Chương XXXVI Bộ luật Tố tụng hình sự 2015: Một số hoạt động hợp tác quốc tế
Số hiệu: | 121/2011/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 27/12/2011 | Ngày hiệu lực: | 01/03/2012 |
Ngày công báo: | 06/01/2012 | Số công báo: | Từ số 55 đến số 56 |
Lĩnh vực: | Thuế - Phí - Lệ Phí | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2014 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Thêm nhiều dịch vụ không chịu thuế GTGT
Ngày 27/12/2011, Chính phủ ban hành Nghị định 121/2011/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 123/2008/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thuế giá trị gia tăng
Nghị định bổ sung thêm các đối tượng không chịu thuế:
- Bảo hiểm người học; bảo hiểm vật nuôi, cây trồng; tái bảo hiểm.
- Phát hành thẻ tín dụng, bao thanh toán trong nước và quốc tế
- Quản lý công ty đầu tư CK, dịch vụ liên quan đến CK đăng ký, lưu ký tại Trung tâm lưu ký CK, cho khách hàng vay tiền để ký quỹ, ứng trước tiền bán CK.
- Bán nợ.
- Kinh doanh ngoại tệ.
- Dịch vụ công cộng: vệ sinh, thoát nước đường phố và khu dân cư; duy trì vườn thú, vườn hoa, công viên, cây xanh đường phố, chiếu sáng, dịch vụ tang lễ.
Sai sót về thuế GTGT đã nộp khâu nhập khẩu, thuế GTGT đầu vào đang trong giai đoạn đầu tư, chưa đi vào hoạt động được khấu trừ và bổ sung không bị hạn chế trong sáu tháng.
Nghị định có hiệu lực thi hành từ 01/3/2012.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Việc tiếp nhận, chuyển giao tài liệu, đồ vật liên quan đến vụ án được thực hiện theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, quy định của Bộ luật này, pháp luật về tương trợ tư pháp và quy định khác của pháp luật Việt Nam có liên quan.
Theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài, cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam có trách nhiệm xem xét để truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc cho thi hành bản án, quyết định hình sự của Tòa án nước ngoài đối với công dân Việt Nam bị từ chối dẫn độ.
1. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày ra quyết định từ chối dẫn độ công dân Việt Nam theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài, Tòa án đã ra quyết định từ chối dẫn độ chuyển hồ sơ và các tài liệu kèm theo của nước ngoài đến Viện kiểm sát nhân dân tối cao để xem xét việc truy cứu trách nhiệm hình sự.
2. Viện kiểm sát nhân dân tối cao xem xét, xử lý yêu cầu của nước ngoài về truy cứu trách nhiệm hình sự công dân Việt Nam bị từ chối dẫn độ theo quy định của luật.
3. Việc khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử đối với người bị yêu cầu truy cứu trách nhiệm hình sự được tiến hành theo quy định của Bộ luật này.
4. Cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam có thể yêu cầu cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cung cấp, bổ sung chứng cứ, tài liệu, đồ vật để bảo đảm việc điều tra, truy tố, xét xử có căn cứ, đúng pháp luật.
Bản án, quyết định hình sự của Tòa án nước ngoài đối với công dân Việt Nam bị từ chối dẫn độ có thể được thi hành tại Việt Nam khi có đủ các điều kiện:
1. Có văn bản yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài về việc thi hành bản án, quyết định hình sự của Tòa án nước ngoài đối với công dân Việt Nam bị từ chối dẫn độ;
2. Hành vi phạm tội mà công dân Việt Nam bị kết án ở nước ngoài cũng cấu thành tội phạm theo quy định của Bộ luật hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
3. Bản án, quyết định hình sự của Tòa án nước ngoài đối với công dân Việt Nam đã có hiệu lực pháp luật và không còn thủ tục tố tụng nào đối với người đó.
1. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài về việc thi hành bản án, quyết định hình sự của Tòa án nước ngoài đối với công dân Việt Nam bị từ chối dẫn độ, Tòa án nhân dân cấp tỉnh đã ra quyết định từ chối dẫn độ xem xét yêu cầu của nước ngoài.
2. Tòa án có thẩm quyền mở phiên họp bằng Hội đồng gồm ba Thẩm phán để xem xét yêu cầu thi hành bản án, quyết định hình sự của Tòa án nước ngoài đối với công dân Việt Nam bị từ chối dẫn độ. Phiên họp phải có mặt của Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp, người bị yêu cầu thi hành bản án, quyết định hình sự của Tòa án nước ngoài, luật sư hoặc người đại diện của họ (nếu có).
