Nghị định 13/1999/NĐ-CP về việc tổ chức, hoạt động của tổ chức tín dụng nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài tại Việt Nam
Số hiệu: | 13/1999/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: | 17/03/1999 | Ngày hiệu lực: | 01/04/1999 |
Ngày công báo: | 22/04/1999 | Số công báo: | Số 15 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp, Tiền tệ - Ngân hàng | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
24/03/2006 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
CHÍNH PHỦ |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 13/1999/NĐ-CP |
Hà Mội, ngày 17 tháng 3 năm 1999 |
CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 13/1999/NĐ-CP NGÀY 17 THÁNG 3 NĂM 1999 VỀ TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG NƯỚC NGOÀI, VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 01/1997/QH10 ngày 12 tháng 12 năm 1997;
Căn cứ Luật Các tổ chức tín dụng số 02/1997/QH10 ngày 12 tháng 12 năm 1997;
Theo đề nghị của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước,
NGHỊ ĐỊNH:
1. Tổ chức tín dụng nước ngoài được phép hoạt động tại Việt Nam dưới các hình thức sau đây:
a) Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài ;
b) Ngân hàng liên doanh;
c) Tổ chức tín dụng phi ngân hàng: Công ty cho thuê tài chính liên doanh; Công ty cho thuê tài chính 100% vốn nước ngoài; Công ty tài chính liên doanh; Công ty tài chính 100% vốn nước ngoài và các tổ chức tín dụng phi ngân hàng khác.
2. Tổ chức tín dụng nước ngoài được đặt văn phòng đại diện tại Việt Nam.
1. Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài là đơn vị phụ thuộc của Ngân hàng nước ngoài , được Ngân hàng nước ngoài bảo đảm chịu trách nhiệm đối với mọi nghĩa vụ và cam kết của chi nhánh tại Việt Nam. Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài có các quyền và nghĩa vụ do pháp luật Việt Nam quy định, hoạt động theo Giấy phép mở chi nhánh và các quy định liên quan của pháp luật Việt Nam.
2. Các chi nhánh của cùng một Ngân hàng nước ngoài được phép hoạt động tại Việt Nam là những đơn vị được tổ chức độc lập với nhau, phụ thuộc Ngân hàng nước ngoài và được Ngân hàng nước ngoài cấp vốn hoạt động.
1. Ngân hàng liên doanh là ngân hàng được thành lập bằng vốn góp của Bên Việt Nam (gồm một hoặc nhiều ngân hàng Việt Nam) và Bên nước ngoài (gồm một hoặc nhiều ngân hàng nước ngoài) trên cơ sở hợp đồng liên doanh. Ngân hàng liên doanh là một pháp nhân Việt Nam, có trụ sở chính tại Việt Nam, hoạt động theo Giấy phép thành lập và hoạt động và theo các quy định liên quan của pháp luật Việt Nam.
2. Các chi nhánh của một ngân hàng liên doanh là đơn vị phụ thuộc của ngân hàng liên doanh.
1. Công ty cho thuê tài chính liên doanh, Công ty tài chính liên doanh là tổ chức tín dụng phi ngân hàng liên doanh được thành lập bằng vốn góp của Bên Việt Nam và của Bên nước ngoài trên cơ sở hợp đồng liên doanh, là pháp nhân Việt Nam, có trụ sở chính tại Việt Nam, hoạt động theo Giấy phép thành lập và hoạt động và theo các quy định liên quan của pháp luật Việt Nam.
2. Công ty cho thuê tài chính 100% vốn nước ngoài, Công ty tài chính 100% vốn nước ngoài được thành lập bằng 100% vốn của tổ chức tín dụng nước ngoài, là pháp nhân Việt Nam có trụ sở chính tại Việt Nam, hoạt động theo Giấy phép thành lập và hoạt động và theo các quy định liên quan của pháp luật Việt Nam.
1. Cơ quan giám sát, thanh tra có thẩm quyền của nước ngoài, Ngân hàng nước ngoài có chi nhánh tại Việt Nam được thanh tra, kiểm tra hoạt động của chi nhánh Ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam. Trước khi thanh tra, kiểm tra, cơ quan giám sát, thanh tra nước ngoài, Ngân hàng nước ngoài phải thông báo bằng văn bản cho Ngân hàng Nhà nước về nội dung, thời gian bắt đầu và kết thúc thanh tra, kiểm tra.
2. Sau khi kết thúc việc thanh tra, kiểm tra chi nhánh Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam, cơ quan giám sát, thanh tra có thẩm quyền của nước ngoài, Ngân hàng nước ngoài phải báo cáo cho Ngân hàng Nhà nước kết quả việc thanh tra, kiểm tra trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày kết thúc việc thanh tra, kiểm tra.
1. Văn bản giao dịch chính thức của tổ chức tín dụng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam với các cơ quan Nhà nước Việt Nam phải làm bằng tiếng Việt hoặc bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài thông dụng.
2. Các văn bản trong hồ sơ xin cấp Giấy phép của tổ chức tín dụng nước ngoài phải làm bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài thông dụng.
Các tổ chức tín dụng nước ngoài được phép hoạt động tại Việt Nam khi có đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 106 Luật Các tổ chức tín dụng và phải được Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy phép thành lập và hoạt động, Giấy phép mở chi nhánh, Giấy phép mở văn phòng đại diện (sau đây gọi chung là Giấy phép).
