lập có cơ cấu quản lý gồm: Giám đốc, các Phó giám đốc, kế toán trưởng và bộ máy giúp việc. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tiêu chuẩn của Giám đốc, Phó giám đốc, kế toán trưởng, bộ máy giúp việc theo quy định tại mục I Chtương IV của Luật Doanh nghiệp nhà nước và theo Nghị định này.
3. Đơn vị sự nghiệp và đơn vị hạch toán phụ thuộc của Tổng công ty có cơ cấu quản lý theo quy chế do Hội đồng quản trị Tổng công ty phê duyệt.
4. Công ty tài chính có cơ cấu quản lý theo pháp luật có liên quan về công ty tài chính và Điều lệ do Hội đồng quản trị Tổng công ty phê duyệt.
5. Đơn vị thành viên là công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên trở lên, công ty cổ phần, công ty liên doanh có cổ phần hoặc vốn góp chi phối của Tổng công ty, có cơ cấu quản lý theo quy định của pháp luật về loại hình đơn vị thành viên đó.
1. Hội đồng quản trị có chức năng theo quy định tại Điều 29 của Luật Doanh nghiệp nhà nước; đại diện chủ sở hữu các đơn vị thành viên là công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên, công ty thành viên hạch toán độc lập; đại diện phần vốn góp của Tổng công ty ở doanh nghiệp khác.
2. Hội đồng quản trị sử dụng văn phòng, các phòng, ban chuyên môn, nghiệp vụ của Tổng công ty và một bộ phận thtường trực với biên chế không quá 5 người để tham mưu, giúp việc cho mình. Bộ phận thtường trực thực hiện nhiệm vụ do Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty phân công.
3. Nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể của Hội đồng quản trị nhtư sau:
a) Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn quy định tại khoản 1, các điểm b, c, d, e, g khoản 2, các khoản 3, 4 và 5 Điều 30 của Luật Doanh nghiệp nhà nước.
b) Quyết định chiến ltược, kế hoạch dài hạn, kế hoạch kinh doanh hàng năm, ngành nghề kinh doanh của Tổng công ty, công ty thành viên hạch toán độc lập, đơn vị hạch toán phụ thuộc, đơn vị sự nghiệp, công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên, công ty tài chính (nếu có); quyết định phương án phối hợp kinh doanh của các đơn vị thành viên do Tổng công ty sở hữu toàn bộ vốn điều lệ hoặc có cổ phần, vốn góp chi phối.
c) Quyết định sử dụng vốn của Tổng công ty để đầu tư thành lập đơn vị thành viên do Tổng công ty sở hữu toàn bộ vốn điều lệ và mua cổ phần, góp vốn vào doanh nghiệp khác nhtưng không vtượt quá mức vốn đầu tư thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng quản trị quy định tại điểm b khoản 2, Điều 30 của Luật Doanh nghiệp nhà nước và quy định của pháp luật có liên quan; quyết định tổ chức lại, giải thể, chuyển đổi sở hữu đối với các công ty thành viên hạch toán độc lập của Tổng công ty và công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên do Tổng công ty sở hữu toàn bộ vốn điều lệ có mức vốn không vtượt quá mức quy định cho Hội đồng quản trị trong đầu tư thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật; quyết định tiếp nhận doanh nghiệp tự nguyện tham gia làm đơn vị thành viên của Tổng công ty theo quy định của pháp luật.
d) Quyết định điều chỉnh vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên bằng cách tăng, giảm vốn của Tổng công ty ở doanh nghiệp này; chuyển nhtượng một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên cho tổ chức, cá nhân khác theo quy định tại Điều 48 của Luật Doanh nghiệp.
đ) Quyết định cơ cấu quản lý của công ty thành viên hạch toán độc lập, công ty tài chính (nếu có). Quyết định mô hình tổ chức quản lý có Hội đồng quản trị hay Chủ tịch công ty của công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên, số lượng, cơ cấu thành viên Hội đồng quản trị; quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức và quyết định mức lương đối với thành viên Hội đồng quản trị, Chủ tịch công ty của công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên.
e) Quyết định cử người đại diện phần vốn góp của Tổng công ty ở doanh nghiệp khác theo đề nghị của Tổng giám đốc. Hội đồng quản trị không thực hiện quyền hạn, nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với phần vốn góp của công ty thành viên ở các công ty khác.
g) Phê duyệt Điều lệ của công ty thành viên hạch toán độc lập, công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên; phê duyệt quy chế hoạt động của đơn vị hạch toán phụ thuộc, đơn vị sự nghiệp; thông qua dự thảo Điều lệ của công ty tài chính (nếu có) trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chuẩn y.
h) Thông qua báo cáo tài chính hàng năm của Tổng công ty, công ty thành viên hạch toán độc lập, công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên thuộc Tổng công ty và báo cáo tài chính hợp nhất của toàn Tổng công ty; phê duyệt phương án sử dụng lợi nhuận sau thuế của công ty thành viên hạch toán độc lập, công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên.
i) Kiểm tra, giám sát Chủ tịch và các thành viên Hội đồng quản trị hoặc Chủ tịch công ty và Tổng giám đốc (Giám đốc) công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên, Giám đốc các đơn vị thành viên là công ty thành viên hạch toán độc lập, đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc, đơn vị sự nghiệp, công ty tài chính (nếu có) và người đại diện phần vốn góp của Tổng công ty ở doanh nghiệp khác trong việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ theo quy định của Luật Doanh nghiệp nhà nước và Nghị định này.
k) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo Điều lệ Tổng công ty và pháp luật có liên quan.
4. Chủ tịch Hội đồng quản trị có quyền hạn và nhiệm vụ theo quy định tại Điều 33 của Luật Doanh nghiệp nhà nước. Chủ tịch Hội đồng quản trị và thành viên Hội đồng quản trị có nghĩa vụ, trách nhiệm theo quy định tại Điều 43 của Luật Doanh nghiệp nhà nước; được tham gia quản lý công ty khác khi đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 36 của Luật Doanh nghiệp nhà nước.
5. Chế độ làm việc của Hội đồng quản trị theo quy định tại Điều 34 của Luật Doanh nghiệp nhà nước.
6. Tiêu chuẩn, cơ cấu thành viên, bổ nhiệm, miễn nhiệm, thay thế thành viên Hội đồng quản trị thực hiện theo quy định tại các Điều 31, 32 của Luật Doanh nghiệp nhà nước và quy định pháp luật có liên quan. Quy trình bổ nhiệm, miễn nhiệm Chủ tịch, thành viên Hội đồng quản trị thực hiện theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
7. Chế độ lương, thưởng của Hội đồng quản trị thực hiện theo quy định tại Điều 35 của Luật Doanh nghiệp nhà nước, quy định của Chính phủ và các quy định khác của pháp luật về chế độ tiền lương, tiền thưởng và chế độ trách nhiệm đối với thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc, Giám đốc công ty nhà nước; các quy định pháp luật về chế độ tiền lương và quản lý lao động, tiền lương và thu nhập trong công ty nhà nước và các quy định pháp luật có liên quan.
1. Hội đồng quản trị thành lập Ban kiểm soát gồm từ 3 đến 5 thành viên. Hội đồng quản trị quyết định cử 1 thành viên Hội đồng quản trị làm Trưởng ban kiểm soát. Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc không được kiêm Trưởng ban kiểm soát. Các thành viên khác của Ban kiểm soát do Hội đồng quản trị lựa chọn, bổ nhiệm và miễn nhiệm, trong đó có 1 thành viên do tổ chức Công đoàn của Tổng công ty cử.
Thành viên Ban kiểm soát phải đảm bảo các tiêu chuẩn quy định tại khoản 4 Điều 37 của Luật Doanh nghiệp nhà nước.
2. Nhiệm kỳ của thành viên Ban kiểm soát theo nhiệm kỳ của Hội đồng quản trị. Thành viên Ban kiểm soát được htưởng tiền lương, tiền thưởng do Hội đồng quản trị quyết định theo quy định của pháp luật về chế độ lương, thưởng và Luật Doanh nghiệp nhà nước.
3. Ban kiểm soát hoạt động theo quy chế do Hội đồng quản trị phê duyệt, có nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm sau đây:
a) Kiểm tra, giám sát tính hợp pháp, chính xác và trung thực trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, trong ghi chép sổ kế toán, báo cáo tài chính và việc chấp hành Điều lệ Tổng công ty, nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị, quyết định của Chủ tịch Hội đồng quản trị đối với các đơn vị thành viên do Tổng công ty đầu tư toàn bộ vốn điều lệ.
b) Thực hiện nhiệm vụ do Hội đồng quản trị giao, báo cáo Hội đồng quản trị định kỳ hàng tháng, quý, năm và theo vụ việc về kết quả kiểm tra, giám sát của mình; kịp thời phát hiện và báo cáo Hội đồng quản trị về những hoạt động không bình thường, trái với quy định về quản trị doanh nghiệp hoặc có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
c) Không được tiết lộ kết quả kiểm tra, giám sát khi chtưa được Hội đồng quản trị cho phép; chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật về các hành vi cố ý bỏ qua hoặc bao che cho các vi phạm.
d) Chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Ban kiểm soát.
1. Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật, điều hành hoạt động hàng ngày của Tổng công ty theo mục tiêu, kế hoạch, phù hợp với Điều lệ Tổng công ty và các nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị; chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao.
Tổng giám đốc có nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 41 của Luật Doanh nghiệp nhà nước và các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây đối với các đơn vị thành viên:
a) Xây dựng phương án phối hợp kinh doanh giữa các đơn vị thành viên trình Hội đồng quản trị; tổ chức thực hiện kế hoạch phối hợp kinh doanh chung, kế hoạch đầu tư giữa các đơn vị thành viên.
b) Kiểm tra các đơn vị thành viên thực hiện các định mức, tiêu chuẩn, đơn giá quy định trong nội bộ Tổng công ty.
c) Quyết định tuyển chọn, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng hoặc bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, quyết định mức lương và phụ cấp đối với: Giám đốc, kế toán trưởng công ty thành viên hạch toán độc lập, đơn vị sự nghiệp của Tổng công ty sau khi có sự phê duyệt của Hội đồng quản trị; Phó giám đốc công ty thành viên hạch toán độc lập, đơn vị sự nghiệp của Tổng công ty theo đề nghị của Giám đốc các đơn vị này.
d) Đề nghị Hội đồng quản trị quyết định cử người đại diện phần vốn góp của Tổng công ty ở doanh nghiệp khác.
2. Phó tổng giám đốc do Tổng giám đốc đề nghị để Hội đồng quản trị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức hoặc ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng, khen thưởng, kỷ luật, quyết định mức lương. Phó tổng giám đốc giúp Tổng giám đốc điều hành Tổng công ty theo phân công và uỷ quyền của Tổng giám đốc; chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công hoặc ủy quyền.
3. Kế toán trưởng Tổng công ty do Tổng giám đốc đề nghị để Hội đồng quản trị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức hoặc ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng, khen thưởng, kỷ luật, quyết định mức lương. Kế toán trưởng có nhiệm vụ tổ chức thực hiện công tác kế toán của Tổng công ty; giúp Tổng giám đốc giám sát tài chính tại Tổng công ty theo pháp luật về tài chính, kế toán; chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công hoặc ủy quyền.
4. Tiêu chuẩn Tổng giám đốc; việc tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng với Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc, kế toán trưởng; nghĩa vụ và trách nhiệm của Tổng giám đốc, quan hệ giữa Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc trong quản lý và điều hành Tổng công ty, thực hiện theo các Điều 24, 40, 42 và 43 của Luật Doanh nghiệp nhà nước.
5. Văn phòng và các phòng, ban chuyên môn, nghiệp vụ có chức năng tham mưu, giúp việc Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc trong quản lý, điều hành công việc.
6. Chế độ ltưương, thtưưởng của Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc, kế toán trưởng thực hiện theo quy định tại khoản 11 Điều 41 của Luật Doanh nghiệp nhà nước; quy định của Chính phủ về chế độ tiền ltưương, tiền thtưưởng và chế độ trách nhiệm đối với thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc, Giám đốc công ty nhà nước; quy định của pháp luật về chế độ tiền lương, quản lý lao động, tiền ltưương và thu nhập trong công ty nhà nước và các quy định pháp luật có liên quan. Chế độ thanh quyết toán tiền lương, tiền thtưưởng của Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc, kế toán trưởng theo quy định tại khoản 10 Điều 26 của Luật Doanh nghiệp nhà nước và các quy định pháp luật có liên quan.
Chế độ trách nhiệm gắn với tiền ltưương, tiền thtưưởng của Tổng giám đốc được thực hiện theo quy định tại khoản 3 và khoản 5 Điều 43 của Luật Doanh nghiệp nhà nước.
Công ty thành viên hạch toán độc lập là đơn vị thành viên của Tổng công ty, có tưư cách pháp nhân, có quyền tự chủ trong kinh doanh và chịu sự ràng buộc về quyền, nghĩa vụ với Tổng công ty nhtưư sau:
1. Vốn của công ty thành viên hạch toán độc lập bao gồm: vốn do Tổng công ty đầu tư tại công ty, vốn do công ty tự huy động và các nguồn vốn khác theo quy định pháp luật.
Đối với doanh nghiệp thành viên hạch toán độc lập của Tổng công ty thành lập theo Luật Doanh nghiệp nhà nước năm 1995 mà sau khi sắp xếp lại được chuyển thành công ty thành viên hạch toán độc lập, thì phần vốn nhà nước tại các công ty này được chuyển thành vốn do Tổng công ty đầu tưư tại công ty, Tổng công ty là chủ sở hữu đối với công ty thành viên hạch toán độc lập.
2. Công ty thành viên hạch toán độc lập có các quyền sau đây đối với vốn và tài sản của công ty: quản lý và chủ động sử dụng số vốn của công ty và Tổng công ty đầu tưư; chiếm hữu, sử dụng vốn, tài sản của công ty để kinh doanh, thực hiện các lợi ích hợp pháp từ vốn và tài sản của công ty; định đoạt đối với vốn, tài sản của công ty theo quy định của Luật Doanh nghiệp nhà nước, Nghị định này và theo pháp luật có liên quan; sử dụng và quản lý các tài sản Nhà nước giao, cho thuê là đất đai, tài nguyên theo quy định của pháp luật về đất đai, tài nguyên.
