Số hiệu: | 138/2020/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 27/11/2020 | Ngày hiệu lực: | 01/12/2020 |
Ngày công báo: | 15/12/2020 | Số công báo: | Từ số 1155 đến số 1156 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
Điểm mới về thời gian tập sự đối với công chức từ 01/12/2020
Ngày 27/11/2020, Chính phủ ban hành Nghị định 138/2020/NĐ-CP quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức.
Theo đó, quy định về thời gian tập sự như sau:
- 12 tháng đối với trường hợp tuyển dụng vào công chức loại C;
- 06 tháng đối với trường hợp tuyển dụng vào công chức loại D;
Trong đó:
- Thời gian nghỉ sinh con theo chế độ BHXH, thời gian nghỉ ốm đau từ 14 ngày trở lên, thời gian nghỉ không hưởng lương, thời gian bị tạm giam, tạm giữ, tạm đình chỉ công tác không được tính vào thời gian tập sự.
- Trường hợp người tập sự nghỉ ốm đau hoặc có lý do chính đáng dưới 14 ngày mà được người đứng đầu cơ quan, đơn vị nơi người được tuyển dụng vào công chức đang thực hiện chế độ tập sự đồng ý thì thời gian này được tính vào thời gian tập sự (quy định mới).
Nghị định 138/2020/NĐ-CP chính thức có hiệu lực từ ngày 01/12/2020 và bãi bỏ toàn bộ các văn bản sau:
- Nghị định 24/2010/NĐ-CP quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức.
- Nghị định 93/2010/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 24/2010/NĐ-CP quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức
- Quyết định 27/2003/QĐ-TTg quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm cán bộ công chức lãnh đạo do Thủ tướng Chính phủ ban hành.
1. Đối với người làm việc trong tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp:
a) Việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý đối với những người vào làm việc trong tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp hoạt động trong phạm vi cả nước, theo chỉ tiêu biên chế được cấp có thẩm quyền giao được áp dụng quy định tại Nghị định này;
b) Việc tiếp nhận vào làm công chức đối với người được tuyển dụng theo chỉ tiêu biên chế được cấp có thẩm quyền giao làm việc trong tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp hoạt động trong phạm vi cả nước được áp dụng quy định tại Điều 18 Nghị định này.
2. Việc thực hiện chế độ công chức đối với người làm việc trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện, do ngân sách nhà nước bảo đảm kinh phí chi thường xuyên và chi đầu tư, hoạt động phục vụ nhiệm vụ chính trị và phục vụ quản lý nhà nước , như sau:
a) Đối tượng được thực hiện:
Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu; người giữ chức vụ cấp trưởng, cấp phó các tổ chức cấu thành của đơn vị sự nghiệp công lập do Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập;
Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập thuộc các Ban và cơ quan tương đương của Trung ương Đảng, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án Nhân dân tối cao, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, cơ quan trung ương của các tổ chức chính trị - xã hội;
Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập phục vụ chức năng quản lý nhà nước của bộ, cơ quan ngang bộ theo quy định của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ;
Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện nhiệm vụ tổ chức đào tạo lý luận chính trị, hành chính cho đội ngũ cán bộ, công chức cấp tỉnh, cấp huyện;
Người đứng đầu Đài Phát thanh - Truyền hình cấp tỉnh, cấp huyện.
b) Chế độ được thực hiện:
Các quyền của công chức quy định tại Mục 2 Chương II Luật Cán bộ, công chức năm 2008;
Thực hiện quy trình điều động, luân chuyển trong hệ thống các cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội.
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 12 năm 2020.
2. Đối với cơ quan, tổ chức đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt đề án, kế hoạch tuyển dụng công chức (thi tuyển, xét tuyển, tiếp nhận vào công chức), thi nâng ngạch công chức trước ngày ban hành Nghị định này thì tiếp tục thực hiện theo đề án, kế hoạch đã được phê duyệt trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành. Sau thời hạn này nếu không hoàn thành thì thực hiện theo quy định tại Nghị định này.
3. Bãi bỏ toàn bộ các văn bản quy phạm pháp luật sau:
a) Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức;
b) Nghị định số 93/2010/NĐ-CP ngày 31 tháng 8 năm 2010 của Chính phủ sửa đổi một số điều của Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức;
c) Quyết định số 27/2003/QĐ-TTg ngày 19 tháng 02 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm, cán bộ công chức lãnh đạo.
4. Bãi bỏ một phần các văn bản quy phạm pháp luật sau:
a) Điều 1 Nghị định số 161/2018/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định về tuyển dụng công chức, viên chức, nâng ngạch công chức, thăng hạng viên chức và thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập;
b) Điều 11 Nghị định số 06/2010/NĐ-CP ngày 25 tháng 01 năm 2010 của Chính phủ quy định những người là công chức.
1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, người đứng đầu tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm chỉ đạo người đứng đầu các cơ quan, tổ chức thuộc phạm vi quản lý khi tuyển dụng, sử dụng, quản lý công chức phải thực hiện đúng quy định tại Nghị định này và các quy định khác có liên quan.
2. Trường hợp cơ quan, tổ chức, cá nhân có vi phạm trong công tác tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức thì tùy theo tính chất, mức độ của hành vi vi phạm, cấp có thẩm quyền có trách nhiệm xem xét, xử lý vi phạm theo quy định của Đảng và của pháp luật.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.