1. Hồ sơ xin cấp Giấy phép của tổ chức tín dụng nước ngoài gửi cho Ngân hàng Nhà nước để xem xét cấp Giấy phép được lập theo quy định tại Điều 108 Luật Các tổ chức tín dụng.
2. Hồ sơ xin cấp Giấy phép của tổ chức tín dụng nước ngoài phải lập thành 2 bộ, một bộ bằng tiếng Việt và một bộ bằng tiếng nước ngoài thông dụng. Bộ hồ sơ bằng tiếng nước ngoài thông dụng được lập và chứng nhận ở nước ngoài phải được hợp pháp hoá lãnh sự. Các bản sao tiếng Việt và các bản dịch từ tiếng nước ngoài ra tiếng Việt phải được cơ quan công chứng Việt Nam xác nhận.
Thời hạn hoạt động của các tổ chức tín dụng nước ngoài tại Việt Nam được quy định trong Giấy phép, cụ thể như sau:
1. Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài: không quá 20 năm;
2. Ngân hàng liên doanh, Công ty tài chính liên doanh và Công ty tài chính 100% vốn nước ngoài: không quá 30 năm;
3. Công ty cho thuê tài chính liên doanh, Công ty cho thuê tài chính 100% vốn nước ngoài: không quá 50 năm;
4. Văn phòng đại diện tổ chức tín dụng nước ngoài: không quá 5 năm.
1. Tổ chức tín dụng nước ngoài muốn gia hạn hoạt động tại Việt Nam có thể được Ngân hàng Nhà nước xem xét từng lần; mỗi lần gia hạn tối đa bằng thời hạn ghi trong Giấy phép lần trước.
2. Tổ chức tín dụng nước ngoài khi có nhu cầu gia hạn hoạt động phải nộp đơn và hồ sơ xin gia hạn trước khi kết thúc thời hạn hoạt động ghi trong Giấy phép: tối thiểu 180 ngày đối với các tổ chức tín dụng nước ngoài quy định tại khoản 1, Điều 2 Nghị định này và 30 ngày đối với văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài.
1. Văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam chấm dứt hoạt động trong các trường hợp sau đây:
a) Hết thời hạn hoạt động ghi trong Giấy phép. Ngân hàng Nhà nước sẽ thông báo bằng văn bản việc chấm dứt hoạt động của văn phòng đại diện tại Việt Nam;
b) Tự nguyện chấm dứt hoạt động. Trong trường hợp này tối thiểu 60 ngày trước ngày dự kiến chấm dứt hoạt động của văn phòng đại diện, tổ chức tín dụng nước ngoài phải có đơn đề nghị gửi Ngân hàng Nhà nước;
c) Bị thu hồi Giấy phép khi xẩy ra một trong các trường hợp quy định ghi tại các điểm a, b, đ, khoản 1, Điều 29 Luật Các tổ chức tín dụng và khi tổ chức tín dụng nước ngoài bị phá sản;
d) Tổ chức tín dụng nước ngoài được cấp phép hoạt động theo quy định tại khoản 1, Điều 2 Nghị định này nếu có văn phòng đại diện đã mở trên cùng địa bàn (tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương) thì phải chấm dứt hoạt động văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng đó.
2. Trước khi chấm dứt hoạt động, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài phải thực hiện đầy đủ mọi nghĩa vụ và thủ tục theo quy định của pháp luật.
3. Văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài phải trả Giấy phép, Giấy đăng ký hoạt động cho các cơ quan của Việt Nam đã cấp Giấy phép, Giấy đăng ký hoạt động chậm nhất vào ngày chấm dứt hoạt động.
Khi Ngân hàng nước ngoài giải thể hoặc bị phá sản thì chi nhánh hoạt động tại Việt Nam phải chấm dứt hoạt động. Trước khi chấm dứt hoạt động, Ngân hàng nước ngoài phải thực hiện đầy đủ mọi nghĩa vụ và hoàn tất các thủ tục cần thiết theo quy định của pháp luật Việt Nam và theo sự hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước.
Tối thiểu 30 ngày trước ngày bắt đầu hoạt động, tổ chức tín dụng nước ngoài được cấp Giấy phép theo quy định tại khoản 1, Điều 2 của Nghị định này phải hoàn tất việc đăng báo trên 05 số báo liên tiếp của trung ương và địa phương nơi tổ chức tín dụng đặt trụ sở. Nội dung đăng báo là các thông tin chủ yếu ghi trong Giấy phép, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và ngày khai trương hoạt động.
1. Tổ chức tín dụng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam được cấp Giấy phép phải nộp một khoản lệ phí bằng đô la Mỹ. Mức lệ phí mỗi lần cấp phép và gia hạn được quy định cụ thể như sau:
a) Giấy phép mở văn phòng đại diện tổ chức tín dụng nước ngoài: 5.000 USD (năm nghìn đô la Mỹ);
b) Giấy phép mở chi nhánh Ngân hàng nước ngoài , Giấy phép thành lập và hoạt động của ngân hàng liên doanh: 30.000 USD (ba mươi nghìn đô la Mỹ);
c) Giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tín dụng phi ngân hàng liên doanh và tổ chức tín dụng phi ngân hàng 100 % vốn nước ngoài: 10.000 USD (mười nghìn đô la Mỹ);
d) Giấy phép mở chi nhánh của ngân hàng liên doanh: 5.000 USD (năm nghìn đô la Mỹ);
đ) Giấy phép mở chi nhánh của tổ chức tín dụng phi ngân hàng: 5.000 USD (năm nghìn đôla Mỹ);
e) Giấy phép mở văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng phi ngân hàng: 3.000 USD (ba nghìn đôla Mỹ).
2. Thủ tục nộp lệ phí cấp Giấy phép được thực hiện theo hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước.
1. Ngân hàng nước ngoài được mở chi nhánh tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nhưng không được mở chi nhánh phụ thuộc của chi nhánh đó. Tại nơi đã được mở chi nhánh, Ngân hàng nước ngoài không được đặt văn phòng đại diện. Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài không được mở các điểm giao dịch dưới bất kỳ hình thức nào ngoài trụ sở chi nhánh của mình.
2. Ngân hàng liên doanh được mở sở giao dịch tại nơi đặt trụ sở chính và chi nhánh tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo quy định tại các Điều 32 và Điều 33 Luật Các tổ chức tín dụng.
3. Các tổ chức tín dụng phi ngân hàng được mở chi nhánh, văn phòng đại diện tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo quy định tại các Điều 32 và Điều 33 Luật Các tổ chức tín dụng.
4. Hồ sơ, thủ tục xin mở sở giao dịch, chi nhánh, văn phòng đại diện nêu tại khoản 2 và khoản 3 Điều này được thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
1. Mỗi chi nhánh Ngân hàng nước ngoài phải có Tổng giám đốc (Giám đốc) riêng để điều hành công việc hàng ngày.
2. Tổng giám đốc (Giám đốc) của chi nhánh Ngân hàng nước ngoài do cấp có thẩm quyền của Ngân hàng nước ngoài bổ nhiệm, miễn nhiệm và phải được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chuẩn y.
1.Cơ quan lãnh đạo của ngân hàng liên doanh, tổ chức tín dụng phi ngân hàng liên doanh là Hội đồng quản trị. Hội đồng quản trị gồm Chủ tịch Hội đồng quản trị, Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị và các thành viên. Số lượng thành viên Hội đồng quản trị trong tổ chức tín dụng liên doanh tuỳ thuộc vào số vốn góp của mỗi Bên nước ngoài và Bên Việt Nam trong tổ chức tín dụng liên doanh. Trường hợp mỗi bên tham gia liên doanh có một tổ chức tín dụng thì tối thiểu mỗi bên phải có 2 thành viên tham gia Hội đồng quản trị. Trường hợp có nhiều tổ chức tín dụng tham gia liên doanh thì mỗi tổ chức tín dụng phải có ít nhất một thành viên tham gia Hội đồng quản trị.
2. Nhiệm kỳ Hội đồng quản trị do các bên của ngân hàng liên doanh, tổ chức tín dụng phi ngân hàng liên doanh thoả thuận, nhưng không được quá 5 năm.
3. Tổng giám đốc hoặc Phó Tổng giám đốc thứ nhất của ngân hàng liên doanh, tổ chức tín dụng phi ngân hàng liên doanh phải là đại diện của Bên Việt Nam.
4. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc thứ nhất được ghi trong điều lệ của ngân hàng liên doanh, tổ chức tín dụng phi ngân hàng liên doanh.
1. Tổng giám đốc của tổ chức tín dụng phi ngân hàng 100 % vốn nước ngoài là người đại diện cho tổ chức tín dụng, chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của tổ chức tín dụng trước pháp luật Việt Nam.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Tổng giám đốc được ghi trong điều lệ của tổ chức tín dụng phi ngân hàng 100% vốn nước ngoài.
1.Tổ chức tín dụng nước ngoài được đặt văn phòng đại diện tại một số tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương của Việt Nam và tại mỗi tỉnh, thành phố chỉ được phép đặt một văn phòng đại diện.
2. Mỗi văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài tại Việt Nam phải có một Trưởng văn phòng đại diện riêng.
1. Tỷ lệ góp vốn điều lệ của Bên nước ngoài và Bên Việt Nam trong ngân hàng liên doanh do các Bên thoả thuận và được sự chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước khi cấp Giấy phép. Đối với các ngân hàng liên doanh thực hiện nghiệp vụ ngân hàng thương mại, phần vốn góp của Bên nước ngoài không quá 50% vốn điều lệ của ngân hàng liên doanh.
2. Phần vốn góp của Bên nước ngoài trong tổ chức tín dụng phi ngân hàng liên doanh không ít hơn 30% vốn điều lệ.
3. Trong trường hợp vốn điều lệ có phần góp bằng hiện vật, ngân hàng liên doanh, tổ chức tín dụng phi ngân hàng liên doanh phải xuất trình với Ngân hàng Nhà nước các giấy tờ hợp pháp chứng minh quyền sở hữu và giá trị hiện vật. Giá trị phần vốn góp bằng hiện vật được xác định trên cơ sở giá thị trường vào thời điểm góp vốn và phải được tổ chức giám định độc lập cấp chứng chỉ giám định.
1. Bên Việt Nam và Bên nước ngoài trong tổ chức tín dụng liên doanh được quyền chuyển nhượng phần vốn góp của mình nhưng phải tuân thủ quy định tại Điều 26 Nghị định này và phải ưu tiên chuyển nhượng cho các Bên trong tổ chức tín dụng liên doanh. Trong trường hợp chuyển nhượng cho tổ chức ngoài liên doanh thì điều kiện chuyển nhượng không được thuận lợi hơn trường hợp chuyển nhượng cho các Bên trong tổ chức tín dụng liên doanh. Việc chuyển nhượng vốn phải được các Bên trong tổ chức tín dụng liên doanh thoả thuận.
2. Tổ chức tín dụng phi ngân hàng 100% vốn nước ngoài có quyền chuyển nhượng vốn của mình nhưng phải ưu tiên cho các tổ chức Việt Nam.
3. Tỷ lệ và điều kiện chuyển nhượng vốn của ngân hàng liên doanh, tổ chức tín dụng phi ngân hàng liên doanh phải được quy định cụ thể trong điều lệ của tổ chức tín dụng phù hợp với quy định của pháp luật. Trường hợp phần vốn điều lệ được chuyển nhượng vượt mức quy định, việc chuyển nhượng vốn chỉ có hiệu lực sau khi được Ngân hàng Nhà nước chuẩn y.
4. Trong trường hợp chuyển nhượng vốn có phát sinh lợi nhuận thì bên chuyển nhượng phải nộp thuế theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài có thể được thực hiện một số hoặc toàn bộ các nghiệp vụ sau đây:
1. Nhận tiền gửi có kỳ hạn và không kỳ hạn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước; không được nhận tiền gửi tiết kiệm dưới bất kỳ hình thức nào;
2. Phát hành chứng chỉ tiền gửi, giấy tờ có giá;
3. Vay vốn của các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước ;
4. Vay vốn ngắn hạn của Ngân hàng Nhà nước;
5. Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn;
6. Chiết khấu, tái chiết khấu, cầm cố thương phiếu, giấy tờ có giá;
7. Bảo lãnh ngân hàng;
8. Kinh doanh ngoại hối;
9.Thực hiện dịch vụ thanh toán và dịch vụ ngân quỹ;
10. Mở tài khoản tiền gửi tại tổ chức tín dụng nước ngoài theo quy định của Ngân hàng Nhà nước;
11. Đại lý chi trả thẻ tín dụng;
12. Thực hiện các dịch vụ thu hộ, chi hộ;
13. Thực hiện các dịch vụ uỷ thác và quản lý tài sản;
14. Thực hiện các dịch vụ tư vấn tài chính, tiền tệ.
Ngân hàng liên doanh có thể được thực hiện một số hoặc toàn bộ các nghiệp vụ sau đây:
1. Nhận tiền gửi có kỳ hạn và không kỳ hạn;
2. Phát hành chứng chỉ tiền gửi, giấy tờ có giá;
3. Vay vốn của các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước;
4. Vay vốn ngắn hạn của Ngân hàng Nhà nước;
5. Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn;
6. Chiết khấu, tái chiết khấu, cầm cố thương phiếu, giấy tờ có giá;
7. Bảo lãnh ngân hàng;
8. Kinh doanh ngoại hối;
9.Thực hiện dịch vụ thanh toán và dịch vụ ngân quỹ;
10. Mở tài khoản tiền gửi tại tổ chức tín dụng nước ngoài theo quy định của Ngân hàng Nhà nước;
11. Đại lý chi trả thẻ tín dụng;
12. Thực hiện các dịch vụ thu hộ và chi hộ;
13. Thực hiện các dịch vụ ủy thác và quản lý tài sản;
14. Thực hiện các dịch vụ tư vấn tài chính, tiền tệ.
Công ty cho thuê tài chính liên doanh, Công ty cho thuê tài chính 100% vốn nước ngoài có thể được thực hiện một số hoặc toàn bộ các nghiệp vụ sau đây:
1. Nhận tiền gửi có kỳ hạn từ một năm trở lên, không được phép nhận tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm;
2. Phát hành trái phiếu, giấy tờ có giá;
3. Vay vốn của các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước;
4. Cho thuê tài chính;
5. Bảo lãnh ngân hàng;
6. Thực hiện dịch vụ tư vấn và các dịch vụ liên quan đến hoạt động cho thuê tài chính;
7. Thực hiện các dịch vụ ủy thác và quản lý tài sản.
Công ty tài chính liên doanh, Công ty tài chính 100% vốn nước ngoài có thể được thực hiện một số hoặc toàn bộ các nghiệp vụ sau đây:
1. Nhận tiền gửi có kỳ hạn từ một năm trở lên, không được phép nhận tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm;
2. Phát hành trái phiếu, giấy tờ có giá có kỳ hạn từ một năm trở lên;
3. Vay vốn của các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước;
4. Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn;