Tổng công ty không điều chuyển vốn của mình đầu tưư tại công ty thành viên hạch toán độc lập và vốn, tài sản của công ty thành viên này theo phương thức không thanh toán, trừ trường hợp quyết định tổ chức lại công ty thành viên hạch toán độc lập hoặc thực hiện mục tiêu cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích.
3. Khi được Nhà nước yêu cầu, đặt hàng hoặc tham gia đấu thầu thực hiện hoạt động công ích, công ty có quyền và nghĩa vụ theo quy định tại Điều 19 của Luật Doanh nghiệp nhà nước.
4. Công ty thành viên hạch toán độc lập chịu sự ràng buộc về quyền và nghĩa vụ với Tổng công ty nhtư sau:
a) Thực hiện kế hoạch kinh doanh chung của Tổng công ty; thực hiện các nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Tổng công ty giao trên cơ sở hợp đồng kinh tế với Tổng công ty; chịu trách nhiệm về hiệu quả các hoạt động kinh doanh phối hợp với Tổng công ty; được tự chủ ký kết các hợp đồng kinh tế và thực hiện các hợp đồng kinh tế do Tổng công ty ký kết và giao lại.
b) Quyết định các dự án đầu tư tại công ty và đầu tư, góp vốn vào công ty khác theo phân cấp của Tổng công ty; tham gia các hình thức đầu tư cùng Tổng công ty hoặc được Tổng công ty giao tổ chức thực hiện các dự án đầu tư theo kế hoạch của Tổng công ty trên cơ sở hợp đồng ký kết với Tổng công ty.
c) Chịu trách nhiệm trước Tổng công ty về hiệu quả sử dụng vốn và các nguồn lực do Tổng công ty đầu tư; bảo toàn và phát triển vốn Tổng công ty đầu tư và vốn do công ty tự huy động; chịu trách nhiệm trước Tổng công ty về việc sử dụng vốn để đầu tư thành lập doanh nghiệp khác; tự chịu trách nhiệm dân sự bằng toàn bộ tài sản của mình; định kỳ đánh giá lại tài sản của công ty theo quy định của Chính phủ và Điều lệ Tổng công ty.
Tổng công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty thành viên hạch toán độc lập trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.
d) Có quyền đề nghị Tổng công ty quyết định hoặc được Tổng công ty ủy quyền quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể, sáp nhập các đơn vị hạch toán phụ thuộc và quyết định bộ máy quản lý của các đơn vị hạch toán phụ thuộc.
đ) Xây dựng, áp dụng các định mức lao động, vật tư, đơn giá tiền lương và chi phí khác trên cơ sở bảo đảm hiệu quả kinh doanh của công ty, phù hợp với quy định của pháp luật và Điều lệ Tổng công ty.
e) Sau khi hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế, chuyển lỗ theo quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật, trích lập quỹ dự phòng tài chính, phần lợi nhuận còn lại được phân chia theo vốn Tổng công ty đầu tư và vốn của công ty tự huy động. Phần lợi nhuận phân chia theo vốn Tổng công ty đầu tư được dùng để tái đầu tư tăng vốn nhà nước tại công ty hoặc hình thành quỹ tập trung của Tổng công ty theo quy định của Chính phủ. Phần lợi nhuận phân chia theo vốn công ty tự huy động được trích một phần vào quỹ đầu tư phát triển của công ty theo tỷ lệ do Chính phủ quy định; phần còn lại do công ty tự quyết định việc phân phối vào quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi.
g) Công ty có nghĩa vụ kinh doanh có lãi, đảm bảo chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên vốn Tổng công ty đầu tư do Tổng công ty giao; đăng ký, kê khai và nộp đủ thuế, thực hiện nghĩa vụ đối với Tổng công ty và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.
h) Thực hiện chế độ kế toán, kiểm toán và báo cáo tài chính, báo cáo thống kê theo quy định của pháp luật và theo yêu cầu của Tổng công ty; chịu sự giám sát, kiểm tra của Tổng công ty; định kỳ báo cáo chính xác, đầy đủ các thông tin về công ty và báo cáo tài chính của công ty với Tổng công ty; tuân thủ các quy định về thanh tra của cơ quan tài chính và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
i) Các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp nhà nước và pháp luật có liên quan.
1. Đơn vị sự nghiệp thực hiện chế độ phân cấp hạch toán do Tổng công ty quy định; được tạo nguồn thu từ việc thực hiện các hợp đồng cung cấp dịch vụ, nghiên cứu khoa học và đào tạo chuyển giao công nghệ với các đơn vị trong và ngoài Tổng công ty. Đơn vị sự nghiệp hoạt động theo Điều lệ hoặc Quy chế do Hội đồng quản trị Tổng công ty phê duyệt.
2. Đơn vị hạch toán phụ thuộc Tổng công ty có quyền chủ động ký kết các hợp đồng kinh tế, thực hiện các hoạt động kinh doanh, hoạt động tài chính, tổ chức và nhân sự theo phân cấp của Tổng công ty quy định trong Điều lệ hoặc Quy chế tổ chức và hoạt động của các đơn vị này do Hội đồng quản trị Tổng công ty phê chuẩn. Tổng công ty chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ tài chính phát sinh đối với các cam kết của các đơn vị này.
3. Công ty tài chính của Tổng công ty được tổ chức, hoạt động và quan hệ với Tổng công ty theo htướng dẫn của Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước và Điều lệ hoạt động do Hội đồng quản trị Tổng công ty thông qua và được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chuẩn y.
Tổng công ty là chủ sở hữu, thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên do Tổng công ty nắm giữ toàn bộ vốn điều lệ theo quy định tại các khoản 1 Điều 27, khoản 1 và khoản 2 Điều 46, Điều 47 và Điều 48 của Luật Doanh nghiệp, Điều lệ của công ty, quy định của Chính phủ và quy định khác của pháp luật.
1. Các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty liên doanh có cổ phần, vốn góp của Tổng công ty chiếm trên 50% vốn điều lệ và do Tổng công ty giữ quyền chi phối là đơn vị thành viên của Tổng công ty.
2. Các đơn vị thành viên có cổ phần, vốn góp chi phối của Tổng công ty được thành lập, tổ chức và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và các quy định pháp luật có liên quan. Tổng công ty thực hiện việc quản lý vốn cổ phần, vốn góp chi phối theo quy định tại Điều 58 của Luật Doanh nghiệp nhà nước và quy định của Chính phủ về quản lý vốn cổ phần, vốn góp chi phối và quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác.
1. Các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty liên doanh, công ty ở nước ngoài có cổ phần, vốn góp của Tổng công ty chiếm từ 50% vốn điều lệ trở xuống, thì không là đơn vị thành viên của Tổng công ty và không do Tổng công ty chi phối.
2. Các công ty có cổ phần, vốn góp không chi phối của Tổng công ty được thành lập, tổ chức và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và các quy định pháp luật có liên quan. Tổng công ty thực hiện việc quản lý cổ phần, vốn góp của mình tại các công ty này theo quy định tại Điều 59 của Luật Doanh nghiệp nhà nước và quy định của Chính phủ về quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác.
1. Tổng công ty không được lạm dụng vị thế của công ty nắm giữ toàn bộ vốn điều lệ hoặc giữ cổ phần, vốn góp chi phối đối với các đơn vị thành viên là công ty thành viên hạch toán độc lập, công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên, công ty có cổ phần, vốn góp chi phối của Tổng công ty, làm tổn hại đến lợi ích của các đơn vị thành viên, các chủ nợ và các bên có liên quan.
Tổng công ty không được có những quy định trong Điều lệ của công ty thành viên hạch toán độc lập, công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên làm tổn hại đến lợi ích của công ty đó, các chủ nợ và các bên liên quan.
2. Trường hợp thực hiện các hành vi sau đây mà không có sự thoả thuận với đơn vị thành viên nêu tại khoản 1 Điều này gây thiệt hại đối với các đơn vị thành viên đó, thì Tổng công ty phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho đơn vị thành viên và các bên liên quan:
a) Buộc đơn vị thành viên phải ký kết và thực hiện các hợp đồng kinh tế không bình đẳng và bất lợi đối với đơn vị thành viên.
b) Điều chuyển vốn, tài sản của các đơn vị thành viên, gây thiệt hại cho đơn vị thành viên bị điều chuyển.
c) Điều chuyển một số hoạt động kinh doanh có hiệu quả, có lãi từ đơn vị thành viên này sang đơn vị thành viên khác không có sự thoả thuận với đơn vị thành viên bị điều chuyển, dẫn đến đơn vị thành viên bị điều chuyển bị lỗ hoặc lợi nhuận bị giảm sút nghiêm trọng.
d) Quyết định các nhiệm vụ sản xuất kinh doanh đối với đơn vị thành viên trái với Điều lệ và pháp luật; giao nhiệm vụ của Tổng công ty cho đơn vị thành viên thực hiện không dựa trên cơ sở ký kết hợp đồng kinh tế với các đơn vị này.
đ) Buộc đơn vị thành viên cho Tổng công ty hoặc đơn vị thành viên khác vay vốn với lãi suất thấp, điều kiện vay và thanh toán không hợp lý hoặc phải cung cấp các khoản tiền vay để Tổng công ty hoặc đơn vị thành viên khác thực hiện các hợp đồng kinh tế có nhiều rủi ro đối với hoạt động kinh doanh của đơn vị thành viên.
1. Tổng công ty do các công ty tự đầu tư và thành lập (Tổng công ty theo mô hình công ty mẹ - công ty con) là hình thức liên kết và chi phối lẫn nhau bằng đầu tư, góp vốn, bí quyết công nghệ, thtương hiệu hoặc thị trường giữa các doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, trong đó có một công ty nhà nước giữ quyền chi phối các doanh nghiệp thành viên khác (gọi tắt là công ty mẹ) và các doanh nghiệp thành viên khác bị công ty mẹ chi phối (gọi tắt là công ty con) hoặc có một phần vốn góp không chi phối của công ty mẹ (gọi tắt là công ty liên kết).
2. Tổ hợp công ty mẹ và các công ty con không có tư cách pháp nhân. Công ty mẹ có tư cách pháp nhân, có tên gọi riêng, có con dấu, có bộ máy quản lý và điều hành, có trụ sở chính trong nước.
Tổng công ty theo mô hình công ty mẹ - công ty con hoạt động theo Nghị định này có cơ cấu nhtư sau:
1. Công ty mẹ là công ty nhà nước, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp nhà nước và Nghị định này; được hình thành từ việc chuyển đổi, tổ chức lại Tổng công ty, công ty thành viên hạch toán độc lập của Tổng công ty, công ty nhà nước độc lập hoặc trên cơ sở một công ty đầu tư, mua cổ phần, góp vốn và các nguồn lực khác vào các công ty con, công ty liên kết; giữ quyền chi phối theo quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Các công ty con:
a) Các công ty có vốn góp chi phối của công ty mẹ gồm: công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần, công ty liên doanh với nước ngoài, công ty ở nước ngoài.
b) Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên do công ty mẹ nắm giữ toàn bộ vốn điều lệ.
Nếu trong cơ cấu của Tổng công ty theo mô hình công ty mẹ - công ty con có loại công ty con là công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên thì phải có thêm loại công ty con theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.
3. Công ty liên kết là các công ty có vốn góp không chi phối của công ty mẹ, tổ chức dtưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần, công ty liên doanh với nước ngoài, công ty ở nước ngoài.
1. Công ty mẹ có chức năng trực tiếp sản xuất kinh doanh và đầu tư tài chính vào doanh nghiệp khác hoặc chỉ thực hiện việc đầu tư tài chính vào doanh nghiệp khác. Công ty mẹ có các quyền, nghĩa vụ của công ty nhà nước quy định tại Chtương III của Luật Doanh nghiệp nhà nước; thực hiện quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với phần vốn đầu tư vào các công ty con và công ty liên kết.
2. Công ty mẹ có cơ cấu quản lý gồm Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc, các Phó tổng giám đốc, kế toán trưởng và bộ máy giúp việc. Bộ máy quản lý của công ty mẹ là bộ máy của Tổng công ty.
1. Hội đồng quản trị của công ty mẹ có chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn nhtư Hội đồng quản trị của Tổng công ty do Nhà nước quyết định đầu tư và thành lập; có chế độ làm việc, cơ cấu thành viên, thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn quy định tại khoản 1, điểm a khoản 3, các khoản 4, 5 và 6 Điều 9 Nghị định này và các nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể sau đây:
a) Quyết định chiến ltược, kế hoạch dài hạn, kế hoạch kinh doanh hàng năm, ngành, nghề kinh doanh của công ty mẹ, đơn vị hạch toán phụ thuộc, đơn vị sự nghiệp của công ty mẹ; quyết định phương án phối hợp kinh doanh của công ty mẹ với các công ty con.
b) Quyết định sử dụng vốn của công ty mẹ để đầu tư thành lập công ty con là công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên và mua cổ phần, góp vốn vào doanh nghiệp khác nhtưng không vtượt quá mức vốn đầu tư thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng quản trị quy định tại điểm b khoản 2 Điều 30 của Luật Doanh nghiệp nhà nước và quy định của pháp luật có liên quan; quyết định tổ chức lại, giải thể, chuyển đổi sở hữu đối với công ty con là công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên có quy mô vốn không vtượt quá mức quy định cho Hội đồng quản trị trong đầu tư thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
c) Quyết định điều chỉnh vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên bằng cách tăng, giảm vốn góp của công ty mẹ; chuyển nhtượng một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên cho tổ chức, cá nhân khác theo quy định tại Điều 48 của Luật Doanh nghiệp.
d) Quyết định mô hình tổ chức quản lý có Hội đồng quản trị hay Chủ tịch công ty của công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên, số lượng, cơ cấu thành viên Hội đồng quản trị; quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức và quyết định mức lương đối với Chủ tịch, thành viên Hội đồng quản trị hoặc Chủ tịch công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên. Hội đồng quản trị không thực hiện quyền hạn, nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với phần vốn góp của công ty con ở các công ty khác.
đ) Thực hiện quyền hạn, nghĩa vụ của chủ sở hữu cổ phần, vốn góp của công ty mẹ ở các công ty có cổ phần, vốn góp của công ty mẹ.
e) Thông qua báo cáo tài chính hàng năm của công ty mẹ, công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên và báo cáo tài chính hợp nhất của công ty mẹ và các công ty con; phê duyệt phương án sử dụng lợi nhuận sau thuế của công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên.
g) Kiểm tra, giám sát Chủ tịch và các thành viên Hội đồng quản trị, Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc (Giám đốc) công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên; Giám đốc các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc, đơn vị sự nghiệp; người đại diện phần vốn góp của công ty mẹ ở doanh nghiệp khác trong việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ theo quy định của Luật Doanh nghiệp nhà nước và Nghị định này.
h) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo Điều lệ công ty mẹ và pháp luật có liên quan.
2. Chế độ lương, thưởng của Hội đồng quản trị thực hiện theo quy định tại khoản 7 Điều 9 Nghị định này.
Ban kiểm soát do Hội đồng quản trị công ty mẹ thành lập, có cơ cấu, chức năng, nhiệm vụ, chế độ hoạt động theo quy định tại Điều 10 Nghị định này.
1. Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc, kế toán trưởng và bộ máy giúp việc công ty mẹ có nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Điều 11 Nghị định này.
2. Chế độ lương, thưởng của Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc, kế toán trưởng thực hiện theo quy định tại khoản 6 Điều 11 Nghị định này.
1. Công ty mẹ là chủ sở hữu đối với công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên do công ty mẹ thành lập mới hoặc được chuyển đổi từ công ty nhà nước độc lập, công ty thành viên hạch toán độc lập của Tổng công ty. Công ty mẹ thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên theo quy định tại các khoản 1 Điều 27, khoản 1 và khoản 2 Điều 46, Điều 47 và Điều 48 của Luật Doanh nghiệp, Điều lệ của công ty và các quy định của Chính phủ về chuyển đổi công ty nhà nước thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
2. Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên được tổ chức và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, quy định của Chính phủ về chuyển đổi công ty nhà nước thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và các quy định pháp luật có liên quan.
1. Công ty con là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty liên doanh, công ty ở nước ngoài có cổ phần, vốn góp chi phối của công ty mẹ, được thành lập, tổ chức và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tưư nước ngoài tại Việt Nam, pháp luật nước ngoài và các quy định pháp luật có liên quan.
2. Công ty mẹ thực hiện quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của cổ đông, thành viên, bên liên doanh, bên góp vốn chi phối theo quy định của pháp luật và Điều lệ của công ty có cổ phần, vốn góp chi phối của công ty mẹ.
3. Công ty mẹ trực tiếp quản lý phần cổ phần, vốn góp chi phối ở công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty liên doanh và công ty ở nước ngoài; có quyền và nghĩa vụ đối với cổ phần, vốn góp chi phối theo quy định tại Điều 58 của Luật Doanh nghiệp nhà nước.
Công ty mẹ thực hiện việc quản lý phần vốn góp của mình ở công ty liên kết theo quy định tại Điều 59 của Luật Doanh nghiệp nhà nước.
Trách nhiệm của công ty mẹ đối với các công ty con trong trường hợp công ty mẹ lạm dụng vị thế nắm giữ toàn bộ vốn điều lệ hoặc giữ cổ phần, vốn góp chi phối làm tổn hại đến lợi ích của công ty con, các chủ nợ và các bên có liên quan, thực hiện nhtưư đối với Tổng công ty quy định tại Điều 17 Nghị định này.
1. Việc chuyển đổi, tổ chức lại Tổng công ty do Nhà nước quyết định đầu tư và thành lập sang Tổng công ty theo mô hình công ty mẹ - công ty con nhằm chuyển từ liên kết theo kiểu hành chính với cơ chế giao vốn sang liên kết bền chặt bằng cơ chế đầu tư tài chính là chủ yếu; xác định rõ quyền lợi, trách nhiệm về vốn và lợi ích kinh tế giữa công ty mẹ với các công ty con và công ty liên kết; tăng ctường năng lực kinh doanh cho các đơn vị tham gia liên kết; tạo điều kiện để phát triển thành tập đoàn kinh tế.
2. Việc chuyển đổi, tổ chức lại công ty nhà nước độc lập, công ty thành viên hạch toán độc lập của Tổng công ty theo mô hình công ty mẹ - công ty con nhằm tạo điều kiện phát triển năng lực, quy mô và phạm vi kinh doanh của công ty, thúc đẩy việc tích tụ vốn, sử dụng tiềm lực tài chính và các nguồn lực khác của công ty để đầu tư, góp vốn và tham gia liên kết với các doanh nghiệp khác, đẩy mạnh việc cổ phần hoá các đơn vị thành viên của công ty.
1. Các đối tượng sau đây đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 30 Nghị định này được tổ chức lại và chuyển đổi theo mô hình công ty mẹ - công ty con:
a) Tổng công ty nhà nước thành lập theo Luật Doanh nghiệp nhà nước năm 1995.
b) Tổng công ty do Nhà nước quyết định đầu tư và thành lập được thành lập mới theo quy định của Luật Doanh nghiệp nhà nước năm 2003.
c) Công ty thành viên hạch toán độc lập của Tổng công ty do Nhà nước quyết định đầu tư và thành lập.
d) Công ty nhà nước độc lập.
2. Tổng công ty nhà nước, công ty thành viên hạch toán độc lập của Tổng công ty nhà nước, công ty nhà nước độc lập đã tự đầu tư, góp vốn vào doanh nghiệp khác hoặc đã hoàn thành việc chuyển đổi các đơn vị thành viên, có cơ cấu gồm một công ty nhà nước giữ quyền chi phối doanh nghiệp khác, các công ty con và công ty liên kết phù hợp với cơ cấu quy định tại Điều 55 của Luật Doanh nghiệp nhà nước năm 2003, thì không phải thực hiện việc chuyển đổi, tổ chức lại theo trình tự, thủ tục quy định tại chương này. Người ra quyết định thành lập Tổng công ty nhà nước, công ty thành viên hạch toán độc lập của Tổng công ty nhà nước, công ty nhà nước độc lập quyết định áp dụng mô hình công ty mẹ - công ty con đối với các Tổng công ty và công ty này.
1. Đối với Tổng công ty nhà nước phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Tất cả các đơn vị thành viên đã, đang chuyển đổi hoặc đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt danh sách và kế hoạch cổ phần hoá hoặc chuyển đổi sang công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên để hình thành cơ cấu gồm công ty mẹ, các công ty con, công ty liên kết.
b) Công ty mẹ thuộc danh sách được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tiếp tục do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp nhà nước.
c) Công ty mẹ có quy mô vốn lớn, có khả năng sử dụng nguồn vốn thực có của công ty hoặc có phương án khả thi để huy động vốn, đầu tư đủ vốn vào các công ty con, công ty liên kết để chi phối các công ty con, sử dụng bí quyết công nghệ, thtương hiệu, thị trường để chi phối các công ty con.
d) Tổng công ty có khả năng phát triển, kinh doanh đa ngành nghề trong đó có một ngành kinh doanh chính, có nhiều đơn vị phụ thuộc ở trong, ngoài nước.
2. Đối với công ty nhà nước độc lập, công ty thành viên hạch toán độc lập của Tổng công ty phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Có khả năng tổ chức thành công ty mẹ có quy mô vốn lớn hoặc công ty mẹ có khả năng sử dụng tiềm lực tài chính, bí quyết công nghệ, thtương hiệu, thị trường để thực hiện việc đầu tư vốn, chi phối các doanh nghiệp khác.
b) Công ty mẹ thuộc danh sách được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tiếp tục do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp nhà nước.
c) Đang có cổ phần, vốn góp chi phối ở nhiều doanh nghiệp khác hoặc được Thủ tướng Chính phủ (nếu là doanh nghiệp thành viên Tổng công ty do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập), Bộ trưởng, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh (nếu là công ty nhà nước độc lập) phê duyệt kế hoạch cổ phần hoá các bộ phận của công ty (trừ các bộ phận hình thành công ty mẹ), hoặc được phê duyệt kế hoạch đầu tư, góp trên 50% số vốn điều lệ của công ty vào các công ty khác để nắm giữ cổ phần, vốn góp chi phối tại các công ty này.
3. Các Tổng công ty, công ty nhà nước độc lập, công ty thành viên hạch toán độc lập của Tổng công ty không đáp ứng điều kiện nêu ở điểm b khoản 1, điểm b khoản 2 Điều này thì có thể chuyển đổi thành các loại công ty mẹ sau đây hoạt động theo Luật Doanh nghiệp:
a) Công ty mẹ là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên 100% vốn nhà nước.
b) Công ty mẹ là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên 100% vốn nhà nước.
c) Công ty mẹ là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có vốn góp chi phối của Nhà nước hoặc không chi phối của Nhà nước.
d) Công ty mẹ là công ty cổ phần 100% vốn nhà nước.
đ) Công ty mẹ là công ty cổ phần có cổ phần chi phối hoặc không chi phối của Nhà nước.
1. Tổng công ty quy định tại điểm a và b khoản 1 Điều 29 đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 30 Nghị định này và tùy thuộc tính chất ngành nghề, công nghệ, mối quan hệ về kinh doanh, đầu tư vốn và tính chất phụ thuộc lẫn nhau giữa Tổng công ty với các đơn vị thành viên và giữa các đơn vị thành viên, có thể được tổ chức lại theo các phương thức sau:
a) Văn phòng, cơ quan quản lý của Tổng công ty, các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc, đơn vị sự nghiệp cùng với một hoặc một số công ty thành viên hạch toán độc lập có vị trí then chốt trong Tổng công ty hoặc hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh chính của Tổng công ty được tổ chức lại thành công ty mẹ. Trường hợp chuyển đổi, tổ chức lại Tổng công ty có quy mô lớn mà thấy không cần thiết phải gộp một hoặc một số công ty thành viên hạch toán độc lập vào thành công ty mẹ, thì có thể tổ chức văn phòng, cơ quan quản lý của Tổng công ty, các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc, đơn vị sự nghiệp trở thành công ty mẹ.
Các doanh nghiệp đã có vốn góp chi phối của Tổng công ty và các đơn vị thành viên do Tổng công ty đầu tư toàn bộ vốn điều lệ sau khi chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên hoặc công ty có vốn góp chi phối trở thành các công ty con; các doanh nghiệp có một phần vốn của Tổng công ty trở thành công ty liên kết của công ty mẹ.
b) Trường hợp chuyển đổi Tổng công ty hạch toán toàn ngành thì văn phòng, cơ quan quản lý của Tổng công ty và các công ty thành viên hạch toán phụ thuộc có vị trí then chốt trong Tổng công ty hoặc hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh chính của Tổng công ty được tổ chức lại thành công ty mẹ.
Các doanh nghiệp đã có vốn góp chi phối của Tổng công ty và các đơn vị thành viên do Tổng công ty đầu tư toàn bộ vốn điều lệ sau khi chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên hoặc công ty có vốn góp chi phối trở thành các công ty con; các doanh nghiệp có một phần vốn của Tổng công ty trở thành công ty liên kết của công ty mẹ.
2. Công ty thành viên hạch toán độc lập của Tổng công ty đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 30 Nghị định này, thì tùy đặc điểm về công nghệ, tính chất phụ thuộc và mối quan hệ về đầu tư đã hình thành với Tổng công ty, có thể tách thành công ty mẹ nhà nước độc lập hoặc tiếp tục ở trong cơ cấu của Tổng công ty.
Trường hợp Tổng công ty chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con, nếu công ty thành viên hạch toán độc lập chuyển đổi thành công ty mẹ nhưng vẫn tiếp tục ở trong cơ cấu của Tổng công ty thì công ty thành viên này phải là doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp.
3. Các đơn vị sự nghiệp, viện, trường thuộc Tổng công ty, tùy theo mức độ và yêu cầu gắn kết với công ty mẹ về vốn, tài chính, công nghệ, thị trường, nghiên cứu, đào tạo, có thể chuyển thành bộ phận hạch toán phụ thuộc công ty mẹ hoặc chuyển thành công ty con, công ty liên kết.
Trường hợp viện nghiên cứu thuộc Tổng công ty thtường xuyên áp dụng kết quả nghiên cứu và chuyển giao công nghệ để sản xuất, kinh doanh, có vốn góp ở các doanh nghiệp do viện ứng dụng kết quả nghiên cứu, nếu đáp ứng đủ các điều kiện về công ty mẹ quy định tại khoản 2 Điều 30 Nghị định này, có thể tách khỏi Tổng công ty thành công ty mẹ độc lập hoặc ở trong cơ cấu của Tổng công ty.
Công ty nhà nước độc lập có quy mô lớn, đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 30 Nghị định này, chuyển thành công ty mẹ; các đơn vị hạch toán phụ thuộc, thì tùy quy mô và tính chất đầu tư vốn của công ty nhà nước độc lập, tầm quan trọng và chiến ltược của công ty nhà nước độc lập, có thể chuyển thành một trong các loại hình công ty con quy định tại khoản 2 Điều 19 Nghị định này.
1. Bộ, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh lập danh sách, kế hoạch chuyển đổi Tổng công ty, công ty nhà nước độc lập do Bộ, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập. Hội đồng quản trị Tổng công ty do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập lập kế hoạch chuyển đổi Tổng công ty và danh sách chuyển đổi công ty thành viên hạch toán độc lập của Tổng công ty.
2. Căn cứ vào điều kiện quy định tại Điều 30 Nghị định này và thực trạng của các Tổng công ty, công ty thành viên hạch toán độc lập của Tổng công ty, công ty nhà nước độc lập:
a) Bộ, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách, kế hoạch chuyển đổi Tổng công ty, công ty thành viên hạch toán độc lập của Tổng công ty, công ty nhà nước độc lập do Bộ, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập.
b) Hội đồng quản trị Tổng công ty do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch chuyển đổi Tổng công ty và danh sách chuyển đổi công ty thành viên hạch toán độc lập của Tổng công ty.
