Chương 3 Nghị định 120/2005/NĐ-CP : Thẩm quyền, thủ tục xử lý vi phạm pháp luật về cạnh tranh
Số hiệu: | 120/2005/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: | 30/09/2005 | Ngày hiệu lực: | 25/10/2005 |
Ngày công báo: | 10/10/2005 | Số công báo: | Từ số 10 đến số 11 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp, Thương mại, Vi phạm hành chính | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
15/09/2014 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Đối với hành vi vi phạm quy định về cạnh tranh không lành mạnh và hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh khác quy định tại Mục 5 Chương II của Nghị định này, cơ quan quản lý cạnh tranh có thẩm quyền sau đây:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm;
d) Buộc đối tượng vi phạm phải cải chính công khai.
2. Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh có thẩm quyền quyết định áp dụng, thay đổi hoặc huỷ bỏ biện pháp ngăn chặn hành chính khi chưa chuyển hồ sơ vụ việc cạnh tranh cho Hội đồng cạnh tranh xử lý.
Đối với hành vi vi phạm quy định về kiểm soát hành vi hạn chế cạnh tranh, Hội đồng cạnh tranh và Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh có các thẩm quyền sau đây:
1. Phạt cảnh cáo.
2. Phạt tiền.
3. Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm.
4. Áp dụng các biện pháp quy định tại các điểm c, d, đ, e, g, h, i và k khoản 4 Điều 4 của Nghị định này.
5. Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề.
6. Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền áp dụng các biện pháp quy định tại điểm a và b khoản 4 Điều 4 của Nghị định này.
Chủ tịch Hội đồng cạnh tranh có quyền quyết định áp dụng, thay đổi, huỷ bỏ biện pháp ngăn chặn hành chính sau khi tiếp nhận hồ sơ vụ việc cạnh tranh.
Thẩm quyền xử phạt các hành vi vi phạm quy định về cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ của các cơ quan khác được xác định theo các quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
Thủ tục xử lý vi phạm pháp luật về cạnh tranh bao gồm các thủ tục sau đây:
1. Thủ tục xử lý hành vi vi phạm quy định về kiểm soát hành vi hạn chế cạnh tranh và cạnh tranh không lành mạnh.
2. Thủ tục áp dụng, thay đổi và huỷ bỏ các biện pháp ngăn chặn hành chính.
3. Thủ tục xử lý hành vi vi phạm quy định pháp luật về cạnh tranh khác.
Việc xử lý hành vi vi phạm quy định về kiểm soát hành vi hạn chế cạnh tranh và cạnh tranh không lành mạnh phải tuân theo trình tự, thủ tục trong tố tụng cạnh tranh được quy định tại Chương V của Luật Cạnh tranh và các quy định tại Chương III của Nghị định số 116/2005/NĐ-CP ngày 15 tháng 9 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Cạnh tranh.
Thủ tục áp dụng, thay đổi, huỷ bỏ biện pháp ngăn chặn hành chính thực hiện theo các quy định tại Điều 61 của Luật Cạnh tranh và các quy định tại Mục 7 Chương III của Nghị định số 116/2005/NĐ-CP ngày 15 tháng 9 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Cạnh tranh.
1. Khi phát hiện hành vi vi phạm quy định pháp luật về cạnh tranh khác quy định tại Mục 5 Chương II của Nghị định này, người có thẩm quyền phải ra lệnh đình chỉ ngay hành vi vi phạm và tiến hành lập biên bản về hành vi vi phạm.
2. Nội dung của biên bản bao gồm:
a) Ngày, tháng, năm, địa điểm lập biên bản;
b) Họ, tên, chức vụ của người lập biên bản;
c) Họ, tên, địa chỉ, nghề nghiệp cá nhân vi phạm hoặc tên, địa chỉ tổ chức vi phạm;
d) Ngày, tháng, năm, địa điểm xảy ra vi phạm;
đ) Mô tả hành vi vi phạm;
e) Các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính (nếu có);
g) Tình trạng tang vật, phương tiện bị tạm giữ (nếu có);
h) Lời khai của cá nhân vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm;
i) Họ, tên, địa chỉ, lời khai của người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại (nếu có).
3. Biên bản phải được lập thành ít nhất hai bản; phải được người lập biên bản và cá nhân vi phạm hoặc đại diện của tổ chức vi phạm ký; nếu có người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại thì họ cùng phải ký vào biên bản; trong trường hợp biên bản gồm nhiều tờ, thì những người được quy định tại khoản này phải ký vào từng tờ biên bản. Nếu cá nhân vi phạm, đại diện của tổ chức vi phạm, người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại từ chối ký thì người lập biên bản phải ghi rõ lý do vào biên bản.
4. Biên bản lập xong phải được giao cho cá nhân, tổ chức vi phạm một bản; nếu vi phạm vượt quá thẩm quyền xử lý của người lập biên bản thì người đó phải gửi biên bản đến người có thẩm quyền xử lý.
1. Thời hạn ra quyết định xử lý vi phạm quy định pháp luật về cạnh tranh khác là 10 ngày, kể từ ngày lập biên bản về hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh; trong trường hợp có nhiều tình tiết phức tạp thì thời hạn này là 30 ngày.
2. Trong trường hợp xét cần có thêm thời gian để xác minh, thu thập chứng cứ thì người có thẩm quyền phải báo cáo thủ trưởng trực tiếp của mình bằng văn bản để xin gia hạn một lần nhưng không quá 30 ngày; việc gia hạn phải bằng văn bản. Quá thời hạn nói trên, người có thẩm quyền xử lý không được ra quyết định xử lý vi phạm. Người có thẩm quyền xử lý nếu có lỗi trong việc để quá thời hạn mà không ra quyết định xử lý vi phạm thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.
1. Nội dung của quyết định xử lý vi phạm quy định pháp luật về cạnh tranh khác bao gồm:
a) Ngày, tháng, năm ra quyết định;
b) Họ, tên, chức vụ của người ra quyết định;
c) Họ, tên, địa chỉ, nghề nghiệp của cá nhân vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm;
d) Hành vi vi phạm; những tình tiết liên quan đến việc giải quyết vi phạm; điều, khoản của văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng;
đ) Hình thức xử phạt chính, hình thức xử phạt bổ sung (nếu có), các biện pháp khắc phục hậu quả (nếu có);
e) Thời hạn, nơi thi hành quyết định và chữ ký của người ra quyết định;
g) Quyền khiếu nại đối với quyết định xử lý vi phạm quy định pháp luật về cạnh tranh khác theo quy định của pháp luật.
2. Quyết định xử lý vi phạm quy định pháp luật về cạnh tranh khác phải ghi rõ cá nhân, tổ chức bị xử lý nếu không tự nguyện chấp hành thì bị cưỡng chế thi hành.
3. Quyết định xử lý vi phạm quy định pháp luật về cạnh tranh khác có hiệu lực kể từ ngày ký, trừ trường hợp trong quyết định quy định ngày có hiệu lực khác.
4. Quyết định xử lý vi phạm quy định pháp luật về cạnh tranh khác được gửi cho cá nhân, tổ chức bị xử lý và cơ quan thu tiền phạt trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định xử lý vi phạm quy định pháp luật về cạnh tranh khác.
Nếu xét thấy hành vi vi phạm có dấu hiệu tội phạm thì cơ quan có thẩm quyền phải chuyển giao hồ sơ, tang vật, phương tiện vi phạm cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự theo quy định tại Điều 94 của Luật Cạnh tranh. Trong trường hợp đã ra quyết định xử lý vi phạm thì cơ quan đã ra quyết định xử lý vi phạm phải có quyết định huỷ bỏ quyết định xử lý vi phạm. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày huỷ bỏ quyết định xử lý vi phạm, cơ quan đã ra quyết định xử lý vi phạm phải chuyển hồ sơ vi phạm cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự.
1. Doanh nghiệp bị xử lý vi phạm phải chấp hành quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh và của cơ quan quản lý cạnh tranh trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh có hiệu lực pháp luật.
2. Tổ chức, cá nhân bị xử lý vi phạm quy định pháp luật về cạnh tranh khác quy định tại Mục 5 Chương II của Nghị định này phải chấp hành quyết định xử lý vi phạm quy định pháp luật về cạnh tranh khác trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày được giao quyết định xử lý vi phạm quy định pháp luật về cạnh tranh khác.
3. Hết thời hạn quy định tại khoản 1 và 2 Điều này, nếu tổ chức, cá nhân bị xử lý không tự nguyện thi hành thì sẽ bị cưỡng chế thi hành theo quy định tại Điều 55 và 56 của Nghị định này.
Tổ chức, cá nhân bị phạt tiền theo quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, quyết định xử lý vi phạm quy định pháp luật về cạnh tranh khác phải nộp tiền phạt tại Kho bạc Nhà nước ghi trong quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, quyết định xử lý vi phạm quy định pháp luật về cạnh tranh khác.
1. Hết thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 53 của Nghị đinh này, tổ chức, cá nhân bị xử lý vi phạm không tự nguyện thi hành, không khởi kiện ra Toà án theo quy định tại mục 7 Chương V của Luật Cạnh tranh, bên được thi hành quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh có quyền làm đơn yêu cầu cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 2 và 3 Điều này tổ chức thi hành quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan đó.
2. Cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, tước các giấy phép, chứng chỉ hành nghề do mình đã cấp cho các doanh nghiệp vi phạm pháp luật về cạnh tranh theo yêu cầu của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh trong quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh.
3. Các cơ quan có thẩm quyền khác có trách nhiệm tổ chức thực hiện các biện pháp buộc cơ cấu lại doanh nghiệp lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, chia, tách doanh nghiệp đã sáp nhập, hợp nhất hoặc buộc bán lại phần doanh nghiệp đã mua theo yêu cầu của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh trong quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh.
4. Cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có trụ sở, nơi cư trú hoặc nơi có tài sản của bên phải thi hành có trách nhiệm tổ chức thực hiện phần quyết định liên quan đến tài sản của quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh theo yêu cầu của bên được thi hành quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh.
Hết thời hạn quy định tại khoản 2 Điều 53 của Nghị định này, nếu tổ chức, cá nhân bị xử lý vi phạm không tự nguyện chấp hành quyết định xử lý vi phạm quy định pháp luật về cạnh tranh khác sẽ bị cưỡng chế thi hành theo thủ tục quy định tại Điều 66 và 67 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và Nghị định số 37/2005/NĐ-CP ngày 18 tháng 3 năm 2005 quy định thủ tục áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
AUTHORITY AND PROCEDURES FOR DEALING WITH BREACHES OF LAWS ON COMPETITION
SECTION I: AUTHORITY FOR DEALING WITH BREACHES OF LAWS ON COMPETITION
Article 42 Authority of administrative body for competition and of head of administrative body for competition
1. The administrative body for competition shall have the following powers with respect to breaches being unfair competitive practices and other breaches of the laws on competition stipulated in Section 5 of Chapter II of this Decree:
(a) To impose a warning;
(b) To impose a fine;
(c) To confiscate the material evidence and facilities used to commit the breach;
(d) To compel the entity in breach to make a public retraction.
2. The head of the administrative body for competition shall have the right to make decisions on application, amendment and revocation of administrative preventive measures prior to the time when a file on a competition case is transferred to the Competition Council to deal with.
Article 43 Authority of Competition Council and of councils dealing with competition cases
The Competition Council and councils dealing with competition cases shall have the following powers to deal with breaches of the provisions on control of practices in restraint of competition:
1. To impose a warning.
2. To impose a fine.
3. To confiscate the material evidence and facilities used to commit the breach.
4. To apply the measures stipulated in sub-clauses (c), (d), (dd), (e), (g), (h), (i) and (k) of article 4.4 of this Decree.
5. To request the competent body to withdraw a business registration certificate or to revoke the right to use a licence or practising certificate.
6. To request the competent body to apply the measures prescribed in sub-clauses (a) and (b) of article 4.4 of this Decree.
Article 44 Authority of chairman of Competition Council
The chairman of the Competition Council shall have the right to make decisions on application, amendment and revocation of administrative preventive measures after receipt of a file on a competition case.
Article 45 Authority of other bodies
Authority by other bodies to impose penalties for breaches of provisions on unfair competitive practices relating to intellectual property rights shall be determined in accordance with the law on dealing with administrative offences.
SECTION 2: PROCEDURES FOR DEALING WITH BREACHES OF LAWS ON COMPETITION
Article 46: Procedures for dealing with breaches of laws on competition
The procedures for dealing with breaches of the laws on competition shall comprise the following procedures:
1. Procedures for dealing with breaches of the provisions on control of practices in restraint of competition and on unfair competitive practices.
2. Procedures for application, amendment and revocation of administrative preventive measures.
3. Procedures for dealing with breaches of other provisions of the laws on competition.
Article 47 Procedures for dealing with breaches of provisions on control of practices in restraint of competition and on unfair competitive practices
Dealing with breaches of the provisions on control of practices in restraint of competition and on unfair competitive practices shall follow the order and procedures for competition legal proceedings stipulated in Chapter V of the Law on Competition and in Chapter III of Decree 1162005-ND-CP of the Government dated 15 September 2005 providing detailed regulations for implementation of a number of articles of the Law on Competition.
Article 48 Procedures for application, amendment and revocation of administrative preventive measures
The procedures for application, amendment and revocation of administrative preventive measures shall be implemented in accordance with article 61 of the Law on Competition and the provisions in Section 7 of Chapter III of Decree 116-2005-ND-CP of the Government dated 15 September 2005 providing detailed regulations for implementation of a number of articles of the Law on Competition.
Article 49 Minutes of breach of other provisions of laws on competition
1. Upon discovery of a breach of other provisions of the laws on competition stipulated in Section 5 of Chapter II of this Decree, the authorized person shall issue an order uspending immediately the conduct in breach and shall prepare minutes of the breach.
2. The minutes shall contain the following particulars:
(a) Date and location of preparation of the minutes;
(b) Full name and title of the person who prepared the minutes;
(c) Full name, address and occupation of the individual in breach or, in the case of an organization in breach, the name and address of the organization;
(d) Date and location of occurrence of the breach;
(dd) Description of the conduct in breach;
(e) Administrative preventive measures (if any);
(g) Status of seized material evidence and facilities (if any);
(h) Declaration of the individual in breach or of the representative of the organization in breach;
(i) Full name, address and declaration of any witness or of any individual suffering loss or of the representative of any organization suffering loss.
3. At least two copies of the minutes shall be prepared. The minutes shall be signed by the person who prepared them and by the individual in breach or by the representative of the organization in breach; and if there was any witness and any entity suffering loss, the minutes shall also be signed by the witness(es) and by the individual suffering loss or by the representative of the organization suffering loss. Where the minutes contain more than one page, all of the entities referred to in this clause must sign each page. If any individual in breach, representative of an organization in breach, witness, person suffering loss or representative of an organization suffering loss refuses to sign the minutes, the person preparing the minutes shall note it in the minutes.
4. After the minutes have been completed, one copy shall be handed to the individual or organization in breach; if the breach exceeds the jurisdiction to deal with the breach of the person preparing the minutes, the minutes must be forwarded to the body competent to deal with the breach.
Article 50 Time-limit for issuing decision dealing with breach of other provisions of laws on competition
1. The time-limit for issuing a decision dealing with a breach of other provisions of the laws on competition shall be ten (10) days from the date of preparation of the minutes of the breach; in complex circumstances, this time-limit shall be thirty (30) days.
2. If an authorized person considers that more time is required to verify or collate evidence, he or she shall provide a written request to extend the time-limit to the person directly in charge of him or her; and any grant of an extension shall be in writing and shall not exceed thirty (30) days. An authorized person shall not issue a decision dealing with a breach after the expiry of the time-limit stipulated above, and if a person is at fault in allowing the time-limit to expire without issuing a decision dealing with a breach, such person shall be dealt with in accordance with law.
Article 51 Decision dealing with breach of other provisions of laws on competition
1. A decision dealing with a breach of other provisions of the laws on competition shall contain the following particulars:
(a) Date of issuance of the decision;
(b) Full name and title of the person issuing the decision;
(c) Full name, address and occupation of the individual in breach or, in the case of an organization in breach, the name and address of the organization;
(d) Details of the act, conduct or practice in breach; any circumstances relevant to resolution; clause and articles of applicable legal instruments;
(dd) Principal penalty, additional form of penalty (if any) and measures for remedying consequences (if any);
(e) Time-limit for enforcement of the decision, place for enforcement of the decision, and signature of the person issuing the decision;
(g) Right pursuant to law to lodge a complaint about the decision dealing with a breach of other provisions of the laws on competition.
2. A decision dealing with a breach of other provisions of the laws on competition shall record that, if the individual or organization in breach fails to implement voluntarily the decision, the decision will be enforced compulsorily.
3. A decision dealing with a breach of other provisions of the laws on competition shall become effective as from the date of its signing, unless the decision itself provides for a different effective date.
4. A decision dealing with a breach of other provisions of the laws on competition shall be forwarded to the individual or organization in breach and to the fine-collecting body within three working days from the date of issuance of the decision.
Article 52 Transfer of files on competition cases with indications of criminal offences
If indications of a criminal offence are identified, the competent body shall transfer the file, the material evidence and the facilities used to commit the breach to the body with authority to institute a criminal prosecution in accordance with article 94 of the Law on Competition. If a decision dealing with a breach has already been issued, the body which issued such decision must revoke it and transfer the file to the body with authority to institute a criminal prosecution within three working days from the date of revocation of the decision.
SECTION 3: PROCEDURES FOR ENFORCEMENT OF DECISIONS DEALING WITH COMPETITION CASES AND OF DECISIONS DEALING WITH BREACHES OF OTHER PROVISIONS OF LAWS ON COMPETITION
Article 53 Compliance with decision dealing with competition case or decision dealing with breach of other provisions of laws on competition
1. An enterprise which is subject to a decision dealing with a competition case issued by a council dealing with a competition case or by the administrative body for competition must comply with the decision within a time-limit of thirty (30) days from the date of effectiveness of such decision dealing with the breach.
2. Any organization or individual being in breach of other provisions of the laws on competition and being dealt with pursuant to Section 5 of Chapter II of this Decree must comply with the decision dealing with the breach within ten (10) days from the date on which such decision is delivered.
3. If upon expiry of the time-limit stipulated in either clause 1 or clause 2 of this article the organization or individual fails to comply voluntarily with the decision, such decision shall be enforced pursuant to article 55 or article 56 of this Decree.
Any organization or individual which is fined by a decision dealing with a competition case or a decision dealing with a breach of other provisions of the laws on competition must pay the fine to the State Treasury stipulated in such decision.
Article 55 Procedures for enforcement of decisions dealing with competition cases
1. If upon expiry of the time-limit stipulated in article 53.1 of this Decree the organization or individual having a penalty imposed fails to comply voluntarily with the decision and does not institute court proceedings pursuant to Section 7 of Chapter V of the Law on Competition, the judgment creditor shall have the right to request the competent bodies stipulated in clauses 2 and 3 of this article to enforce the decision dealing with the competition case within the scope of the functions, duties and powers of such body.
2. The competent body shall be responsible to withdraw a business registration certificate or to revoke the right to use a licence or practising certificate which such body issued to the enterprise which committed an administrative breach, if so required by the council dealing with the competition case in its decision.
3. Other competent bodies shall be responsible to organize coercive measures, namely, the restructure of an enterprise which abused its dominant market position, the division or split of an enterprise which merged or consolidated, or the compulsory re-sale of that part of an enterprise which was acquired, if so required by the council dealing with the competition case in its decision.
4. A civil judgment enforcement office of the province or city under central authority where the judgment debtor has its head office or resides or where there are assets of the judgment debtor shall be responsible to organize implementation of that part of the decision dealing with the competition case relating to assets at the request of the judgment creditor as named in the decision dealing with the competition case.
Article 56 Procedures for enforcement of decision dealing with breach of other provisions of laws on competition
If upon expiry of the time-limit stipulated in article 53.2 of this Decree the organization or individual having a penalty imposed fails to comply voluntarily with the decision dealing with a breach of other provisions of the laws on competition, such entity shall be compelled to implement the decision pursuant to articles 66 and 67 of the Ordinance on Dealing with Administrative Offences and the provisions of Decree 37-2005-ND-CP of the Government dated 18 March 2005 on procedures applicable to enforcement of decisions imposing penalties for administrative offences.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực