Chương 1 Nghị định 120/2005/NĐ-CP : Những quy định chung
Số hiệu: | 120/2005/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: | 30/09/2005 | Ngày hiệu lực: | 25/10/2005 |
Ngày công báo: | 10/10/2005 | Số công báo: | Từ số 10 đến số 11 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp, Thương mại, Vi phạm hành chính | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
15/09/2014 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Nghị định này quy định việc xử lý đối với các tổ chức, cá nhân có hành vi cố ý hoặc vô ý vi phạm các quy định pháp luật về cạnh tranh.
2. Hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh theo quy định của Nghị định này bao gồm:
a) Hành vi vi phạm quy định về kiểm soát hành vi hạn chế cạnh tranh, bao gồm hành vi vi phạm quy định về thoả thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền và tập trung kinh tế;
b) Hành vi vi phạm quy định về cạnh tranh không lành mạnh;
c) Hành vi vi phạm quy định pháp luật về cạnh tranh khác.
Nghị định này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân sau:
1. Tổ chức, cá nhân kinh doanh (sau đây gọi là doanh nghiệp) và hiệp hội ngành nghề hoạt động ở Việt Nam (sau đây gọi là hiệp hội) được quy định tại Điều 2 của Luật Cạnh tranh.
2. Tổ chức, cá nhân khác thực hiện các hành vi được quy định tại Mục 5 Chương II của Nghị định này.
1. Việc xử lý hành vi vi phạm quy định về kiểm soát hành vi hạn chế cạnh tranh phải tuân theo các nguyên tắc sau đây:
a) Mọi hành vi vi phạm phải được phát hiện kịp thời. Việc xử lý hành vi vi phạm phải được tiến hành nhanh chóng, công minh, triệt để; mọi hậu quả do hành vi vi phạm gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật;
b) Việc xử lý hành vi vi phạm phải tuân theo các trình tự, thủ tục trong tố tụng cạnh tranh được quy định tại chương III của Nghị định số 116/2005/NĐ-CP ngày 15 tháng 9 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Cạnh tranh và các quy định tại Nghị định này;
c) Việc xử lý hành vi vi phạm phải do người có thẩm quyền tiến hành theo đúng thẩm quyền do pháp luật quy định;
d) Một hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh chỉ bị xử lý một lần; một doanh nghiệp thực hiện nhiều hành vi vi phạm thì bị xử lý đối với từng hành vi vi phạm;
đ) Không tiến hành xử lý hành vi vi phạm theo quy định của Nghị định này đối với những hành vi vi phạm có dấu hiệu tội phạm.
2. Việc xử lý hành vi vi phạm quy định về cạnh tranh không lành mạnh phải tuân theo các nguyên tắc quy định tại khoản 1 Điều này và Điều 3 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
3. Việc xử lý hành vi vi phạm quy định pháp luật về cạnh tranh khác phải tuân theo các nguyên tắc được quy định tại Điều 3 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
1. Hình thức xử lý vi phạm pháp luật về cạnh tranh bao gồm các hình thức xử phạt và các biện pháp khắc phục hậu quả.
2. Đối với mỗi hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh, tổ chức, cá nhân vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền.
3. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về cạnh tranh còn có thể bị áp dụng một hoặc một số hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề;
b) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh.
4. Ngoài các hình thức xử phạt quy định tại khoản 2 và 3 Điều này, doanh nghiệp vi phạm pháp luật về cạnh tranh còn có thể bị áp dụng một hoặc một số biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
a) Buộc cơ cấu lại doanh nghiệp lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường;
b) Buộc chia, tách doanh nghiệp đã sáp nhập, hợp nhất; buộc bán lại phần doanh nghiệp đã mua;
c) Buộc cải chính công khai;
d) Buộc loại bỏ những điều khoản vi phạm pháp luật ra khỏi hợp đồng hoặc giao dịch kinh doanh;
đ) Buộc sử dụng hoặc bán lại các sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp đã mua nhưng không sử dụng;
e) Buộc loại bỏ những biện pháp ngăn cản, kìm hãm doanh nghiệp khác tham gia thị trường hoặc phát triển kinh doanh;
g) Buộc khôi phục các điều kiện phát triển kỹ thuật, công nghệ mà doanh nghiệp đã cản trở;
h) Buộc loại bỏ các điều kiện bất lợi đã áp đặt cho khách hàng;
i) Buộc khôi phục lại các điều khoản hợp đồng đã thay đổi mà không có lý do chính đáng;
k) Buộc khôi phục lại hợp đồng đã huỷ bỏ mà không có lý do chính đáng.
1. Đối với hành vi vi phạm quy định về kiểm soát hành vi hạn chế cạnh tranh, cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm có thể phạt tiền theo các mức cụ thể được quy định tại Mục 1, 2 và 3 Chương II của Nghị định này nhưng tối đa đến 10% tổng doanh thu của doanh nghiệp vi phạm trong năm tài chính trước năm thực hiện hành vi vi phạm.
Trường hợp doanh nghiệp vi phạm mới thành lập và hoạt động chưa đủ một năm tài chính, tổng doanh thu trong năm tài chính trước năm thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản này được xác định là tổng doanh thu của doanh nghiệp kể từ ngày thành lập cho đến ngày ra quyết định điều tra chính thức về hành vi vi phạm.
2. Đối với các hành vi vi phạm quy định về cạnh tranh không lành mạnh và hành vi vi phạm quy định pháp luật về cạnh tranh khác không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, cơ quan có thẩm quyền tiến hành phạt tiền theo các mức cụ thể quy định tại Mục 4 và 5 Chương II của Nghị định này.
1. Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác thì phải bồi thường.
2. Việc bồi thường thiệt hại quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện theo các quy định của pháp luật về dân sự.
Khi xác định mức độ xử lý đối với từng hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh, cơ quan có thẩm quyền có quyền căn cứ vào một hoặc một số yếu tố sau đây:
1. Mức độ gây hạn chế cạnh tranh do hành vi vi phạm gây ra.
2. Mức độ thiệt hại do hành vi vi phạm gây ra.
3. Khả năng gây hạn chế cạnh tranh của các đối tượng vi phạm.
4. Thời gian thực hiện hành vi vi phạm.
5. Khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm.
6. Các tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng được quy định tại Điều 8 của Nghị định này.
1. Đối với hành vi vi phạm quy định về kiểm soát hành vi hạn chế cạnh tranh và cạnh tranh không lành mạnh, cơ quan có thẩm quyền có thể áp dụng các tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng quy định tại mục 6 chương III của Nghị định số 116/2005/NĐ-CP ngày 15 tháng 9 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Cạnh tranh.
2. Đối với các hành vi vi phạm quy định pháp luật về cạnh tranh khác, cơ quan có thẩm quyền có thể áp dụng các tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng được quy định tại Điều 8 và 9 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
Thời hiệu khiếu nại vụ việc cạnh tranh, thời hiệu ra quyết định điều tra trong trường hợp cơ quan quản lý cạnh tranh phát hiện hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật về cạnh tranh
1. Thời hiệu khiếu nại vụ việc cạnh tranh, thời hiệu ra quyết định điều tra trong trường hợp cơ quan quản lý cạnh tranh phát hiện hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật về cạnh tranh theo quy định tại khoản 2 Điều 65 của Luật Cạnh tranh là 2 năm kể từ ngày hành vi vi phạm được thực hiện.
2. Trong thời hạn được quy định tại khoản 1 Điều này mà tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh mới hoặc cố tình trốn tránh, cản trở việc xử lý của cơ quan có thẩm quyền thì thời hiệu theo quy định tại khoản 1 Điều này được tính lại kể từ thời điểm thực hiện hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh mới hoặc thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc xử lý.
1. This Decree provides for dealing with organizations and individuals committing intentional or unintentional breaches of the provisions of the laws on competition.
2. Conduct in breach of the laws on competition as stipulated in this Decree comprises:
(a) Conduct in breach of the provisions on control of practices in restraint of competition, including conduct in breach of the provisions on agreements in restraint of competition, on abuse of dominant market position and monopoly position, and on economic concentration;
(b) Conduct in breach of the provisions on unfair competitive practices;
(c) Conduct in breach of other provisions of the laws on competition.
This Decree shall apply to the following organizations and individuals:
1. Organizations and individuals conducting business (hereinafter referred to as enterprises) and industry associations operating in Vietnam (hereinafter referred to as associations) as stipulated in article 2 of the Law on Competition.
2. Other organizations and individuals conducting the practices stipulated in Section 5 of Chapter II of this Decree.
Article 3 Principles for dealing with breaches of laws on competition
1. Dealing with conduct in breach of the provisions on control of practices in restraint of competition must comply with the following principles:
(a) Any offence must be identified promptly and dealt with expeditiously, justly and thoroughly; and the consequences arising from the offence must be rectified correctly as stipulated by law;
(b) Dealing with breaches must comply with the order and procedures for competition legal proceedings stipulated in Chapter III of Decree 116-2005-ND-CP of the Government dated 15 September 2005 providing detailed regulations for implementation of a number of articles of the Law on Competition, and with the provisions in this Decree;
(c) Only persons authorized to deal with offences may do so and they must deal with offences correctly in accordance with the authority conferred on them by law;
(d) Any one breach of the laws on competition shall only be penalized once; an enterprise which commits a number of breaches shall be penalized in respect of each breach;
(dd) If a breach contains indications of a criminal offence, it shall not be dealt with pursuant to the provisions in this Decree.
2. Dealing with acts which constitute unfair competitive practices must comply with the principles stipulated in clause 1 of this article and in article 3 of the Ordinance on Dealing with Administrative Offences.
3. Dealing with conduct in breach of other provisions of the laws on competition must comply with the principles stipulated in article 3 of the Ordinance on Dealing with Administrative Offences.
Article 4 Forms of penalty which may be imposed for breaches of laws on competition
1. The forms of penalty which may be imposed for breaches of the laws on competition shall comprise fines and other measures for remedying consequences.
2. For each breach of the laws on competition, one of the following principal penalties must be imposed on an organization or individual in breach:
(a) Warning;
(b) Fine.
3. Depending on the nature and seriousness of a breach, one of the following additional forms of penalty may be imposed on an organization or individual in breach of the laws on competition:
(a) Withdrawal of business registration certificate, revocation of right to use a licence or practising certificate;
(b) Confiscation of material evidence and facilities used to commit the breach of the laws on competition.
4. In addition to the forms of penalty stipulated in clauses 2 and 3 of this article, one or more of the following measures for remedying consequences may also be applied to an organization or individual in breach of the laws on competition:
(a) Restructure of an enterprise which abused its dominant market position;
(b) Division or split of an enterprise which merged or consolidated; compulsory re-sale of that part of an enterprise which was acquired;
(c) Public retraction;
(d) Removal of illegal terms and conditions from a contract or business transaction;
(dd) Compulsory use or re-sale of inventions, utility solutions or industrial designs which were purchased but not used;
(e) Compulsory removal of measures which prevent or impede other enterprises from participating in the market or from developing business;
(g) Compulsory restoration of conditions for technical or technological development which an enterprise impeded;
(h) Compulsory removal of disadvantageous conditions imposed on customers;
(i) Compulsory restoration of contractual conditions which were changed without any legitimate reason;
(k) Compulsory restoration of a contract which was cancelled without any legitimate reason.
Article 5 Levels of fines applicable to breaches of laws on competition
1. With respect to a breach of the provisions on control of practices in restraint of competition, the body with authority to deal with the breach shall impose a fine at the specific levels stipulated in Sections 1, 2 and 3 of Chapter II of this Decree but the maximum fine shall be ten (10) per cent of the total turnover of the enterprise in breach in the financial year preceding the year in which the breach was committed.
If the enterprise in breach is newly established and has not yet operated for a full financial year, "total turnover for the financial year prior to the year in which the breach was committed" as stipulated in this clause means the total turnover of the enterprise as from the date of establishment until the date of issuance of the decision to hold an official investigation into the practice in breach.
2. With respect to unfair competitive practices and conduct in breach of other provisions of the laws on competition outside the cases stipulated in clause 1 of this article, the body with authority to deal with the breach shall impose a fine at the specific levels stipulated in Sections 4 and 5 of Chapter II of this Decree.
Article 6 Compensation for loss caused by breach of laws on competition
1. Any organization or individual breaching the laws on competition, thereby causing loss to the interests of the State or to the lawful rights and interests of other organizations and individuals, must pay compensation for such loss.
2. Payment of compensation for loss as stipulated in clause 1 of this article shall be implemented in accordance with the civil law.
Article 7 Grounds for fixing levels of penalties applicable to breaches of laws on competition
When fixing the level of a penalty applicable to each breach of the laws on competition, the competent body shall have the right to rely on one or more of the following factors:
1. Level of restraint of competition caused by the practice in breach.
2. Amount of loss caused by the practice in breach caused.
3. Capability of the entity in breach to restrain competition.
4. Period of time during which the practice in breach occurred.
5. Profits gained as a result of the practice in breach.
6. Attenuating or aggravating circumstances as stipulated in article 8 of this Decree.
Article 8 Extenuating and aggravating circumstances
1. With respect to any practice in breach of the provisions on control of practices in restraint of competition and on unfair competitive practices, the body with authority to deal with the breach may apply the extenuating and aggravating circumstances stipulated in Section 6 of Chapter III of Decree 116-2005-ND-CP of the Government dated 15 September 2005 providing detailed regulations for implementation of a number of articles of the Law on Competition.
2. With respect to any practice in breach of other provisions of the laws on competition, the body with authority to deal with the breach may apply the extenuating and aggravating circumstances stipulated in articles 8 and 9 of the Ordinance on Dealing with Administrative Offences.
Article 9 Limitation period for lodging complaint about competition case and limitation period for issuance of decision to investigate when administrative body for competition discovers indications of breach of laws on competition
1. The limitation period for lodging a complaint about a competition case and the limitation period for issuance of a decision to investigate when the administrative body for competition discovers indications of a breach of the laws on competition stipulated in article 65.2 of the Law on Competition is two years from the date on which the breach is committed.
2. If during the period stipulated in clause 1 of this article an organization or individual commits a new breach of the laws on competition, or deliberately evades or prevents the breach being dealt with by the competent body, the limitation period stipulated in clause 1 of this article shall be re-calculated from the date on which the new breach is committed or from the date of termination of the conduct to evade dealing with the breach or to prevent the breach being dealt with.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực