Chương I Nghị định 125/2020/NĐ-CP: Quy định chung
Số hiệu: | 125/2020/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 19/10/2020 | Ngày hiệu lực: | 05/12/2020 |
Ngày công báo: | 02/11/2020 | Số công báo: | Từ số 1015 đến số 1016 |
Lĩnh vực: | Thuế - Phí - Lệ Phí, Kế toán - Kiểm toán, Vi phạm hành chính | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
05 trường hợp không ra quyết định xử phạt VPHC về thuế, hóa đơn
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn.
Theo đó, không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn trong các trường hợp sau đây:
- Thuộc các trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn quy định tại Điều 9 Nghị định 125/2020;
- Không xác định được đối tượng vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn;
- Đã hết thời hiệu xử phạt theo quy định tại Điều 8 Nghị định 125/2020 hoặc hết thời hạn ra quyết định xử phạt theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
- Cá nhân vi phạm đã chết, mất tích; tổ chức vi phạm đã bị giải thể, phá sản trong thời gian xem xét ra quyết định xử phạt, trừ trường hợp quy định tại Điểm c Khoản 4 Điều 41 Nghị định 125/2020;
Căn cứ xác định cá nhân chết, mất tích; tổ chức bị giải thể, phá sản theo quy định tại khoản 2 Điều 41 Nghị định 125/2020;
- Chuyển hồ sơ vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm để truy cứu trách nhiệm hình sự.
Nghị định 125/2020/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05/12/2020.
Văn bản tiếng việt
1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định về hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền xử phạt, thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính và một số thủ tục xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn.
Nghị định này không áp dụng đối với vi phạm hành chính về phí, lệ phí; vi phạm hành chính về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu do cơ quan hải quan quản lý thu và vi phạm quy định về thủ tục đăng ký thuế, vi phạm quy định về thông báo tạm ngừng hoạt động kinh doanh, thông báo tiếp tục hoạt động kinh doanh trước thời hạn với cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan đăng ký hợp tác xã của các tổ chức, cá nhân thực hiện đăng ký thuế cùng với đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã, đăng ký kinh doanh.
2. Đối tượng áp dụng
a) Người nộp thuế;
b) Công chức thuế, cơ quan thuế các cấp;
c) Tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc thực hiện pháp luật về thuế, hóa đơn.
Trong xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Vi phạm hành chính về thuế là hành vi có lỗi do tổ chức, cá nhân thực hiện vi phạm quy định của pháp luật về quản lý thuế, pháp luật về thuế và các khoản thu khác (tiền sử dụng đất; tiền thuê đất, thuê mặt nước; tiền cấp quyền khai thác khoáng sản; tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước; lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; cổ tức, lợi nhuận được chia cho phần vốn nhà nước đầu tư tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên) mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.
2. Vi phạm hành chính về hóa đơn là hành vi có lỗi do tổ chức, cá nhân thực hiện vi phạm quy định của pháp luật về hóa đơn mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.
3. Số tiền thuế trốn là số tiền thuế phải nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật về thuế mà người nộp thuế bị cơ quan có thẩm quyền phát hiện và xác định trong biên bản vi phạm hành chính, biên bản thanh tra (kiểm tra) thuế.
4. Văn bản hướng dẫn của cơ quan thuế liên quan đến nội dung xác định nghĩa vụ thuế là văn bản hành chính do cơ quan thuế các cấp ban hành để hướng dẫn một hoặc nhiều người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ thuế trong một tình huống cụ thể.
5. Quyết định xử lý của cơ quan thuế liên quan đến nội dung xác định nghĩa vụ thuế của người nộp thuế là quyết định xử lý về hoàn thuế đối với trường hợp kiểm tra trước hoàn thuế; quyết định miễn, giảm thuế; quyết định về gia hạn nộp hồ sơ khai thuế; xử lý số thuế giá trị gia tăng được khấu trừ hoặc được hoàn hoặc số lỗ chuyển kỳ sau trên quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả.
6. Ngày bắt đầu tính quá thời hạn tại Điều 10, 11, 13, 14 và 19 Nghị định này là ngày đầu tiên sau ngày kết thúc thời hạn phải thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật về quản lý thuế. Trường hợp được gia hạn, ngày bắt đầu tính quá thời hạn là ngày đầu tiên sau ngày kết thúc thời hạn gia hạn.
7. Vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp là vụ việc được phát hiện qua thanh tra, kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế; vụ việc cần tham vấn từ các cơ quan, tổ chức chuyên ngành; vụ việc có hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn hoặc hành vi trốn thuế.
8. Vụ việc đặc biệt nghiêm trọng là vụ việc có hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn hoặc hành vi trốn thuế liên tiếp từ ba kỳ tính thuế trở lên.
9. Ngày phát hiện hành vi vi phạm là ngày người có thẩm quyền đang thi hành công vụ lập biên bản ghi nhận hành vi vi phạm hành chính của đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn.
1. Đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn bao gồm:
a) Người nộp thuế có hành vi vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn.
Trường hợp người nộp thuế ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác thực hiện các nghĩa vụ về thuế mà pháp luật về thuế, quản lý thuế quy định nghĩa vụ, trách nhiệm của bên được ủy quyền phải thực hiện thay người nộp thuế thì nếu bên được ủy quyền có hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này thì tổ chức, cá nhân được ủy quyền bị xử phạt theo Nghị định này.
Trường hợp theo quy định của pháp luật về thuế và quản lý thuế, tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ đăng ký thuế, khai, nộp thuế thay người nộp thuế mà tổ chức, cá nhân khai, nộp thuế thay có hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này thì tổ chức, cá nhân khai, nộp thuế thay bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế theo quy định tại Nghị định này.
b) Tổ chức, cá nhân liên quan vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn.