1. Tổng công ty, công ty thành viên hạch toán độc lập của Tổng công ty, công ty nhà nước độc lập (sau đây gọi là Tổng công ty, công ty) được lựa chọn, phê duyệt danh sách và kế hoạch chuyển đổi, tổ chức lại theo mô hình công ty mẹ - công ty con có trách nhiệm:
a) Rà soát từng đơn vị thành viên, toàn Tổng công ty, công ty, đối chiếu với các điều kiện chuyển đổi, xác định cơ cấu, phương thức chuyển đổi, hình thức pháp lý của công ty mẹ và từng loại công ty con.
b) Kiểm kê, phân loại, xác định các loại vốn, tài sản, công nợ và lao động hiện có; xác định tổng vốn dự kiến của công ty mẹ, vốn dự kiến của công ty mẹ đầu tư vào từng công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên do mình làm chủ sở hữu và ở các doanh nghiệp có vốn chi phối hoặc không chi phối của công ty mẹ; lập báo cáo tài chính đến thời điểm chuyển đổi.
c) Xây dựng đề án chuyển đổi, tổ chức lại Tổng công ty, công ty theo mô hình công ty mẹ - công ty con và phương án xử lý vốn, tài sản, tài chính và lao động khi chuyển đổi.
Đề án chuyển đổi, tổ chức lại tối thiểu phải bao gồm những nội dung sau: thực trạng tổ chức kinh doanh, tổ chức quản lý, kết quả sản xuất, kinh doanh của Tổng công ty và từng đơn vị thành viên; tình hình tài chính, đầu tư, góp vốn của Tổng công ty và từng đơn vị thành viên ở các doanh nghiệp khác; dự kiến cơ cấu, số lượng, loại hình công ty con, công ty liên kết; mô hình, cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của công ty mẹ; phương thức tổ chức lại, chuyển đổi, dự kiến kế hoạch chuyển đổi theo mô hình công ty mẹ - công ty con; dự kiến phương án chuyển giao quyền lợi, nghĩa vụ, tài sản, công nợ, lao động cho công ty mẹ và từng công ty con; những thay đổi về sản xuất, kinh doanh sau chuyển đổi.
d) Xây dựng dự thảo điều lệ của công ty mẹ và công ty con, trong đó phải xác định rõ quan hệ giữa công ty mẹ và các công ty con.
2. Các Tổng công ty, công ty trên thực tế đã hình thành cơ cấu đơn vị thành viên đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 55 của Luật Doanh nghiệp nhà nước thì không phải xây dựng đề án chuyển đổi, chỉ thực hiện quy định tại điểm d khoản 1 Điều này.
Việc trình, thẩm định, phê duyệt đề án theo trình tự, thủ tục nhtư sau:
1. Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án chuyển đổi của các Tổng công ty, công ty sau khi có ý kiến đề nghị của Hội đồng thẩm định. Hội đồng thẩm định do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập.
2. Sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án chuyển đổi, cấp có thẩm quyền quyết định thành lập Tổng công ty, công ty quyết định việc chuyển đổi; tổ chức triển khai thực hiện đề án chuyển đổi; phê duyệt Điều lệ công ty mẹ; thực hiện các thủ tục khác về chuyển đổi sang mô hình công ty mẹ - công ty con.
3. Quyết định chuyển đổi ít nhất phải có các nội dung sau: tên, địa chỉ, hình thức pháp lý của công ty mẹ và các công ty con, công ty liên kết; mục tiêu, ngành, nghề kinh doanh, vốn điều lệ của công ty mẹ; số lượng và tỷ lệ vốn của công ty mẹ tại từng công ty con, công ty liên kết; trách nhiệm của công ty mẹ và từng công ty con đối với việc kế thừa các quyền, nghĩa vụ và xử lý các vấn đề tồn tại và phát sinh trong quá trình chuyển đổi.
1. Tất cả tài sản của Tổng công ty, công ty thành viên hạch toán độc lập, công ty nhà nước độc lập khi chuyển đổi đều được tính bằng giá trị.
2. Tài sản hiện có thuộc quyền sở hữu của Tổng công ty, công ty thành viên hạch toán độc lập, công ty nhà nước độc lập, được kiểm kê, phân loại, xác định số lượng, thực trạng. Tài sản hiện có để hình thành tài sản do công ty mẹ trực tiếp quản lý và tài sản chuyển giao sang công ty con là công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên thì không phải đánh giá lại giá trị tài sản. Các trường hợp chuyển đổi sở hữu thì phải đánh giá lại giá trị tài sản theo giá thị trường theo quy định của pháp luật về chuyển đổi sở hữu.
3. Tài sản thuê, mtượn, nhận giữ hộ, nhận ký gửi: công ty mới hình thành sau chuyển đổi, tổ chức lại có trách nhiệm tiếp tục thuê, mtượn, giữ hộ, nhận ký gửi theo thoả thuận với người có tài sản cho thuê, cho mtượn, ký gửi.
4. Tài sản dôi thừa, không có nhu cầu sử dụng, ứ đọng chờ thanh lý, tài sản hao hụt, mất mát và các tổn thất khác về tài sản được xử lý theo quy định pháp luật hiện hành.
5. Nguyên tắc xử công nợ:
a) Đối với các khoản nợ phải thu của Tổng công ty, công ty thành viên hạch toán độc lập, công ty nhà nước độc lập chuyển đổi thành công ty mẹ và các khoản nợ phải thu của các đơn vị thành viên được sắp xếp, tổ chức lại, chuyển đổi của Tổng công ty nhà nước, công ty nhà nước độc lập, công ty thành viên hạch toán độc lập của Tổng công ty nhà nước: công ty mẹ và các đơn vị thành viên được sắp xếp, tổ chức lại, chuyển đổi của Tổng công ty nhà nước, công ty nhà nước độc lập, công ty thành viên hạch toán độc lập của Tổng công ty nhà nước có trách nhiệm tiếp nhận và thu hồi các khoản nợ đến hạn có thể thu hồi được. Đối với các khoản nợ phải thu nhtưng không thu hồi được thì sau khi xác định rõ nguyên nhân và trách nhiệm của tập thể, cá nhân, công ty có trách nhiệm tiếp nhận và thu hồi các khoản nợ được hạch toán giảm vốn của chủ sở hữu đối với phần chênh lệch giữa giá trị tổn thất và mức bồi thtường của tập thể, cá nhân.
b) Đối với các khoản nợ phải trả: công ty mẹ mới thành lập, các đơn vị thành viên được sắp xếp, tổ chức lại, chuyển đổi của Tổng công ty nhà nước, công ty nhà nước độc lập, công ty thành viên hạch toán độc lập của Tổng công ty nhà nước có trách nhiệm kế thừa các khoản nợ phải trả cho các chủ nợ theo cam kết, kể cả nợ thuế, các khoản nợ ngân sách, nợ cán bộ, công nhân viên; thanh toán nợ đến hạn theo phương án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Các khoản nợ phải trả không có người đòi và giá trị tài sản không xác định được chủ sở hữu được tính vào vốn của chủ sở hữu tại công ty mẹ và các công ty con mới được thành lập sau chuyển đổi. Việc xử lý các khoản nợ phải trả của công ty thành viên chuyển đổi thành công ty cổ phần được thực hiện theo quy định về cổ phần hóa công ty nhà nước.
6. Công ty mẹ và các công ty con được thành lập trên cơ sở chuyển đổi, tổ chức lại các đơn vị thành viên của Tổng công ty nhà nước hoặc công ty nhà nước độc lập, công ty thành viên hạch toán độc lập của Tổng công ty nhà nước có trách nhiệm tiếp tục sử dụng số lao động hiện có, kế thừa mọi quyền và nghĩa vụ đối với người lao động theo phương án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và theo quy định của pháp luật về sắp xếp, tổ chức lại, cổ phần hoá, chuyển đổi công ty nhà nước thành công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên; số lao động dôi dtư được xử lý theo chính sách chung trong quá trình đổi mới và sắp xếp lại các công ty nhà nước. Người lao động tự nguyện chấm dứt hợp đồng lao động được htưởng các chế độ theo quy định của pháp luật về lao động.
1. Vốn điều lệ của công ty mẹ được hình thành từ chuyển đổi Tổng công ty, công ty thành viên hạch toán độc lập của Tổng công ty, công ty nhà nước độc lập là số vốn nhà nước đầu tư và ghi trong Điều lệ công ty mẹ, bao gồm:
a) Vốn nhà nước thực có trên sổ kế toán tại thời điểm chuyển đổi được hạch toán tập trung tại Tổng công ty, công ty thành viên hạch toán độc lập của Tổng công ty, công ty nhà nước độc lập.
b) Vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên do Tổng công ty, công ty thành viên hạch toán độc lập của Tổng công ty, công ty nhà nước độc lập là chủ sở hữu.
c) Vốn nhà nước được Tổng công ty, công ty thành viên hạch toán độc lập của Tổng công ty, công ty nhà nước độc lập góp vào các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn từ hai thành viên trở lên, công ty liên doanh với nước ngoài và đầu tư ra nước ngoài.
d) Vốn nhà nước đầu tư bổ sung cho công ty mẹ (nếu có) đối với trường hợp chuyển đổi Tổng công ty, công ty nhà nước độc lập; vốn Tổng công ty đầu tư bổ sung cho công ty mẹ (nếu có) đối với trường hợp chuyển đổi công ty thành viên hạch toán độc lập của Tổng công ty.
đ) Phần lợi nhuận sau thuế được tái đầu tư và trích bổ sung vào vốn điều lệ.
2. Vốn điều lệ của công ty mẹ không được thấp hơn mức vốn theo tiêu chí, danh mục phân loại công ty nhà nước và Tổng công ty nhà nước do Thủ tướng Chính phủ ban hành:
a) Đối với công ty mẹ chuyển đổi từ Tổng công ty: không được thấp hơn mức vốn quy định đối với Tổng công ty nhà nước.
b) Đối với công ty mẹ chuyển đổi từ công ty thành viên hạch toán độc lập của Tổng công ty hoặc công ty nhà nước độc lập: không được thấp hơn mức vốn quy định đối với công ty nhà nước .
3. Khi tăng hoặc giảm vốn điều lệ, công ty mẹ phải điều chỉnh kịp thời trong bảng cân đối kế toán, đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh.
1. Công ty mẹ và từng công ty con sau khi chuyển đổi đều phải đăng ký lại theo pháp luật tương ứng với hình thức pháp lý của công ty đó.
2. Công ty thành viên trước khi chuyển đổi đã là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên hoặc công ty cổ phần, công ty liên doanh thì không phải đăng ký lại.
3. Công ty mẹ có thể lấy tên gọi là công ty hoặc sử dụng tên gọi chung của Tổng công ty. Trường hợp công ty thành viên hạch toán độc lập của Tổng công ty chuyển đổi theo mô hình công ty mẹ - công ty con, thì công ty mẹ chuyển đổi từ công ty thành viên hạch toán độc lập không được lấy tên là Tổng công ty.
4. Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, công ty mẹ và từng công ty con phải làm thủ tục đăng ký quyền sở hữu tài sản được chuyển từ Tổng công ty hoặc công ty thành viên tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Mọi tài sản được chuyển quyền sở hữu từ Tổng công ty hoặc công ty thành viên sang công ty mẹ, công ty con không phải nộp lệ phí trước bạ.
Công ty mẹ và các đơn vị thành viên được tổ chức lại từ việc chuyển đổi Tổng công ty do Nhà nước quyết định đầu tư và thành lập có trách nhiệm kế thừa các quyền, lợi ích hợp pháp và các nghĩa vụ của Tổng công ty, công ty thành viên được chuyển đổi.
1. Công ty mẹ đáp ứng và chuyển đổi theo các điều kiện quy định tại các khoản 1 và khoản 2 Điều 30 Nghị định này, sau khi hoàn thành việc chuyển đổi tiếp tục hoạt động theo Luật Doanh nghiệp nhà nước. Chủ sở hữu nhà nước thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với công ty mẹ theo quy định tại các Điều 64, 65, 66 và 67 của Luật Doanh nghiệp nhà nước.
2. Đối với các công ty mẹ chuyển đổi theo các điều kiện quy định tại khoản 3 Điều 30 Nghị định này thành các công ty mẹ hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, chủ sở hữu nhà nước thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình đối với phần vốn đầu tư vào công ty mẹ theo quy định tại các Điều 70, 71 và 72 của Luật Doanh nghiệp nhà nước.
1. Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
2. Các Tổng công ty nhà nước đáp ứng các điều kiện là Tổng công ty do Nhà nước quyết định đầu tư và thành lập theo quy định tại Điều 48 của Luật Doanh nghiệp nhà nước phải điều chỉnh lại cơ cấu thành viên theo quy định tại Điều 49 của Luật Doanh nghiệp nhà nước; điều chỉnh lại cơ cấu quản lý; sửa đổi, bổ sung Điều lệ cho phù hợp với quy định trong thời hạn quy định tại Điều 94 của Luật Doanh nghiệp nhà nước và Nghị định này. Doanh nghiệp nhà nước thành viên hạch toán độc lập của Tổng công ty thành lập theo Luật Doanh nghiệp nhà nước năm 1995 phải sửa đổi, bổ sung Điều lệ và áp dụng các quy định về công ty thành viên hạch toán độc lập của Tổng công ty do Nhà nước quyết định đầu tư và thành lập.
3. Các Tổng công ty nhà nước thành lập theo Luật Doanh nghiệp nhà nước năm 1995 hoặc thành lập mới, đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 3 Điều 74 của Luật Doanh nghiệp nhà nước năm 2003, phải chuyển đổi, tổ chức thành Tổng công ty theo mô hình công ty mẹ - công ty con.
4. Điều khoản thi hành đối với các doanh nghiệp thành viên hạch toán độc lập của Tổng công ty nhà nước tổ chức theo Luật Doanh nghiệp nhà nước năm 1995 trong thời gian tổ chức lại hoặc chuyển đổi sở hữu:
a) Doanh nghiệp thuộc diện nhà nước tiếp tục nắm giữ 100% vốn điều lệ và chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên: trong thời hạn chuyển đổi quy định tại đề án sắp xếp, đổi mới đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, được tiếp tục hoạt động theo quy định đối với công ty thành viên hạch toán độc lập của Tổng công ty quy định tại khoản 1 Điều 52 của Luật Doanh nghiệp nhà nước năm 2003.
b) Doanh nghiệp không thuộc diện nhà nước tiếp tục nắm giữ 100% vốn điều lệ, thì trong thời hạn sắp xếp, chuyển đổi sở hữu quy định tại đề án sắp xếp, đổi mới đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, được tiếp tục hoạt động theo quy định đối với công ty thành viên hạch toán độc lập của Tổng công ty quy định tại khoản 1 Điều 52 của Luật Doanh nghiệp nhà nước năm 2003.
5. Đối với các Tổng công ty nhà nước, doanh nghiệp nhà nước thành viên hạch toán độc lập của Tổng công ty, doanh nghiệp nhà nước độc lập thực hiện theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ về thí điểm chuyển đổi theo mô hình công ty mẹ - công ty con:
a) Đối với các doanh nghiệp đã hoàn thành việc chuyển đổi thì thực hiện theo quy định tại khoản 6 Điều này.
b) Các doanh nghiệp đã được phê duyệt đề án nhtưng chtưa hoàn thành chuyển đổi theo đề án đã được phê duyệt, thì không phải điều chỉnh lại đề án, nhtưng có trách nhiệm rà soát lại cơ cấu đơn vị thành viên, trình người đã phê duyệt đề án để điều chỉnh lại những đơn vị chtưa phù hợp với các quy định của Nghị định này.
c) Đối với các doanh nghiệp đã được phê duyệt danh sách nhtưng chtưa xây dựng đề án thì phải xây dựng đề án và thực hiện theo các quy định của Nghị định này.
6. Các Tổng công ty nhà nước, doanh nghiệp nhà nước thành viên hạch toán độc lập của Tổng công ty, doanh nghiệp nhà nước độc lập đã hoàn thành việc chuyển đổi theo mô hình công ty mẹ - công ty con trước khi Nghị định này có hiệu lực thi hành, có trách nhiệm điều chỉnh cơ cấu quản lý, cơ cấu thành viên; sửa đổi, bổ sung Điều lệ hoạt động phù hợp với các quy định của Nghị định này.
7. Các Tổng công ty nhà nước không đáp ứng các điều kiện là Tổng công ty do Nhà nước quyết định đầu tư và thành lập quy định tại Điều 48 của Luật Doanh nghiệp nhà nước năm 2003 hoặc không đáp ứng các điều kiện chuyển đổi, tổ chức thành Tổng công ty theo mô hình công ty mẹ - công ty con quy định tại khoản 3 Điều 74 của Luật Doanh nghiệp nhà nước năm 2003 thì phải tổ chức lại, chuyển đổi sở hữu hoặc giải thể; biện pháp, thời hạn tổ chức lại, chuyển đổi sở hữu hoặc giải thể theo quy định của Chính phủ về thành lập, tổ chức lại, giải thể, chuyển đổi sở hữu công ty nhà nước.
1. Các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Lao động - Thtương binh và Xã hội, Nội vụ có trách nhiệm htướng dẫn thực hiện Nghị định này.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm theo dõi thi hành Nghị định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung tương, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc các Tổng công ty chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
|
Phan Văn Khải (Đã ký) |
THE GOVERNMENT |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No. 153/2004/ND-CP |
Hanoi, August 9, 2004 |
ON ORGANIZATION AND MANAGEMENT OF STATE CORPORATIONS AND TRANSFORMATION OF STATE CORPORATIONS AND INDEPENDENT STATE COMPANIES AFTER THE PARENT COMPANY - SUBSIDIARY COMPANY MODEL
THE GOVERNMENT
Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
Pursuant to November 26, 2003 Law No. 14/2003/QH11 on State Enterprises;
Pursuant to June 12, 1999 Law No. 13/1999/QH10 on Enterprises;
At the proposal of the Minister of Planning and Environment,
DECREES:
Article 1.- Scope of regulation
This Decree details the implementation of the Law on State Enterprises, with the following contents:
1. Regulations on organization and management of State corporations invested and set up under the State's decisions and corporations invested and set up by companies (corporations after the parent company-subsidiary company model).
2. Regulations on the transformation after the parent company-subsidiary company model of:
a/ State corporations invested and set up under the State's decisions.
b/ Independent cost-accounting member companies of corporations invested and set up under the State's decisions.
c/ Independent State companies.
Article 2.- Subjects of application
The subjects of application of this Decree include:
1. State corporations set up under the 1995 Law on State Enterprises and corporations invested and set up under the State's decisions under the 2003 Law on State Enterprises.
2. Corporations invested and set up by companies.
3. Large-scale independent State companies and State corporations' large-scale independent cost-accounting member companies, which are transformed and operate after the parent company-subsidiary company model.
Article 3.- State management and the State-owner's management over State corporations
State corporations shall be subject to the State management by State agencies at all levels according to law provisions and to the management by owner's representatives according to the Government's assignment and decentralization. Managing Boards shall act as direct representatives of the State-owner at corporations.
CORPORATIONS INVESTED AND SET UP UNDER THE STATE'S DECISIONS
Article 4.- Corporations invested and set up under the State's decisions
1. Corporations invested and set up under the State's decisions are forms of association and combination of independent cost-accounting member companies and other member units according to law provisions, which are closely bound together in economic interests, technology, markets and other business services, operate in one or several major specialized economic-technical branches in order to increase the capital accumulation and concentration and the business specialization of the member units and entire corporations.
2. Corporations have the legal person status, their own names, seals, managerial and executive apparatuses, and head offices in the country; have the State companies' rights and obligations as provided for in the Law on State Enterprises; and operate according to their charters and law provisions.
3. Corporations invested and set up under the State's decisions include corporations reorganized from corporations set up under the 1995 Law on State Enterprises and corporations newly set up under the 2003 Law on State Enterprises. The reorganization or setting up of corporations shall comply with the Government's regulations on setting up, reorganization and dissolution of State companies.
Article 5.- Conditions for organization of corporations invested and set up under the State's decisions
The conditions for organization of corporations invested and set up under the State's decisions shall comply with the provisions of Article 48 of the Law on State Enterprises and the Prime Minister's regulations on criteria and classification lists of State companies and State corporations' independent cost-accounting member companies.
Article 6.- Member units of corporations
1. Corporations invested and set up under the State's decisions shall have member units where the corporations invest the whole of their charter capital and member units where the corporations hold dominant shares or contribute dominant capital.
2. Units where the corporations invest the whole of their charter capital include:
a/ Independent cost-accounting member companies operating under the Law on State Enterprises, this Decree and corporations' charters.
b/ Dependent cost-accounting member units and non-business units operating according to the assignment of corporations under the provisions of the corporations' charters.
c/ State-owned one-member limited liability companies organized and operating under the Law on Enterprises.
d/ Enterprises where the corporations invest the whole of their charter capital and which are set up overseas, organized and operate according to the host countries' laws.
e/ Depending on the business scale and demand, corporations may have financial companies which are organized and operate according to law provisions on financial and credit institutions, the corporations' charters and relevant law provisions.
3. Member units where corporations hold dominant shares or contribute dominant capital:
a/ Joint-stock companies where corporations hold dominant shares and which operate under the Law on Enterprises.
b/ Limited liability companies with two or more members, where corporations contribute dominant capital and which operate under the Law on Enterprises.
c/ Joint-venture companies where corporations are the parties holding dominating powers and which operate under the Law on Foreign Investment in Vietnam.
d/ Enterprises where corporations hold dominant shares, contribute dominant capital and which are set up overseas, organized and operate according to the host countries' laws.
Apart from member units, corporations may contribute non-dominant capital to limited liability companies with two or more members, joint-stock companies, joint-venture companies involving foreign partners, and overseas companies.
Article 7.- Capital, assets and finance of corporations
1. Capital, assets and finance of corporations:
a/ The capital of a corporation consists of capital invested by the State in the corporation, capital mobilized by the corporation and other kinds of capital prescribed by law.
b/ The charter capital of a corporation is the capital amount invested by the State and inscribed in the corporation's charter, consisting of the State-invested start-up capital, additional investment capital and self-accrued capital cost-accounted at the corporation; State capital in independent cost-accounting member companies; capital portions invested by the corporation and capital portions directly invested by the State in joint-stock companies, limited liability companies, joint-venture companies or overseas companies but assigned to the corporation for management. When there is an increase or decrease in the charter capital, the corporation must promptly adjust its asset balance sheets accordingly and make additional registration of its charter capital.
c/ A corporation's assets include fixed assets and current assets formed from the corporation's charter capital, borrowed capital and other lawful capital sources managed and used by the corporation.
d/ The land use right value shall be included in the corporation's capital according to law provisions.
e/ The State budget capital shall be only invested through corporations. Basing themselves on the business demand and efficiency, corporations shall be entitled to make investment decisions, adjust the investment capital or decide not to make investments in member units and other enterprises.
f/ A corporation's profits include: Profits from business activities, profits from financial investment activities and profits from other activities of the corporation.
g/ A corporation's funds include: The financial reserve fund, the development investment fund, the reward fund, the welfare fund and other funds prescribed by law.
2. Specific regulations on capital, assets and finance of corporations shall comply with the Government-issued regimes on State-owned companies' finance and on management of capital invested by the State in other enterprises.
Article 8.- Managerial structure of corporations
1. A corporation is managerially structured to consist of a Managing Board, a Control Board, a general director, deputy general directors, a chief accountant and an assisting apparatus.
2. An independent cost-accounting member company is managerially structured to have a director, deputy directors, a chief accountant and an assisting apparatus. The functions, tasks, powers and criteria of the director, deputy directors, chief accountant and assisting apparatus shall comply with the provisions of Section I, Chapter IV of the Law on State Enterprises and this Decree.
3. A corporation's non-business units and dependent cost-accounting units shall be managerially structured according to their regulations approved by the corporation's Managing Board.
4. Financial companies shall be managerially structured according to relevant law provisions on financial companies and their charters approved by the corporations' Managing Boards.
5. Member units being State-owned one-member limited liability companies, limited liability companies with two or more members, joint-stock companies, joint-venture companies where the corporations hold dominant shares or contribute dominant capital shall be managerially structured according to law provisions on the form of such member units.
Article 9.- Managing Boards of corporations
1. The Managing Boards have the functions prescribed in Article 29 of the Law on State Enterprises; act as the owner's representatives of member units being State-owned one-member limited liability companies and independent cost-accounting member companies and as representatives for the corporations' capital portions contributed to other enterprises.
2. The Managing Boards use the offices, professional sections of the corporations and a standing section staffed with no more than 5 people working as advisors and assistants to the Boards. The standing sections shall perform the tasks assigned by the corporations' Managing Board chairmen.
3. Specific tasks and powers of the Managing Boards are as follows:
a/ Performing the tasks and exercising the powers prescribed in Clause 1, Points b, c, d, f and g of Clause 2, Clauses 3, 4 and 5 of Article 30 of the Law on State Enterprises.
b/ Deciding on strategies, long-term plans, annual business plans and business lines of corporations, independent cost-accounting member companies, dependent cost-accounting units, non-business units, State-owned one-member limited liability companies, financial companies (if any); deciding on the plans on business coordination among member units where the corporations own the whole of their charter capital or where the corporations hold dominant shares or contribute dominant capital.
c/ Deciding on the use of the corporations' capital for investing in the setting up of member units where the corporations own the whole of their charter capital and for purchasing shares of, or contributing capital to, other enterprises, which must not exceed the investment capital level falling under the Managing Boards' deciding competence prescribed at Point b, Clause 2, Article 30 of the Law on State Enterprises and by relevant laws; deciding on the reorganization, dissolution, ownership transformation of the corporations' independent cost-accounting member companies and State-owned one-member limited liability companies where the corporations own the whole of their charter capital, which have capital amounts not exceeding the level prescribed for the Managing Boards to make investment in the setting up of enterprises according to law provisions; deciding on the admission of enterprises that voluntarily join the corporations as member units according to law provisions.
d/ Deciding on the adjustment of the charter capital of State-owned one-member limited liability companies by increasing or reducing the corporation's capital portions in these companies; transfer part or whole of the charter capital of State-owned one-member limited liability companies to other organizations or individuals according to the provisions of Article 48 of the Law on Enterprises.
e/ Deciding on the managerial structures of independent cost-accounting member companies and financial companies (if any). Deciding on the organization and management model with a Managing Board or company president for State-owned one-member limited liability companies, the number and composition of Managing Board members; deciding on the appointment, relief from duty, removal from office and on the salaries of Managing Board members or company presidents of State-owned one-member limited liability companies.
f/ Deciding on the appointment of representatives for the corporations' capital contributions to other enterprises at the proposals of general directors. The Managing Boards shall not exercise the owner's powers over, or fulfill the owner's obligations towards, the member companies' capital portions contributed to other companies.
g/ Approving the charters of independent cost-accounting member companies, State-owned one-member limited liability companies; approving the operation regulations of independent cost-accounting units, non-business units; adopting the draft charters of financial companies (if any), then submitting them to the State Bank Governor for ratification.
h/ Adopting the annual financial statements of the corporations, the corporations' independent cost-accounting member companies and State-owned one-member limited liability companies, and the consolidated financial statements of the whole corporations; approving the plans on the use of after-tax profits of independent cost-accounting member companies and State-owned one-member limited liability companies.
i/ Examining and supervising the chairmen and members of the Managing Boards or company presidents and general directors (directors) of State-owned one-member limited liability companies, the directors of member units being independent cost-accounting member companies, dependent cost-accounting member units, non-business units, financial companies (if any) and the representatives for the corporations' capital portions contributed to other enterprises in the discharge of the functions and tasks prescribed by the Law on State Enterprises and this Decree.
j/ Performing the tasks and exercising the powers according to the corporations' charters and relevant laws.
