Chương IV Nghị định 118/2014/NĐ-CP: Cơ chế, chính sách sắp xếp, đổi mới và phát triển công ty nông ,lâm nghiệp
Số hiệu: | 118/2014/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 17/12/2014 | Ngày hiệu lực: | 01/02/2015 |
Ngày công báo: | 31/12/2014 | Số công báo: | Từ số 1179 đến số 1180 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Tiếp tục rà soát, bổ sung chức năng, nhiệm vụ của các công ty nông, lâm nghiệp, xác định rõ ngành nghề sản xuất kinh doanh chính, ngành nghề sản xuất kinh doanh bổ sung, ngành nghề kinh doanh phục vụ sản xuất kinh doanh chính. Xây dựng phương án sắp xếp lại các công ty theo hướng tập trung vào ngành nghề sản xuất kinh doanh chính gắn kết giữa phát triển vùng nguyên liệu với sản xuất, chế biến và thị trường tiêu thụ, hình thành mô hình sản xuất kinh doanh tổng hợp nông, lâm, công nghiệp, nâng cao giá trị sản phẩm hàng hóa trên đơn vị diện tích sản xuất, nâng cao đời sống của người dân.
2. Đối với công ty lâm nghiệp vừa có rừng sản xuất là rừng tự nhiên, rừng sản xuất là rừng trồng, rừng phòng hộ và đặc dụng diện tích mỗi loại dưới 70% diện tích đất được giao, thuê thì việc xác định ngành nghề sản xuất kinh doanh chính hoặc sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích do cơ quan chủ sở hữu xem xét, lựa chọn trình cơ quan có thẩm quyền quyết định.
1. Các công ty nông, lâm nghiệp thực hiện việc rà soát hiện trạng sử dụng đất về vị trí, ranh giới quản lý, sử dụng đất; diện tích đất đang sử dụng đúng mục đích; diện tích đất sử dụng không đúng mục đích; diện tích đất không sử dụng; diện tích đất đang giao khoán, cho thuê, cho mượn, bị lấn, bị chiếm, liên doanh, liên kết, hợp tác đầu tư và đang có tranh chấp.
2. Căn cứ đề án sắp xếp, đổi mới và phát triển công ty nông, lâm nghiệp đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; quy hoạch sử dụng đất của địa phương và hiện trạng sử dụng đất, công ty đề xuất phương án sử dụng đất. Nội dung phương án sử dụng đất phải thể hiện vị trí, ranh giới sử dụng đất; diện tích đất đề nghị giữ lại sử dụng theo từng loại đất, hình thức sử dụng đất, thời hạn sử dụng đất, diện tích đất bàn giao cho địa phương.
Đối với công ty nông nghiệp trồng cây công nghiệp ngắn ngày, cây hằng năm, chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi trồng thủy sản, công ty giống cây nông nghiệp, giống chăn nuôi, giống thủy sản giữ lại một phần đất hợp lý để sản xuất giống, xây dựng mô hình trình diễn, chuyển giao khoa học công nghệ, xây dựng cơ sở chế biến.
Đối với các công ty nông, lâm nghiệp đã thực hiện rà soát, đo đạc và thực hiện thuê đất, tiếp tục rà soát, điều chỉnh phương án sử dụng đất phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương.
3. Công ty nông, lâm nghiệp báo cáo cơ quan Tài nguyên và Môi trường thẩm định phương án sử dụng đất trước khi trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.
4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, phê duyệt phương án sử dụng đất của công ty nông, lâm nghiệp tại địa phương; chỉ đạo thực hiện việc xác định cụ thể ranh giới, cắm mốc giới sử dụng đất theo phương án được duyệt.
1. Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất cho các công ty nông, lâm nghiệp đối với đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng và đất có rừng sản xuất là rừng tự nhiên.
2. Nhà nước cho các công ty nông, lâm nghiệp thuê đất đối với đất sản xuất nông, lâm nghiệp không thuộc đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều này.
3. Thực hiện miễn, giảm tiền thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật về đầu tư.
1. Đất phải thu hồi của các công ty nông, lâm nghiệp bàn giao về địa phương bao gồm: Đất của các công ty giải thể; đất do thu hẹp nhiệm vụ không còn nhu cầu sử dụng; đất không sử dụng, đất công ty đang khoán trắng, sử dụng không đúng mục đích; diện tích đất đã chuyển nhượng; diện tích đất đã bán vườn cây; đất kết cấu hạ tầng không phục vụ sản xuất; đất ở theo quy hoạch của địa phương đã được phê duyệt và các loại đất khác phải thu hồi theo quy định của pháp luật về đất đai. Các công ty nông, lâm nghiệp có diện tích đất bị thu hồi phải bàn giao toàn bộ hồ sơ về quỹ đất bị thu hồi cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có đất.
2. Đất thu hồi quy định tại Khoản 1 Điều này được ưu tiên giải quyết và xử lý như sau:
a) Đồng bào dân tộc thiểu số ở địa phương không có đất hoặc thiếu đất sản xuất, người đang nhận giao khoán trực tiếp sản xuất được giao đất hoặc thuê đất.
b) Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất được tiếp tục sử dụng theo hình thức giao đất không thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất.
c) Diện tích đất giao không thu tiền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân theo quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản 2 Điều này không được cao hơn mức bình quân của các hộ dân sử dụng đất tại địa phương. Diện tích trên mức bình quân phải chuyển sang thuê đất.
d) Xác định tài sản trên đất theo giá thị trường và quy định của pháp luật về thẩm định giá tại thời điểm nhận giao, thuê để thu hồi phần vốn của nhà nước hoặc người đã đầu tư. Người nhận chuyển nhượng (tổ chức, hộ gia đình, cá nhân) phải trả tiền trong thời gian 01 (một) năm kể từ thời điểm nhận chuyển nhượng, đối với các đối tượng là hộ nghèo theo quy định của pháp luật được xem xét miễn, giảm theo phần vốn của Nhà nước còn lại.
1. Đối với đất công ty đang cho tổ chức, cá nhân thuê, mượn phải chấm dứt cho thuê, cho mượn và giải quyết như sau:
a) Đối với đất cho tổ chức thuê, mượn nằm trong phương án sử dụng đất của công ty thì thu hồi, công ty thanh toán giá trị vườn cây, rừng trồng, tài sản trên đất (nếu có) cho tổ chức đã đầu tư.
b) Đối với đất hộ gia đình, cá nhân thuê, mượn đang sử dụng đúng mục đích, đúng đối tượng theo phương án sử dụng đất của công ty thì chuyển sang hình thức giao khoán đất với công ty. Nếu không chuyển sang giao khoán được thì thu hồi và thanh toán tài sản trên đất cho hộ gia đình, cá nhân.
c) Đối với đất tổ chức, cá nhân thuê, mượn của công ty nhưng không đúng phương án sử dụng đất của công ty thì chuyển giao về địa phương để xem xét, giải quyết theo quy định tại Khoản 2 Điều 15 Nghị định này.
2. Đối với đất của công ty đang bị hộ gia đình, cá nhân lấn, chiếm:
a) Diện tích đất hộ gia đình, cá nhân đang canh tác và nằm trong phương án sử dụng đất của công ty thì xem xét, tiếp nhận và thực hiện giao khoán đất. Trường hợp không nhận giao khoán đất với công ty thì thu hồi theo quy định của pháp luật về đất đai.
b) Diện tích đất các hộ gia đình, cá nhân đang canh tác, nếu công ty không còn nhu cầu sử dụng và không ảnh hưởng đến phương án sử dụng đất của công ty thì chuyển giao địa phương để xem xét, giải quyết theo quy định tại Khoản 2 Điều 15 Nghị định này.
c) Diện tích đất lấn, chiếm mà chuyển nhượng trái phép thì thu hồi, chuyển giao địa phương để xem xét, giải quyết theo quy định tại Khoản 2 Điều 15 Nghị định này.
3. Đối với đất của công ty đang bị tranh chấp:
a) Diện tích đất tranh chấp giữa công ty và các hộ gia đình, cá nhân sống bằng nghề nông đã sản xuất ổn định, không ảnh hưởng đến phương án sử dụng đất của công ty thì giao lại địa phương để xem xét, giải quyết theo quy định tại Khoản 2 Điều 15 Nghị định này.
b) Diện tích đất tranh chấp giữa công ty và các hộ gia đình, cá nhân đang sản xuất ổn định, nhưng nằm trong phương án sử dụng đất của công ty, thì công ty xem xét ký hợp đồng giao khoán đất với hộ gia đình, cá nhân. Nếu không thực hiện giao khoán thì thu hồi theo quy định của pháp luật về đất đai.
c) Diện tích đất tranh chấp giữa công ty với tổ chức khác thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm giải quyết tranh chấp; căn cứ theo phương án sử dụng đất của công ty và chức năng, nhiệm vụ của các tổ chức, công ty thu hồi để sản xuất kinh doanh hoặc giao lại cho địa phương để giải quyết cho tổ chức đó được giao hoặc cho thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai.
4. Trường hợp công ty đã góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất để liên doanh, liên kết, hợp tác đầu tư mà hình thành doanh nghiệp mới sử dụng đất đúng mục đích, có hiệu quả thì tách diện tích đã góp ra khỏi diện tích đất của công ty và chuyển sang thuê đất. Nếu sử dụng không đúng mục đích thì thu hồi và giao lại địa phương để quản lý, sử dụng theo quy định của pháp luật về đất đai.
1. Trường hợp diện tích đất mà công ty nông, lâm nghiệp đã bố trí cho hộ gia đình, cá nhân là cán bộ công nhân viên của công ty đang làm việc, đã nghỉ hưu, nghỉ việc theo chế độ để làm nhà ở, làm vườn, ao gắn liền với nhà ở trong khu dân cư trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 được Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất xác nhận là đang sử dụng ổn định, không có tranh chấp đất đai và phù hợp với quy hoạch sử dụng đất của địa phương thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định tại Khoản 5, Khoản 6 Điều 103 Luật Đất đai.
2. Trường hợp công ty nông, lâm nghiệp giải thể thì Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh lập phương án bố trí lại diện tích đất ở thành khu dân cư trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.
1. Đối với rừng sản xuất là rừng tự nhiên trữ lượng giàu và trung bình: Thực hiện quản lý và sản xuất kinh doanh theo phương án quản lý rừng bền vững đã được cấp chứng chỉ rừng quốc tế về quản lý rừng bền vững sau khi được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận.
2. Đối với rừng sản xuất là rừng tự nhiên nhưng chưa được phê duyệt phương án quản lý rừng bền vững và chưa được cấp chứng chỉ rừng quốc tế về quản lý rừng bền vững, rừng sản xuất là rừng tự nhiên nghèo có khả năng phục hồi trong thời gian chưa được khai thác: Thực hiện nhiệm vụ công ích theo phương thức đặt hàng, giao kế hoạch hàng năm hoặc được hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh của công ty.
3. Đối với rừng sản xuất là rừng tự nhiên nghèo kiệt không có khả năng phục hồi: Lập dự án cải tạo để trồng rừng hoặc trồng cây công nghiệp hiệu quả hơn. Dự án cải tạo rừng phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt trên cơ sở tiêu chí phân loại rừng tự nhiên nghèo kiệt được chuyển đổi sát với thực tế.
4. Đối với diện tích rừng phòng hộ, đặc dụng trong địa giới công ty: Được Nhà nước bảo đảm kinh phí để bảo vệ và phát triển rừng theo phương thức đặt hàng, giao kế hoạch hoặc được hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh của công ty.
5. Đối với diện tích rừng sản xuất là rừng trồng trong địa giới của công ty: Thực hiện bảo vệ và phát triển rừng theo quy chế quản lý rừng sản xuất, các hoạt động sản xuất kinh doanh thực hiện theo cơ chế thị trường.
6. Nhà nước đầu tư phát triển rừng trồng trên diện tích đất được quy hoạch là rừng phòng hộ, rừng đặc dụng. Thực hiện định giá rừng sản xuất là rừng trồng làm cơ sở giao vốn, thực hiện cổ phần hóa, liên doanh, liên kết, thế chấp vay vốn.
1. Nhà nước đảm bảo đủ vốn điều lệ đối với công ty nông, lâm nghiệp được tiếp tục duy trì, củng cố và phát triển do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. Mức vốn điều lệ điều chỉnh lại được xác định bằng vốn điều lệ đã được duyệt cộng với tối đa là 50% tổng nhu cầu vốn đầu tư, vốn luân chuyển cho hoạt động sản xuất kinh doanh theo kế hoạch đầu tư phát triển và kế hoạch sản xuất kinh doanh 5 năm hoặc trong quy hoạch phát triển ngành được cấp có thẩm quyền phê duyệt và được xác định tối thiểu cho 3 năm kể từ năm quyết định điều chỉnh vốn điều lệ.
Việc bổ sung phần vốn điều lệ còn thiếu sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt mức vốn điều lệ được thực hiện theo quy định của Chính phủ về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý tài chính đối với doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
2. Nhà nước đảm bảo đủ vốn góp trong các công ty cổ phần mà nhà nước giữ cổ phần chi phối theo phương án được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Việc đầu tư tăng phần vốn nhà nước được thực hiện theo quy định của Chính phủ về việc đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý tài chính đối với doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
Việc chuyển công ty nông, lâm nghiệp từ công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên được thực hiện theo quy định của Chính phủ về chuyển nhượng vốn nhà nước.
3. Kinh phí rà soát, đo đạc, cắm mốc, lập bản đồ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các công ty nông, lâm nghiệp do ngân sách địa phương đảm bảo; ngân sách trung ương hỗ trợ một phần cho các địa phương có khó khăn về ngân sách.
Trường hợp công ty nông, lâm nghiệp ứng trước tiền để thực hiện rà soát, đo đạc, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì ngân sách nhà nước sẽ hoàn lại; trường hợp công ty nông, lâm nghiệp chuyển sang công ty cổ phần thì được trừ vào tiền thu từ cổ phần hóa.
4. Tiếp tục bàn giao kết cấu hạ tầng (đường giao thông, hệ thống điện, công trình thủy lợi và công trình phúc lợi khác) của các công ty nông, lâm nghiệp về địa phương quản lý. Đối với trường hợp đặc biệt (nhà trẻ, mẫu giáo, trung tâm y tế) cần thiết phải giữ lại để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty thì chênh lệch giữa khoản thu mà các cơ sở này thu được với khoản chi cho hoạt động của cơ sở (gồm cả chi phí khấu hao tài sản cố định) được hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh của công ty và được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.
5. Thực hiện rà soát, thống kê lại vốn và tài sản, các khoản nợ đọng của từng đơn vị; xử lý dứt điểm các khoản công nợ, nợ khó đòi, các khoản phải trả do khách quan, trong đó có các khoản nợ không có khả năng thanh toán khi thực hiện không hiệu quả các chương trình, dự án của Chính phủ thông qua nông, lâm trường trước đây nhưng hiện nay các công ty nông, lâm nghiệp đang kế thừa trách nhiệm; tài sản còn vốn nhà nước trên đất khi chuyển giao đất về địa phương. Đối với tài sản thiếu, công nợ khó đòi vì lý do khách quan sau khi đã được xử lý bằng khoản bồi thường của bảo hiểm (nếu có), bằng nguồn trích lập dự phòng của công ty, nếu thiếu được giảm vốn nhà nước.
6. Doanh thu từ bán gỗ khai thác rừng tự nhiên, rừng trồng, nguồn thu từ chi trả dịch vụ môi trường rừng và các nguồn thu từ sản xuất kinh doanh khác được sử dụng để thanh toán các chi phí hợp lý, đầu tư phát triển rừng, thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước và trích lập các quỹ của công ty theo quy định của pháp luật.
7. Trích lập khoản dự phòng rủi ro đối với rừng sản xuất là rừng trồng trong các trường hợp bị thiệt hại do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh. Khoản dự phòng rủi ro này được hạch toán vào chi phí hoạt động kinh doanh năm báo cáo tại thời điểm lập báo cáo tài chính của công ty nông, lâm nghiệp, đảm bảo cho công ty có nguồn tài chính để bù đắp tổn thất có thể xảy ra.Bổ sung
1. Ngân sách nhà nước đầu tư cho quản lý, bảo vệ, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng đặc dụng, rừng phòng hộ; rừng sản xuất là rừng tự nhiên chưa được phê duyệt phương án quản lý rừng bền vững và chưa được cấp chứng chỉ rừng quốc tế theo phương thức đặt hàng, giao kế hoạch.
2. Ngân sách nhà nước đầu tư cho trồng rừng đặc dụng, rừng phòng hộ theo nguyên tắc tính đúng, tính đủ chi phí theo chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
3. Ngân sách nhà nước hỗ trợ đầu tư mua sắm các trang thiết bị chuyên dụng phục vụ công tác phòng cháy, chữa cháy rừng; xây dựng hệ thống đường lâm nghiệp trong các vùng nguyên liệu tập trung theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
1. Các công ty nông, lâm nghiệp lập phương án sử dụng lao động phù hợp với phương án sản xuất kinh doanh sau sắp xếp, chuyển đổi.
2. Giải quyết chế độ lao động dôi dư
a) Đối với cán bộ, công nhân viên công ty nông, lâm nghiệp trong quá trình sắp xếp, chuyển đổi theo Nghị định này không bố trí được việc làm và không có điều kiện đào tạo lại để chuyển đổi ngành nghề thì được tiếp tục giải quyết theo chế độ lao động dôi dư.
b) Nguồn kinh phí giải quyết chế độ lao động dôi dư
Đối với công ty nông, lâm nghiệp thực hiện cổ phần hóa, nguồn kinh phí lấy từ tiền bán cổ phần lần đầu, trường hợp không đủ được bổ sung từ Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp,
Đối với công ty nông, lâm nghiệp phải giải thể, nguồn kinh phí lấy từ tiền thu bán tài sản của công ty giải thể, trường hợp không đủ được bổ sung từ Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp.
Đối với các loại hình công ty nông, lâm nghiệp khác, nguồn kinh phí lấy từ Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp.
3. Công ty nông, lâm nghiệp có trách nhiệm thực hiện đúng, đầy đủ các chính sách, chế độ lao động, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp đối với cán bộ, công nhân và người lao động.
4. Ngân sách nhà nước hỗ trợ một lần kinh phí đào tạo nghề đối với người lao động đang làm việc tại các công ty nông, lâm nghiệp ở vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng biên giới, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số ít người có cam kết tiếp tục làm việc lâu dài cho công ty sau khi sắp xếp, đổi mới mà phải chuyển đổi ngành nghề.
5. Lao động có hợp đồng nhận khoán ổn định lâu dài với công ty khi chuyển sang công ty cổ phần được mua cổ phần ưu đãi như người lao động thường xuyên trong công ty.
1. Nhà nước hỗ trợ 30% tổng kinh phí đầu tư mới để thực hiện dự án sản xuất thử nghiệm; hỗ trợ 30% đầu tư cho dự án của công ty nông, lâm nghiệp ứng dụng công nghệ mới vào trồng trọt, chăn nuôi, trồng rừng cung cấp gỗ nguyên liệu công nghiệp, gỗ lớn, chế biến nông, lâm sản; xây dựng vườn giống, rừng giống, chuyển giao các loại giống cây trồng có năng suất, chất lượng cao để đưa vào sản xuất kinh doanh. Nguồn kinh phí hỗ trợ được lấy từ Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của các bộ, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và từ nguồn ngân sách nhà nước hỗ trợ.
2. Được tham gia các chương trình chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi; chuyển giao kỹ thuật ở vùng miền núi; các chương trình khuyến nông, khuyến lâm của Nhà nước. Thực hiện vai trò nòng cốt trong việc hình thành và thực hiện mô hình liên kết sản xuất giữa hộ nông dân, tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng và cơ sở khoa học, công nghệ.
3. Công ty nông, lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông, lâm nghiệp, chế biến nông, lâm, thủy sản, sản xuất giống được hưởng các ưu đãi theo quy định của Luật công nghệ cao năm 2008.
POLICIES ON RESTRUCTURING AND DEVELOPMENT OF AGRICULTURE AND FORESTRY COMPANIES
Article 12. Reviewing functions and missions of agriculture and forestry companies
1. Agriculture and forestry companies shall have their functions and duties reviewed and adjusted in order to determine their main business lines, additional business lines and business lines supporting the main ones. A plan shall be formulated to reorganize the companies towards focusing on main business lines that connect the development of farming areas with the manufacturing, processing and sales, establish a business model that combines agriculture, forestry and industry, increase the value of product per production area unit so as to improve the living standard of the people.
2. If an organization has forestry companies that have both production forests being natural forests, production forests being planted forests, protective forests and special-use forests, and the area of each types is less than 70% of the allotted or rented land, then the organization shall consider deciding the main business lines, or engaging in manufacturing and supplying and public services, then request a competent authority to decide.
Article 13. Surveying, drawing maps; formulating, adjusting, and approving land use project
1. Agriculture and forestry companies shall make a survey on the use of land in terms of location and boundary of land; area of land being used for proper purpose, not being used for proper purpose, not being used; land being allotted, rented, lent, transgressed, land under business cooperation contracts, and land in dispute.
2. Pursuant to the project on the restructuring and the development of agriculture and forestry companies approved by competent authorities; local land use plannings and the use of land, each company shall propose their own land use plan. The content of land use plan must include land use location and boundary; land area that should be kept sorted by types, mode and duration for land use and area of land allotted.
Agriculture companies who plant short-term industrial crops, yearly crops, breed animals, do aquaculture; companies specialized in plant varieties, animal breeds, aquatic varieties shall retain a reasonable amount of land for variety/breed production, build a demonstration model, carry out technology transfers, and build processing facilities.
Agriculture and forestry companies that have carried out land survey and leased land shall continue to review and adjust the land use plan in accordance with the local land use plannings.
3. Agriculture and forestry companies shall request Resources and Environment offices to assess the land using plans before submitting them to provincial People’s Committee.
4. Provincial’s People’s committee shall consider and approve the land use plans of local agriculture and forestry companies; direct the determination of boundary and set up landmark according to the approved plan.
Article 14. Land allocation and leasing
1. The State shall allocate protective forest, special-use forest and land having production forest being natural forest to agriculture and forestry companies without collection of land levies.
2. The State shall lease out production agriculture and forestry land other than those mentioned in Clause 1 of this Article to agriculture and forestry companies.
3. Land rent exemption and reduction shall be granted as prescribed in the law on land and the law on investment.
Article 15. Withdrawing and transferring land to local authorities
1. Land to be withdrawn from agriculture and forestry companies and transfer to local authorities includes: Land of dissolved companies; land that is no longer used because of the contraction of scale; empty land allocated by companies and land used for improper purposes; area of transferred land; area of land whose trees has been sold ; land for infrastructure not serving production; residential land according to approved local plannings and other types of land that must be withdrawn as prescribed in laws on land. Agriculture and forestry companies having withdrawn land must transfer all documents about the area of withdrawn land to the People’s Committee of the province where such land is located.
2. Withdrawn land prescribed in Clause 1 of this Article shall be handled in the following order of priority:
a) Land shall be allocated to local ethnic minorities who do not have land or do not have enough land for production, people who receive or lease land for production.
b) Households and individuals using land are allowed to continue using land in no-levy form.
c) Area of land allocated to households and individuals without collection of land levies as prescribed in Point a, Point b Clause 2 of this Article shall not exceed the average land area of the local households. The area exceeding the average area must be leased.
d) Property on land is valued according to market prices and laws on valuation at the time of allocation or lease to recover the capital of the State or the investors. Land receivers (organizations, households, individuals) must pay for the transfer within 1 year as from the date of transfer. Grant of exemption and reduction of transfer prices to poor households shall be considered depending on the remaining state capital.
Article 16. Land that company lend or lease out to others; land under dispute; land under business cooperation agreements
1. Any piece of land lent or leased by the company to another entity must be withdrawn as follows:
a) The company shall withdrawn the land under the company’s land use plan that is lent or leased out to another organization and reimburse the former investor for the value of the plantation, planted forest, or other property on such piece of land.
b) The pieces of land are used by the borrowers or lessees for proper purposes, proper objects, according to company’s land use plan shall be allocated. In case the allocation is impossible, company shall withdraw land and reimburse the households and individuals for the value of property on land.
c) The pieces of land that are used by the borrowers or lessees against the company’s land use plan shall be transferred to the local authority as prescribed in Clause 2, Article 15 of this Decree.
2. Regarding the company’s land being trespassed upon by households or individuals:
a) If such land is farmed by the households or individuals and is part of the company’s land use plan, the company shall consider allocating it or withdrawing it in accordance with laws on land.
b) If such land is farmed by the households or individuals when the company no longer use and does not affect the company’s land use plan, then the company shall transfer land to local authority as prescribed in Clause 2, Article 15 of this Decree.
c) Trespassed land that is illegally transferred shall be withdrawn and given to local authority to settle as prescribed in Clause 2, Article 15 of this Decree.
3. Regarding company’s land being in dispute:
a) If a piece of land is in dispute between the company and a household/individual who have been living stably by farming and is not part of the company’s land use plan, such piece of land shall be given to the local authority as prescribed in Clause 2 Article 15 of this Decree.
b) If a piece of land is in dispute between the company and a household/individual who have been living stably by farming and is part of the company’s land use plan, the company shall consider signing a land allocation contract with such household/individual or withdraw the piece of land in accordance with regulations of law on land.
c) If a piece of land is in dispute between the company and other organizations, provincial People’s Committee is responsible for settling the dispute; based on company’s land use plan and function and mission of the company making the withdrawal for business operation or transfer to local authority to consider allowing the organization to allocate or lease out land according to laws on land.
4. If a piece of land is contributed as capital under a business cooperation contract and the new enterprise established uses such piece of land properly and effectively, such piece of land shall be removed from the company’s land and leased out. If land is not used for proper purpose, land shall be withdrawn and transferred to local authority for management and use as prescribed in laws on land.
Article 17. Residential land, household farming land
1. In case the agriculture and forestry companies have provide land for households and individuals who are the company’s employees, retired staff members having resigned legitimately for house building or farming associated with housing in residential area before July 1, 2004 and these pieces of land were confirmed by People’s Committee of the town where land is located for being use stably, not being in dispute and appropriated land use plannings of local authority, thus households and individuals will be issued with certificates of land use right, house and other property going with land as prescribed in Clause 5, Clause 6 Article 103 of the Law on Land.
2. In case an agriculture/forestry company is dissolved, People’s Committee of the district shall draw up a plan to rearrange land into residential area and request the People’s Committee of the province to approve.
Article 18. Forest management and use mechanism
1. Production forest being natural forest with high or medium reserves shall be managed and farmed according to sustainable forest management project that was issued with the international forest certificate of sustainable forest management after being approved by Prime Minister.
2. If production forest being natural forest has not had the sustainable forest management project approved and has not been issued with the international forest certificate of sustainable forest management, production forest is poor natural forest and is possible to recover when logging has not been carried out, then the company shall use the forest for public benefit mission by placing orders and setting targets or account it for company’s expenditure.
3. If production forest being natural forest is exhausted and unrecoverable, then the forest shall be the subject of a renovation project for planting forest or more effective industrial crops. The forest renovation project must be approved by a competent authority and based on the criteria for identification of depleted natural forests.
4. Protective forest and special-use forest within the company’s boundaries shall receive funding from the State for forest protection and development by placing orders, setting targets, or be included in the company’s business operation expenditure.
5. Productive forest being planted forest within the company's boundaries shall be protected and developed according to production forest management regulation, producing and trading activities in accordance with market mechanism.
6. The State will invest in the development of the planted forests on the land that are planned to be protected forest and special-use forest, valuate production forests being planted forests to serve capital provision, equitization, business cooperation , or mortgaging.
1. The State will provide sufficient charter capital for wholly state-owned agriculture and forestry companies that are allowed to sustain, consolidate and develop. The amount of adjusted charter capital shall be equal to the charter capital approved plus up to 50% of demanded investment and liquid capital for the business operation according to the 5-year plan or sector development planning approved by a competent authority. The adjusted charter capital shall be determined for at least 03 years from the year in which charter capital is adjusted.
The supplementation of the charter capital after the approval of competent authorities shall comply with regulations of Government on the investment of state capital in enterprises and financial management of wholly state-owned enterprises.
2. State shall provide sufficient capital for joint-stock companies whose controlling shares are kept by the state according to plan approved by competent authorities. The investment to increase the state capital is carried out as prescribed in Government regulations on investment of the state capital in enterprises and financial management of wholly state-owned enterprises.
The transformation of agriculture and forestry companies from one-member limited liability companies into multi-member limited liability companies shall comply with Government regulations on state capital transferring.
3. Funding for reviewing, measuring, marking, mapping and issuing certificate of land use right for agriculture and forestry companies shall be provided by local budget; central budget shall provide partial support for the locality having trouble with budget.
The advanced payments for land survey, issuance of land use right certificates made by agriculture and forestry companies shall be reimbursed by state budget, such payments are approved by competent authorities; in case agriculture and forestry companies are transformed into joint-stock companies, the advanced payments shall be offset against the revenue from equitization.
4. Infrastructure (including roads, electric system, irrigation works and other welfare system) of agriculture and forestry companies shall be continued transferring to local authorities. For special facilities (kindergartens, nursery schools, medical centers) that are necessary to be retained to serve the companies’ operation, the difference between the receipts and the expense of these facilities (including fixed asset depreciation) shall be included in the company’s operating costs and shall be deducted when calculating taxable income (deductible expenses).
5. The capital, the property and the outstanding debts of each units shall be reviewed and reckoned up; debts, bad debts and the liabilities due to objective reasons, including defaulted debts that arised because of carrying out ineffectively the projects of the Government in the past which are now inherited by agriculture and forestry companies and property invested by state capital on land shall be completely settled when transferring land to local authorities. If insurance indemnity or the company’s provision against bad debts is not sufficient to cover the bad debts, state capital may be reduced.
6. Revenues from the sale of wood from natural forest, planted forest, revenues from the payments for forest environment services and revenues from other sources of income from business operation are used to defray the reasonable expenses, forest development investment, for fulfilling financial obligation to the State, and for establishing and developing funds of the companies in accordance with law.
7. If the production forest is a planted forest, provisions against natural disasters, fires and epidemics shall be made. These provisions are included in yearly business expense report of agriculture and forestry companies and is enclosed with the financial report so as to ensure that companies have financial resources to make up for possible loss.
1. State budget shall provide investment for management, protection contained cultivation serving restoration of special-use forests, protective forest; production forest being natural forest which has not had the sustainable forest management project approved and has not been issued with the international forest certificate of sustainable forest management by placing orders and setting targets.
2. State budget shall provide sufficient investment for planting special-use forests and protective forests according to the economic and technical standards approved by competent authorities.
3. State budget shall provide investment for purchasing specialized equipment attending to fire prevention activity and in construct ring forestry roads in concentrated farming areas according to plan approved by a competent authority.
The agriculture and forestry companies shall draw up employment plans in accordance with the business plans after the restructuring and transformation.
2. Provision of benefits for redundant employees
a) Officials and employees of agriculture and forestry companies who are made redundant during the restructuring process and cannot be trained for reassignment shall be provided with redundancy benefits.
b) Funding for provision of redundancy benefits
Funding for agriculture and forestry companies performing equitization shall be provided by initial offering of shares; in case the money is not enough, there will be support provided by Business Arrangement and Development Support Fund.
Funding for agriculture and forestry companies that must be dissolved shall be provided by liquidation of assets of the dissolved companies; in case the money is not enough, there will be support provided by Business Arrangement and Development Support Fund.
Funding for other types of agriculture and forestry companies shall be provided by Business Arrangement and Development Support Fund.
3. Agriculture and forestry companies are responsible for implementing correctly and completely policies and regulations on employment, social insurance and unemployment insurance for officers, workers and employees.
4. State budget shall provide a lump sum support for provision of vocational training for employees of agriculture and forestry companies that are located in extremely disadvantaged areas, border areas, remote areas and ethnic minority areas and who have made commitments to continue working for companies after their jobs are changed because of the restructuring.
5. Employees having stable allocation contract may buy preferred shares as regular workers in the company when the company is transformed into joint-stock company.
Article 22. Science and technology
The State shall provide 30% of the total investment in pilot production projects; provide 30% for the plan of the agriculture and forestry companies applying new technologies to farming, breeding, planting forest that provides wood as industrial raw materials, provides large wood and processing agriculture and forest product; building variety areas, carrying out the high quality and productivity variety of plants for business. Support is provided by Science and Technology Development Fund of ministries, provinces, and from state budget.
2. Companies may participate in variety changing programs; technology transfer programs at mountainous region; agriculture encouragement and forestry encouragement programs. Companies perform an important role in forming and carrying out the production cooperation model between households, groups, co-operatives, enterprises, branch associations and science and technology agencies.
3. Agriculture and forestry companies applying high technology to agriculture, forestry, and processing of products thereof shall be provided with incentives as prescribed in Law on high technology 2008.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 5. Chuyển công ty nông nghiệp Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thành công ty cổ phần
Điều 6. Thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
Điều 9. Chuyển công ty lâm nghiệp Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thành công ty cổ phần
Điều 10. Thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
Điều 23. Trách nhiệm của các Bộ, ngành Trung ương
Điều 26. Xử lý một số vấn đề phát sinh khi ban hành Nghị định