2. Người nộp thuế là tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn bao gồm:
a) Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Các tổ chức tín dụng, Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Chứng khoán, Luật Dầu khí, Luật Thương mại và các văn bản quy phạm pháp luật khác; đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, địa điểm kinh doanh trực tiếp kê khai, nộp thuế, sử dụng hóa đơn;
b) Đơn vị sự nghiệp công lập, ngoài công lập;
c) Tổ chức được thành lập và hoạt động theo Luật Hợp tác xã;
d) Tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài, văn phòng điều hành của nhà thầu nước ngoài tại Việt Nam kinh doanh hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam;
đ) Cơ quan nhà nước có hành vi vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn mà hành vi đó không thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao;
e) Tổ hợp tác và các tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật.
1. Sử dụng hóa đơn, chứng từ trong các trường hợp sau đây là hành vi sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp:
b) Hóa đơn, chứng từ chưa có giá trị sử dụng, hết giá trị sử dụng;
c) Hóa đơn bị ngừng sử dụng trong thời gian bị cưỡng chế bằng biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn, trừ trường hợp được phép sử dụng theo thông báo của cơ quan thuế;
d) Hóa đơn điện tử không đăng ký sử dụng với cơ quan thuế;
đ) Hóa đơn điện tử chưa có mã của cơ quan thuế đối với trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế;
e) Hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ có ngày lập trên hóa đơn từ ngày cơ quan thuế xác định bên bán không hoạt động tại địa chỉ kinh doanh đã đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
g) Hóa đơn, chứng từ mua hàng hóa, dịch vụ có ngày lập trên hóa đơn, chứng từ trước ngày xác định bên lập hóa đơn, chứng từ không hoạt động tại địa chỉ kinh doanh đã đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc chưa có thông báo của cơ quan thuế về việc bên lập hóa đơn, chứng từ không hoạt động tại địa chỉ kinh doanh đã đăng ký với cơ quan có thẩm quyền nhưng cơ quan thuế hoặc cơ quan công an hoặc các cơ quan chức năng khác đã có kết luận đó là hóa đơn, chứng từ không hợp pháp.
2. Sử dụng hóa đơn, chứng từ trong các trường hợp sau đây là hành vi sử dụng không hợp pháp hóa đơn, chứng từ:
a) Hóa đơn, chứng từ không ghi đầy đủ các nội dung bắt buộc theo quy định; hóa đơn tẩy xóa, sửa chữa không đúng quy định;
b) Hóa đơn, chứng từ khống (hóa đơn, chứng từ đã ghi các chỉ tiêu, nội dung nghiệp vụ kinh tế nhưng việc mua bán hàng hóa, dịch vụ không có thật một phần hoặc toàn bộ); hóa đơn phản ánh không đúng giá trị thực tế phát sinh hoặc lập hóa đơn khống, lập hóa đơn giả;
c) Hóa đơn có sự chênh lệch về giá trị hàng hóa, dịch vụ hoặc sai lệch các tiêu thức bắt buộc giữa các liên của hóa đơn;
d) Hóa đơn để quay vòng khi vận chuyển hàng hóa trong khâu lưu thông hoặc dùng hóa đơn của hàng hóa, dịch vụ này để chứng minh cho hàng hóa, dịch vụ khác;
đ) Hóa đơn, chứng từ của tổ chức, cá nhân khác (trừ hóa đơn của cơ quan thuế và trường hợp được ủy nhiệm lập hóa đơn) để hợp thức hóa hàng hóa, dịch vụ mua vào hoặc hàng hóa, dịch vụ bán ra;
e) Hóa đơn, chứng từ mà cơ quan thuế hoặc cơ quan công an hoặc các cơ quan chức năng khác đã kết luận là sử dụng không hợp pháp hóa đơn, chứng từ.
1. Việc xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn được thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý thuế và pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
2. Tổ chức, cá nhân chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn khi có hành vi vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn theo quy định tại Nghị định này.
3. Tổ chức, cá nhân thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm, trừ các trường hợp sau:
a) Trường hợp cùng một thời điểm người nộp thuế khai sai một hoặc nhiều chỉ tiêu trên các hồ sơ thuế của cùng một sắc thuế thì hành vi khai sai thuộc trường hợp xử phạt về thủ tục thuế chỉ bị xử phạt về một hành vi khai sai chỉ tiêu trên hồ sơ thuế có khung phạt tiền cao nhất trong số các hành vi đã thực hiện theo quy định tại Nghị định này và áp dụng tình tiết tăng nặng vi phạm nhiều lần;
b) Trường hợp cùng một thời điểm người nộp thuế chậm nộp nhiều hồ sơ khai thuế của nhiều kỳ tính thuế nhưng cùng một sắc thuế thì chỉ bị xử phạt về một hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế có khung phạt tiền cao nhất trong số các hành vi đã thực hiện theo quy định tại Nghị định này và áp dụng tình tiết tăng nặng vi phạm nhiều lần.
Trường hợp trong số hồ sơ khai thuế chậm nộp có hồ sơ khai thuế chậm nộp thuộc trường hợp trốn thuế thì tách riêng để xử phạt về hành vi trốn thuế;
c) Trường hợp cùng một thời điểm người nộp thuế chậm nộp nhiều thông báo, báo cáo cùng loại về hóa đơn thì người nộp thuế bị xử phạt về một hành vi chậm nộp thông báo, báo cáo về hóa đơn có khung phạt tiền cao nhất trong số các hành vi đã thực hiện quy định tại Nghị định này và áp dụng tình tiết tăng nặng vi phạm nhiều lần;
d) Hành vi vi phạm về sử dụng hóa đơn không hợp pháp, sử dụng không hợp pháp hóa đơn thuộc trường hợp bị xử phạt theo Điều 16, Điều 17 Nghị định này thì không bị xử phạt theo Điều 28 Nghị định này.
4. Trường hợp trong một thủ tục hành chính có nhiều thành phần hồ sơ được quy định nhiều hơn một hành vi vi phạm hành chính tại Nghị định này thì tổ chức, cá nhân vi phạm bị xử phạt đối với từng hành vi vi phạm.
5. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân, trừ mức phạt tiền đối với hành vi quy định tại Điều 16, Điều 17 và Điều 18 Nghị định này.
1. Tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
2. Vi phạm hành chính với số tiền thuế (số tiền thuế thiếu, số tiền thuế trốn hoặc số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn cao hơn) từ 100.000.000 đồng trở lên hoặc giá trị hàng hóa, dịch vụ từ 500.000.000 đồng trở lên được xác định là vi phạm hành chính về thuế có quy mô lớn theo quy định tại điểm l khoản 1 Điều 10 Luật Xử lý vi phạm hành chính. Vi phạm hành chính từ 10 số hóa đơn trở lên được xác định là vi phạm hành chính về hóa đơn có quy mô lớn theo quy định tại điểm l khoản 1 Điều 10 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
1. Hình thức xử phạt chính
a) Cảnh cáo
Phạt cảnh cáo áp dụng đối với hành vi vi phạm thủ tục thuế, hóa đơn không nghiêm trọng, có tình tiết giảm nhẹ và thuộc trường hợp áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo theo quy định tại Nghị định này.
b) Phạt tiền
Phạt tiền tối đa không quá 100.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính về hóa đơn. Phạt tiền tối đa không quá 50.000.000 đồng đối với cá nhân thực hiện hành vi vi phạm hành chính về hóa đơn.
Phạt tiền tối đa không quá 200.000.000 đồng đối với người nộp thuế là tổ chức thực hiện hành vi vi phạm thủ tục thuế. Phạt tiền tối đa không quá 100.000.000 đồng đối với người nộp thuế là cá nhân thực hiện hành vi vi phạm thủ tục thuế.
Phạt 20% số tiền thuế thiếu hoặc số tiền thuế đã được miễn, giảm, hoàn cao hơn quy định đối với hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn.
Phạt từ 1 đến 3 lần số tiền thuế trốn đối với hành vi trốn thuế.
Phạt tiền tương ứng với số tiền không trích vào tài khoản của ngân sách nhà nước đối với hành vi vi phạm theo quy định tại khoản 1 Điều 18 Nghị định này.
2. Hình thức xử phạt bổ sung: đình chỉ hoạt động in hóa đơn có thời hạn.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả
a) Buộc nộp đủ số tiền thuế thiếu, số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn cao hơn quy định, số tiền thuế trốn, tiền chậm nộp tiền thuế vào ngân sách nhà nước.
b) Buộc điều chỉnh lại số lỗ, số thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ chuyển kỳ sau.
c) Buộc nộp hồ sơ thay đổi nội dung đăng ký thuế; khai lại và nộp bổ sung các tài liệu trong hồ sơ thuế; nộp hồ sơ khai thuế, phụ lục kèm theo hồ sơ khai thuế; cung cấp thông tin.
d) Buộc thực hiện thủ tục phát hành hóa đơn.
đ) Buộc lập hóa đơn theo quy định.
e) Buộc hủy, tiêu hủy hóa đơn, các sản phẩm in.
g) Buộc lập và gửi thông báo, báo cáo về hóa đơn.
h) Buộc chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử.
i) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính.
4. Nguyên tắc áp dụng mức phạt tiền
a) Mức phạt tiền quy định tại Điều 10, 11, 12, 13, 14, 15, khoản 1, 2 Điều 19 và Chương III Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức.
Đối với người nộp thuế là hộ gia đình, hộ kinh doanh áp dụng mức phạt tiền như đối với cá nhân.
b) Khi xác định mức phạt tiền đối với người nộp thuế vi phạm vừa có tình tiết tăng nặng, vừa có tình tiết giảm nhẹ thì được giảm trừ tình tiết tăng nặng theo nguyên tắc một tình tiết giảm nhẹ được giảm trừ một tình tiết tăng nặng.
c) Các tình tiết giảm nhẹ hoặc tăng nặng đã được sử dụng để xác định khung tiền phạt thì không được sử dụng khi xác định số tiền phạt cụ thể theo điểm d khoản này.
d) Khi phạt tiền, mức phạt tiền cụ thể đối với một hành vi vi phạm thủ tục thuế, hóa đơn và hành vi tại Điều 19 Nghị định này là mức trung bình của khung phạt tiền được quy định đối với hành vi đó. Nếu có tình tiết giảm nhẹ, thì mỗi tình tiết được giảm 10% mức tiền phạt trung bình của khung tiền phạt nhưng mức phạt tiền đối với hành vi đó không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có tình tiết tăng nặng thì mỗi tình tiết tăng nặng được tính tăng 10% mức tiền phạt trung bình của khung tiền phạt nhưng mức phạt tiền đối với hành vi đó không được vượt quá mức tối đa của khung tiền phạt.
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn
a) Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn là 01 năm.
b) Thời điểm tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn được quy định như sau:
Đối với hành vi vi phạm hành chính đang được thực hiện quy định tại điểm c khoản này thì thời hiệu được tính từ ngày người có thẩm quyền thi hành công vụ phát hiện hành vi vi phạm.
Đối với hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc quy định tại điểm d khoản này thì thời hiệu được tính từ ngày chấm dứt hành vi vi phạm.
c) Hành vi vi phạm hành chính về hóa đơn đang được thực hiện là các hành vi quy định tại khoản 4 Điều 21; điểm b khoản 2 và khoản 3 Điều 23; khoản 2, khoản 5 Điều 24; điểm b khoản 3 Điều 25; điểm b khoản 2 và điểm b, c, d khoản 3 Điều 27; điểm b khoản 5 Điều 29; điểm b khoản 3 Điều 30 Nghị định này.
d) Hành vi vi phạm hành chính về hóa đơn không thuộc trường hợp quy định tại điểm c khoản này là hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc. Thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm là ngày thực hiện hành vi vi phạm đó.
Đối với hành vi mất, cháy, hỏng hóa đơn nếu không xác định được ngày mất, cháy, hỏng hóa đơn thì thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm là ngày phát hiện hóa đơn bị mất, cháy, hỏng.