4. The Managing Board chairmen shall have the powers and tasks prescribed in Article 33 of the Law on State Enterprises. The Managing Board chairmen and members shall have the obligations and responsibilities prescribed in Article 43 of the Law on State Enterprises; may participate in managing other companies when they meet the conditions prescribed in Article 36 of the Law on State Enterprises.
5. The working regime of the Managing Boards shall comply with the provisions of Article 34 of the Law on State Enterprises.
6. The criteria, composition, appointment, relief from duty and replacement of Managing Board members shall comply with the provisions of Articles 31 and 32 of the Law on State Enterprises and relevant law provisions. The process of appointment and relief from duty of Managing Board chairmen and members shall comply with the Prime Minister's decisions.
7. The salary and bonus regime applicable to the Managing Boards shall comply with the provisions of Article 35 of the Law on State Enterprises, the Government's regulations and other law provisions on the salary and bonus regime and the responsibility regime applicable to Managing Board and Control Board members, general directors and directors of State companies; law provisions on the salary regime as well as the management of labor, salaries and incomes in the State companies and other relevant law provisions.
Article 10.- Control Boards of corporations
1. The Managing Boards shall set up Control Boards consisting of between 3 and 5 members each. The Managing Boards shall decide to appoint one Managing Board member as Control Board head. The Managing Board chairmen, general directors and deputy general directors must not concurrently be Control Board heads. Other Control Board members shall be selected, appointed or relieved from duty by the Managing Boards, one of whom shall be nominated by the corporation's trade union.
Control Board members must satisfy the criteria prescribed in Clause 4, Article 37 of the Law on State Enterprises.
2. The term of office of Control Board members shall be the same as the term of office of the Managing Boards. Control Board members shall enjoy salaries and bonuses as decided by the Managing Boards according to law provisions on the salary and bonus and the Law on State Enterprises.
3. The Control Boards shall operate according to the regulations approved by the Managing Boards, having the following tasks, powers and responsibilities:
a/ Examining and supervising the legality, accuracy and honesty in the management and execution of business activities, in the recording of accounting books, financial statements and in the observance of the corporations' charters, resolutions and decisions of the Managing Boards, decisions of the Managing Board chairmen by member units where the corporations invest the whole of their charter capital.
b/ Performing the tasks assigned by the Managing Boards, reporting to the Managing Boards on a monthly, quarterly and annual basis and on a case-by-case basis on the results of their examination and supervision; detecting in time and reporting to the Managing Boards on activities which are abnormal, contrary to the enterprise management regulations or show signs of law violation.
c/ Refraining from disclosing the examination and supervision results when not so permitted by the Managing Boards; taking responsibility to the Managing Boards and law for acts of deliberately ignoring or covering up violations.
d/ Taking responsibility to the Managing Boards and law for all activities of the Control Boards.
Article 11.- General directors, deputy general directors, chief accountants and assisting apparatuses
1. General directors are representatives at law, run day-to-day activities of the corporations according to the objectives, plans and in compliance with the corporations' charters and resolutions and decisions of the Managing Boards; take responsibility to the Managing Boards and law for the exercise of the rights and the performance of the tasks assigned to them.
General directors shall have the tasks and powers prescribed in Article 41 of the Law on State Enterprises and the following tasks and powers towards member units:
a/ Formulating the plans on business coordination among member units for submission to the Managing Boards; organizing the implementation of general business coordination plans and investment plans among member units.
b/ Inspecting the application by member units of norms, criteria and price quotations prescribed for application within the corporations.
c/ Deciding on the recruitment, signing of contracts, termination of contracts or appointment, relief from duty, commendation, disciplining, salaries and allowances of directors, chief accountants of the corporations' independent cost-accounting member companies and non-business units after obtaining the approval of the Managing Boards; deputy directors of the corporations' independent cost-accounting member companies and non-business units at the proposals of the directors of these units.
d/ Proposing the Managing Boards to decide on the appointment of representatives for the corporations' capital portions contributed to other enterprises.
2. Deputy general directors shall be nominated by general directors to the Managing Boards for appointment, relief from duty, removal from office or signing of contracts, termination of contracts, commendation, disciplining and salary decision. Deputy general directors shall assist general directors in running the corporations according to the assignment and authorization of general directors; take responsibility to general directors and law for their assigned or authorized tasks.
3. Chief accountants of corporations shall be nominated by general directors to the Managing Boards for appointment, relief from duty, removal from office or signing of contracts, termination of contracts, commendation, disciplining, salary decision. Chief accountants shall be tasked to organize the accounting work of corporations; assist general directors in supervising financial matters in the corporations according to finance and accounting laws; take responsibility to general directors and law for their assigned or authorized tasks.
4. Criteria of general directors; the selection, appointment, relief from duty, signing of contracts, termination of contracts with general directors, deputy general directors, chief accountants; obligations and responsibilities of general directors, relationships between Managing Boards and general directors in managing and running corporations shall comply with Articles 24, 40, 42 and 43 of the Law on State Enterprises.
5. The Offices and professional sections shall function to advise and assist the Managing Boards and general directors in managing and running their work.
6. The salary and bonus regime applicable to general directors, deputy general directors, chief accountants shall comply with the provisions of Clause 11, Article 41 of the Law on State Enterprises; the Government's regulations on the salary and bonus regime as well as the responsibility regime applicable to Managing Board and Control Board members, general directors, directors of State companies; the law provisions on the salary regime, management of labor, salaries and incomes in State companies and relevant law provisions. The salary and bonus payment and settlement regime for general directors, deputy general directors, chief accounts shall comply with the provisions of Clause 10, Article 26 of the Law on State Enterprises, and relevant law provisions.
The regime of responsibility associated with salaries and bonuses of general directors shall comply with the provisions of Clause 3 and Clause 5, Article 43 of the Law on State Enterprises.
Article 12.- Independent cost-accounting member companies and relationships between corporations and independent cost-accounting member companies
Independent cost-accounting member companies are member units of corporations, having the legal person status, enjoying business autonomy and being bound to their corporations in rights and obligations as follows:
1. An independent cost-accounting member company's capital consists of: capital invested in the company by the corporation, capital mobilized by the company itself and other capital sources as prescribed by law.
For independent cost-accounting member enterprises of corporations set up under the 1995 Law on State Enterprises then rearranged and transformed into independent cost-accounting member companies, the State capital portions in these companies shall be converted into capital invested in the companies by corporations while corporations shall act as owners of these companies.
2. Independent cost-accounting member companies shall have the following rights over their capital and assets: To manage and take initiative in using their own capital and capital invested by corporations; to possess and use their capital and assets for business purposes, acquire legitimate interests from their capital and assets; to dispose of their capital and assets according to the provisions of the Law on State Enterprises, this Decree and relevant laws; to use and manage the State-assigned or -leased assets being land and natural resources according to law provisions on land and natural resources.
Corporations shall not transfer their capital invested in independent cost-accounting member companies as well as capital and assets of these companies by the non-payment mode, except for the cases where they decide to reorganize independent cost-accounting member companies or realize the objective of providing public-utility products and services.
3. When they receive requests or goods orders from the State or participate in biddings for public-utility activities, the companies shall have the rights and obligations prescribed in Article 19 of the Law on State Enterprises.
4. Independent cost-accounting member companies shall be bound to their corporations in rights and obligations as follows:
a/ To implement the general business plans of their corporations; perform production and business tasks assigned by their corporations on the basis of economic contracts signed with the latter; take responsibility for the efficiency of business activities carried out in coordination with their corporations; sign at their discretion economic contracts and perform economic contracts signed by their corporations then assigned to them.
b/ To decide on investment projects in their companies and on making investments in, or contributing capital to, other companies according to the decentralization of their corporations; participate in investment of various forms together with their corporations or carry out investment projects assigned by their corporations according to their corporations' plans on the basis of contracts signed with the latter.
c/ To take responsibility to their corporations for the efficient use of capital and resources invested by the latter; preserve and develop capital invested by their corporations and capital mobilized by themselves; take responsibility to their corporations for the investment of capital in the setting up of other enterprises; bear civil liability with their whole assets; periodically re-value their assets according to the Government's regulations and their charters.
Corporations shall take responsibility for other asset liabilities and obligations of their independent cost-accounting member companies within the amounts of the companies' charter capital.
d/ To propose their corporations to decide or to be authorized by their corporations to decide on the setting up, re-organization, dissolution, merger of dependent cost-accounting units and on the managerial apparatuses of dependent cost-accounting units.
e/ To formulate and apply labor and supplies norms, unit prices for salary payment, and other costs on the basis of ensuring their business efficiency and compliance with law provisions and their charters.
f/ After fulfilling their tax obligations and carrying forward losses according to the provisions of the Law on State Enterprises and fulfilling other financial obligations as prescribed by law, and making deductions for the financial reserve funds, to divide the remaining profits in proportion to the capital invested by their corporations and capital mobilized by themselves. Profit amounts divided in proportion to the capital invested by their corporations shall be used for re-investment to increase the State capital in the companies or for the formation of the corporations' centralized funds according to the Government's regulations, Profit amounts divided in proportion to the capital mobilized by the companies themselves shall be partially deducted into their development investment funds according to the Government-prescribed percentage while the rest shall be distributed to the reward and welfare funds under the companies' own decisions.
g/ The companies are obliged to conduct business at a profit, ensure the corporation-assigned target ratio of profits to the capital invested by the corporations; register, declare and fully pay taxes; fulfill the obligations towards their corporations and other financial obligations prescribed by law.
h/ To apply the regimes of accounting, audit, financial statements and statistical reports according to law provisions and at their corporations' requests; submit to the supervision and examination by their corporations, periodically report accurate and full information on their companies and send financial statements to their corporations; abide by the inspection regulations of the finance agencies and competent State agencies according to law provisions.
i/ Other rights and obligations prescribed by the Law on State Enterprises and relevant laws.
Article 13.- Relationships between corporations and their non-business units, dependent cost-accounting units and financial companies
1. Non-business units shall implement the cost-accounting decentralization regimes prescribed by their corporations; may create revenue sources from the performance of contracts for provision of services, scientific researches and technology transfer training for units inside and outside their corporations. Non-business units shall operate according to their charters or regulations approved by their corporations' Managing Boards.
2. Corporations' dependent cost-accounting units may take initiative in signing economic contracts, carrying out business, financial, organizational and personnel activities according to their corporations' decentralization prescribed in their charters or organization and operation regulations approved by their corporations' Managing Boards. Corporations shall take responsibility for financial obligations arising from these units' commitments.
3. Corporations' financial companies may be organized, operate and have relationships with their corporations under the guidance of the Finance Ministry, the State Bank and their operation charters adopted by their corporations' Managing Boards and ratified by the State Bank Governor.
Article 14.- Relationships between corporations and State-owned one-member limited liability companies where corporations invest the whole of their charter capital
Corporations are owners of State-owned one-member limited liability companies where they own the whole of their charter capital and exercise the owner's rights and fulfil the owner's obligations towards these companies according to the provisions of Clause 1 of Article 27, Clause 1 and Clause 2 of Article 46, Article 47 and Article 48 of the Law on Enterprises, the companies' charters, the Government's regulations, and other law provisions.
Article 15.- Relationships between corporations and their member units being companies where corporations hold dominant shares or contribute dominant capital
1. Joint-stock companies, limited liability companies with two or more members, joint-venture companies where the corporations' shares or contributed capital portions account for over 50% of their charter capital and the corporations hold dominating powers, are the corporations' member units.
2. Member units where the corporations hold dominant shares or contribute dominant capital are set up, organized and operate under the Law on Enterprises, the Law on Foreign Investment in Vietnam and other relevant law provisions. Corporations shall manage their dominant shares or contributed dominant capital under the provisions of Article 58 of the Law on State Enterprises and the Government's regulations on management of dominant shares and dominant contributed capital and management of State capital invested in other enterprises.
Article 16.- Relationships between corporations and companies where corporations hold non-dominant shares or contribute non-dominant capital
1. Joint-stock companies, limited liability companies with two or more members, joint-venture companies or overseas companies where the corporations' shares or contributed capital account for 50% or less of their charter capital, shall not be the corporations' member units and not be dominated by the corporations.
2. Companies where the corporations hold non-dominant shares or contribute non-dominant capital shall be set up, organized and operate under the Law on Enterprises, the Law on Foreign Investment in Vietnam and other relevant law provisions. Corporations shall manage their shares or contributed capital in these companies under the provisions of Article 59 of the Law on State Enterprises and the Government's regulations on management of State capital invested in other enterprises.
Article 17.- Responsibilities of corporations
1. Corporations must not abuse their position of holding the whole charter capital or dominant shares or contributed capital in their member units being independent cost-accounting member companies, State-owned one-member limited liability companies or companies where the corporations hold dominant shares or contribute dominant capital to cause harms to the interests of their member units, creditors and involved parties.
Corporations must not insert regulations in the charters of independent cost-accounting member companies or State-owned one-member limited liability companies, which cause harms to the interests of such companies, creditors and involved parties.
2. Where they commit the following acts without consulting the member units stated in Clause 1 of this Article, thereby causing damage to such member units, they must bear responsibility for paying damages to the member units and involved parties.
a/ Forcing member units to sign and perform economic contracts which are unfair and disadvantageous to such member units.
b/ Transferring capital, assets of member units, causing damage to such member units.
c/ Transferring a number of efficient and profitable business activities from one member unit to another without consulting the member unit having such activities, resulting in losses or seriously decreased profits on the part of such member unit.
d/ Deciding on production and business tasks of member units in contravention of the charters and laws; assigning the corporations' tasks to member units for performance without signing economic contracts with these units.
e/ Forcing member units to lend capital to the corporations or other member units at low interest rates or under unreasonable borrowing and repayment conditions or to provide loans for the corporations or other member units to perform economic contracts, which involve a lot of risk to business activities of such member units.
CORPORATIONS AFTER THE PARENT COMPANY - SUBSIDIARY COMPANY MODEL
Article 18.- Corporations after the parent company-subsidiary company model
1. Corporations which are invested and set up by companies themselves (corporations after the parent company-subsidiary company model) are a form of mutual association and domination by means of investment, capital contributions, technological know-how, trademarks or markets among enterprises having the legal person status, of which one State-owned company holds the right to dominate other member enterprises (called the parent company for short) and other member enterprises are dominated by the parent company (called subsidiary companies for short) or have non-dominant capital portions contributed by the parent company (called associated companies).
2. A consortium consisting of parent companies and subsidiary companies shall not have the legal person status. Parent companies shall have the legal person status, own names, seals, managerial and executive apparatuses and head offices based in the country.
Article 19.- Structure of corporations after the parent company-subsidiary company model
Corporations after the parent company-subsidiary company model operating under this Decree are structured as follows:
1. Parent company, which is a State-owned company operating under the Law on State Enterprises and this Decree; formed through the transformation, reorganization of a corporation, a corporation's independent cost-accounting member company, an independent State-owned company or on the basis of a company investing in, buying shares of, or contributing its capital and other resources to, subsidiary companies or associated companies; and holding dominating powers prescribed in Clause 2 of this Article.
2. Subsidiary companies:
a/ Companies where the parent company contributes dominant capital, including limited liability companies with two or more members, joint-stock companies, joint-venture companies involving foreign partners and overseas companies.
b/ State-owned one-member limited liability companies where the parent company holds the whole of their charter capital.
If the structure of corporations after the parent company-subsidiary company model is composed of the type of subsidiary companies being State-owned one-member limited liability companies, there must be additionally the types of subsidiary companies prescribed at Point a, Clause 2 of this Article.
3. Associated companies, which are companies where the parent companies contribute non-dominant capital, organized in the form of limited liability companies with two or more members, joint-stock companies, joint-venture companies involving foreign partners or overseas companies.
Article 20.- Functions, managerial structure of parent companies
1. Parent companies have the function of directly conducting production and business and making financial investments in other enterprises or only making financial investments in other enterprises. Parent companies have the rights and obligations of State-owned companies prescribed in Chapter III of the Law on State Enterprises; exercise the owner's rights over, and fulfil the owner's obligations towards, their capital amounts invested in their subsidiary companies and associated companies.
2. A parent company is managerially structured to consist of a Managing Board, a Control Board, a general director, deputy-general directors, a chief accountant and an assisting apparatus. A parent company's managerial apparatus is the corporation's apparatus.
Article 21.- Managing Boards of parent companies
1. The Managing Boards of parent companies have the functions, tasks and powers like the Managing Boards of corporations invested and set up under the State's decisions; have the working regime and membership, and perform the tasks and exercise the powers prescribed in Clause 1, Point a of Clause 3, Clauses 4, 5 and 6, Article 9 of this Decree, and the following specific tasks and powers:
a/ Deciding on strategies, long-term plans, annual business plans and business lines of the parent companies and their dependent cost-accounting units, non-business units; deciding on plans for business coordination between the parent companies and subsidiary companies.
c/ Deciding on the use of the parent companies' capital for investing in the setting up of subsidiary companies being State-owned one-member limited liability companies and for purchasing shares of, or contributing capital to, other enterprises, which must not exceed the level of investment capital falling under the Managing Boards' deciding competence prescribed at Point b, Clause 2, Article 30 of the Law on State Enterprises and by relevant laws; deciding on the reorganization, dissolution, ownership transformation of subsidiary companies being State-owned one-member limited liability companies which have capital amounts not exceeding the level prescribed for the Managing Boards in making investments in the setting up of enterprises according to law provisions.
c/ Deciding on the adjustment of the charter capital of State-owned one-member limited liability companies by increasing or reducing the parent companies' capital contributions; transferring part or whole of the charter capital of State-owned one-member limited liability companies to other organizations or individuals according to the provisions of Article 48 of the Law on Enterprises.
d/ Deciding on the organization and management model with a Managing Board or company president for State-owned one-member limited liability companies, the number and composition of Managing Board members; deciding on the appointment, relief from duty, removal from office and on the salaries of Managing Board chairmen and members or presidents of State-owned one-member limited liability companies. The Managing Boards shall not exercise the owners' powers over, and fulfill the owner's obligations towards, the subsidiary companies' capital contributed to other companies.
e/ Exercising the owner's powers over, and fulfilling the owner's obligations towards, parent companies' shares or contributed capital in the companies where the parent companies have shares or contributed capital.
f/ Adopting the annual financial statements of the parent companies, State-owned one-member limited liability companies and the consolidated financial statements of the parent companies; approving the plans on the use of after-tax profits of State-owned one-member limited liability companies.
g/ Examining and supervising the chairmen and members of the Managing Boards, presidents and general directors (directors) of State-owned one-member limited liability companies; the directors of dependent cost-accounting member units, non-business units, and the representatives for the parent companies' capital contributed to other enterprises in the performance of the functions and tasks prescribed by the Law on State Enterprises and this Decree.
h/ Performing the tasks and exercising the powers according to the parent companies' charters and relevant laws.
2. The salary and bonus regime applicable to Managing Boards shall comply with the provisions of Clause 7, Article 9 of this Decree.
Article 22.- Control Boards of parent companies
The Control Boards shall be set up by the Managing Boards of the parent companies, having the structure, functions, tasks and operating regime prescribed in Article 10 of this Decree.
Article 23.- General directors, deputy general directors, chief accountants and assisting apparatuses
1. General directors, deputy-general directors, chief accountants and assisting apparatuses of the parent companies have the tasks and powers prescribed in Article 11 of this Decree.
2. The salary and bonus regime applicable to general directors, deputy-general directors, chief accountants shall comply with the provisions of Clause 6, Article 11 of this Decree.
Article 24.- Relationships between parent companies and subsidiary companies being State-owned one-member limited liability companies
1. Parent companies are owners of State-owned one-member limited liability companies which are set up by the parent companies or transformed from independent State-owned companies or corporations' independent cost-accounting member companies. Parent companies shall exercise the owner's rights over, and fulfill the owner's obligations towards, State-owned one-member limited liability companies prescribed in Clause 1, Article 27, Clause 1 and Clause 2 of Article 46, Article 47 and Article 48 of the Law on Enterprises, the charters of the companies, and the Government's regulations on transformation of State-owned companies into State-owned one-member limited liability companies.
2. State-owned one-member limited liability companies are organized and operate under the Law on Enterprises, the Government's regulations \on transformation of State-owned companies into State-owned one-member limited liability companies, and relevant law provisions.
Article 25.- Relationships between parent companies and subsidiary companies being joint-stock companies, limited liability companies with two or more members, joint-venture companies or overseas companies
1. Subsidiary companies being joint-stock companies, limited liability companies with two or more members, joint-venture companies or overseas companies, where the parent companies hold dominant shares or contribute dominant capital, are set up, organized and operate under the Law on Enterprises, the Law on Foreign Investment in Vietnam, foreign laws and other relevant law provisions.
2. Parent companies shall exercise the rights and fulfill the obligations as well as responsibilities of shareholders, members, joint-venture parties, contributors of dominant capital as prescribed by law and the charters of the companies where the parent companies hold dominant shares or contribute dominant capital.
3. Parent companies shall directly manage their dominant shares or contributed dominant capital in joint-stock companies, limited liability companies, joint-venture companies and overseas companies; have the rights over, and obligations towards, their dominant shares or contributed dominant capital prescribed in Article 58 of the Law on State Enterprises.
Article 26.- Relationships between parent companies and associated companies
Parent companies shall manage their capital contributed to associated companies under the provisions of Article 59 of the Law on State Enterprises.
Article 27.- Responsibilities of parent companies
Parent companies shall be liable to their subsidiary companies in the case where the parent companies abuse their position of holding the whole charter capital or dominant shares or dominant contributed capital to cause harms to the interests of subsidiary companies, creditors and involved parties like corporations as prescribed in Article 17 of this Decree.
TRANSFORMATION, REORGANIZATION AFTER THE PARENT COMPANY-SUBSIDIARY COMPANY MODEL
Article 28.- Purposes of transformation, reorganization of corporations invested and set up under the State's decisions, corporations' independent cost-accounting member companies, independent State companies after the parent company-subsidiary company model
1. The transformation and reorganization of corporations invested and set up under the State’s decisions into corporations after the parent company-subsidiary company model aim to shift from the administrative association through the capital assignment mechanism to the stable association mostly through the financial investment mechanism; to clearly determine the interests and responsibilities related to capital and economic interests between parent companies and subsidiary companies and associated companies; enhance the business capabilities of the associating units, and create conditions for their development into economic conglomerates.
2. The transformation and reorganization of independent State-owned companies or corporations' independent cost-accounting member companies after the parent company-subsidiary company model aim to create conditions for the development of the business capabilities, scale and scope of companies, promote the capital accumulation, the utilization of financial potentials and other resources of companies for investment, capital contribution and association with other enterprises, accelerate the equitization of member units of companies.
Article 29.- Subjects to be transformed or reorganized
1. The following subjects that meet the conditions prescribed in Article 30 of this Decree shall be reorganized and transformed after the parent company-subsidiary company model:
a/ State corporations set up under the 1995 Law on State Enterprises.
b/ Corporations invested and set up under the State's decisions under the 2003 Law on State Enterprises.
c/ Independent cost-accounting member companies of corporations invested and set up under the State's decisions.
d/ Independent State companies.
2. State corporations, State corporations' independent cost-accounting member companies and independent State companies, which have made investments in, or contributed capital to, other enterprises or have completely transformed their member units and are structured to be composed of a State company holding dominating powers over other enterprises, subsidiary companies and associated companies in line with the structure prescribed in Article 55 of the 2003 Law on State Enterprises, shall not have to undergo the transformation or reorganization according to the process and procedures prescribed in this Chapter. The persons who have issued decisions to set up State corporations, State corporations' independent cost-accounting member companies or independent State companies shall decide to apply the parent company-subsidiary company model to these corporations and companies.
Article 30.- Conditions for transformation and reorganization
1. State corporations must fully meet the following conditions:
a/ All of their member units have been transformed, are being transformed or have been listed and have their plans approved by competent authorities for equitization or transformation into State-owned one-member limited liability companies in order to form the structure composed of a parent company, subsidiary companies and associated companies.
b/ Parent companies are on the Prime Minister-approved list of those where the State continues to hold 100% of their charter capital and which operate under the Law on State Enterprises.
c/ Parent companies have big capital amounts, are able to use their existing capital sources or have viable plans to mobilize capital and invest sufficient capital in their subsidiary companies and associated companies in order to dominate their subsidiary companies, use technological know-how, trademarks and markets to dominate their subsidiary companies.
d/ Corporations have development potentials, are able to conduct multiple business lines one of which is the major business line, have many dependent units inside and outside the country.
2. Independent State companies, corporations' independent cost-accounting member companies must fully meet the following conditions:
a/ Being possible to be organized into parent companies with big capital amounts or able to use their financial potentials, technological know-how, trademarks and markets to make capital investments in other enterprises in order to dominate them.
b/ Parent companies on the Prime Minister-approved list of those where the State continues to hold 100% of their charter capital and which operate under the Law on State Enterprises.
c/ Having dominant shares or dominant contributed capital in many other enterprises or having obtained the approval of the Prime Minister (for member enterprises of corporations set up under the Prime Minister's decisions), ministers or provincial-level People's Committees (for independent State companies) for the plans on equitization of their sections (excluding sections constituting the parent companies) or for the plans on investment, contribution of over 50% of the companies' charter capital to other companies in order to hold dominant shares or dominant contributed capital in these companies.
3. Corporations, independent State companies, corporations' independent cost-accounting member companies which fail to satisfy the conditions stated at Point b of Clause 1, Point b of Clause 2 of this Article may be transformed into the following kinds of parent companies to operate under the Law on Enterprises:
a/ Parent companies being one-member limited liability companies with 100% of State capital.
b/ Parent companies being limited liability companies with two or more members with 100% of State capital.
c/ Parent companies being limited liability companies with two or more members, where the State contributes dominant or non-dominant capital.
d/ Parent companies being joint-stock companies with 100% of State capital.
e/ Parent companies being joint-stock companies where the State contributes dominant or non-dominant capital.
Article 31.- Modes of transformation, reorganization of corporations or corporations' State-owned one-member limited liability companies after the parent company-subsidiary company model
1. Corporations which are prescribed at Points a and b, Clause 1 of Article 29 and meet the conditions prescribed in Clause 1, Article 30 of this Decree, depending on the nature of business lines, technologies, relationships in terms of business, capital investment and interdependence between corporations and their member units and among member units, may be reorganized by the following modes:
a/ The corporations' administration offices and managerial offices, dependent cost-accounting member units, non-business units together with one or a number of independent cost-accounting member companies holding the key position in the corporations or operating in the corporations' major business domains shall be reorganized into parent companies. In case of transformation or reorganization of big corporations and if it is deemed unnecessary to merge one or a number of independent cost-accounting member companies into parent companies, the corporations' administration offices and managerial offices, dependent cost-accounting member units and non-business units may be organized into parent companies.
Enterprises where the corporations contribute dominant capital and member units where the corporations invest the whole of their charter capital, after being transformed into one-member limited liability companies or companies with dominant contributed capital shall become subsidiary companies; enterprises having a capital portion of the corporations shall become associated companies of the parent companies.
b/ For the case of transformation of entire-branch cost-accounting corporations, the corporations' offices and managerial agencies as well as dependent cost-accounting member companies holding the key position in the corporations or operating in the corporations' major business domain shall be reorganized into parent companies.
Enterprises where the corporations contribute dominant capital and member units where the corporations invest the whole of their charter capital, after being transformed into one-member limited liability companies or companies with dominant contributed capital shall become subsidiary companies; enterprises having a capital portion of the corporations shall become associated companies of the parent companies.
2. For corporations' independent cost-accounting member companies which meet all conditions prescribed in Clause 2, Article 30 of this Decree, depending on the characteristics of their technologies, degree of dependence and the investment relationships already established with the parent companies, they may be split into independent State parent companies or continue to be part of the structures of the corporations.
Where corporations shift to operate after the parent company-subsidiary company model, if the independent cost-accounting member companies are transformed into parent companies but continue to be part of the corporations' structures, these member companies must be enterprises operating under the Law on Enterprises.
3. Non-business units, institutes and schools of corporations may, depending on the degree and requirement of association with the parent companies in terms of capital, finance, technologies, markets, research and training, be transformed into dependent cost-accounting sections of the parent companies or into subsidiary companies or associated companies.
For research institutes of corporations, which regularly apply research results and transfer technologies to production or business, have capital contributions in enterprises where the institutes apply their research results, if they satisfy all conditions on parent companies prescribed in Clause 2, Article 30 of this Decree, they may be separated from their corporations to become parent companies which may be either independent from, or part of, the corporations' structures.
Article 32.- Modes of transformation, reorganization of independent State companies after the parent company-subsidiary company model
Big independent State companies which fully satisfy the conditions prescribed in Clause 2, Article 30 of this Decree shall be transformed into parent companies; dependent cost-accounting units may, depending on the amount and nature of investment capital of independent State companies as well as the strategic importance of independent State companies, be transformed into one of the types of subsidiary companies prescribed in Clause 2, Article 19 of this Decree.
Article 33.- Competence and procedures for making and approval of transformation lists and plans
1. The ministries and provincial-level People's Committees shall draw up the lists and plans on the transformation of corporations and independent State companies set up under decisions of the ministries or provincial-level People's Committees. The Managing Boards of corporations set up under the Prime Minister' decisions shall make plans on the transformation of their corporations and the list of to be-transformed independent cost-accounting member companies of the corporations.
2. On the basis of the conditions prescribed in Article 30 of this Decree and the actual situation of corporations and corporations' independent cost-accounting member companies or independent State companies:
a/ The ministries or provincial-level People's Committees shall submit to the Prime Minister for approval the list and plans on the transformation of corporations, corporations' independent cost-accounting member companies and independent State companies set up under decisions of the ministries or provincial-level People's Committees.
b/ The Managing Boards of corporations set up under the Prime Minister's decisions shall submit to the Prime Minister for approval the plans on the transformation of corporations and the lists of to be-transformed independent cost-accounting member companies of their corporations.
Article 34.- Responsibilities of transformed corporations or State companies
1. Corporations, corporations' independent cost-accounting member companies, independent State companies (hereinafter called corporations, companies) which are selected, have their transformation lists and plans approved, and reorganized after the parent company-subsidiary company model shall have the responsibilities:
a/ To review every member unit, the whole corporations or companies, compare with the transformation conditions, determine the structures, modes of transformation, legal forms of the parent companies and of each type of subsidiary companies.
b/ To inventory, classify, determine all kinds of existing capital, assets, liabilities and labor; determine the projected total capital amounts of parent companies, the projected capital amounts to be invested by parent companies in each State-owned one-member limited liability company under their ownership and in enterprises where parent companies hold dominant or non-dominant capital; make financial statements up to the transformation time.
c/ To formulate the schemes on transformation, reorganization of corporations, companies after the parent company-subsidiary company model and the plans on the disposal of capital, assets, finance and labor upon transformation.
The transformation or reorganization schemes must contain at least the following contents: The actual situation of the business organization, management organization, production and business results of corporations and each member unit; the situation of finance, investment and capital contributions of corporations and each member unit in other enterprises, the projected structures, numbers and types of subsidiary companies and/or associated companies; the models, organizational structures, functions and tasks of parent companies; the modes of reorganizations or transformation, the tentative plans on the transformation after the parent company-subsidiary company model; the tentative plans on the transfer of interests, obligations, assets, liabilities, labor to parent companies and each subsidiary company; changes in production and business activities after the transformation.
d/ To formulate the draft charters of parent companies and subsidiary companies, clearly determining the relationships between parent companies and subsidiary companies.
2. Corporations, companies which have de facto formed the structures of member units meeting the conditions prescribed in Article 55 of the Law on State Enterprises shall not have to formulate transformation schemes but must only comply with the provisions of Point d, Clause 1 of this Article.
Article 35.- Submission, approval of transforma-tion schemes and transformation decisions
The submission, evaluation and approval of schemes shall comply with the following order and procedures:
1. The Prime Minister shall approve the transformation schemes of corporations and companies at the proposals of the evaluation councils which are set up under his/her decisions.
2. After the Prime Minister approves the transformation schemes, authorities competent to decide on the setting up of corporations or companies shall decide on the transformation; organize the implementation of the transformation schemes; approve the charters of parent companies; carry out other procedures regarding the transformation after the parent company-subsidiary company model.
3. A transformation decision must at least contain the following contents: The names, addresses and legal forms of the parent company, subsidiary companies and associated companies; the objectives, business lines and charter capital of the parent company; the amount and percentage of the parent company's capital in each subsidiary company and each associated company; responsibilities of the parent company and each subsidiary company for the inheritance of the rights and obligations and for the handling of matters existing and arising in the transformation process.
Article 36.- Principles for handling of capital, assets, finance and labor upon transformation
1. All assets of corporations, independent cost-accounting member companies, independent State companies upon transformation shall be calculated in value.
2. Existing assets under the ownership of corporations, independent cost-accounting member companies, independent State companies shall be inventoried and classified for determination of their quantities and actual conditions. Existing assets for the formation of assets directly managed by parent companies and assets delivered to subsidiary companies being State-owned one-member limited liability companies shall not be re-valued. For all cases of ownership transformation, assets must be re-valued at the market prices according to law provisions on ownership transformation.
3. For assets which are leased, borrowed, kept in custody for others or kept in consignment: Transformed or reorganized companies shall have to continue leasing, borrowing, keeping in custody for others or in consignment such assets according to the agreements with the asset owners.
4. Assets which are redundant, no longer needed, stockpiled, awaiting liquidation, lost or otherwise damaged shall be handled according to current law provisions.
5. Principles for handling liabilities
a/ For receivable liabilities of corporations, independent cost-accounting member companies, independent State companies which are transformed into parent companies and receivable liabilities of rearranged, reorganized or transformed member units of corporations, independent cost-accounting member companies or corporations' independent State companies: Parent companies and rearranged, reorganized or transformed member units of State corporations, independent State companies, independent cost-accounting member companies of State corporations shall have to receive and recover liabilities which are due and recoverable. For receivable liabilities which are irrecoverable, after clearly identifying the causes and responsibilities of collectives as well as individuals, the companies shall have to receive and recover debts and may cost-account as decrease in the owner's capital the difference between the value of losses and the amounts compensated by collectives and/or individuals.
b/ For payable liabilities, newly set-up parent companies, rearranged, reorganized or transformed member units of State corporations, independent State companies, independent cost-accounting member companies of State corporations shall have to inherit liabilities payable to creditors according to commitments, including tax arrears, debts owed to the budget as well as to officials, employees and workers; pay due debts according to the plans already approved by competent authorities. For payable liabilities which have no claimants and the value of assets whose owners are unidentifiable, they shall be included in the owner's capital in the parent companies and subsidiary companies newly set up through transformation. The handling of payable liabilities of member companies transformed into joint-stock companies shall comply with the regulations on equitization of State companies.
6. Parent companies and subsidiary companies set up on the basis of transformation or reorganization of member units of State corporations or independent State companies or State corporations' independent cost-accounting member companies shall have to continue employing the existing laborers, inherit all rights and obligations towards laborers according to the plans already approved by competent authorities and law provisions on rearrangement, reorganization, equitization and transformation of State companies into State-owned one-member limited liability companies; redundant laborers shall be handled according to the common policies in the course of renewal and rearrangement of State companies. Laborers who voluntarily terminate their labor contracts shall enjoy entitlements prescribed by labor legislation.
Article 37.- Principles for determining the charter capital of parent companies
1. The parent companies' charter capital formed from the transformation of corporations, corporations' independent cost-accounting member companies or independent State companies is the State-invested capital amount inscribed in the parent companies' charters, including:
a/ Actually existing State capital reflected in the accounting books at the time of transformation, which is cost-accounted centralizedly at the corporations, the corporations' independent cost-accounting member companies or independent State companies.
b/ The charter capital of State-owned one-member limited liability companies owned by corporations, corporations' independent cost-accounting member companies or independent State companies.
c/ State capital contributed by corporations, corporations' independent cost-accounting member companies or independent State companies to joint-stock companies, limited liability companies with two or more members, joint-venture companies involving foreign partners and overseas investment companies.
d/ State capital (if any) additionally invested in parent companies for the case of transformation of corporations or independent State companies; capital (if any) additionally invested by corporations into parent companies for the case of transformation of corporations' independent cost-accounting member companies.
e/ After-tax profits reinvested and additionally supplemented to the charter capital.
2. The charter capital of parent companies must not be lower than the capital level set in the criteria and list of classification of State companies and State corporations, promulgated by the Prime Minister.
a/ For parent companies transformed from corporations: their charter capital must not be lower than the capital level prescribed for State corporations.
b/ For parent companies transformed from corporations' independent cost-accounting member companies or independent State companies: Their charter capital must not be lower than the capital level prescribed for State companies.
3. When increasing or decreasing their charter capital, parent companies must promptly adjust their accounting balance sheets accordingly and register such with the business registration agencies.
Article 38.- Business registration and asset re-registration
1. Parent companies and subsidiary companies, after transformation, must make re-registration according to law provisions applicable to their legal forms.
2. Member companies which, before transformation, are one-member limited liability companies or joint-stock companies or joint-venture companies shall not have to make re-registration.
3. Parent companies may be named as company or use the corporations' common names. Where corporations' independent cost-accounting member companies are transformed after the parent company-subsidiary company model, the parent companies transformed from independent cost-accounting member companies must not be named as corporation.
4. After being granted the business registration certificates, parent companies and subsidiary companies must fill in the procedures to register the ownership of assets transferred from corporations or member units with competent State bodies. All assets whose ownership is transferred from corporations or member units to parent companies or subsidiary companies shall not be subject to registration fee.
Article 39.- Take over of rights and obligations of transformed corporations
Parent companies and member units which are reorganized from the transformation of corporations invested and set up under the State's decisions shall have to inherit all the rights, legitimate interests as well as obligations of the transformed corporations or member companies.
Article 40.- The State-owner's rights over and obligations towards parent companies after transformation
1. Parent companies which meet, and are transformed under, the conditions prescribed in Clause 1 and Clause 2, Article 30 of this Decree, after having completely gone through transformation, shall continue operating under the Law on State Enterprises. The State-owner shall exercise the owner's rights over, and the owner's obligations towards, parent companies under the provisions of Articles 64, 65, 66 and 67 of the Law on State Enterprises.
2. For parent companies which are transformed under the conditions prescribed in Clause 3, Article 30 of this Decree and operate under the Law on Enterprises or the Law on Foreign Investment in Vietnam, the State-owner shall exercise its rights over, and its obligations towards, its capital invested in the parent companies under the provisions of Articles 70, 71 and 72 of the Law on State Enterprises.
Article 41.- Implementation effect
1. This Decree takes effect 15 days after its publication in the Official Gazette.
2. State corporations that meet the conditions to be corporations invested and set up under the State's decisions under the provisions of Article 48 of the Law on State Enterprises must adjust their membership structures according to the provisions of Article 49 of the Law on State Enterprises; readjust their managerial structures; amend and supplement their charters to make them comply with the regulations within the time limit prescribed in Article 94 of the Law on State Enterprises and this Decree. State enterprises being independent cost-accounting members of corporations set up under the 1995 Law on State Enterprises must amend and supplement their charters and apply the regulations on independent cost-accounting member companies of corporations invested and set up under the State's decisions.
3. State corporations which were set up under the 1995 Law on State Enterprises or newly set up, meet the conditions prescribed in Clause 3, Article 74 of the 2003 Law on State Enterprises, must be transformed and reorganized into corporations after the parent company-subsidiary company model.
4. Implementation provisions applicable to independent cost-accounting member enterprises of State corporations organized after the 1995 Law on State Enterprises in the period of reorganization or ownership transformation:
a/ For enterprises falling into the subjects where the State continues to hold 100% of their charter capital and transformed into State-owned one-member limited liability companies, during the transformation period prescribed in the arrangement and renewal schemes already approved by competent authorities, they may continue operating under the provisions of Clause 1, Article 52 of the 2003 Law on State Enterprises, applicable to corporations' independent cost-accounting member companies.
b/ For enterprises not falling into the subjects where the State continues to hold 100% of their charter capital, during the arrangement and ownership transformation period prescribed in the arrangement and renewal schemes already approved by competent authorities, they may continue operating under the provisions of Clause 1, Article 52 of the 2003 Law on State Enterprises, applicable to corporations' independent cost-accounting member companies.
5. For State corporations, corporations' independent cost-accounting member State enterprises, independent State enterprises, which are subject to execution of the Prime Minister's decision on experimental transformation after the parent company-subsidiary company model:
a/ Enterprises which have completely been transformed shall comply with the provisions of Clause 6 of this Article.
b/ Enterprises which have had their transformation schemes approved but have not yet been completely transformed under the approved schemes shall not have to readjust such schemes but must review the structures of their member units, submit them to the persons who have approved the schemes for readjustment of units which are not suitable to the provisions of this Decree.
c/ Enterprises which have been included in the approved lists but have not yet formulated schemes must formulate schemes and comply with the provisions of this Decree.
6. State corporations, corporations' independent cost-accounting member State enterprises, independent State enterprises which have completed the transformation after the parent company-subsidiary company model before this Decree takes effect shall have to adjust their managerial and membership structures and amend and supplement their operation charters to comply with the provisions of this Decree.
7. State corporations which fail to meet the conditions to be corporations invested and set up under the State's decisions prescribed in Article 48 of the 2003 Law on State Enterprises or fail to meet the conditions for transformation and organization into corporations after the parent company-subsidiary company model prescribed in Clause 3, Article 74 of the 2003 Law on State Enterprises must be reorganized, ownership-transformed or dissolved; the reorganization, ownership transformation and dissolution measures shall comply with the Government's regulations on setting up, reorganization, dissolution and ownership transformation of State companies.
Article 42.- Implementation organization and implementation responsibilities
1. The Ministry of Planning and Investment, the Ministry of Finance, the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs and the Ministry of Home Affairs shall have to guide the implementation of this Decree.
The Ministry of Planning and Investment shall have to monitor the implementation of this Decree.
2. The ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the Government-attached agencies, the presidents of the provincial/municipal People's Committees, the chairmen of the Managing Boards, and general directors of corporations shall have to implement this Decree.
|
ON BEHALF OF THE GOVERNMENT |
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực