Chương III Nghị định 123/2016/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ: Cơ cấu tổ chức của Bộ
Số hiệu: | 123/2016/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 01/09/2016 | Ngày hiệu lực: | 15/10/2016 |
Ngày công báo: | 19/09/2016 | Số công báo: | Từ số 949 đến số 950 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Ngày 01/9/2016, Chính phủ ban hành Nghị định 123/2016/NĐ-CP quy định chung về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ; nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ.
1. Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ
2. Cơ cấu tổ chức của Bộ
3. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Bộ trưởng
Văn bản tiếng việt
1. Cơ cấu tổ chức của Bộ gồm:
a) Vụ;
b) Văn phòng;
c) Thanh tra;
d) Cục (nếu có);
đ) Tổng cục (nếu có);
e) Đơn vị sự nghiệp công lập.
2. Các đơn vị sự nghiệp công lập được quy định tại Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của từng Bộ, gồm:
a) Các đơn vị nghiên cứu chiến lược, chính sách về ngành, lĩnh vực;
b) Báo, tạp chí; Trung tâm Thông tin;
c) Trường hoặc Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức; Học viện thuộc Bộ.
3. Số lượng cấp phó của người đứng đầu văn phòng, thanh tra, vụ, cục, tổng cục, đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện theo quy định của Luật tổ chức Chính phủ.
1. Vụ là tổ chức thuộc Bộ, thực hiện chức năng tham mưu tổng hợp hoặc chuyên sâu về quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực hoặc tham mưu về công tác quản trị nội bộ của Bộ.
2. Vụ không có tư cách pháp nhân, không có con dấu, không có tài khoản. Vụ trưởng được ký thừa lệnh Bộ trưởng các văn bản hướng dẫn, giải quyết, thông báo các vấn đề liên quan đến chuyên môn, nghiệp vụ thuộc chức năng, nhiệm vụ của vụ.
3. Không tổ chức phòng trong vụ. Riêng trường hợp vụ có nhiều mảng công tác hoặc khối lượng công việc lớn, Bộ trình Chính phủ quyết định số lượng phòng trong vụ tại Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ.
4. Vụ hoạt động theo chế độ Thủ trưởng kết hợp với chế độ chuyên viên.
5. Việc thành lập vụ phải đáp ứng đủ các tiêu chí sau (trừ các vụ tham mưu về công tác quản trị nội bộ của Bộ):
a) Có chức năng, nhiệm vụ tham mưu về quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực thuộc chức năng, nhiệm vụ của Bộ;
1. Văn phòng là tổ chức thuộc Bộ, thực hiện chức năng tham mưu tổng hợp về chương trình, kế hoạch công tác và phục vụ các hoạt động của Bộ; giúp Bộ trưởng tổng hợp, theo dõi, đôn đốc các tổ chức, đơn vị thuộc Bộ thực hiện chương trình, kế hoạch công tác của Bộ.
2. Văn phòng thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến công tác hành chính, văn thư, lưu trữ; quản lý cơ sở vật chất - kỹ thuật, tài sản, kinh phí hoạt động, bảo đảm phương tiện, điều kiện làm việc; phục vụ chung cho hoạt động của Bộ và công tác quản trị nội bộ; thực hiện các nhiệm vụ khác do pháp luật quy định hoặc do Bộ trưởng giao.
3. Văn phòng được thành lập phòng phù hợp với nhiệm vụ công tác được giao. Số lượng phòng được quy định trong Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ.
4. Văn phòng có con dấu riêng; Chánh văn phòng được ký thừa lệnh Bộ trưởng các văn bản hành chính khi được Bộ trưởng giao; Chánh văn phòng ký các văn bản và đóng dấu Văn phòng đối với các vấn đề thuộc thẩm quyền của Văn phòng Bộ.
1. Thanh tra là tổ chức thuộc Bộ, thực hiện chức năng giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước về công tác thanh tra; giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; tiến hành thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng thuộc ngành, lĩnh vực Bộ quản lý theo quy định của pháp luật.
2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Thanh tra thực hiện theo quy định của pháp luật về thanh tra.
3. Thanh tra có con dấu và tài khoản riêng; được thành lập các phòng nghiệp vụ theo quy định của pháp luật. Số lượng phòng được quy định trong Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ.
4. Chánh Thanh tra được ký thừa lệnh Bộ trưởng các văn bản hành chính khi được Bộ trưởng giao và được xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; Chánh Thanh tra Bộ ký các văn bản và đóng dấu Thanh tra đối với các vấn đề thuộc thẩm quyền của Thanh tra Bộ theo quy định của pháp luật thanh tra.
1. Cục là tổ chức thuộc Bộ, thực hiện chức năng tham mưu tổng hợp và giải quyết các vấn đề cụ thể trong một hoặc một số lĩnh vực, giúp Bộ trưởng thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật đối với chuyên ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ theo phân cấp, ủy quyền của Bộ trưởng.
Trường hợp Bộ quản lý cơ sở vật chất kỹ thuật theo hệ thống dọc từ Trung ương đến địa phương thì được thành lập cục thuộc Bộ để thực hiện chức năng quản trị nội bộ.
2. Cục có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng; Cục trưởng được ban hành văn bản cá biệt, văn bản hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về chuyên ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của cục.
3. Việc thành lập cục phải đáp ứng đủ các tiêu chí sau:
a) Có đối tượng quản lý về chuyên ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ theo quy định của pháp luật chuyên ngành;
b) Được phân cấp, ủy quyền của Bộ trưởng để quyết định các vấn đề thuộc phạm vi quản lý nhà nước về chuyên ngành, lĩnh vực.
4. Cơ cấu tổ chức của cục, gồm:
a) Phòng;
b) Văn phòng;
c) Chi cục (nếu có);
d) Đơn vị sự nghiệp công lập (nếu có).
Số lượng các tổ chức quy định tại điểm a, b, c Khoản này được quy định trong Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ.
lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật đối với chuyên ngành, lĩnh vực lớn, phức tạp trên phạm vi cả nước theo phân cấp, ủy quyền của Bộ trưởng.
2. Tổng cục có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng. Tổng cục trưởng được ban hành văn bản cá biệt, văn bản hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về chuyên ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của tổng cục.
3. Việc thành lập tổng cục phải đáp ứng đủ các tiêu chí sau:
a) Có đối tượng quản lý nhà nước về chuyên ngành, lĩnh vực lớn, phức tạp, quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội;
b) Chuyên ngành, lĩnh vực cần quản lý tập trung, thống nhất ở Trung ương;
c) Được phân cấp, ủy quyền của Bộ trưởng để quyết định các vấn đề thuộc phạm vi quản lý nhà nước về chuyên ngành, lĩnh vực.
4. Cơ cấu tổ chức của tổng cục, gồm:
a) Vụ;
b) Văn phòng;
c) Cục (nếu có);
d) Đơn vị sự nghiệp công lập (nếu có).
Việc thành lập các vụ, cục thuộc tổng cục áp dụng các tiêu chí như đối với thành lập vụ, cục thuộc Bộ. Không thành lập phòng trong vụ thuộc tổng cục.
Đối với tổng cục được tổ chức theo hệ thống ngành dọc, việc thành lập cục trực thuộc tổng cục, chi cục thuộc cục trực thuộc tổng cục (nếu có) đặt ở địa phương được quy định tại quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của tổng cục.
1. Việc thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện theo quy định của Chính phủ và các quy định của pháp luật chuyên ngành.
2. Đơn vị sự nghiệp công lập không có chức năng quản lý nhà nước.
3. Đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện cơ chế tự chủ về nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, nhân sự và tài chính theo quy định của pháp luật.
4. Đơn vị sự nghiệp công lập có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng.
ORGANIZATIONAL STRUCTURES OF MINISTRIES
Article 17. Organizational structure of a ministry
1. Organizational structure of a ministry consists of:
a/ Departments;
b/The Office;
c/ The Inspectorate;
d/ Bureaus/agencies/authorities (if any);
dd/ General departments (if any);
e/ Public non-business units.
2. Public non-business units shall be prescribed in the decree defining the functions, tasks and powers and organizational structure of each ministry, including:
a/ Sector or field strategy and policy research units;
b/ Newspapers; journals; information centers;
c/ Schools or centers for training and retraining of cadres, civil servants and public employees; institutes of the ministry.
3. The number of deputy heads of the Office, the Inspectorate, a department, bureau/ agency/authority, general department or public non-business unit must comply with the Law on Organization of the Government.
Article 18. Departments of a ministry
1. A department is an institution of a ministry, functioning to give general or specialized advices on the state management of sectors or fields or advice on internal administration work of the ministry.
2. A department has no legal entity status, its own seal and account. The director of a department may only sign documents under the order of the Minister to guide, settle and notify professional issues related to the functions and tasks of his/her department.
3. No divisions may be organized within a department. For a department in charge of different working domains or affairs or performing a heavy workload, the ministry shall submit the Government for decision the number of divisions within the department in the decree defining the functions, tasks and powers and organizational structure of the ministry.
4. A department shall operate on the basis of headship regime combined with expert regime.
5. The establishment of a department must satisfy the following criteria (except the department advising on internal administration of the ministry):
a/ Having the function and task of advising on the state management of the sectors or fields within the functions and tasks of the ministry;
b/ Having management scope and objects within sectors or fields under the ministry’s management.
Article 19. The Office of a ministry
1. The Office is an institution of a ministry, functioning to give general advice on working programs and plans and serve operations of the ministry; and assist the Minister in summarizing, monitoring and urging institutions and units of the ministry to implement such programs and plans.
2. The Office shall perform tasks related to administrative, clerical and archival work; manage physical and technical foundations, assets and operation fund, and ensure working facilities and conditions; provide general services for operations of the ministry and its internal administration work; and perform other tasks prescribed by law or assigned by the Minister.
3. The Office may establish divisions suitable to its assigned tasks. The number of divisions of the office shall be prescribed in the decree defining the functions, tasks and powers and organizational structure of the ministry.
4. The Office has its own seal; the chief of the office may sign administrative documents under the order of the Minister as assigned by the Minister; the chief of the office may sign documents on issues within the office’s competence and append the office’s seal on such documents.
Article 20. The Inspectorate of a ministry
1. The Inspectorate is an institution of a ministry, functioning to assist the Minister in the state management of inspection work; settling complaints and denunciations and preventing and combating corruption; and inspecting, settling complaints and denunciations and preventing and combating corruption in sectors or fields under the ministry’s state management in accordance with law.
2. Tasks and powers of the Inspectorate must comply with the law on inspection.
3. The Inspectorate has its own seal and account; and may establish professional divisions in accordance with law. The number of divisions shall be prescribed in the decree defining the functions, tasks and powers and organizational structure of the ministry.
4. The chief inspector may sign administrative documents under the order of the Minister as assigned by the Minister and sanction administrative violations in accordance with the law on handling of administrative violations; the chief inspector may sign documents on issues within the Inspectorate’s competence and append the Inspectorate’s seal on such documents in accordance with the law on inspection.
Article 21. Bureaus/agencies/authorities of a ministry
1. A bureau/agency/authority is an institution of a ministry, functioning to give general advice and settle specific issues in one or several fields and assist the Minister in the state management and implementation of laws in sectors and fields under the ministry’s state management under the decentralization of powers or authorization by the Minister.
A ministry that manages physical and technical foundations in its central-to-local system may establish a bureau/agency/authority to perform internal administration.
2. A bureau/agency/authority has the legal entity status and its own seal and account; the director of a bureau/agency/authority may issue documents of specific application and documents providing professional guidance on the specialized sector or field under its management.
3. The establishment of a bureau/agency/authority must satisfy the following criteria:
a/ Having objects of management in the specialized sectors or fields under the ministry’s state management in accordance with specialized laws;
b/ Being decentralized or authorized by the Minister to decide on issues within the scope of state management of the specialized sectors or fields.
4. A bureau/agency/authority consists of:
a/ Divisions;
b/The Office;
c/ Sub-bureaus/sub-agencies/sub-authorities (if any);
d/ Public non-business units (if any).
The number of the institutions prescribed at Points a, b and c of this Clause shall be prescribed in the decree defining the functions, tasks and powers and organizational structure of the ministry.
Article 22. General departments of a ministry
1. A general department is an institution of a ministry, functioning to advise and assist the Minister in the state management and implementation of laws on large and complex specialized sectors or fields nationwide under the decentralization of powers or authorization by the Minister.
2. A general department has the legal entity status and its own seal and account. The general director may issue documents of specific application and documents providing professional guidance on the specialized sectors or fields under the general department’s management.
3. The establishment of a general department must satisfy the following criteria:
a/ Having objects of state management in the specialized sector or field which is large, complex and important to the socio-economic development;
b/ The specialized sector or field must be managed in a centralized and uniform manner at the central level;
c/ Being decentralized or authorized by the Minister to decide on issues within the scope of state management of the specialized sector or field;
4. The organizational structure of a general department consists of:
a/ Departments;
b/ The Office;
c/ Bureaus/agencies/authorities (if any);
d/ Public non-business units (if any).
The establishment of departments and bureaus/agencies/authorities of a general department must satisfy the criteria applicable to the establishment of departments and bureaus/agencies/authorities of a ministry. No divisions may be established within a department of a general department.
For a general department organized according to a professional hierarchy, the establishment of its departments and sub-bureaus/sub-agencies/sub-authorities of such departments (if any) in localities shall be prescribed in the decision defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the general department.
Article 23. Public non-business units of a ministry
1. The establishment, reorganization and dissolution of a public non-business unit must comply with the Government’s regulations and specialized laws.
2. A public non-business unit has no state management function.
3. A public non-business unit enjoys autonomy in the performance of their tasks, organizational apparatus, personnel and finance in accordance with law.
4. A public non-business unit has the legal entity status, its own seal and account.