Đối với hành vi vi phạm về thời hạn thông báo, báo cáo về hóa đơn quy định tại khoản 1, 3 Điều 21; điểm a, b khoản 1 và điểm c, d khoản 2 Điều 23; khoản 1, 2 và điểm a khoản 3 Điều 25; khoản 1, điểm a khoản 2, khoản 3, khoản 4 và điểm a khoản 5 Điều 29 Nghị định này thì thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm là ngày người nộp thuế nộp thông báo, báo cáo về hóa đơn.
2. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về thuế
a) Thời hiệu xử phạt đối với hành vi vi phạm thủ tục thuế là 02 năm, kể từ ngày thực hiện hành vi vi phạm.
Ngày thực hiện hành vi vi phạm hành chính về thủ tục thuế là ngày kế tiếp ngày kết thúc thời hạn phải thực hiện thủ tục về thuế theo quy định của pháp luật về quản lý thuế, trừ các trường hợp sau đây:
Đối với hành vi quy định tại khoản 1, điểm a, b khoản 2, khoản 3 và điểm a khoản 4 Điều 10; khoản 1, 2, 3, 4 và điểm a khoản 5 Điều 11; khoản 1, 2, 3 và điểm a, b khoản 4, khoản 5 Điều 13 Nghị định này, ngày thực hiện hành vi vi phạm để tính thời hiệu là ngày người nộp thuế thực hiện đăng ký thuế hoặc thông báo với cơ quan thuế hoặc nộp hồ sơ khai thuế.
Đối với hành vi quy định tại điểm c khoản 2, điểm b khoản 4 Điều 10; điểm b khoản 5 Điều 11; điểm c, d khoản 4 Điều 13 Nghị định này, ngày thực hiện hành vi vi phạm để tính thời hiệu là ngày người có thẩm quyền thi hành công vụ phát hiện hành vi vi phạm.
b) Thời hiệu xử phạt đối với hành vi trốn thuế chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn là 05 năm, kể từ ngày thực hiện hành vi vi phạm.
Ngày thực hiện hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm hoàn hoặc hành vi trốn thuế (trừ hành vi tại điểm a khoản 1 Điều 17 Nghị định này) là ngày tiếp theo ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế mà người nộp thuế thực hiện khai thiếu thuế, trốn thuế hoặc ngày tiếp theo ngày cơ quan có thẩm quyền ra quyết định hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế.
Đối với hành vi không nộp hồ sơ đăng ký thuế, không nộp hồ sơ khai thuế tại điểm a khoản 1 Điều 17 Nghị định này, ngày thực hiện hành vi vi phạm để tính thời hiệu là ngày người có thẩm quyền thi hành công vụ phát hiện hành vi vi phạm. Đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế sau 90 ngày quy định tại điểm a khoản 1 Điều 17 Nghị định này thì ngày thực hiện hành vi vi phạm để tính thời hiệu là ngày người nộp thuế nộp hồ sơ khai thuế.
3. Đối với vụ việc do cơ quan tiến hành tố tụng hình sự thụ lý, giải quyết, nhưng sau đó có quyết định không khởi tố vụ án hình sự, quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án, quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án nếu hành vi vi phạm có dấu hiệu vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn thì trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày ra quyết định, cơ quan tiến hành tố tụng hình sự phải chuyển các quyết định nêu trên kèm theo hồ sơ, tang vật, phương tiện của vụ vi phạm và đề nghị xử phạt vi phạm hành chính đến người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn. Thời hiệu xử phạt vi phạm áp dụng theo quy định tại khoản 1, 2 Điều này. Thời gian cơ quan tiến hành tố tụng thụ lý, xem xét được tính vào thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính.
4. Trong thời hạn quy định tại khoản 1, 2 Điều này mà tổ chức, cá nhân cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được tính lại kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh cản trở việc xử phạt.
5. Thời hạn được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn
Tổ chức, cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn nếu trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt cảnh cáo hoặc 01 năm kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hành chính khác hoặc kể từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt mà không tái phạm thì được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi đó.
Ngày chấp hành xong quyết định xử phạt cảnh cáo là ngày quyết định xử phạt vi phạm hành chính được giao, gửi cho tổ chức, cá nhân bị xử phạt theo quy định tại Điều 39 Nghị định này.
6. Thời hạn truy thu thuế
a) Quá thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về thuế thì người nộp thuế không bị xử phạt nhưng vẫn phải nộp đủ tiền thuế truy thu (số tiền thuế thiếu, số tiền thuế trốn, số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn cao hơn quy định, tiền chậm nộp tiền thuế) vào ngân sách nhà nước trong thời hạn mười năm trở về trước, kể từ ngày phát hiện hành vi vi phạm. Trường hợp người nộp thuế không đăng ký thuế thì phải nộp đủ số tiền thuế thiếu, số tiền thuế trốn, tiền chậm nộp tiền thuế cho toàn bộ thời gian trở về trước, kể từ ngày phát hiện hành vi vi phạm.
b) Thời hạn truy thu thuế tại điểm a khoản này chỉ áp dụng đối với các khoản thuế theo pháp luật về thuế và khoản thu khác do tổ chức, cá nhân tự khai, tự nộp vào ngân sách nhà nước.
Đối với các khoản thu từ đất đai hoặc khoản thu khác do cơ quan có thẩm quyền xác định nghĩa vụ tài chính của tổ chức, cá nhân thì cơ quan có thẩm quyền xác định thời hạn truy thu theo quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật có liên quan nhưng không ít hơn thời hạn truy thu theo quy định tại điểm a khoản này.
1. Không xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn đối với các trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
Người nộp thuế chậm thực hiện thủ tục thuế, hóa đơn bằng phương thức điện tử do sự cố kỹ thuật của hệ thống công nghệ thông tin được thông báo trên Cổng thông tin điện tử của cơ quan thuế thuộc trường hợp thực hiện hành vi vi phạm do sự kiện bất khả kháng quy định tại khoản 4 Điều 11 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
2. Không xử phạt vi phạm hành chính về thuế, không tính tiền chậm nộp tiền thuế đối với người nộp thuế vi phạm hành chính về thuế do thực hiện theo văn bản hướng dẫn, quyết định xử lý của cơ quan thuế, cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan đến nội dung xác định nghĩa vụ thuế của người nộp thuế (kể cả các văn bản hướng dẫn, quyết định xử lý được ban hành trước ngày Nghị định này có hiệu lực), trừ trường hợp thanh tra, kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế chưa phát hiện sai sót của người nộp thuế trong việc khai, xác định số tiền thuế phải nộp hoặc số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn nhưng sau đó hành vi vi phạm hành chính về thuế của người nộp thuế bị phát hiện.
3. Không xử phạt vi phạm hành chính về thuế đối với trường hợp khai sai, người nộp thuế đã khai bổ sung hồ sơ khai thuế và đã tự giác nộp đủ số tiền thuế phải nộp trước thời điểm cơ quan thuế công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở người nộp thuế hoặc trước thời điểm cơ quan thuế phát hiện không qua thanh tra, kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế hoặc trước khi cơ quan có thẩm quyền khác phát hiện.
4. Không xử phạt hành vi vi phạm thủ tục thuế đối với cá nhân trực tiếp quyết toán thuế thu nhập cá nhân chậm nộp hồ sơ quyết toán thuế thu nhập cá nhân mà có phát sinh số tiền thuế được hoàn; hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh đã bị ấn định thuế theo quy định tại Điều 51 Luật Quản lý thuế.
5. Không xử phạt hành vi vi phạm về thời hạn nộp hồ sơ khai thuế trong thời gian người nộp thuế được gia hạn nộp hồ sơ khai thuế đó.
Article 1. Scope and subjects of application
1. Scope of application:
This Decree sets out regulations on administrative violations, penalty types, rates, remedies, authority to impose penalties and authority to issue administrative penalty notices and several procedures for imposition of penalties for administrative tax or invoice-related violations.
This Decree shall not apply to administrative violations related to fees and charges; administrative violations related to taxes on exported or imported goods of which collection is managed by customs authorities and violations against regulations on tax registration procedures, violations against regulations on notification of temporary business suspension, notification of premature business continuation of entities and persons applying for tax, business, cooperative and business registration with business registration agencies or cooperative registration agencies.
2. Subjects of application
a) Taxpayers;
b) All-level tax officers or authorities;
c) Other entities and persons involved in the implementation of tax or invoice-related legislation.
For the purposes of sanctioning administrative violations arising from taxation or invoicing activities, terms used herein shall be construed as follows:
1. Tax-related administrative violation means an act performed through an entity or person’s fault in breach of the provisions of the laws on tax administration, taxes and other collections (e.g. land levies; land rents, water surface rents; fees for grant of mineral rights; fees for grant of water abstraction rights; after-tax profits remaining after setting aside a part of them to set up funds of enterprises whose 100% charter capital is held by the State; distributable dividends and profits on the state investments in joint-stock companies or multiple-member limited liability companies), which is not a crime and is bound by laws to be subject to administrative penalties.
2. Invoice-related administrative violation means an act performed through an entity or person’s fault in breach of the provisions of legislation on invoices, which is not a crime and is bound by laws to be subject to administrative penalties.
3. Amount of evaded tax means a sum of tax payable to the state budget under laws on taxes by a taxpayer, which is detected and determined by a competent authority in a tax-related administrative violation or inspection (examination) report.
4. Tax authority’s instructional document regarding the results of a tax liability determination means an administrative document issued by a tax authority at any relevant level in order to instruct one or more taxpayers to fulfill their tax obligations in particular cases.
5. Tax authority’s decision on handling of the results of the determination of tax liability of a taxpayer means a tax refund decision issued in response to the results of a pre-refund examination; a tax exemption or reduction decision; a decision on extension of a deadline for submission of a tax return; a decision on handling of deducted or refunded value added taxes or losses carried forward which are specified in a decision on imposition of an administrative penalty or a decision for remedial actions.
6. Starting day following the time limit specified in Article 10, 11, 13, 14 or 19 herein means the first day after the expiry date of a time limit for discharge of responsibilities and obligations of a person or entity under laws on tax administration. In case where an extension is allowed, the starting day following the time limit shall be the first day after the expiry date of an extended time limit.
7. Complex matter or case means an issue detected after tax examination or inspection occurring at a taxpayer’s office; an issue on which specialized or professional entities need to be consulted; an issue arising from an act of making a false tax declaration leading to the underpaid tax amount or the increased tax exemption, reduction or refund, or an act of tax evasion.
8. Extremely serious matter or case means an issue arising from an act of making a false tax declaration leading to the underpaid tax amount or the increased tax refund, or an act of tax evasion, for at least three tax periods.
9. Violation discovery date means the date on which, while on duty, a competent person makes a record of an administrative violation committed by a person or entity subject to an administrative penalty for a violation arising from tax or invoice-related activities.
Article 3. Persons or entities subject to administrative penalties for tax or invoice-related violations
1. Persons or entities subject to administrative penalties for tax or invoice-related violations, including:
a) Individual taxpayers committing tax or invoice-related administrative violations.
In case where a taxpayer authorizes another entity or person to fulfill tax-related obligations subject to laws on taxes and tax administration under which a trusted party's obligations and duties to act on a taxpayer’s behalf are prescribed, and the trusted party commits any administrative violation prescribed herein, the trusted party (either person or entity) shall be sanctioned as per this Decree.
In case where, as provided by legislation on taxes and tax administration, an entity and person obliged to act on a taxpayer’s behalf to make tax registration, declaration or payment commits any violation prescribed in this Decree, that trusted entity or person shall be subject to the relevant tax-related administrative penalty stated herein.
b) Entities and persons involved in tax or invoice-related administrative violations.
2. Corporate taxpayers subject to tax or invoice-related administrative penalties, including:
a) Enterprises established and operated under the provisions of the Law on Enterprises, the Law on Investment, the Law on Credit Institutions, the Law on Insurance Business, the Law on Securities, the Law on Petroleum, the Law on Commerce and other legislative documents, dependent units of enterprises and places of business directly declaring, paying taxes and using invoices;
b) Public and non-public service units;
c) Entities established and operated under the Law on Cooperatives;
d) Foreign entities and enterprises, branches and representative offices of foreign traders, and executive offices of foreign contractors in Vietnam, which are doing business or generating income in Vietnam;
dd) State regulatory authorities performing any act violating taxation and invoice regulations though such act does not fall under their assigned duties;
e) Cooperative associations and other entities established under laws.
Article 4. Acts of using illegal invoices or evidencing documents; acts of illegally using invoices or evidencing documents
1. Using the invoices or evidencing documents mentioned hereunder constitutes the act of using illegal invoices or evidencing documents:
a) Counterfeit invoices and evidencing documents;
b) Invoices and evidencing documents not yet valid or expired;
c) Invoices suspended during the period of enforcement of the invoice suspension penalty, except those permitted for use according to a tax authority's notice;
d) E-invoices which are not registered with any tax authority;
dd) E-invoices of which tax authority's codes have not yet been granted if they are subject to the regulation under which e-invoices with tax authority’s codes are required;
e) Invoices for purchase of goods or services with the invoicing date specified thereon which falls within the period from the date on which a tax authority determines that the seller is not doing business at the address registered with a competent regulatory authority;
g) Invoices or evidencing documents for purchase of goods or services with the invoicing date before the date on which it is determined that the invoicing party are not doing business at the address registered with a competent regulatory authorities or, though the invoicing party’s notification of the closing of their business at the address already registered with the competent regulatory authority has not been sent to the tax authority, the tax authority or the police authority or other regulatory agency establishes that they are illegal.
2. Using the invoices or evidencing documents in the following cases constitutes the act of illegally using invoices or evidencing documents:
a) Invoices or evidencing documents that do not contain all compulsory contents as prescribed; invoices on which information is erased or corrected in breach of regulations;
b) Fraudulent invoices or evidencing documents (i.e. invoices or evidencing documents containing details about goods and services which are not partially or entirely rendered); invoices incorrectly reflecting amounts due, or invoices issued as fraudulent, false or fake ones;
c) Invoices with discrepancies in amounts paid for goods or services rendered, or discrepancies in required data fields between an invoice’s copies;
d) Issued invoices reused with fictitious information for the purpose of transporting goods at the circulation stage or invoices for goods or services which are used for evidencing the rendering of the other goods or services;
dd) Invoices or evidencing documents of other entities or persons (except if invoices are received from tax authorities and issued under trust) used for certifying the purchased goods or services or the sold goods or services;
e) Invoices or evidencing documents in the case where the tax, police or other regulatory authority concludes that they are used illegally.
Article 5. Sanctioning principles
1. Imposing administrative penalties for tax or invoice-related violations must conform to laws on tax administration and handling of administrative violations.
2. Entities and persons shall be subject to administrative penalties for tax or invoice-related violations only if they commit tax or invoice-related violations under the provisions of this Decree.
3. If an entity or person commits multiple administrative violations, a penalty for each violation shall be imposed, except in the following cases:
a) If a taxpayer makes incorrect declarations in one or more required data fields contained in tax files for the same tax type at a time, the act of making such incorrect declarations falling into the case of imposition of penalties for violations arising from the implementation of tax procedures shall only be subject to the penalty for the act of making incorrect declarations in tax files of which the amount is highest amongst other penalties for those acts committed as provided herein, and shall be treated as the violation committed repeatedly under the aggravating circumstances;
b) If a taxpayer makes incorrect declarations in one or more required data fields contained in tax files for the same tax type at a time, the act of making such incorrect declarations falling into the case of imposition of penalties for violations arising from the implementation of tax procedures shall only be subject to the penalty for the act of making incorrect declarations in tax files of which the amount is highest amongst other penalties for those acts of the same class committed as provided herein, and shall be treated as the violation committed repeatedly under aggravating circumstances.
In case where there is any late tax return classified as an act of tax evasion, out of all late tax returns, this violation shall be separately sanctioned in the same manner as acts of tax evasion;
c) If, at the same time, a taxpayer delays submitting a number of invoice-related notices and reports of the same kind, the violating taxpayer shall be fined for their act of deferred submission of invoice-related notices or reports at the amount which is highest amongst other fines for those acts of the same class committed as provided herein, and shall be treated as the repeated violation committed under aggravating circumstances;
d) Any violation arising from use of illegal invoices or illegal use of invoices which is classified into those violations subject to penalties prescribed in Article 16 and 17 herein shall not be fined under Article 28 herein.
4. In case where an administrative procedure includes a number of documents of which more than one violation is prescribed herein, the violating entity or person shall be fined for each of the violations that they have committed.
5. For a tax or invoice-related administrative violation, if an entity commits such violation, they must be fined two times as much as the amount of penalty imposed on persons, except the amounts of penalty for the acts prescribed in Article 16, 17 and 18 herein.
Article 6. Mitigating factors, aggravating factors arising in the tax or invoice sector
1. Aggravating factors or mitigating factors shall be subject to legislative regulations on handling of administrative violations.
2. Any administrative violation with the underpaid tax amount, the evaded tax amount, the higher-than-prescribed amount of tax exemption, reduction or refund which is at least VND 100,000,000, or the value of goods or services rendered which is at least VND 500,000,000, shall be determined as a large-scale tax-related administrative violation as prescribed at Point l, Clause 1, Article 10 of the Law on Handling of Administrative Violations. Any administrative violation involving at least 10 invoice numbers shall be determined as a large-scale invoice-related administrative violation under point 1, clause 1, Article 10 in the Law on Handling of Administrative Violations.
Article 7. Sanctioning forms, remedies and principles of imposition of fines for tax or invoice-related administrative violations
1. Main sanctioning forms
b) Cautions
Cautions shall be applicable to violations arising from implementation of tax or invoice-related procedures which are not serious, are committed under mitigating circumstances and are classified as those subject to cautions under this Decree.
b) Fines
Fines not greater than VND 100,000,000 shall be imposed on entities committing invoice-related violations. Fines not greater than VND 50.000.000 shall be imposed on entities committing invoice-related violations.
Fines not greater than VND 200,000,000 shall be imposed on taxpayers that are entities committing tax-related violations. Fines not greater than VND 100,000,000 shall be imposed on taxpayers that are persons committing tax-related violations.
A fine which equals 20% of the underpaid tax amount or the higher-than-prescribed amount of tax exemption, reduction or refund shall be imposed for any violation arising from the act of false declaration leading to the underpayment of tax amount or the increase in the amount of tax exemption, reduction or refund.
A fine which is 1 or 3 times as much as the evaded tax amount shall be imposed for any tax evasion act.
A fine corresponding to the amount which has not yet paid into the state budget account shall be imposed for any act of violation stipulated in point 1 of Article 18 herein.
2. Other supplementary penalties: The temporary suspension of the invoice printing business shall be enforced.
3. Remedies
a) Compelling the full payment into the state budget in case of the underpayment of tax amounts, the higher-than-prescribed enjoyment of tax exemption, reduction or refund.
b) Compelling the re-adjustment of losses, the carried-forward amounts of input VAT deductions.
c) Compelling the submission of the application for changes in tax registration information; the re-submission and supplementary submission of documents included in tax returns; the submission of tax returns and appendices; the provision of information.
d) Compelling the implementation of regulatory procedures for the release of invoices.
dd) Compelling the issuance of invoices as required by laws.
e) Compelling the cancellation or destruction of invoices and related printouts.
g) Compelling the issuance and submission of invoice-related notices or reports.
h) Compelling the transfer of electronic invoice data.
i) Compelling the disgorgement of illegal gains from commission of administrative violations.
4. Principles of determination of fine amounts
a) The fine amounts specified in Article 10, 11, 12, 13, 14 and 15; clause 1 and 2 of Article 19; and Chapter III herein, shall be those applied to violating entities.
Taxpayers that are family households or sole proprietorship households shall be fined the same as violating persons.
b) When determining the fine amounts imposed on the taxpayers that commit violations under both aggravating and mitigating circumstances, the aggravating circumstance shall be reduced or relieved according to the one-for-one rule under which a mitigating circumstance is offset against a aggravating circumstance.
c) Any mitigating or aggravating circumstance which is already used as a basis for determining the fine range for a violation shall not be used for determination of the specific fine amount under the provisions of point d of this clause.
d) With respect to fines, the specific amount of fine for a violation arising from the implementation of tax or invoice-related procedures as prescribed in Article 19 herein must be the average of specific fines in the range for such violation. For a mitigating circumstance that exists, the average fine for a violation in the fine range shall be reduced by 10% provided that the fine amount imposed for such violation is not lower than the minimum fine in that range. Meanwhile, for an aggravating circumstance that exists, the average fine for a violation in the fine range shall be increased by 10% provided that the fine amount imposed for such violation is not greater than the maximum fine in that range.
Article 8. Time limits for imposition of tax and invoice-related administrative violations; duration for considering none of penalties is imposed; reversal period of back taxes
1. Time limits for imposition of invoice-related administrative penalties
a) Time limit for imposition of an invoice-related administrative penalty shall be 01 year.
b) Start dates of time limits for imposition of invoice-related administrative penalties shall be regulated as follows:
As for in-progress administrative violations which are stipulated in point c of this clause, the time limits for imposition of administrative penalties for these violations shall start from the dates on which competent law enforcement officers detect such violations.
As for completed administrative violations which are stipulated in point d of this clause, the time limits for imposition of administrative penalties for these violations shall start from the dates on which these violations terminate.
c) In-progress invoice-related administrative violations constitute those prescribed in clause 4 of Article 21; point b of clause 2 and clause 3 of Article 23; clause 2 and 5 of Article 24; point b of clause 3 of Article 25; point b of clause 2 and point b, c and d of clause 3 of Article 27; point b of clause 5 of Article 29; point b of clause 3 of Article 30 herein.
d) Invoice-related administrative violations which are not classified as those prescribed in point c of this clause constitute completed administrative violations. The time of termination of an act of violation is the date of commission of that act.
As for acts that cause the loss, burning of or damage to invoices, if the occurrence date cannot be defined, the time of termination of such act shall be the date of discovery of these events.
As for acts of violation against regulations on invoice-related notification or reporting time limits referred to in clause 1 and 3 of Article 21; point a and b of clause 1, point c and d of clause 2 of Article 23; clause 1 and 2 and point a of clause 3 of Article 25; clause 1, point a of clause 2, 3 and 4 and point a of clause 5 of Article 29 herein, the time of termination of these acts shall be the date on which taxpayers submit invoice-related notifications or reports.
2. Time limits for imposition of tax-related administrative penalties
a) Time limit for imposition of penalties for administrative violations against regulations on tax-related procedures shall be 02 years from the date of commission of these violations.
The date of commission of an administrative violation against regulations on tax procedures shall be the date succeeding the statutory deadline for completion of regulatory tax-related procedures under laws on tax administration, except the following cases:
As for acts prescribed in clause 1, point a and b of clause 2, clause 3 and point a of clause 4 of Article 10; clause 1, 2, 3, 4 and point a of clause 5 of Article 11; clause 1, 2, 3 and point a, b of clause 4, clause 5 of Article 13 herein, the date of commission of any of these acts which is accepted as the start date of that time limit shall be the date on which taxpayers apply for tax registrations or notify tax authorities or file tax returns.
As for acts prescribed in point c of clause 2, point b of clause 4 of Article 10; point b of clause 5 of Article 11; point c and d of clause 4 of Article 13 herein, the date of commission of these acts which is accepted as the start date of that time limit shall be the date on which competent law enforcement officers detect these acts.
b) Time limit for imposition of administrative penalties for the act of tax evasion committed not to the extent that a criminal action is brought, or the act of making false declarations leading to the underpaid tax amount or the increased amount of tax exemption, reduction or refund, shall be 05 years from the date of commission of any of such acts.
The date of commission of the act of making false declaration resulting in the underpaid tax amount or the increased amount of tax exemption, reduction or refund or the act of tax evasion (except the act prescribed in point a of clause 1 of Article 17 herein) is the date following the deadline for submission of tax returns within the tax term for which violating taxpayers make declarations causing tax shortfall, tax evasion, or the date succeeding the date of a competent authority's issuance of the tax refund, exemption or reduction decision.
As for acts of failure to submit tax registration applications or failure to submit tax returns as prescribed in point a of clause 1 of Article 17 herein, the date of commission of these acts which is accepted as the start date of that time limit shall be the date on which competent law enforcement officers detect these acts. As for the act of submitting tax returns after the prescribed 90-day duration prescribed in point a of clause 1 of Article 17 herein, the date of commission of this act which is accepted as the start date of that time limit shall be the date on which taxpayers submit their tax returns.
3. For legal matters or cases that are accepted and settled by criminal procedure-conducting agencies, if they then issue the decision not to institute criminal proceedings, the decision to cancel the decision to institute criminal proceedings, the decision to terminate the investigation or dismiss the case, against the act showing any sign of a tax or invoice-related administrative violation, within 03 days from the date of issuance of any of such decisions, they must transfer any of the stated decisions, enclosing relevant documents, exhibits and means of commission of the violation, and the request for imposition of administrative penalties to the persons having jurisdiction to sanction tax and invoice-related administrative violations. Time limits for imposition of administrative penalties shall be subject to regulations laid down in clause 1 and 2 of this Article. The period of acceptance and consideration of these legal matters or cases shall be included in the time limit for imposition of administrative penalties.
4. Within time limits specified in clause 1 and 2 of this Article, if a violating entity or person evades or militates against penalties, time limits for imposition of administrative penalties shall be reset, starting from the time of abandonment of acts of evading or militating against penalties.
5. Duration for considering none of penalties for tax or invoice-related administrative violations is imposed
If sanctioned entities or persons do not commit repeat violations within 06 months from the date of the completed execution of the decision to impose a penalty in form of a caution or within 01 year from the completed execution of other administrative penalty decisions, or after the expiry date of the time limit for execution of penalty decisions, it shall be considered that they have not been subject to any administrative penalty for such violations.
The date of the completed execution of the decision to impose a penalty in form of a caution is the date on which an administrative penalty decision is given or sent to sanctioned entities or persons under the provisions of Article 39 herein.
6. Reversal period of unpaid back taxes
a) After the time limit for imposition of tax-related administrative penalties expires, taxpayers shall not be sanctioned, but remain obligated to fully pay the state budget all back taxes (underpaid tax amounts, evaded tax amounts, higher-than-prescribed amounts of tax exemption, reduction or refund, or deferred tax amounts) that have accrued over a period of 10 years before the date of discovery of violations. Taxpayers that do not make tax registration shall have to fully pay underpaid tax amounts, evaded tax amounts or deferred tax amounts that accrue over the entire period before the date of discovery of violations.
b) Regulations on the reversal period of unpaid back taxes laid down in point a of this clause shall only be applied to taxes subject to tax legislation and other collections which entities or persons must, on their own, declare and pay the state budget.
As for land-derived or other collection, if financial obligations of entities or persons arising from these collections are determined under competent regulatory authorities’ jurisdiction, these authorities shall determine the reversal period of back taxes under land and other relevant legislation which is not less than the reversal period prescribed in point a of this clause.
Article 9. Exceptions to tax or invoice-related administrative penalties
1. Exceptions to administrative penalties prescribed in laws on handling of administrative violations shall be treated as the exceptions to tax or invoice-related administrative penalties.
Taxpayers’ delay in carrying out electronic tax or invoice-related procedures due to technical problems of information technology systems that are informed on tax authorities’ web portals shall constitute the act of violation caused by force majeure events under the provisions of clause 4 of Article 11 in the Law on Handling of Administrative Violations.
2. Taxpayers’ commission of tax-related administrative violations due to the execution of instructional documents, decisions to respond to such violations of competent tax authorities or state regulatory agencies related to the tasks of determining taxpayer’s tax obligations (including those issued before the effective date of this Decree) shall be treated as exceptions to administrative penalties for tax-related violations or fines for late payment of taxes, except if taxpayers’ tax-related administrative violations are discovered after receipt of conclusions of tax inspections and examinations carried out at the taxpayer’s offices that none of the taxpayer’s defects arising from the declaration and calculation of taxes payable or tax exemptions, reductions or refunds have been discovered yet.
3. If, after making the false declaration, the taxpayer has supplemented tax returns and, of their own accord, has paid taxes before the time of the tax authority’s announcement of their decisions to conduct tax inspections or examinations at the taxpayer’s offices, or before the time of the tax authority’s discovery thereof without needing to carry out these inspections or examinations, or before the time of other competent authorities’ discovery thereof, the act of false declaration committed in this situation shall be exempted from any tax-related administrative penalties.
4. None of administrative penalties for tax-related violations shall be imposed upon persons directly carrying out personal income tax finalization procedures if they delay filing personal income tax finalization applications to claim their tax refunds; upon sole proprietorship households and sole proprietors subject to taxation or fixing of the constant tax rates as provided in Article 51 of the Law on Tax Administration.
5. During the extension of the time limit for tax return submission, taxpayers shall be exempted from any administrative penalties for violations related to the time limit for submission of tax returns.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 45. Điều khoản chuyển tiếp
Điều 9. Những trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn
Điều 13. Xử phạt hành vi vi phạm về thời hạn nộp hồ sơ khai thuế
Điều 35. Nguyên tắc xác định và phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn
Điều 5. Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn
Điều 22. Xử phạt hành vi cho, bán hóa đơn
Điều 24. Xử phạt hành vi vi phạm quy định về lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ
Điều 26. Xử phạt hành vi làm mất, cháy, hỏng hóa đơn
Điều 42. Tiền chậm nộp tiền phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn