Chương IV Nghị định 123/2016/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ: Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của bộ trưởng
Số hiệu: | 123/2016/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 01/09/2016 | Ngày hiệu lực: | 15/10/2016 |
Ngày công báo: | 19/09/2016 | Số công báo: | Từ số 949 đến số 950 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Ngày 01/9/2016, Chính phủ ban hành Nghị định 123/2016/NĐ-CP quy định chung về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ; nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ.
1. Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ
2. Cơ cấu tổ chức của Bộ
3. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Bộ trưởng
Văn bản tiếng việt
1. Lãnh đạo, chỉ đạo và chịu trách nhiệm cá nhân về mọi mặt công tác của Bộ; chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tổ chức triển khai thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án đã được phê duyệt, các nhiệm vụ của Bộ được Chính phủ giao.
2. Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành văn bản quy phạm pháp luật, chính sách phát triển ngành, lĩnh vực được phân công; hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các văn bản đó.
3. Thực hiện việc tuyển dụng, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, cho từ chức, đình chỉ công tác, điều động, luân chuyển, đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật công chức, viên chức và thực hiện phân cấp quản lý công chức, viên chức đối với các tổ chức, đơn vị trực thuộc theo quy định của pháp luật.
4. Quyết định phân cấp, ủy quyền cho các tổ chức, đơn vị trực thuộc.
5. Quyết định chương trình nghiên cứu khoa học, công nghệ, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ; các tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm và các định mức kinh tế - kỹ thuật của ngành, lĩnh vực thuộc thẩm quyền.
6. Quyết định thành lập các tổ chức phối hợp liên ngành theo quy định của pháp luật.
7. Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, cho từ chức, đình chỉ công tác Tổng cục trưởng sau khi có ý kiến của Thủ tướng Chính phủ.
8. Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, cho từ chức, đình chỉ công tác, khen thưởng, kỷ luật Phó Tổng cục trưởng và người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu: vụ, cục, thanh tra, văn phòng, các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ và phòng thuộc vụ (nếu có), phòng thuộc Thanh tra Bộ, phòng thuộc Văn phòng Bộ theo quy định của pháp luật.
Quyết định việc phân cấp bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, cho từ chức, đình chỉ công tác người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu các tổ chức, đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của tổng cục, cục, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ theo quy định của pháp luật.
9. Lãnh đạo, chỉ đạo công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật đối với ngành, lĩnh vực trong phạm vi toàn quốc.
10. Quản lý và tổ chức sử dụng có hiệu quả công sở, tài sản, phương tiện làm việc và tài chính, ngân sách nhà nước được giao; quyết định biện pháp tổ chức phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và các biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền trong ngành, lĩnh vực được phân công.
11. Ban hành Quy chế làm việc của Bộ và chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện Quy chế đó.
12. Lãnh đạo, chỉ đạo việc thực hiện cải cách hành chính, cải cách chế độ công vụ, công chức trong ngành, lĩnh vực thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ.
13. Chủ động phối hợp chặt chẽ với các cơ quan của Đảng, Quốc hội, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cơ quan trung ương của các tổ chức chính trị - xã hội; giải trình về những vấn đề Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội quan tâm; trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội, kiến nghị của cử tri, kiến nghị của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội về những vấn đề thuộc trách nhiệm quản lý.
14. Thực hiện những nhiệm vụ khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao.
1. Hướng dẫn và kiểm tra, phối hợp với các Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện các nhiệm vụ công tác thuộc ngành, lĩnh vực được phân công quản lý.
2. Kiến nghị với Bộ trưởng khác đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ những quy định do các cơ quan đó ban hành trái với Hiến pháp, luật và văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên hoặc của Bộ về ngành, lĩnh vực do Bộ chịu trách nhiệm quản lý. Trong trường hợp kiến nghị không được chấp thuận thì trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.
3. Chủ trì, phối hợp với các Bộ trưởng khác để giải quyết những vấn đề có liên quan đến ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ đó.
1. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện các nhiệm vụ công tác thuộc ngành, lĩnh vực được phân công, phân cấp hoặc Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao.
2. Quyết định phân cấp hoặc ủy quyền cho chính quyền địa phương thực hiện một hoặc một số nhiệm vụ, quyền hạn thuộc thẩm quyền của Bộ theo quy định của pháp luật.
3. Kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ đình chỉ việc thi hành nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh trái với Hiến pháp, luật và văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên về ngành, lĩnh vực chịu trách nhiệm quản lý.
4. Đề nghị Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ những văn bản pháp luật của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trái với các văn bản về ngành, lĩnh vực được phân công quản lý. Nếu Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh không chấp hành thì báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định.
5. Giải quyết các đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo thẩm quyền của mình và trả lời bằng văn bản trong thời hạn pháp luật quy định.
1. Chịu trách nhiệm cá nhân trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về ngành, lĩnh vực được phân công quản lý; về kết quả, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Bộ; về các quyết định và kết quả thực hiện các quyết định của mình trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao; thực hiện nhiệm vụ của thành viên Chính phủ và cùng các thành viên khác của Chính phủ chịu trách nhiệm tập thể về hoạt động của Chính phủ.
2. Thực hiện báo cáo công tác trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
3. Không chuyển công việc thuộc nhiệm vụ, thẩm quyền của mình lên Thủ tướng Chính phủ. Đối với những vấn đề vượt quá thẩm quyền hoặc liên quan đến các Bộ khác, Bộ trưởng phải chủ động làm việc với Bộ trưởng có liên quan để hoàn chỉnh hồ sơ trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định.
1. Báo cáo, giải trình, trả lời chất vấn của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội; cung cấp các tài liệu cần thiết theo yêu cầu của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội.
2. Trả lời các kiến nghị của Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội theo quy định của pháp luật.
3. Trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội và kiến nghị của cử tri về những vấn đề thuộc ngành, lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ.
4. Báo cáo trước Nhân dân về những vấn đề quan trọng thuộc trách nhiệm quản lý.
1. Phối hợp với Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội trong việc thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của mình.
2. Lấy ý kiến của Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội về dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật theo quy định của pháp luật về ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
3. Nghiên cứu, giải quyết và trả lời các kiến nghị của Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội.
TASKS, POWERS AND RESPONSIBILITIES OF MINISTERS
Article 24. Tasks and powers of ministers toward their ministries
1. To lead, direct and take personal responsibility for all aspects of work of their ministries; to direct units of their ministries in implementing approved strategies, master plans, plans, programs and projects, and perform tasks of their ministries assigned by the Government.
2. To promulgate according to their competence or submit to the Government or Prime Minister for promulgation legal documents and policies on development of their ministries’ assigned sectors and fields; to guide, review and organize the implementation of such documents.
3. To carry out the recruitment, appointment, relief from duty, dismissal, permission for resignation, suspension from the work, transfer, rotation, evaluation, planning, training, retraining, commendation, rewarding and disciplining of civil servants and public employees, and decentralize powers for management of civil servants and public employees to attached organizations and units in accordance with law.
4. To decide on decentralization of powers and authorization to attached organizations or units.
5. To decide on programs on scientific and technological research, and application of scientific or technological advances; standards, processes, regulations and technical- economic norms of sectors and fields according to their competence.
6. To decide on the establishment of interdisciplinary coordination organizations in accordance with law.
7. To decide on the appointment, relief from duty, dismissal, permission for resignation or suspension from work of general directors of general departments after receiving the Prime Minister’s opinions.
8. To decide on the appointment, relief from duty, dismissal, permission for resignation, suspension from work, commendation, rewarding and disciplining of deputy general directors of general departments and heads and deputy heads of departments, bureaus/agencies/authorities, inspectorates, offices and public non-business units of their ministries and divisions of departments (if any), divisions of ministerial inspectorates and divisions of ministerial offices in accordance with law.
To decide on the decentralization of powers for appointment, relief from duty, dismissal, permission for resignation and suspension from work of heads and deputy heads of organizations and units of general departments, bureaus/agencies/authorities and public non-business units of their ministries with law.
9. To lead and direct the inspection and examination of the implementation of laws in their ministries’ assigned sectors or fields nationwide.
10. To manage and organize the effective use of working offices, assets and equipment, finance and state budgets allocated to them; to decide on measures to prevent and combat corruption, practice thrift and combat waste and manifestations of bureaucracy and authoritarianism in their ministries’ assigned sectors and fields.
11. To promulgate their ministries’ working regulations, and direct and inspect the implementation of these regulations.
12. To lead and direct the administrative reform and reform of the regime of official duties and civil servants in sectors and fields under their ministries’ state management.
13. To take the initiative in closely coordinating with agencies of the Party, National Assembly, Supreme People’s Court, Supreme People’s Procuracy, Central Committee of the Vietnam Fatherland Front and central bodies of socio-political organizations; to give explanations about matters of concern of the Ethnic Council or National Assembly Committees; to answer questions raised by National Assembly deputies and petitions of voters, the Vietnam Fatherland Front and socio-political organizations on matters under their ministries’ management.
14. To perform other tasks assigned by the Government or Prime Minister.
Article 25. Tasks and powers of ministers in relationship with ministries and government-attached agencies
1. To guide, inspect and coordinate with ministries and government-attached agencies in performing tasks in their assigned sectors and fields.
2. To propose other Ministers to suspend the implementation of, or annul, regulations promulgated by other ministries in contravention of the Constitution, laws or documents of superior state agencies or their ministries on sectors or fields under their ministries’ management. In case their proposals are not approved, they may be submitted to the Prime Minister for decision.
3. To assume the prime responsibility for, and coordinate with other Ministers in, settling matters related to sectors or fields under their ministries state management.
Article 26. Tasks and powers of ministers in relationship with local administrations
1. To direct, guide and inspect People’s Committees at all levels to perform tasks in their assigned or decentralized sectors and fields, and those assigned by the Government or Prime Minister.
2. To decide on decentralization of powers to or authorization for local administrations in accordance with law to perform one or several tasks and powers within their ministries’ competence.
3. To propose the Prime Minister to suspend the implementation of resolutions of provincial-level People’s Councils in contravention of the Constitution, laws or documents or superior state agencies on sectors or fields under their ministries’ management.
4. To propose provincial-level People’s Committees or chairpersons of provincial- level People’s Committees to suspend the implementation of, or annul, their documents that contravene documents on assigned sectors or fields. In case provincial-level People’s Committees or chairpersons of provincial-level People’s Committees refuse proposals, they shall report such to the Prime Minister for decision.
5. To respond to proposals of chairpersons of provincial-level People’s Committees according to their competence and give written replies within the prescribed time limit.
Article 27. Responsibilities of ministers toward the Government and Prime Minister
1. To be personally responsible to the Prime Minister and Government for assigned sectors and fields; for results and effectiveness and efficiency of operation of their ministries; and for their decisions and results of implementation of such decisions within their assigned tasks and vested powers; to perform the tasks of government members, and together with other government members to assume the collective responsibility for the operation of the Government.
2. To report on their work to the Government and Prime Minister.
3. Not to transfer affairs falling under their tasks and competence to the Prime Minister. For matters falling beyond their competence or related to other ministries, to take the initiative in working with the related ministers to make complete dossiers of these matters for submission to the Government or Prime Minister for consideration and decision.
Article 28. Responsibilities of ministers toward the National Assembly, National Assembly Standing Committee, National Assembly agencies and deputies, voters and the People
1. To make reports and explanations and answer questions raised by the National
Assembly and National Assembly Standing Committee; to provide necessary documents at the request of the National Assembly Standing Committee, Ethnic Council or National Assembly Committees.
2. To respond to recommendations of the Ethnic Council or National Assembly Committees in accordance with law.
3. To respond to questions raised by National Assembly deputies and petitions of voters on matters in sectors and fields under their ministries’ state management.
4. To make reports to the People on important issues under their management.
Article 29. Responsibilities of ministers toward socio-political organizations
1. To coordinate with the Central Committee of the Vietnam Fatherland Front and central bodies of socio-political organizations in performing their tasks and exercising their powers.
2. To collect opinions of the Central Committee of the Vietnam Fatherland Front and central bodies of socio-political organizations on draft legal documents in accordance with the law on promulgation of legal documents.
3. To consider and respond to petitions of the Central Committee of the Vietnam Fatherland Front and central bodies of socio-political organizations.