Chương IV Nghị định 131/2020/NĐ-CP: Trách nhiệm thực hiện hoạt động dược lâm sàng
Số hiệu: | 131/2020/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 02/11/2020 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2021 |
Ngày công báo: | 12/11/2020 | Số công báo: | Từ số 1061 đến số 1062 |
Lĩnh vực: | Y tế | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Đây là nội dung đáng chú ý tại Nghị định 131/2020/NĐ-CP quy định về tổ chức, hoạt động dược lâm sàng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Theo đó, người làm công tác dược lâm sàng tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải có bằng tốt nghiệp trình độ đại học ngành dược trở lên (được cấp hoặc công nhận tại Việt Nam).
Riêng người làm công tác dược lâm sàng tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền thì cần có một trong các văn bằng được cấp hoặc công nhận tại Việt Nam sau đây:
- Bằng tốt nghiệp trình độ đại học ngành dược trở lên được cấp hoặc công nhận tại Việt Nam và có một trong các văn bằng, chứng chỉ về y dược cổ truyền quy định tại điểm i và l khoản 1 Điều 13 Luật Dược;
- Bằng tốt nghiệp đại học ngành dược cổ truyền trở lên;
- Bằng tốt nghiệp đại học ngành y học cổ truyền trở lên.
Hiện hành, Thông tư 31/2012/TT-BYT quy định dược sĩ chuyên trách làm công tác dược lâm sàng là dược sĩ đại học và phải đáp ứng một trong ba điều kiện:
- Được đào tạo liên tục và có chứng chỉ thực hành dược lâm sàng.
- Được đào tạo đại học chuyên ngành định hướng dược lâm sàng.
- Được đào tạo sau đại học chuyên ngành dược lý - dược lâm sàng.
Nghị định 131/2020/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2021 và bãi bỏ Thông tư 31/2012/TT-BYT ngày 20/12/2012.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện hoạt động dược lâm sàng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định sau:
1. Bố trí đủ số lượng người làm công tác dược lâm sàng theo quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều 3 Nghị định này và tổ chức thực hiện hoạt động dược lâm sàng tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
2. Bảo đảm việc tham gia đào tạo liên tục, cập nhật kiến thức chuyên ngành dược lâm sàng cho người phụ trách công tác dược lâm sàng, người làm công tác dược lâm sàng.
3. Bảo đảm đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị để thực hiện các hoạt động dược lâm sàng theo quy định tại các Điều 6, 7, 8 và 9 Nghị định này.
1. Trưởng khoa dược của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có các trách nhiệm sau:
a) Trực tiếp tổ chức hoạt động dược lâm sàng tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại Nghị định này;
b) Chịu trách nhiệm về chuyên môn dược lâm sàng tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
c) Xây dựng và trình người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ban hành quy trình thực hiện hoạt động dược lâm sàng tại cơ sở;
d) Phối hợp với các khoa lâm sàng, khoa cận lâm sàng và các khoa, phòng liên quan để thực hiện hoạt động dược lâm sàng.
2. Trưởng bộ phận dược lâm sàng tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không tổ chức khoa dược thực hiện các trách nhiệm quy định tại khoản 1 Điều này.
1. Chỉ đạo bác sĩ điều trị, điều dưỡng viên, kỹ thuật viên, hộ sinh viên tại khoa hoặc phòng phối hợp với người làm công tác dược lâm sàng để thực hiện các hoạt động dược lâm sàng quy định tại các Điều 6, 7, 8 và 9 Nghị định này.
2. Trưởng khoa lâm sàng có trách nhiệm thông báo bằng văn bản kế hoạch tổ chức hội chẩn chuyên môn hoặc hội đồng chẩn đoán chuyên môn liên quan đến lựa chọn thuốc để người phụ trách chuyên môn, người làm công tác dược lâm sàng tham gia theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 6 Nghị định này.
3. Phối hợp với trưởng khoa dược hoặc người phụ trách công tác dược lâm sàng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh xem xét các báo cáo tổng hợp ý kiến tư vấn của người làm công tác dược lâm sàng về kê đơn, hướng dẫn sử dụng thuốc. Trường hợp các ý kiến tư vấn phù hợp, trưởng khoa lâm sàng, trường khoa hoặc phòng khám bệnh có trách nhiệm thông báo lại bằng văn bản với người kê đơn và báo cáo với Hội đồng Thuốc và Điều trị của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để có kết luận cuối cùng.