5. Chiết khấu, tái chiết khấu, cầm cố thương phiếu và các giấy tờ có giá;
6. Bảo lãnh ngân hàng;
7. Kinh doanh ngoại hối;
8. Thực hiện các dịch vụ uỷ thác và quản lý tài sản;
9. Thực hiện các dịch vụ tư vấn tài chính, tiền tệ.
Văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài có thể được thực hiện toàn bộ hoặc một phần các hoạt động dưới đây theo nội dung ghi trong Giấy phép do Ngân hàng Nhà nước cấp:
1. Làm chức năng văn phòng liên lạc;
2. Nghiên cứu thị trường;
3. Xúc tiến xây dựng các dự án đầu tư của tổ chức tín dụng nước ngoài tại Việt Nam;
4. Thúc đẩy và theo dõi việc thực hiện các hợp đồng, thoả thuận đã ký giữa tổ chức tín dụng nước ngoài với các tổ chức tín dụng Việt Nam và các doanh nghiệp Việt Nam, các dự án do tổ chức tín dụng nước ngoài tài trợ tại Việt Nam;
5. Các hoạt động khác phù hợp với pháp luật Việt nam khi được Ngân hàng Nhà nước cho phép.
1. Trong Giấy phép cấp cho chi nhánh Ngân hàng nước ngoài , ngân hàng liên doanh, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước quy định cụ thể các nghiệp vụ được phép thực hiện tại Việt Nam phù hợp với loại hình và quy mô của tổ chức tín dụng được cấp phép.
2. Mọi sự điều chỉnh, bổ sung trong Giấy phép cấp cho tổ chức tín dụng nước ngoài hoạt động tại Việt nam do Ngân hàng Nhà nước thực hiện.
1. Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài , ngân hàng liên doanh, tổ chức tín dụng phi ngân hàng hoạt động tại Việt Nam có nghĩa vụ hạch toán theo đúng hệ thống tài khoản kế toán do Ngân hàng Nhà nước quy định và sử dụng chứng từ, lập báo cáo kế toán, báo cáo tài chính theo các quy định của Ngân hàng Nhà nước.
2. Đơn vị tiền tệ được sử dụng để hạch toán là đồng Việt Nam. Trường hợp tổ chức tín dụng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam có nhu cầu hạch toán bằng ngoại tệ để lập báo cáo cho Hội sở chính của tổ chức tín dụng nước ngoài thì phải được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận.
Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài, chi nhánh phụ thuộc của Ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh, tổ chức tín dụng phi ngân hàng và Văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam phải điều chỉnh tổ chức và hoạt động phù hợp với Nghị định này và các quy định của Ngân hàng Nhà nước.
|
Phan Văn Khải (Đã ký) |
THE GOVERNMENT |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No: 13/1999/ND-CP |
Hanoi, March 17, 1999 |
ON ORGANIZATION AND OPERATION OF FOREIGN CREDIT INSTITUTIONS AND THEIR REPRESENTATIVE OFFICES IN VIETNAM
THE GOVERNMENT
Pursuant to the Law on Organization of the Government of September 30, 1992;
Pursuant to Vietnam State Bank Law No. 01/1997/QH10 of December 12, 1997;
Pursuant to Credit Institutions Law No. 02/1997/QH10 of December 12, 1997;
At the proposal of the Governor of the State Bank,
DECREES:
Article 1.- This Decree prescribes the organization and operation of foreign credit institutions and their representative offices in Vietnam.
1. Foreign credit institutions are allowed to operate in Vietnam in the following forms:
a/ Foreign banks’ branches;
b/ Joint-venture banks;
c/ Non-bank credit institutions: Joint-venture financial leasing companies; financial leasing companies with 100% foreign capital; joint-venture financial companies; financial companies with 100% foreign capital and other non-bank credit institutions.
2. Foreign credit institutions are allowed to place their representative offices in Vietnam.
Article 3.- The State Bank of Vietnam (hereafter referred to as the State Bank) is the body which grants and withdraws licenses, manages and inspects operation of different forms of foreign credit institutions in Vietnam. The licensing shall be considered according to economic development requirements and financial market in Vietnam.
1. Foreign bank’s branch is a dependent unit of such bank, which takes responsibility for all obligations and commitments made by its branch in Vietnam. The foreign bank’s branch shall have the rights and obligations prescribed by Vietnamese law and shall operate according to their establishment licenses as well as the relevant provisions of Vietnamese law.
3. Branches of the same foreign bank allowed to operate in Vietnam are the units organized indepen-dently from each other but attached to the foreign bank and allocated capital for their operation by the latter.
1. Joint-venture bank is a bank established with capital contributed by the Vietnamese party (including one or several Vietnamese banks) and the foreign party (including one or several foreign banks) on the basis of a joint-venture contract. The joint-venture bank is a Vietnamese legal person that is headquartered in Vietnam and operates according to its establishment and operation license as well as the relevant provisions of Vietnamese law.
2. Branches of the same joint-venture bank are dependent units of such bank.
1. Joint-venture financial leasing company or joint-venture financial company is a joint-venture non-bank credit institution established with capital contributed by the Vietnamese party and the foreign party on the basis of a joint-venture contract, which is a Vietnamese legal person, headquartered in Vietnam and operates according to its establishment and operation license as well as the relevant provisions of Vietnamese law.
2. A 100% foreign-owned financial leasing company or financial company is a company set up with 100% capital of a foreign credit institution, which is a Vietnamese legal person, headquartered in Vietnam and operates according to its establishment and operation license as well as the relevant provisions of Vietnamese law.
Article 7.- Representative offices of foreign credit institutions are the dependent units of such foreign credit institutions in Vietnam, which operate according to Vietnamese law. Representative offices of foreign credit institutions shall not be allowed to carry out business activities in Vietnam.
1. Foreign competent supervisory and inspection agencies and foreign banks having branches in Vietnam shall be entitled to examine and/or inspect the operation of foreign banks’ branches in Vietnam. Before examination and/or inspection, the foreign competent supervisory and inspection agencies or foreign banks concerned shall have to notify in writing the State Bank of the contents as well as the time of starting and ending the examination and/or inspection.
2. After completing the examination and/or inspection of foreign banks’ branches in Vietnam, the foreign competent supervisory and inspection agencies and foreign banks shall have to report to the State Bank on the examination and/or inspection results within 30 days after the completion of such examination and/or inspection.
1. The official documents for transactions between foreign credit institutions operating in Vietnam and the Vietnamese State agencies must be made in Vietnamese language or in both Vietnamese and a commonly used foreign language.
2. Documents included in dossiers of application for licenses of foreign credit institutions must be made in Vietnamese language and a commonly used foreign language.
ORGANIZATION AND ADMINISTRATION
Article 10.- Foreign credit institutions are allowed to operate in Vietnam when they fully meet conditions stipulated in Article 106 of the Law on Credit Institutions and are granted with establishment and operation licenses, licenses for opening branches or licenses for opening representative offices (hereafter referred collectively to as licenses) by the State Bank of Vietnam.
1. Dossiers of application for licenses submitted by foreign credit institutions to the State Bank for consideration shall be made according to Article 108 of the Law on Credit Institutions.
2. A foreign credit institution’s dossier of application for license must be made in two sets, one in Vietnamese language and another in a commonly used foreign language. The dossier set in the commonly used foreign language which is made and certified in the concerned foreign country must be legalized by the consular agencies. The copies of the dossier’s Vietnamese version and the translations from the foreign language into Vietnamese must be notarized by the Vietnamese Notary Public.
Article 12.- Foreign credit institutions’ operation duration in Vietnam shall be determined in their licenses, concretely as follows:
1. For foreign banks’ branches: not more than 20 years;
2. For joint-venture banks, joint-venture financial companies and 100%- foreign owned financial companies: not more than 30 years;
3. For joint-venture financial leasing companies and 100%-foreign owned financial leasing companies: not more than 50 years.
4. For representative offices of foreign credit institutions: not more than 5 years.
1. Foreign credit institutions wishing to extend their operation duration in Vietnam may be considered by the State Bank on the case-by-case basis; each extended duration must not exceed the duration written in the previous license.
2. Foreign credit institutions having a demand to extend their operation duration shall have to submit applications and dossiers for extension before the expiry of their operation durations as stated in the respective licenses: at least 180 days for foreign credit institutions stipulated in Clause 1, Article 2 of this Decree and 30 days for foreign credit institutions’ representative offices.
1. Representative offices of foreign credit institutions operating in Vietnam shall terminate operation in the following cases where:
a/ Their operation duration stated in the licenses has expired. The State Bank shall make written notices on the termination of operation of such representative offices in Vietnam;
b/ They voluntarily terminate their operation. In this case, at least 60 days before terminating operation of their representatives offices, the concerned foreign credit institutions shall have to submit written request therefor to the State Bank;
c/ Their licenses are withdrawn in one of the cases mentioned in Points a, b and e, Clause 1, Article 29 of the Law on Credit Institutions and when the foreign credit institutions have gone bankrupt;
d/ Foreign credit institutions licensed to operate according to the provisions of Clause 1, Article 2 of this Decree have already opened their representative offices in the same localities (provinces or centrally-run cities).
2. Before terminating operation, representative offices of foreign credit institutions shall have to fulfill all obligations and procedures prescribed by law.
3. Representative offices of foreign credit institutions shall have to return their licenses and operation registration papers to the Vietnamese agencies that have issued such licenses and papers to them by the day of termination of their operation at the latest.
Article 15.- When foreign banks dissolve or go bankrupt, their branches in Vietnam shall have to terminate operation. Before terminating operation, the concerned foreign banks shall have to fulfill all obligations and all necessary procedures as prescribed by Vietnamese law and under the State Bank’s guidance.
Article 16.- Within 12 months after receiving licenses, foreign banks’ branches, joint-venture banks, joint-venture non-bank credit institutions and those with 100% foreign capital as well as representative offices of foreign credit institutions shall have to commence operation.
Article 17.- At least 30 days before commencing operation, a foreign credit institution licensed according to Clause 1, Article 2 of this Decree shall have to make the announcement on a centrally-run newspaper and a newspaper run by the locality where such credit institution is headquartered for five consecutive issues. The newspaper announcement shall cover major information written in the credit institution’s license, its business registration certificate and the date of commencement of its operation.
1. Foreign credit institutions licensed to operate in Vietnam shall have to pay fee in USD. The fee levels for each time of licensing and license extension are stipulated concretely as follows:
a/ For a license to open a foreign credit institution’s representative office: 5,000 USD (five thousand US dollars);
b/ For a license to open a foreign bank’s branch, a license for the establishment and operation of a joint-venture bank: 30,000 USD (thirty thousand US dollars);
c/ For a license for the establishment and operation of a joint-venture non-bank credit institution or a non-bank credit institution with 100% foreign capital: 10,000 USD (ten thousand US dollars);
d/ For a license to open a joint-venture bank’s branch: 5,000 USD (five thousand US dollars);
e/ For a license to open a non-bank credit institution’s branch: 5,000 USD (five thousand US dollars);
f/ For a license to open a non-bank credit institution’s representative office: 3,000 USD (three thousand US dollars);
2. The licensing fee-payment procedures shall comply with the State Bank’s guidance.
Article 19.- Foreign credit institutions operating in Vietnam shall be entitled to import equipment and appliances in direct service of their operation as prescribed by law.
1. Foreign banks are allowed to open branches in the provinces and centrally-run cities but not allowed to open such branches’ subsidiaries. Where their branches have been opened, foreign banks are not allowed to place representative offices. Foreign banks’ branches are not allowed to open transaction offices in any forms rather than their offices.
2. Joint-venture banks are allowed to open transaction bureaus where they are headquatered as well as branches in the provinces and centrally-run cities according to Articles 32 and 33 of the Law on Credit Institutions.
3. Non-bank credit institutions are allowed to open branches and representative offices in the provinces and centrally-run cities according to Articles 32 and 33 of the Law on Credit Institutions.
4. The dossiers and procedures of application for opening transaction bureaus, branches and representative offices as mentioned in Clauses 2 and 3 of this Article shall comply with the State Bank’s regulations.
Article 21.- The management, administration, control and inspection as well as internal audit of foreign credit institutions operating in Vietnam shall comply with the provisions of Items 3 and 4, Chapter II of the Law on Credit Institutions.
1. Each branch of a foreign bank must have a general director (director) to run its daily work.
2. The general directors (directors) of foreign banks’ branches shall be appointed and dismissed by the competent level of the concerned foreign banks but must be approved by the Governor of the State Bank.
1. The leading body of joint-venture banks and joint-venture non-bank credit institutions is the Managing Board. A Managing Board shall comprise the chairman, vice chairmen and its members. The number of members of the Managing Board in a joint-venture credit institution shall depend on the capital contributions of the foreign party and the Vietnamese party to such joint- venture credit institution. Where each party to the joint venture has a credit institution, each party must have at least two members participating in the Managing Board. Where many credit institutions participate in the joint venture, each credit institution must nominate at least one member to join the Managing Board.
2. The Managing Board’s term shall be agreed upon by the parties to the joint-venture bank or joint-venture non-bank credit institution but shall not exceed 5 years.
3. The general director or the first deputy general director of the joint-venture bank or joint-venture non-bank credit institution must be the Vietnamese party’s representative.
4. The tasks and powers of the chairman of the Managing Board, the general director and the first deputy general director shall be stated in the charter of the joint-venture bank or joint-venture non-bank credit institution.
1. The general director of a non-bank credit institution with 100% foreign capital shall be the person who represents the credit institution and take responsibility for all activities of such credit institution before Vietnamese law.
2. The general director’s tasks and powers shall be stated in the charter of the non-bank credit institution with 100% foreign capital.
1. Foreign credit institutions are allowed to open their representative offices in a number of provinces and centrally-run cities of Vietnam but only one representative office in each province or centrally-run city.
2. Each representative office of a foreign credit institution in Vietnam must have its own chief.
1. The percentages of charter capital contribution by the foreign party and the Vietnamese party to a joint-venture bank shall be agreed upon by the involved parties and approved by the State Bank before the licensing. For joint-venture banks performing the transactions of commercial banks, the foreign party’s capital contribution must not exceed 50% of the charter capital of the joint-venture bank.
2. The foreign party’s capital contribution to a joint-venture non-bank credit institution shall not be lower than 30% of the institution’s charter capital.
3. In cases where its charter capital is partially contributed in kind, the concerned joint-venture bank or joint-venture non-bank credit institution shall have to produce to the State Bank valid papers proving its ownership right over as well as value of the contributed objects. The value of capital contribution in kind shall be determined on the basis of the market price at the time of capital contribution and must be certified by an independent expertise organization.
1. The Vietnamese party and the foreign party to a joint-venture credit institution shall have the right to transfer their contributed capital but must comply with the provisions of Article 26 of this Decree and prioritize the parties to the joint-venture credit institution in such transfer. In cases where the capital is transferred to organization(s) outside the joint venture, the transfer conditions shall not be more favorable than those for the transfer to the parties inside the joint-venture credit institution. The capital transfer must be agreed upon by the parties to the joint-venture credit institution.
2. Non-bank credit institutions with 100% foreign capital shall have the right to transfer their capital but must prioritize Vietnamese organizations.
3. The capital-transfer percentages and conditions for joint-venture banks and joint-venture non-bank credit institutions must be specified in the charters of the credit institutions and in accordance with the provisions of law. In cases where the transferred charter capital amount exceeds the prescribed level, the capital transfer shall be effective only after it is ratified by the State Bank.
4. In case of capital transfer with profits arising therefrom, the transferor shall have to pay tax in accordance with the provisions of Vietnamese law.
Article 28.- Parties to a joint-venture bank or joint-venture non-bank credit institution shall share among themselves profits and risks of the joint-venture credit institution according to their respective capital contributions, except otherwise agreed upon by the concerned parties in the joint-venture contract.
Article 29.- The amount of charter capital or allocated capital of a foreign credit institution operating in Vietnam must be fully reflected on the balance sheet of accountancy accounts of such credit institution.
Article 30.- Foreign banks’ branches may perform a number or all of the following transactions:
1. Receiving time deposits and demand deposits according to the regulations of the State Bank; not (not) receiving savings deposits in any forms;
2. Issuing deposit certificates and valuable papers;
3. Borrowing capital from credit institutions inside and outside the country;
4. Borrowing short-term capital from the State Bank;
5. Providing short-, medium- and long-term loans;
6. Discounting, re-discounting, pledging commercial papers and valuable papers;
7. Providing bank guaranty;
8. Trading in foreign exchange;
9. Providing payment and treasury services;
10. Opening deposit accounts at foreign credit institutions according to the regulations of the State Bank;
11. Acting as agents for the payment of credit cards;
12. Providing the assigned-collection and -payment services;
13. Providing trust services and property-management services;
14. Providing financial and monetary consultancy services.
Article 31.- Joint-venture banks may perform a number or all of the following transactions:
1. Receiving time deposits and demand deposits;
2. Issuing deposit certificates and valuable papers;
3. Borrowing capital from credit institutions inside and outside the country;
4. Borrowing short-term capital from the State Bank;
5. Providing short-, medium- and long-term loans;
6. Discounting, re-discounting, pledging commercial papers and valuable papers;
7. Providing bank guaranty;
8. Trading in foreign exchange;
9. Providing payment and treasury services;
10. Opening deposit accounts at foreign credit institutions according to the regulations of the State Bank;
11. Acting as agents for the payment of credit cards;
12. Providing the assigned-collection and -payment services;
13. Providing trust services and property-management services;
14. Providing financial and monetary consultancy services.
Article 32.- Joint-venture financial leasing companies and 100% -foreign owned financial leasing companies may perform a number or all of the following transactions:
1. Receiving deposits of one-year term or longer, not (not) receiving demand deposits and savings deposits;
2. Issuing bonds and valuable papers;
3. Borrowing capital from credit institutions inside and outside the country;
4. Financial leasing;
5. Providing bank guaranty;
6. Providing consultancy service and other services relating to financial leasing activities;
7. Providing trust services and property-management services.
Article 33.- Joint-venture financial companies and 100%-foreign owned financial companies may perform a number or all of the following transactions:
1. Receiving deposits of one-year term or longer, not (not) receiving demand deposits and savings deposits;
2. Issuing bonds and valuable papers of one-year term or longer;
3. Borrowing capital from credit institutions inside and outside the country;
4. Providing short-, medium- and long-term loans;
5. Discounting, re-discounting, pledging commercial papers and valuable papers;
6. Providing bank guaranty;
7. Trading in foreign exchange;
8. Performing trust services and property-management services;
9. Providing financial and monetary consultancy services.
Article 34.- Representative offices of foreign credit institutions may carry out all or a number of the following activities according to the contents of their licenses granted by the State Bank:
1. Functioning as liason offices;
2. Probing market;
3. Promoting the construction of investment projects of foreign credit institutions in Vietnam;
4. Stepping up and supervising the performance of contracts and agreements already signed between foreign credit institutions and Vietnamese credit institutions as well as Vietnamese enterprises, and projects funded by foreign credit institutions in Vietnam;
5. Conducting other activities in accordance with Vietnamese law when permitted by the State Bank.
Article 35.- If having a demand and getting permission from the State Bank, foreign banks’ branches, joint-venture banks and non-bank credit institutions may conduct other transactions in conformity with the relevant provisions of Vietnamese law.
1. In the licenses granted to foreign banks’ branches, joint venture banks and non-bank credit institutions, the State Bank shall specify the operations to be carried out in Vietnam by the licensed credit institutions suitable to their forms and scope of activities.
2. Any amendments and/or supplements to the licenses of foreign credit institutions operating in Vietnam shall be made by the State Bank.
Article 37.- In the course of operation, foreign credit institutions operating in Vietnam shall have to comply with the stipulations on restrictions to ensure safety for the operation of credit institutions as defined in Item 5, Chapter III of the Law on Credit Institutions.
1. Foreign banks’ branches, joint-venture banks and non-bank credit institutions operating in Vietnam shall have to conduct accounting in strict compliance with the system of accountancy accounts prescribed by the State Bank and use vouchers, make accountancy reports as well as financial reports according to the regulations of the State Bank.
2. The currency used in accounting is Vietnam dong. In cases where a foreign credit institution operating in Vietnam wishes to make the accounting in foreign currency(ies) in order to make reports to their overseas head offices, they must obtain consent from the State Bank.
Article 39.- This Decree takes effect 15 days after its signing and replaces the earlier legal documents which are contrary to this Decree.
Article 40.- Foreign banks’ branches, foreign banks’ dependent subsidiaries, joint-venture banks, non-bank credit institutions and representative offices of foreign credit institutions operating in Vietnam shall have to readjust their organization and operation to make them conform to this Decree as well as the regulations of the State Bank.
Article 41.- The Governor of the State Bank shall have to guide the implementation of this Decree.
|
THE GOVERNMENT |
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực