Chương II Nghị định 121/2014/NĐ-CP: Chế độ lao động của thuyền viên làm việc trên tàu biển việt nam
Số hiệu: | 121/2014/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 24/12/2014 | Ngày hiệu lực: | 01/03/2015 |
Ngày công báo: | 09/01/2015 | Số công báo: | Từ số 37 đến số 38 |
Lĩnh vực: | Lao động - Tiền lương, Giao thông - Vận tải | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Chủ tàu có trách nhiệm bố trí cho thuyền viên hồi hương và thanh toán các khoản chi phí trong những trường hợp sau:
- Hợp đồng lao động thuyền viên hết hạn;
- Thuyền viên bị ốm đau, tai nạn lao động cần phải hồi hương;
- Tàu bị chìm đắm;
- Bán tàu hoặc thay đổi đăng ký tàu;
- Tàu hoạt động tại nơi có chiến tranh mà thuyền viên không đồng ý tiếp tục làm việc trên tàu;
- Các trường hợp khác do hai bên thỏa thuận.
Theo đó, chi phí hồi hương bao gồm: chi phí ăn, ở; tiền lương và trợ cấp đi lại; chăm sóc y tế cần thiết cho thuyền viên từ thời điểm rời tàu cho đến địa điểm hồi hương…
Nội dung này được quy định tại Nghị định 121/2014/NĐ-CP và có hiệu lực từ ngày 01/03/2015.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Trước khi làm việc trên tàu biển, chủ tàu và thuyền viên phải ký kết hợp đồng lao động thuyền viên. Trường hợp chủ tàu không trực tiếp ký kết hợp đồng lao động thuyền viên thì ủy quyền bằng văn bản cho người đại diện thực hiện. Việc ký kết, ủy quyền, thực hiện hợp đồng lao động thuyền viên theo quy định của Bộ luật Lao động, Nghị định này và văn bản có liên quan.
2. Ngoài những nội dung cơ bản được quy định tại Bộ luật Lao động, hợp đồng lao động thuyền viên phải có thêm các nội dung sau:
a) Việc hồi hương của thuyền viên;
b) Bảo hiểm tai nạn;
c) Tiền thanh toán nghỉ hằng năm;
d) Điều kiện chấm dứt hợp đồng lao động thuyền viên.
3. Hợp đồng lao động thuyền viên, các phụ lục, tài liệu liên quan được làm bằng tiếng Việt và tiếng Anh, có giá trị pháp lý như nhau.
1. Chủ tàu có trách nhiệm thanh toán tiền lương, phụ cấp hằng tháng trực tiếp cho thuyền viên hoặc cho người được thuyền viên ủy quyền hợp pháp.
2. Tiền lương, phụ cấp và các khoản thu nhập khác của thuyền viên được trả bằng tiền mặt hoặc trả vào tài khoản cá nhân của thuyền viên hoặc của người được thuyền viên ủy quyền. Trường hợp trả qua tài khoản ngân hàng, chủ tàu phải thỏa thuận với thuyền viên về các loại chi phí liên quan đến việc mở, chuyển tiền và duy trì tài khoản theo quy định.
3. Chủ tàu có trách nhiệm lập và cung cấp cho thuyền viên bản kê thu nhập hằng tháng bao gồm tiền lương, phụ cấp và các khoản thu nhập khác.
1. Thời giờ làm việc được bố trí theo ca và duy trì 24 giờ liên tục trong ngày, kể cả ngày nghỉ hằng tuần, ngày lễ, tết.
2. Thời giờ nghỉ ngơi được quy định như sau:
a) Thời giờ nghỉ ngơi tối thiểu là 10 giờ trong khoảng thời gian 24 giờ bất kỳ và 77 giờ trong 07 ngày bất kỳ;
b) Số giờ nghỉ ngơi trong khoảng thời gian 24 giờ có thể được chia tối đa thành hai giai đoạn, một trong hai giai đoạn đó ít nhất phải kéo dài 06 giờ và khoảng thời gian giữa hai giai đoạn nghỉ liên tiếp không được quá 14 giờ;
c) Khoảng thời gian 24 giờ bất kỳ được tính từ thời điểm bắt đầu hoặc kết thúc của một giai đoạn nghỉ ngơi.