Người phụ trách công tác dược lâm sàng có các quyền, nghĩa vụ theo quy định tại khoản 1 Điều 82 Luật Dược và có các trách nhiệm sau:
1. Tư vấn, đề xuất với trưởng khoa dược, người đứng đầu cơ sở khám, chữa bệnh mô hình hoạt động và quy chế làm việc của bộ phận dược lâm sàng.
2. Phân công công việc cụ thể, chỉ đạo chuyên môn, hướng dẫn và đào tạo nghiệp vụ cho người làm công tác dược lâm sàng.
3. Tổ chức triển khai và giám sát thực hiện các nhiệm vụ của bộ phận dược lâm sàng.
4. Báo cáo kết quả hoạt động của bộ phận dược lâm sàng với trưởng khoa dược, người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Rà soát, kiểm tra để báo cáo trong họp giao ban với khoa lâm sàng, khoa, phòng khám bệnh về các nội dung tư vấn sử dụng thuốc với người kê đơn, bao gồm cả trường hợp người kê đơn đồng ý hoặc không đồng ý với nội dung tư vấn của người làm công tác dược lâm sàng.
Người làm công tác dược lâm sàng có các quyền, nghĩa vụ theo quy định tại khoản 1 Điều 82 Luật Dược và có các trách nhiệm sau:
1. Thực hiện các hoạt động dược lâm sàng quy định tại các Điều 6, 7, 8 và 9 Nghị định này.
2. Làm việc toàn thời gian hoặc bán thời gian tại một số khoa lâm sàng theo nhiệm vụ được phân công; trực tiếp tham gia nhóm điều trị cho người bệnh; thực hiện chức năng giám sát, báo cáo về tình hình sử dụng thuốc tại cơ sở đối với người làm công tác dược lâm sàng tại bộ phận dược lâm sàng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
3. Tham gia nghiên cứu khoa học và tham gia các khóa đào tạo liên tục về dược lâm sàng theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
4. Tổng hợp báo cáo các hoạt động tư vấn sử dụng thuốc đối với người kê đơn định kỳ ít nhất 1 tuần/1 lần cho người phụ trách công tác dược lâm sàng hoặc trưởng khoa dược hoặc người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, bao gồm cả trường hợp người kê đơn đồng ý và không đồng ý với các nội dung tư vấn.
1. Người làm công tác dược lâm sàng thực hiện chức năng tư vấn liên quan đến kê đơn, sử dụng thuốc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo đúng quy định tại Nghị định này và phải chịu trách nhiệm đối với nội dung tư vấn.
2. Trường hợp phát hiện có vấn đề về an toàn, hiệu quả hoặc tính hợp lý trong việc sử dụng thuốc, người làm công tác dược lâm sàng có ý kiến tư vấn cho người kê đơn thuốc để tối ưu hóa việc dùng thuốc, đồng thời ghi ý kiến tư vấn vào Phiếu phân tích sử dụng thuốc trên người bệnh theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định để người kê đơn thuốc thay thế hoặc điều chỉnh lại đơn thuốc. Trường hợp ý kiến tư vấn không được chấp thuận, quyết định và chịu trách nhiệm về việc kê đơn, sử dụng thuốc thuộc về người kê đơn thuốc.
3. Trưởng khoa dược, trưởng phòng, bộ phận kế hoạch tổng hợp, trưởng khoa khám bệnh, trưởng khoa lâm sàng và các bác sĩ, kỹ thuật viên, điều dưỡng viên, hộ sinh viên tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm phối hợp và tạo điều kiện để người làm công tác dược lâm sàng hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao.
4. Người làm công tác dược lâm sàng có trách nhiệm tuân thủ sự phân công và sự chỉ đạo chuyên môn của người phụ trách công tác dược lâm sàng và trưởng khoa dược.
RESPONSIBILITY FOR CLINICAL PHARMACOLOGY ACTIVITIES
Article 10. Responsibilities of heads of healthcare establishments
Heads of healthcare establishments shall organize clinical pharmacology activities and take responsibility for results of clinical pharmacology activities of their healthcare establishments in compliance with the following regulations:
1. Assign sufficient clinical pharmacologists according to regulations in Clause 2 or Clause 3 Article 3 herein and organize clinical pharmacology activities at their healthcare establishments.
2. Ensure that clinical pharmacology supervisors and clinical pharmacologists participate in training and refresher courses in clinical pharmacology in a continuous manner.
3. Ensure that there are sufficient facilities and equipment for the clinical pharmacology activities provided for in Articles 6, 7, 8 and 9 herein.
Article 11. Responsibilities of pharmacy department head and heads of clinical pharmacology units of healthcare establishments without a pharmacy department
1. Responsibilities of pharmacy department head:
a) Directly organize clinical pharmacology activities at their healthcare establishment in compliance with regulations in this Decree;
b) Take responsibility for the technical aspect of clinical pharmacology activities at their healthcare establishment;
c) Formulate and propose procedures for clinical pharmacology activities at their healthcare establishment to the establishment head for promulgation;
d) Cooperate with clinical departments, paraclinical departments and other relevant departments in clinical pharmacology.
2. Heads of clinical pharmacology units at healthcare establishments without a pharmacy department also have the responsibilities stated in Clause 1 herein.
Article 12. Responsibilities of clinical department heads and outpatient department head
1. Direct doctors, nurses, technicians and midwives of their departments to cooperate with clinical pharmacologists in the clinical pharmacology activities provided for in Articles 6, 7, 8 and 9 herein.
2. Clinical department heads shall announce plans for medical consultations or diagnosis councils related to drug selection in writing so that clinical pharmacology supervisors and clinical pharmacologists can participate according to regulations in Point c Clause 2 Article 6 of this Decree.
3. Cooperate with the pharmacy department head or clinical pharmacology supervisors of the healthcare establishment in reviewing consolidated reports on advice on prescription and drug use instructions given by clinical pharmacologists. If the advice is appropriate, the clinical department head/outpatient department head shall inform the prescription maker in writing and report to the drug and treatment council of the healthcare establishment for the conclusion.
Article 13. Responsibilities of clinical pharmacology supervisors
Clinical pharmacology supervisors have the rights and obligations stipulated in Clause 1 Article 82 of the Law on Pharmacy and the following responsibilities:
1. Give advice on and propose the operating model and regulation of operations of the clinical pharmacology unit to heads of the pharmacy department and the healthcare establishment.
2. Assign tasks to clinical pharmacologists and provide clinical pharmacologists with technical direction and guidelines and training in professional operation.
3. Organize and supervise performance of tasks of the clinical pharmacology unit.
4. Report performance of the clinical pharmacology unit to heads of the pharmacy department and the healthcare establishment. Review and inspect drug use advice given to prescription makers by clinical pharmacologists to report it in briefings with clinical departments and the outpatient department, including cases where the prescription maker agrees or disagrees with the advice.
Article 14. Responsibilities of clinical pharmacologists
Clinical pharmacologists have the rights and obligations stipulated in Clause 1 Article 82 of the Law on Pharmacy and the following responsibilities:
1. Carry out the clinical pharmacology activities provided for in Articles 6, 7, 8 and 9 herein.
2. Clinical pharmacologists working in clinical pharmacology units shall work on a full-time or part-time basis in some clinical departments as assigned; directly join treatment teams; and supervise and report on drug use in their healthcare establishments.
3. Participate in scientific research and continuous training courses on clinical pharmacology according to regulations from the Minister of Health.
4. Submit consolidated reports on drug use advice given to prescription makers at least once a week to the clinical pharmacology supervisor or pharmacy department head or head of the healthcare establishment, including cases where the prescription maker agrees or disagrees with the advice.
Article 15. Cooperation in clinical pharmacology between clinical departments, outpatient department, pharmacy department and clinical pharmacology unit
1. Clinical pharmacologists shall give advice on prescription and drug use at their healthcare establishments in compliance with regulations in this Decree and take responsibility for such advice.
2. If detecting an issue concerning drug use safety, effectiveness or suitability, clinical pharmacologists shall give advice to the prescription maker to optimize drug use and record the advice into the document on drug use analysis using the form provided for by the Minister of Health so that the prescription maker can revise the prescription. If the advice is rejected, the prescription maker shall decide how to give the prescription and use drugs and take responsibility for such decision.
3. Pharmacy department head, general planning department/unit head, outpatient department head, clinical department heads, doctors, technicians, nurses and midwives of healthcare establishments shall cooperate with and enable clinical pharmacologists to complete their duties.
4. Clinical pharmacologists shall comply with assignment and professional direction from the clinical pharmacology supervisor and pharmacy department head.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 4. Điều kiện của người làm công tác dược lâm sàng
Điều 5. Người phụ trách công tác dược lâm sàng
Điều 6. Hoạt động dược lâm sàng tại khoa dược
Điều 9. Hoạt động dược lâm sàng tại nhà thuốc trong khuôn viên cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
Điều 13. Trách nhiệm của người phụ trách công tác dược lâm sàng