3. Sau khi khai mạc phiên họp, một thành viên của Hội đồng trình bày những vấn đề liên quan đến yêu cầu thi hành bản án, quyết định hình sự của Tòa án nước ngoài đối với công dân Việt Nam và nêu ý kiến về cơ sở pháp lý của việc cho thi hành bản án, quyết định hình sự của Tòa án nước ngoài đối với công dân Việt Nam tại Việt Nam.
Kiểm sát viên phát biểu quan điểm của Viện kiểm sát về việc cho thi hành bản án, quyết định hình sự của Tòa án nước ngoài đối với công dân Việt Nam tại Việt Nam.
Người bị yêu cầu thi hành bản án, quyết định hình sự của Tòa án nước ngoài, luật sư, người đại diện của người này trình bày ý kiến (nếu có).
Hội đồng thảo luận và quyết định theo đa số việc cho thi hành hoặc không cho thi hành bản án, quyết định hình sự của Tòa án nước ngoài đối với người bị yêu cầu.
4. Quyết định cho thi hành bản án, quyết định hình sự của Tòa án nước ngoài đối với công dân Việt Nam tại Việt Nam phải ghi rõ thời hạn mà người đó phải thi hành án phạt tù tại Việt Nam trên cơ sở xem xét, quyết định:
a) Trường hợp thời hạn của hình phạt do nước ngoài đã tuyên phù hợp với pháp luật Việt Nam thì thời hạn phải thi hành án tại Việt Nam được quyết định tương ứng với thời hạn đó;
b) Trường hợp tính chất hoặc thời hạn của hình phạt do Tòa án nước ngoài đã tuyên không phù hợp pháp luật Việt Nam thì quyết định chuyển đổi hình phạt cho phù hợp với pháp luật Việt Nam nhưng không được dài hơn hình phạt đã tuyên của Tòa án nước ngoài.
5. Chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày ra quyết định cho thi hành hoặc không cho thi hành bản án, quyết định hình sự của Tòa án nước ngoài, Tòa án nhân dân cấp tỉnh gửi quyết định cho người bị yêu cầu thi hành, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp, Bộ Công an để thực hiện.
Người bị yêu cầu thi hành bản án, quyết định hình sự của Tòa án nước ngoài có quyền kháng cáo, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp có quyền kháng nghị trong thời hạn 15 ngày, Viện kiểm sát nhân dân cấp cao có quyền kháng nghị trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày Tòa án nhân dân cấp tỉnh ra quyết định.
Tòa án nhân dân cấp tỉnh phải gửi hồ sơ và kháng cáo, kháng nghị cho Tòa án nhân dân cấp cao trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.
6. Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ xem xét yêu cầu thi hành bản án, quyết định hình sự của Tòa án nước ngoài có kháng cáo, kháng nghị, Tòa án nhân dân cấp cao mở phiên họp xem xét quyết định của Tòa án nhân dân cấp tỉnh bị kháng cáo, kháng nghị.
Thủ tục xem xét kháng cáo, kháng nghị đối với quyết định của Tòa án nhân dân cấp tỉnh được thực hiện theo quy định tại Điều này.
7. Quyết định thi hành bản án, quyết định hình sự của Tòa án nước ngoài đối với công dân Việt Nam tại Việt Nam có hiệu lực pháp luật gồm:
a) Quyết định của Tòa án nhân dân cấp tỉnh không bị kháng cáo, kháng nghị;
b) Quyết định của Tòa án nhân dân cấp cao.
8. Trình tự, thủ tục thi hành quyết định thi hành bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài đối với công dân Việt Nam tại Việt Nam được thực hiện theo quy định Bộ luật này và Luật thi hành án hình sự.
9. Khi nhận được thông báo về quyết định đặc xá, đại xá hoặc miễn, giảm hình phạt của nước ngoài đối với công dân Việt Nam phạm tội ở nước ngoài bị Việt Nam từ chối dẫn độ và người đó đang thi hành án tại Việt Nam thì Bộ Công an gửi ngay thông báo đó cho Tòa án, Viện kiểm sát có thẩm quyền xem xét, quyết định.
1. Các biện pháp ngăn chặn để bảo đảm cho việc xem xét yêu cầu dẫn độ hoặc thi hành quyết định dẫn độ gồm bắt, tạm giam, cấm đi khỏi nơi cư trú, đặt tiền để bảo đảm, tạm hoãn xuất cảnh.
2. Biện pháp ngăn chặn chỉ được áp dụng đối với người bị xem xét yêu cầu dẫn độ hoặc bị dẫn độ khi có đủ các điều kiện:
a) Tòa án đã có quyết định xem xét yêu cầu dẫn độ đối với người đó hoặc quyết định dẫn độ đối với người đó đã có hiệu lực pháp luật;
b) Có căn cứ cho rằng người bị yêu cầu dẫn độ bỏ trốn hoặc gây khó khăn, cản trở việc xem xét yêu cầu dẫn độ hoặc thi hành quyết định dẫn độ.
3. Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao quyết định việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn quy định tại khoản 1 Điều này. Thẩm phán chủ tọa phiên họp xem xét yêu cầu dẫn độ có quyền quyết định việc áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú, biện pháp đặt tiền để bảo đảm sự có mặt của người bị yêu cầu dẫn độ tại phiên họp.
1. Việc bắt người bị yêu cầu dẫn độ để tạm giam hoặc thi hành quyết định dẫn độ được thực hiện theo quy định tại Điều 113 của Bộ luật này.
2. Thời hạn tạm giam để xem xét yêu cầu dẫn độ không quá thời hạn trong lệnh bắt giam của cơ quan có thẩm quyền của nước yêu cầu dẫn độ hoặc thời hạn phải thi hành hoặc còn phải thi hành hình phạt tù trong bản án, quyết định hình sự của Tòa án nước yêu cầu dẫn độ.
Trường hợp cần thiết, Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp cao có thể gửi văn bản yêu cầu cơ quan có thẩm quyền của nước yêu cầu dẫn độ ra lệnh, quyết định tạm giam hoặc gia hạn tạm giam người bị yêu cầu dẫn độ để bảo đảm việc xem xét yêu cầu dẫn độ; văn bản yêu cầu được gửi thông qua Bộ Công an.
1. Cấm đi khỏi nơi cư trú là biện pháp ngăn chặn có thể áp dụng đối với người bị yêu cầu dẫn độ có nơi cư trú rõ ràng nhằm bảo đảm sự có mặt của họ theo giấy triệu tập của Tòa án.
Việc áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú được thực hiện theo quy định tại Điều 123 của Bộ luật này.
Thời hạn áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú không được quá thời hạn bảo đảm việc xem xét yêu cầu dẫn độ và thời hạn xem xét kháng cáo, kháng nghị đối với quyết định dẫn độ hoặc quyết định từ chối dẫn độ theo quy định của pháp luật về tương trợ tư pháp.
2. Tạm hoãn xuất cảnh là biện pháp ngăn chặn có thể áp dụng đối với người bị yêu cầu dẫn độ nhằm bảo đảm sự có mặt của họ theo giấy triệu tập của Tòa án.
Việc áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh được thực hiện theo quy định tại Điều 124 của Bộ luật này.
Thời hạn áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh không được quá thời hạn bảo đảm việc xem xét yêu cầu dẫn độ và thời hạn xem xét kháng cáo, kháng nghị đối với quyết định dẫn độ hoặc quyết định từ chối dẫn độ theo quy định của pháp luật về tương trợ tư pháp.
1. Đặt tiền để bảo đảm là biện pháp ngăn chặn có thể áp dụng đối với người bị yêu cầu dẫn độ căn cứ vào tình trạng tài sản của người đó nhằm bảo đảm sự có mặt của họ theo giấy triệu tập của Tòa án.
2. Việc áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm thực hiện theo quy định tại Điều 122 của Bộ luật này.
3. Thời hạn áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm không được quá thời hạn bảo đảm việc xem xét yêu cầu dẫn độ và thời hạn xem xét kháng cáo, kháng nghị đối với quyết định dẫn độ hoặc quyết định từ chối dẫn độ theo quy định của pháp luật về tương trợ tư pháp.
1. Khi Tòa án có thẩm quyền quyết định từ chối dẫn độ hoặc hết thời hạn 15 ngày kể từ ngày quyết định thi hành quyết định dẫn độ có hiệu lực mà nước yêu cầu dẫn độ không tiếp nhận người bị dẫn độ thì mọi biện pháp ngăn chặn đã áp dụng đều phải được hủy bỏ.
2. Người có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn quy định tại Điều 502 của Bộ luật này phải kịp thời hủy bỏ hoặc thay đổi biện pháp ngăn chặn do mình quyết định nếu xét thấy có vi phạm pháp luật hoặc không còn cần thiết.
1. Cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam hợp tác với cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài trong việc truy tìm, tạm giữ, kê biên, phong tỏa, tịch thu, xử lý tài sản do phạm tội mà có để phục vụ yêu cầu điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự.
2. Việc truy tìm, tạm giữ, kê biên, phong tỏa, tịch thu tài sản do phạm tội mà có tại Việt Nam được thực hiện theo quy định của Bộ luật này và quy định khác của pháp luật Việt Nam có liên quan.
3. Việc xử lý tài sản do phạm tội mà có tại Việt Nam thực hiện theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc theo thoả thuận trong từng vụ việc cụ thể giữa cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam và cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài có liên quan.
1. Cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam có thể hợp tác với cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài trong việc phối hợp điều tra hoặc áp dụng các biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt. Việc hợp tác phối hợp điều tra hoặc áp dụng các biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt được thực hiện trên cơ sở điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc theo thoả thuận trong từng vụ việc cụ thể giữa cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam và cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài có liên quan.
2. Các hoạt động phối hợp điều tra thực hiện trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được thực hiện theo quy định của Bộ luật này và quy định khác của pháp luật Việt Nam có liên quan.
INTERNATIONAL COOPERATION ACTIVITIES
Article 497. Acquisition and transfer of documents and items in connection with a legal case
The acquisition and transfer of items and documents related to a legal case shall conform to international agreements that the Socialist Republic of Vietnam has signed, regulations of this Law, laws on judicial assistance and other relevant laws of Vietnam.
Article 498. Rejection of extradition of Vietnamese citizens
Competent Vietnamese authorities shall be held responsible for considering requests by foreign competent authorities to initiate criminal prosecution or enforce a foreign Court’s criminal sentences and rulings against Vietnamese citizens whose extradition is rejected.
Article 499. Sequence and procedure for the consideration and settlement of requisitions for criminal prosecution against Vietnamese citizens whose extradition is rejected
1. In 10 days upon the rejection of foreign competent authorities’ request for extradition of a Vietnamese citizen, the Court that decided to reject extradition shall transfer documents from abroad to the Supreme People's Procuracy for the latter's consideration of criminal prosecution.
2. Supreme People's Procuracy shall consider and settle foreign entities’ requisitions for criminal prosecution against Vietnamese citizens, whose extradition is rejected, according to the laws/
3. Charging, investigation, prosecution and adjudication of persons against whom criminal prosecution is requested shall be governed by this Law.
4. Competent Vietnamese authorities can request foreign competent authorities to provide and supplement evidences, documents and items to assure the justification and legitimacy of activities of investigation, prosecution and adjudication.
Article 500. Requirements for the enforcement of a foreign Court’s criminal sentences and rulings against a Vietnamese citizen whose extradition is requested
A foreign Court’s criminal sentences and rulings against a Vietnamese citizen whose extradition is rejected can be enforced in Vietnam upon the satisfaction of these requirements:
1. A foreign competent authority issues a written request for the enforcement of a foreign Court’s criminal sentences and rulings against the Vietnamese citizen whose extradition is rejected.
2. Criminal acts committed by Vietnamese citizens sentenced overseas constitute crimes according to the Criminal Code of the Socialist Republic of Vietnam;
3. The foreign Court’s criminal sentences and rulings against the Vietnamese citizen, who faces no other legal proceedings, have come into force.
Article 501. Sequence and procedure for the consideration of requisitions for the enforcement of a foreign Court’s criminal sentences and rulings against Vietnamese citizens whose extradition is rejected
1. In 30 days upon the receipt of competent foreign authorities’ requisitions for the enforcement of a foreign Court’s criminal sentences and rulings against Vietnamese citizens whose extradition has been rejected, the provincial People’s Court that rejected extradition shall consider such requisitions from abroad.
2. A competent Court shall summon a meeting via a Panel of three Judges to conside the requisitions for the enforcement of the foreign Court’s criminal sentences and rulings against Vietnamese citizens whose extradition has been rejected. The procurator of the equivalent Procuracy, the person against whom the enforcement of the foreign Court’s criminal sentences and rulings are requested, his lawyer or representative (if any) must attend the meeting.
3. Upon the commencement of the meeting, a member of the Panel shall express matters related to the requisitions for the enforcement of the foreign Court’s criminal sentences and rulings against Vietnamese citizens and present legal grounds for the enforcement of such in Vietnam.
The procurator states the Procuracy’s opinions on the enforcement of the foreign Court's criminal rulings and sentences against Vietnamese citizens in Vietnam.
The person against whom the enforcement of foreign criminal sentences and rulings are requested, his lawyer or representative shall state their opinions (if any).
The panel shall discuss and decide to approve or reject the enforcement of foreign criminal sentences and rulings under majority rule.
4. The approval of the enforcement of the foreign Court’s criminal sentences and rulings against a Vietnamese citizen in Vietnam must specify the length of time of that citizen’s prison sentence in Vietnam on the grounds that:
a) If the length of time of the foreign penalty corresponds with the laws of Vietnam, the time served in Vietnam shall be equal to that length of time;
b) If the nature or length of time of the foreign Court’s penalty does not correspond with the laws of Vietnam, such penalty shall be converted according to the laws of Vietnam but shall not exceed the length of the foreign sentence passed.
5. In no later than 10 days upon the issuance of the decision to approve or reject the enforcement of the foreign Court’s criminal sentences and rulings, the provincial People’s Court shall send such decision to the person bound by such foreign judgments, the equivalent People’s Procuracy and Ministry of Public Security for execution of the decision.
The person bound to serve foreign criminal sentences and rulings or the equivalent People's Procuracy shall be entitled to lodge an appeal or protest, respectively, in 15 days upon the provincial People's Court's decision. However, the higher People’s Procuracy shall be entitled to lodge its protest in 30 days .
The provincial People’s Court must send the documents and appeal or protest to the higher People’s Court in 07 days upon the expiration of the time limit for appeal or protest.
6. In 20 days upon the receipt of documents for the contemplation of requisitions for the enforcement of foreign criminal sentences and rulings under appeal or protest, the higher People’s Court shall hold a meeting to contemplate the provincial People’s Court’s decisions under appeal or protest.
Procedures for the contemplation of a provincial Court’s decisions under appeal or protest shall be governed by this Article.
7. A decision to implement a foreign Court’s criminal sentences and rulings against a Vietnamese citizen shall comprise:
a) The provincial People's Court's decisions under appeal or protest;
b) The decisions by the higher People’s Court.
8. The sequence and procedure for the enforcement of a foreign Court's criminal sentences and rulings gainst a Vietnamese citizen in Vietnam shall be governed by this Law and the Law on criminal sentence enforcement.
9. Upon the announcement of a reprieve, general amnesty, commutation or exemption of foreign sentences being served in Vietnam by a Vietnamese citizen whose extradition was rejected by Vietnamese authorities despite his commission of crimes on foreign soil, the Ministry of Public Security shall promptly inform the competent Court and Procuracy to consider details and make decisions.
Article 502. Preventive measures, grounds and authority to implement preventive measures
1. Preventive measures that enable the consideration of requisitions for extradition or execution of extradition shall include arrest, temporary detainment, residential confinement, surety or exit restriction.
2. Preventive measures shall only apply to persons whose extradition is requested or executed upon the satisfaction of these requirements:
a) The court has decided to consider the request for extradition or its decision to execute extradition has taken effect;
b) The person whose extradition is requested is suspected of absconding or obstructing the consideration of the request for extradition or the execution of extradition.
3. The president and vice presidents of a provincial People’s Court or higher People’s Court shall make decisions on implementing preventive measures as defined in Section 1 of this Article. The presiding judge of the meeting for consideration of requests for extradition shall be entitled to make decisions on ordering residential confinement or surety to assure the attendance of the persons, whose extradition is requested, in the meeting.
Article 503. Detention of persons whose extradition is requested
1. The capture of persons, whose extradition is requested, for detention or execution of extradition shall conform to Article 133 of this Law.
2. The duration of detention for consideration of requests for extradition shall not exceed the length of time of the arrest warrant by competent authorities of the nation requesting extradition. Moreover, the duration of detention shall not exceed the full or remaining length of time of the criminal sentences and rulings by the Court of the countries requesting extradition.
In essential circumstances, the provincial People’s Court or higher People’s Court can request in writing, via the Ministry of Public Security, the competent authorities of the nation requesting extradition to issue orders or decisions to hold persons whose extradition is requested in detention or extended detention to enable the consideration of requests for extradition.
Article 504. Residential confinement, exit restriction
1. Residential confinement is a preventive measure applicable to persons, whose extradition is requested, with definite place of residence to guarantee their presence as per a Court's subpoenas.
The execution of residential confinement shall be governed by Article 123 of this Law.
The time limit for residential confinement shall not exceed the time limit for the consideration of the request for extradition and time limit for appeals or protests against a decision to approve or reject extradition according to the laws on judicial assistance.
2. Exit restriction is a preventive measure applicable to persons whose extradition is requested to guarantee their presence as per a Court’s subpoenas.
The execution of exit restriction shall be governed by the Article 124 of this Law.
The time limit for exit restriction shall not exceed the time limit for the consideration of the request for extradition and time limit for appeals or protests against a decision to approve or reject extradition according to the laws on judicial assistance.
1. Surety is a preventive measure applicable to persons whose extradition is requested and subject to conditions of their assets in order to guarantee their presence as per a Court's subpoenas.
2. The execution of surety shall be governed by Article 122 of this Law.
3. The time limit for surety shall not exceed the time limit for the consideration of the request for extradition and time limit for appeals or protests against a decision to approve or reject extradition according to the laws on judicial assistance.
Article 506. Termination or alteration of preventive measures
1. When a competent Court decides to reject extradition or the nation requesting extradition does not take in an extradited person in 15 days upon the execution of extradition, all preventive measures implemented shall be terminated.
2. Individuals authorized to implement preventive measures as defined in Article 502 of this Law must promptly terminate or alter preventive measures, if deemed unlawful or unnecessary, at their discretion.
Article 507. Handling of assets gained through crimes
1. Competent Vietnamese authorities shall cooperate with foreign competent authorities to seek, impound, distrain, freeze, seize and appropriate assets gained through crimes for activities of investigation, prosecution, adjudication and criminal sentence enforcement.
2. The pursuit, impoundment, distrainment, freezing and seizure of assets gained through crimes in Vietnam shall abide by this Law and other relevant laws of Vietnam.
3. Assets gained through crimes in Vietnam shall be handled according to international agreements that the Socialist Republic of Vietnam has signed or on a case-by-case basis between relevant competent Vietnamese authorities and foreign competent authorities.
Article 508. Cooperation in investigation and special investigation methods and proceedings
1. Competent Vietnamese authorities can cooperate with foreign competent authorities to jointly carry out investigation or implement special investigation methods and proceedings. The cooperation in investigation or special investigation methods and proceedings shall adhere to international agreements that the Socialist Republic of Vietnam has signed or on a case-by-case basis between relevant competent Vietnamese authorities and foreign competent authorities.
2. Investigation cooperation activities in the territories of the Socialist Republic of Vietnam shall be governed by this Law and other relevant laws of Vietnam.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 155. Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại
Điều 157. Căn cứ không khởi tố vụ án hình sự
Điều 268. Thẩm quyền xét xử của Tòa án
Điều 285. Viện kiểm sát rút quyết định truy tố
Điều 367. Thủ tục xem xét bản án tử hình trước khi thi hành
Điều 401. Thời hạn kháng nghị theo thủ tục tái thẩm
Ðiều 419. Áp dụng biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế
Điều 447. Điều kiện và thẩm quyền áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh
Điều 57. Người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố
Điều 58. Người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt
Điều 65. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án
Điều 73. Quyền và nghĩa vụ của người bào chữa
Điều 75. Lựa chọn người bào chữa
Điều 76. Chỉ định người bào chữa
Điều 78. Thủ tục đăng ký bào chữa
Điều 80. Gặp người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo đang bị tạm giam
Điều 83. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố
Điều 84. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự
Điều 148. Tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố
Điều 241. Áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế
Điều 278. Áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế
Điều 347. Áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế
Điều 133. Chương trình an toàn, vệ sinh lao động
Mục 4. LAO ĐỘNG LÀ NGƯỜI KHUYẾT TẬT
Điều 41. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát
Điều 42. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Kiểm sát viên
Điều 110. Giữ người trong trường hợp khẩn cấp
Điều 125. Hủy bỏ hoặc thay thế biện pháp ngăn chặn
Điều 156. Thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự
Điều 169. Chuyển vụ án để điều tra
Điều 173. Thời hạn tạm giam để điều tra
Điều 180. Thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can
Điều 228. Hủy bỏ việc áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt
Điều 236. Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn truy tố
Điều 238. Giao, nhận hồ sơ vụ án và bản kết luận điều tra
Điều 246. Giải quyết yêu cầu điều tra bổ sung của Tòa án
Điều 368. Thủ tục xét tha tù trước thời hạn có điều kiện
Điều 433. Khởi tố bị can, thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố bị can đối với pháp nhân
Điều 443. Tạm đình chỉ điều tra, đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án, đình chỉ bị can, bị cáo
Điều 457. Quyết định áp dụng thủ tục rút gọn