3. Trường hợp khẩn cấp đối với an ninh, an toàn của tàu và người, hàng hóa trên tàu, giúp đỡ tàu khác hoặc cứu người bị nạn trên biển, thuyền trưởng có quyền yêu cầu thuyền viên làm bất kỳ vào thời điểm nào. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ khẩn cấp, thuyền trưởng bố trí cho thuyền viên nghỉ ngơi đủ thời gian theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này.
4. Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi được lập thành Bảng phân công công việc trên tàu bằng tiếng Việt và tiếng Anh theo mẫu tại Phụ lục I của Nghị định này và được công bố tại vị trí dễ thấy trên tàu.
5. Trường hợp tập trung, thực tập cứu hỏa, cứu sinh hoặc thực tập khác theo quy định, thuyền trưởng có thể bố trí thời giờ nghỉ ngơi khác quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này nhưng phải hạn chế tối đa việc ảnh hưởng đến thời giờ nghỉ ngơi, không gây ra mệt mỏi cho thuyền viên và phải được quy định trong thỏa ước lao động tập thể hoặc trong hợp đồng lao động thuyền viên theo nguyên tắc sau đây:
a) Thời giờ nghỉ ngơi tối thiểu là 10 giờ trong khoảng thời gian 24 giờ và 70 giờ trong khoảng thời gian 07 ngày. Việc áp dụng trường hợp ngoại lệ không được thực hiện nhiều hơn hai tuần liên tiếp. Khoảng thời gian giữa hai giai đoạn áp dụng ngoại lệ không được ít hơn hai lần khoảng thời gian của giai đoạn đã áp dụng ngoại lệ trước đó;
b) Thời giờ nghỉ ngơi tối thiểu được quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này có thể được, chia tối đa thành ba giai đoạn, một trong số ba giai đoạn đó không được dưới 06 giờ và hai giai đoạn còn lại không được dưới 01 giờ;
c) Khoảng thời gian giữa hai giai đoạn nghỉ ngơi liên tiếp không được vượt quá 14 giờ;
d) Việc áp dụng trường hợp ngoại lệ không được vượt quá hai giai đoạn 24 giờ trong khoảng thời gian 07 ngày.
6. Thuyền trưởng hoặc người được thuyền trưởng ủy quyền có trách nhiệm lập Bản ghi thời giờ nghỉ ngơi theo mẫu tại Phụ lục II của Nghị định này và cung cấp cho thuyền viên.
1. Thuyền viên làm việc trên tàu biển được nghỉ hằng năm, nghỉ lễ, tết và hưởng nguyên lương.
2. Số ngày nghỉ hằng năm được tính tối thiểu 2,5 ngày cho mỗi tháng làm việc. Ngày nghỉ lễ, tết, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương theo quy định của pháp luật không tính vào số ngày nghỉ hằng năm.
3. Cấm mọi thỏa thuận để thuyền viên không nghỉ hằng năm.
1. Chủ tàu có trách nhiệm bố trí cho thuyền viên hồi hương và thanh toán các khoản chi phí trong các trường hợp sau đây:
a) Hợp đồng lao động thuyền viên hết hạn;
b) Thuyền viên bị ốm đau, tai nạn lao động hàng hải cần phải hồi hương;
c) Tàu bị chìm đắm;
d) Bán tàu hoặc thay đổi đăng ký tàu;
đ) Tàu hoạt động tại khu vực chiến tranh mà thuyền viên không đồng ý tiếp tục làm việc trên tàu;
e) Các trường hợp khác do hai bên thỏa thuận.
2. Chủ tàu không phải thanh toán các khoản chi phí cho thuyền viên khi hồi hương trong trường hợp thuyền viên bị xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc thuyền viên đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật.
3. Chi phí liên quan đến việc hồi hương của thuyền viên do chủ tàu thanh toán gồm:
a) Chi phí đi đến địa điểm lựa chọn để thuyền viên hồi hương;
b) Chi phí ăn, ở của thuyền viên tính từ thời điểm rời tàu cho đến địa điểm hồi hương;
c) Tiền lương và trợ cấp đi lại của thuyền viên tính từ thời điểm rời tàu cho đến địa điểm hồi hương;
d) Chi phí vận chuyển tối đa 30 kg hành lý cá nhân của thuyền viên đến địa điểm hồi hương;
đ) Chi phí chăm sóc y tế cần thiết cho tới khi thuyền viên đủ điều kiện sức khỏe để đi đến địa điểm hồi hương.
4. Chủ tàu có trách nhiệm bố trí việc hồi hương cho thuyền viên bằng các phương tiện phù hợp và thuận lợi. Thuyền viên được bố trí hồi hương tới địa điểm được quy định trong hợp đồng lao động thuyên viên hoặc địa điểm nơi thuyền viên cư trú.
5. Thời hiệu khiếu nại liên quan đến hồi hương của thuyền viên là 01 năm, kể từ ngày hồi hương.
6. Chủ tàu có trách nhiệm lưu giữ trên tàu bản sao và cung cấp cho thuyền viên các văn bản pháp luật quy định về hồi hương.
7. Chủ tàu có trách nhiệm bảo đảm tài chính để chi trả cho thuyền viên khi hồi hương theo quy định tại Nghị định này.
8. Trường hợp chủ tàu không thực hiện hoặc không trả các chi phí hồi hương cho thuyền viên, cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam thu xếp cho thuyền viên hồi hương và yêu cầu chủ tàu hoàn trả các chi phí đó.
9. Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn quy định tại Khoản 8 Điều này.
1. Chủ tàu có trách nhiệm cung cấp miễn phí thực phẩm và nước uống bảo đảm về số lượng, giá trị dinh dưỡng, chất lượng, đa dạng về chủng loại và bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm cho thuyền viên trên tàu biển; phù hợp về tôn giáo, tín ngưỡng và văn hóa của thuyền viên.
2. Thuyền trưởng hoặc người được thuyền trưởng chỉ định phải thường xuyên thực hiện kiểm tra và lập hồ sơ về các nội dung sau đây:
a) Việc cung cấp thực phẩm và nước uống;
b) Tất cả kho, két và thiết bị được sử dụng để bảo quản, dự trữ thực phẩm và nước uống;
c) Nhà bếp và thiết bị khác để chuẩn bị và phục vụ bữa ăn.
3. Chủ tàu có trách nhiệm bố trí bếp trưởng và cấp dưỡng phục vụ thuyền viên trên tàu biển. Trường hợp trên tàu bố trí dưới 10 thuyền viên thì không bắt buộc có bếp trưởng nhưng phải bố trí cấp dưỡng.
4. Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tiêu chuẩn vệ sinh an toàn đối với thực phẩm và nước uống, định lượng bữa ăn của thuyền viên làm việc trên tàu biển.
1. Thuyền viên được chăm sóc sức khỏe thường xuyên, kịp thời và miễn phí trong thời gian làm việc trên tàu biển và tại cảng nước ngoài khi tàu ghé vào.
2. Chủ tàu có trách nhiệm thực hiện các biện pháp chăm sóc sức khỏe cho thuyền viên làm việc trên tàu biển theo quy định sau đây:
a) Bảo vệ và chăm sóc sức khỏe thuyền viên trên tàu như người lao động làm việc trên bờ về thuốc, trang thiết bị y tế, tài liệu hướng dẫn y tế, thông tin y tế và tham vấn chuyên môn về y tế;
b) Bảo đảm cho thuyền viên được khám, chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc cơ sở nha khoa tại cảng mà tàu ghé vào;
c) Có các biện pháp phòng ngừa tai nạn lao động hàng hải, bệnh tật thông qua tuyên truyền, giáo dục sức khỏe cho thuyền viên.
3. Chủ tàu có trách nhiệm thực hiện quy định về bố trí bác sĩ trên tàu như sau:
a) Đối với tàu biển có từ 100 người trở lên và thực hiện chuyến đi quốc tế dài hơn ba ngày phải bố trí ít nhất 01 bác sĩ;
b) Đối với tàu biển có dưới 100 người và không có bác sĩ trên tàu, phải bố trí ít nhất 01 thuyền viên chịu trách nhiệm chăm sóc y tế và quản lý thuốc hoặc 01 thuyền viên có khả năng sơ cứu y tế.
Thuyền viên chịu trách nhiệm chăm sóc y tế phải bảo đảm đã hoàn thành khóa đào tạo về chăm sóc y tế theo quy định của Công ước STCW. Thuyền viên chịu trách nhiệm sơ cứu y tế phải bảo đảm đã hoàn thành khóa đào tạo về sơ cứu y tế theo quy định của Công ước STCW.
4. Thuyền trưởng hoặc người có nhiệm vụ chăm sóc y tế trên tàu có trách nhiệm lập biểu mẫu báo cáo y tế theo quy định. Biểu mẫu báo cáo y tế dùng để trao đổi thông tin với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên bờ. Thông tin trong biểu mẫu báo cáo y tế phải được bảo mật và chỉ sử dụng cho việc chẩn đoán, chăm sóc, điều trị cho thuyền viên.
5. Bộ trưởng Bộ Y tế có trách nhiệm:
a) Công bố các cơ sở khám sức khỏe cho thuyền viên;
b) Quy định về tủ thuốc, trang thiết bị y tế, tài liệu hướng dẫn y tế trên tàu biển, biểu mẫu báo cáo y tế.
1. Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả gồm điều trị y tế, phẫu thuật, nằm viện, các loại thuốc, trang thiết bị điều trị cần thiết, chi phí ăn, ở của thuyền viên từ khi sơ cứu đến khi thuyền viên bình phục hoặc đến khi xác định là mãn tính.
2. Trả đủ tiền lương ghi trong hợp đồng lao động thuyền viên trong thời gian điều trị.
3. Thanh toán chi phí mai táng trong trường hợp thuyền viên bị tử vong trên tàu hoặc trên bờ trong thời gian đi tàu.
4. Chủ tàu không phải thanh toán chi phí cho thuyền viên trong trường hợp sau đây:
a) Bị thương xảy ra ngoài thời gian đi tàu;
b) Bị thương, ốm do hành vi cố ý của thuyền viên.
5. Bảo vệ và trả lại tài sản của thuyền viên để lại trên tàu cho thuyền viên hoặc thân nhân của họ trong trường hợp thuyền viên rời tàu khi bị bệnh, bị thương hoặc tử vong.
1. Khi xảy ra tai nạn lao động hàng hải, chủ tàu hoặc thuyền trưởng có trách nhiệm khai báo tai nạn lao động theo quy định của pháp luật về lao động và khai báo với Cảng vụ hàng hải gần nhất nếu tàu đang hoạt động trong cảng biển Việt Nam hoặc Cục Hàng hải Việt Nam nếu tàu đang hoạt động trên biển hoặc cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam nếu tàu đang hoạt động ở nước ngoài.
2. Việc điều tra, thống kê, báo cáo tai nạn lao động hàng hải, bệnh nghề nghiệp thực hiện theo quy định của pháp luật về lao động, an toàn lao động.
3. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về khai báo, điều tra, thống kê, báo cáo tai nạn lao động hàng hải.
1. Chủ tàu có trách nhiệm xây dựng và thực hiện các biện pháp phù hợp với quy định hiện hành về an toàn lao động, vệ sinh lao động, phòng ngừa tai nạn lao động hàng hải và bệnh nghề nghiệp cho thuyền viên, bao gồm:
a) Hướng dẫn, tổ chức huấn luyện an toàn vệ sinh lao động cho thuyền viên trước khi giao nhiệm vụ trên tàu biển hoặc khi giao công việc khác hoặc khi giao công việc có mức độ rủi ro cao hơn;
b) Huấn luyện định kỳ về an toàn vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật;
c) Kiểm tra, đánh giá các yếu tố nguy hiểm, có hại; đề ra các biện pháp loại trừ, giảm thiểu các mối nguy hiểm, có hại; cải thiện điều kiện lao động, chăm sóc sức khỏe cho thuyền viên;
d) Phân định trách nhiệm cụ thể cho thuyền viên về công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động trên tàu;
đ) Đối với tàu có từ 05 thuyền viên trở lên, phải thành lập Ban an toàn lao động và chỉ rõ quyền hạn của thuyền viên trên tàu được phân công hoặc được chọn với tư cách là đại diện an toàn tham gia các cuộc họp của Ban an toàn lao động của tàu;
e) Trang bị đầy đủ và hướng dẫn việc sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân, các thiết bị khác để ngăn ngừa tai nạn cho thuyền viên. Trang thiết bị bảo vệ cá nhân phải bảo đảm chất lượng theo quy định;
g) Bảo đảm các loại máy, thiết bị, vật tư trên tàu có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động phải được kiểm định kỹ thuật an toàn lao động trước khi đưa vào sử dụng và phải được kiểm định định kỳ, đột xuất trong quá trình sử dụng theo quy định của pháp luật;
h) Bảo đảm người không có nhiệm vụ không được tiếp cận những khu vực trên tàu có ảnh hưởng đến sức khỏe và an toàn;
i) Xây dựng phương án ứng cứu khẩn cấp đối với tai nạn lao động hàng hải liên quan đến thuyền viên và tổ chức diễn tập hằng năm.
2. Chủ tàu có trách nhiệm mua bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu và tham gia bảo hiểm bắt buộc theo quy định cho thuyền viên trong quá trình làm việc trên tàu biển.
3. Thuyền trưởng có trách nhiệm đôn đốc, kiểm tra thường xuyên và định kỳ việc thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động của thuyền viên do chủ tàu lập ra; khắc phục các điều kiện mất an toàn trên tàu và báo cáo chủ tàu.
4. Thuyền viên có trách nhiệm thực hiện đầy đủ biện pháp bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động do chủ tàu lập ra.
5. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành danh mục các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động để vận hành hệ thống động lực của tàu biển Việt Nam trên cơ sở thống nhất với Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
CONDITIONS OF EMPLOYMENT OF SEAFARERS WORKING ON BOARD VIETNAMESE-FLAGGED SHIPS
Article 4. Seafarers’ employment agreements
1. Before a seafarer works on board a ship, a seafarers' employment agreement must be signed by both the seafarer and the shipowner. If the shipowner cannot personally sign the seafarers’ employment agreement, he/she may authorize in writing his/her representative to sign the seafarers’ employment agreement. The conclusion, authorization and performance of the seafarers’ employment agreement shall conform to the Labour Code, regulations herein and relevant documents.
2. In addition to primary contents prescribed in the Labour Code, a seafarers’ employment agreement must include the following contents:
a) The seafarer’s entitlement to repatriation;
b) Accident insurance;
c) The amount of paid annual leave;
d) Conditions of termination of the seafarers’ employment agreement.
3. The seafarers’ employment agreement, its appendixes and relevant documents must be prepared in Vietnamese and English, and shall have the same legal effect.
Article 5. Wages, allowances and other incomes
1. Shipowners shall assume the responsibility to pay monthly wages and allowances directly to seafarers or their legal beneficiaries.
2. Wages, allowances and other incomes of seafarers shall be paid in cash or transferred to bank accounts of seafarers or their legal beneficiaries. If payments are made through bank transfer, the shipowner and the seafarer must reach an agreement on the service fees relating the opening, money transfer and maintenance of bank accounts as regulated by laws.
3. The shipowner shall assume the responsibility to prepare and provide seafarers with a monthly account of the payments due, including wages, allowances and other incomes.
Article 6. Hours of work and hours of rest
1. Hours of work shall be arranged according to the shift-work system, providing uninterrupted 24-hour performance of duties every day, including weekly days of rest and public holidays.
2. Hours of rest shall be regulated as follows:
a) Minimum hours of rest shall not be less than 10 hours in any 24-hour period, and 77 hours in any 07-day period;
b) Hours of rest in the 24-hour period may be divided into no more than two periods, one of which shall be at least 06 hours, and the interval between two consecutive periods of rest shall not exceed 14 hours;
c) Any 24-hour period is counted from the beginning or the end of a rest period.
3. In case of emergencies which threaten the security and safety of the ship or the cargo or put life at risk or render assistance to any ship or person found at sea in danger, the master of the ship is entitled to request a seafarer to work at all hours. Upon the fulfillment of urgent duties, the master is required to provide adequate compensatory rest period for the seafarer according to Point a Clause 2 of this Article.
4. Hours of work and hours of rest must be specified in the table of shipboard working arrangements which is established in Vietnamese and in English according to the form provided in the Appendix I enclosed herewith, and posted in an easily accessible place on board the ship.
5. In case of musters, fire-fighting and lifeboat drills, or other drills prescribed by applicable lawsoft, the master may arrange the hours of rest in a manner other than the one prescribed in Point a Clause 2 of this Article provided that such arrangement must minimize the disturbance of rest periods, do not cause fatigue to seafarers, and be prescribed in the collective labour agreement or the seafarers’ employment agreement according to the following principles:
a) Minimum hours of rest shall not be less than 10 hours in any 24-hour period, and 70 hours in any 07-day period. The application of exceptions shall not be allowed for more than two consecutive weeks. The intervals between two periods of exceptions on board shall not be less than twice the duration of the previous exception;
b) Minimum hours of rest prescribed in Point a Clause 2 of this Article may be divided into no more than three periods, one of which shall be at least 06 hours in length and neither of the other two periods shall be less than 01 hour in length;
c) The intervals between two consecutive periods of rest shall not exceed 14 hours;
d) The exceptions shall not extend beyond two 24-hour periods in any 07-day period.
6. The master or any person authorized by the master shall assume the responsibility to prepare and provide seafarers with the records of hours of rest according to the form provided in the Appendix II enclosed herewith.
Article 7. Annual leave and public holidays
1. Seafarers working on board ships shall be given paid annual leave and public holidays.
2. The annual leave shall be calculated on the basis of a minimum of 2.5 calendar days per month of employment. Public and customary holidays, compassionate leave and leave without pay as regulated by laws shall not be counted as part of annual leave.
3. Any agreement to forgo the minimum annual leave shall be prohibited.
1. The shipowner shall assume the responsibility to make arrangements for and to meet the cost of repatriation of seafarers in the following circumstances:
a) The seafarers’ employment agreement expires;
b) The seafarer suffers from illness or injury resulted from an occupational accident, which requires his/her repatriation;
c) The event of shipwreck occurs;
d) The sale of ship or change of ship's registration is made;
dd) The ship is bound for a war zone to which the seafarer does not consent to go;
e) The repatriation in other cases is made upon agreements between the seafarer and the shipowner.
2. The shipowner must not pay cost of repatriation of the seafarer who is sacked due to his serious default of employment obligations or who early terminates the seafarers’ employment agreement inconsistently with applicable laws.
3. The costs to be borne by the shipowner for the repatriation include the following:
a) Passage to the destination selected for repatriation;
b) Accommodation and food from the moment the seafarers leave the ship until they reach the repatriation destination;
c) Pay and allowances from the moment the seafarers leave the ship until they reach the repatriation destination;
d) Transportation of up to 30 kg of the seafarers’ personal luggage to the repatriation destination; and
dd) Medical treatment when necessary until the seafarers are medically fit to travel to the repatriation destination.
4. Shipowners take responsibility for repatriation arrangements by appropriate and expeditious means. The repatriation destination is the place prescribed in the seafarers’ employment agreement or the seafarer’s place of residence.
5. Seafarers are entitled to claim the repatriation within a maximum period of 01 year from the date of repatriation.
6. Shipowners take the responsibility to keep on board the ship a copy of the applicable regulations on repatriation, and make it available to seafarers.
7. Shipowners are required to provide financial security to ensure that seafarers are duly repatriated in accordance with this Decree.
8. If a shipowner fails to make arrangements for or to meet the cost of repatriation of seafarers who are entitled to be repatriated, the competent authority of Vietnam shall arrange for repatriation of the seafarers concerned and recover costs incurred in repatriating such seafarers from the shipowner.
9. The Minister of Finance and the Minister of Transport shall provide specified guidelines on Clause 8 of this Article.
Article 9. Food and drinking water
1. The shipowner shall provide seafarers working on board the ship with free of charge food and drinking water of appropriate quality, nutritional value and quantity, meeting food safety requirements as well as religious requirements and cultural practices of seafarers.
2. The ship’s master or any person designated by the master is required to conduct frequent inspections and document the following inspected contents:
a) Supplies of food and drinking water;
b) All spaces and equipment used for the storage and handling of food and drinking water; and
c) The gallery and other equipment for the preparation and service of meals.
3. The shipowner shall be responsible for assigning the ship’s chief cook and catering staff providing meals for seafarers working on board the ship. The ship’s chief cook and catering staff are not required on ships operating with a prescribed manning of less than 10 seafarers.
4. The Minister of Health and the Minister of Transport shall promulgate regulations on safety and hygienic standards of food and drinking water, and meals provided to seafarers.
Article 10. Medical care on board ship and ashore
1. Seafarers shall be provided free of charge with prompt and adequate health protection and medical care while they are on board ships or landed in any foreign ports.
2. Shipowners are required to take measures for providing seafarers with health protection and medical care as comparable as possible to that which is generally available to workers ashore, which:
a) ensure that seafarers are given health protection and medical care as comparable as possible to that which is available to workers ashore, including medicines, medical equipment and facilities for diagnosis and treatment and to medical information and expertise;
b) give seafarers the right to visit a qualified medical doctor or dentist without delay in ports of call;
c) include measures for prevention of occupational accidents and illness through health promotion and health education programs.
3. Shipowners must comply with regulations on medical doctors on board as follows:
a) Ships carrying 100 or more persons and ordinarily engaged on international voyages of more than three days’ duration shall carry a qualified medical doctor;
b) Ships that carry less than 100 persons and do not carry a medical doctor shall be required to have either at least one seafarer on board who is in charge of medical care and administering medicine or at least one seafarer on board competent to provide medical first aid.
Seafarers in charge of medical care on board shall have satisfactorily completed training in medical care that meets the requirements of the STCW Convention. Seafarers designated to provide medical first aid shall have satisfactorily completed training in medical first aid that meets the requirements of STCW Convention.
4. The ships’ masters or on-board medical personnel shall be responsible for making medical report forms as regulated. The medical report form is designed to facilitate the exchange of medical and related information between the ship and shore-based medical facilities. Contents of the medical report form shall be kept confidential and shall only be used to facilitate the treatment of seafarers.
5. The Minister of Health shall:
a) Announce medical facilities providing medical care for seafarers;
b) Promulgate regulations on medicine chest, medical equipment and medical guide on board ships, and medical report forms.
Article 11. Shipowners’ liability to seafarers suffering from occupational accidents or diseases
1. Shipowners shall be liable to make copayments and bear the costs of medical services which are not covered by the health insurance funding, including medical treatment, surgical operations, hospital accommodation, necessary medicines and equipment, and board and lodging away from home of seafarers occurring from the date of commencing duty until the sick or injured seafarer has recovered, or until the sickness or incapacity has been declared of a permanent character.
2. Shipowners shall pay full wages as defined in the seafarers’ employment agreement while the sick or injured seafarer receives medical treatment.
3. Shipowners shall be liable to pay the cost of burial expenses in the case of death occurring on board or ashore during the period of engagement.
4. Shipowners shall not incur costs relating seafarers in the following circumstances:
a) The seafarer incurs injury otherwise than in the service of the ship;
b) The seafarer incurs injury or sickness due to his/her willful misconduct.
5. Shipowners shall take measures for safeguarding property left on board by sick, injured or deceased seafarers and for returning it to them or to their next of kin.
Article 12. Statement, statistics, investigation and reporting on occupational accidents and diseases
1. Shipowners or ships’ maters shall take responsibility for reporting occupational accidents in accordance with labour regulations to the authority of the nearest port if the ship is operating within a port waters of Vietnam, or to the Vietnam Maritime Administration if the ship is at sea, or to the competent diplomatic mission of Vietnam if the ship is operating in a foreign country.
2. Investigation, statistics and reporting on occupational accidents and diseases shall be carried out in accordance with regulations on labour and labour safety.
3. The Minister of Labour, War Invalids and Social Affairs and the Minister of Transport shall promulgate regulations on statement, investigation, statistics and reporting on maritime occupational accidents.
Article 13. Prevention of occupational accidents and diseases
1. Shipowners shall formulate and implement measures conformable with the regulations on occupational safety and health for prevention of occupational accidents and diseases for seafarers. To be specific:
a) Provide instructions and training in occupational safety and health for seafarers before assigning them to perform duties on board or other tasks or take a position of higher level of risks;
b) Provide regular training programs on occupational safety and health as regulated by laws;
c) Inspect and evaluate dangerous and hazardous elements; work out solutions for eliminating or minimizing occupational dangers and hazards; improve working conditions and provision of health protection programes to seafarers;
d) Assign seafarers to take specific responsibility for the ship’s occupational safety and health;
dd) The ship on which there are five or more seafarers must establish the ship’s safety committee and the authority of the ship’s seafarers appointed or elected as safety representatives to participate in meetings of such committee must be specified.
e) Provide personal protective equipment and other necessary instruments to seafarers and instruct them in using such equipment and instruments for the purpose of prevention of occupational accidents. Personal protective equipment must meet relevant quality requirements;
g) Ensure that machinery, equipment and supplies on board to which strict occupational safety requirements apply must be technically inspected before they are put into operation and inspected on a periodic or ad hoc basis during their service in accordance with applicable laws;
h) Ensure that no one can enter the ship‘s areas posing threats to their health and safety, unless the one assigned to perform duties;
i) Develop plans for response to occupation accidents suffered by seafarers and organize annual drills.
2. Shipowners are liable to purchase accident insurance, shipowners' liability insurance and other compulsory insurance types for seafarers during the period of engagement.
3. Ships’ masters shall take responsibility to expedite and periodical inspect the implementation of measures for occupational safety and health protection adopted by shipowners; correct unsafe conditions on board and report them to shipowners.
4. Seafarers are liable to follow measures for occupational safety and health protection adopted by shipowners.
5. The Minister of Labour, War Invalids and Social Affairs shall promulgate the list of machinery, equipment and supplies which are used to serve the dynamic positioning systems for ship and to which strict occupational safety requirements apply after reaching a unanimous agreement thereof with the Minister of Transport.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực