Chương 3 Nghị định 117/2003/NĐ-CP: Sử dụng công chức
Số hiệu: | 117/2003/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: | 10/10/2003 | Ngày hiệu lực: | 29/10/2003 |
Ngày công báo: | 14/10/2003 | Số công báo: | Số 166 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/05/2010 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
1. Người đứng đầu cơ quan sử dụng công chức chịu trách nhiệm bố trí, phân công, giao nhiệm vụ cho công chức, bảo đảm các điều kiện cần thiết để công chức thi hành nhiệm vụ, thực hiện các chế độ, chính sách đối với công chức.
2. Khi thực hiện việc bố trí, phân công công tác cho công chức phải bảo đảm phù hợp giữa nhiệm vụ được giao với ngạch công chức được bổ nhiệm, công chức ở ngạch nào thì bố trí công việc phù hợp với ngạch đó.
3. Công chức chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thi hành nhiệm vụ, công vụ của mình; công chức giữ chức vụ lãnh đạo còn phải chịu trách nhiệm về việc thi hành nhiệm vụ, công vụ của công chức thuộc quyền quản lý theo quy định của pháp luật.
1. Công chức được phân công nhiệm vụ mới không phù hợp với ngạch công chức đang giữ thì phải chuyển ngạch cho phù hợp với vị trí và chuyên môn nghiệp vụ được giao.
2. Công chức được chuyển ngạch phải đáp ứng đúng tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ của ngạch được chuyển và phù hợp với cơ cấu ngạch công chức của cơ quan.
3. Cơ quan sử dụng công chức khi chuyển ngạch cho công chức phải thành lập Hội đồng kiểm tra để sát hạch về trình độ, năng lực của công chức. Nếu công chức đáp ứng đủ tiêu chuẩn nghiệp vụ của ngạch mới, thì cơ quan sử dụng công chức ra quyết định bổ nhiệm theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền quản lý công chức bổ nhiệm.
4. Hội đồng kiểm tra có 05 hoặc 07 thành viên, bao gồm:
a) Chủ tịch Hội đồng là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu cơ quan;
b) Phó Chủ tịch Hội đồng là người đứng đầu bộ phận tổ chức cán bộ cơ quan;
c) Các ủy viên Hội đồng là lãnh đạo bộ phận chuyên môn, một số công chức có năng lực, trình độ nghiệp vụ ở cùng ngạch hoặc ngạch cao hơn (Chủ tịch Hội đồng phân công một trong số các Uỷ viên kiêm Thư ký Hội đồng).
5. Hội đồng kiểm tra có nhiệm vụ:
a) Xem xét các văn bằng, chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng theo yêu cầu của ngạch mới, văn bản đánh giá nhận xét quá trình công tác của cơ quan cũ;
b) Phỏng vấn công chức chuyển ngạch các vấn đề về chính trị, xã hội, chuyên môn;
c) Kiểm tra công chức chuyển ngạch soạn thảo văn bản quản lý theo yêu cầu nhiệm vụ của ngạch;
d) Hội đồng kiểm tra họp đánh giá kết quả; nếu xét thấy công chức đạt yêu cầu thì đề nghị cơ quan có thẩm quyền quản lý công chức bổ nhiệm vào ngạch.
6. Khi xét chuyển ngạch không được kết hợp nâng ngạch, nâng bậc lương.
1. Công chức có đủ tiêu chuẩn, điều kiện, vị trí công tác phù hợp với ngạch và còn ngạch trên trong cùng ngành chuyên môn thì có thể được nâng ngạch. Việc nâng ngạch cho công chức phải thông qua kỳ thi nâng ngạch theo quy định. Công chức lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ thì được xem xét để nâng ngạch.
2. Công chức có đủ tiêu chuẩn, thời hạn và còn bậc trong ngạch thì được xem xét để nâng bậc lương. Công chức lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ thì được xem xét để nâng bậc lương trước thời hạn theo quy định của Chính phủ.
3. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, công vụ nếu công chức đạt hiệu quả công tác cao và có triển vọng phát triển thì được Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ra quyết định nâng ngạch hoặc nâng bậc lương trước thời hạn theo phân cấp.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn việc nâng ngạch và nâng bậc lương trước thời hạn quy định tại Điều này.
1. Việc xét cử công chức dự thi nâng ngạch do Hội đồng sơ tuyển của cơ quan thực hiện trên cơ sở nhu cầu ngạch công chức của cơ quan, vị trí công tác của công chức, phẩm chất đạo đức, trình độ năng lực, khả năng phát triển, kết quả hoàn thành nhiệm vụ của công chức. Thành phần Hội đồng sơ tuyển như thành phần của Hội đồng kiểm tra khi chuyển ngạch quy định tại khoản 4 Điều 22 của Nghị định này.
2. Công chức tham gia thi nâng ngạch phải đạt tiêu chuẩn nghiệp vụ của ngạch dự thi, có đủ văn bằng, chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng, đạt hệ số lương tối thiểu quy định đối với từng ngạch dự thi và các điều kiện cần thiết khác theo quy định, đồng thời phải được cơ quan có thẩm quyền quản lý công chức cử tham gia kỳ thi.
Hàng năm, cơ quan có thẩm quyền quản lý công chức căn cứ vào cơ cấu ngạch công chức, xây dựng kế hoạch, chỉ tiêu thi nâng ngạch gửi Bộ Nội vụ để thống nhất kế hoạch và chỉ tiêu dự thi.
1. Khi tổ chức thi nâng ngạch, cơ quan có thẩm quyền tổ chức thi phải thành lập Hội đồng thi nâng ngạch có 05 hoặc 07 thành viên, bao gồm:
a) Chủ tịch Hội đồng là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tổ chức thi nâng ngạch;
b) Phó Chủ tịch Hội đồng là người phụ trách công tác quản lý cán bộ, công chức của cơ quan được giao quyền tổ chức thi nâng ngạch công chức;
c) Các ủy viên Hội đồng là đại diện lãnh đạo các đơn vị chuyên ngành của cơ quan được giao quyền tổ chức thi nâng ngạch công chức;
d) Uỷ viên kiêm Thư ký Hội đồng là người phụ trách lĩnh vực tuyển dụng và nâng ngạch của cơ quan được giao quyền tổ chức thi nâng ngạch công chức.
2. Giúp việc Hội đồng nâng ngạch có Ban coi thi, Ban chấm thi.
Hội đồng thi nâng ngạch hoạt động theo nguyên tắc tập thể, biểu quyết theo đa số và có nhiệm vụ, quyền hạn sau:
1. Thông báo kế hoạch thi nâng ngạch; thể lệ, quy chế thi; tiêu chuẩn và điều kiện dự thi; hồ sơ của người dự thi; môn thi, hình thức thi, thời gian, địa điểm;
2. Tổ chức việc ra đề thi; thành lập Ban coi thi, Ban chấm thi;
3. Tiếp nhận và xét hồ sơ dự thi; thông báo danh sách những người đủ điều kiện và tiêu chuẩn dự thi;
4. Chỉ đạo và tổ chức thi theo đúng quy chế; báo cáo kết quả thi lên cơ quan có thẩm quyền để xem xét và ra quyết định công nhận kết quả kỳ thi;
5. Giải quyết khiếu nại, tố cáo của người dự thi.
1. Mỗi phần thi được chấm theo thang điểm 100.
2. Người trúng tuyển trong kỳ thi là người phải thi đủ các môn thi, có số điểm của mỗi phần thi đạt từ 55 điểm trở lên.
1. Căn cứ vào kết quả kỳ thi, chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày có kết quả thi, cơ quan có thẩm quyền quản lý ngạch công chức cấp giấy chứng nhận ngạch cho công chức đạt kết quả kỳ thi.
2. Căn cứ vào giấy chứng nhận ngạch, cơ quan có thẩm quyền quản lý công chức ra quyết định bổ nhiệm ngạch và xếp lương cho công chức vào ngạch dự thi theo quy định.
1. Cơ quan có thẩm quyền quản lý công chức có trách nhiệm xây dựng quy hoạch, kế hoạch và tổ chức việc đào tạo, bồi dưỡng để tạo nguồn và nâng cao trình độ, năng lực của công chức.
2. Cơ quan sử dụng công chức phải tạo điều kiện để công chức được tham gia đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực theo tiêu chuẩn chức danh chuyên môn nghiệp vụ của ngạch công chức và theo kế hoạch đào tạo bồi dưỡng.
1. Việc điều động công chức phải căn cứ vào nhu cầu công tác của cơ quan và trình độ, năng lực của công chức.
2. Khi điều động công chức sang vị trí công tác có chuyên môn nghiệp vụ khác, cơ quan sử dụng và quản lý công chức phải đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định chuyển ngạch công chức sang ngạch công chức tương đương phù hợp.
3. Những cán bộ, công chức thuộc đối tượng quy định tại các điểm a, d, đ, g khoản 1 Điều 1 của Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Cán bộ, công chức ngày 29 tháng 4 năm 2003 nếu được cơ quan có thẩm quyền điều động về làm việc tại các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, lực lượng vũ trang, thì khi bổ nhiệm vào ngạch công chức phải căn cứ vào vị trí công tác và tiêu chuẩn nghiệp vụ của ngạch công chức. Trình tự thủ tục bổ nhiệm vào ngạch thực hiện như việc chuyển ngạch quy định tại Điều 22 Nghị định này.
1. Việc bổ nhiệm công chức giữ chức vụ lãnh đạo được thực hiện căn cứ vào yêu cầu, nhiệm vụ của cơ quan, tiêu chuẩn, điều kiện của vị trí lãnh đạo, theo thẩm quyền và trình tự thủ tục quy định về bổ nhiệm cán bộ, công chức lãnh đạo.
2. Công chức giữ chức vụ lãnh đạo được bổ nhiệm có thời hạn, khi hết thời hạn giữ chức vụ phải được xem xét để bổ nhiệm lại hoặc không bổ nhiệm lại.
3. Công chức được bố trí sang công tác khác hoặc được bổ nhiệm chức vụ mới thì đương nhiên thôi giữ chức vụ đang đảm nhiệm.
Công chức giữ chức vụ lãnh đạo được cấp có thẩm quyền xem xét cho miễn nhiệm và bố trí công tác khác không chờ hết thời hạn bổ nhiệm trong các trường hợp sau đây:
1. Do nhu cầu công tác;
2. Do sức khoẻ không bảo đảm;
3. Do không hoàn thành nhiệm vụ;
4. Do vi phạm kỷ luật nhưng chưa đến mức bị thi hành kỷ luật bằng hình thức cách chức.
1. Công chức giữ chức vụ lãnh đạo xin từ chức, phải làm đơn gửi người đứng đầu cơ quan sử dụng công chức. Người đứng đầu cơ quan sử dụng công chức phải báo cáo cơ quan có thẩm quyền quản lý công chức xem xét, quyết định.
2. Trong thời hạn 01 tháng, kể từ khi nhận được đơn từ chức, cơ quan có thẩm quyền quản lý công chức phải xem xét để quyết định hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định.
3. Khi đơn từ chức chưa được chấp thuận thì công chức giữ chức vụ lãnh đạo vẫn phải tiếp tục thực hiện nhiệm vụ, chức trách được giao.
4. Công chức giữ chức vụ lãnh đạo sau khi từ chức được bố trí công tác khác.
1. Việc luân chuyển công chức được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
a) Thực hiện việc tăng cường, bổ sung cho cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp về số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức để bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao;
b) Thực hiện việc luân chuyển cán bộ, công chức giữa trung ương và địa phương, giữa các cơ quan, các ngành, các lĩnh vực theo quy hoạch.
2. Cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý thuộc đối tượng quy định tại các điểm a, d, đ, g khoản 1 Điều 1 của Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Cán bộ, công chức ngày 29 tháng 4 năm 2003, được cơ quan có thẩm quyền quyết định luân chuyển về giữ chức vụ lãnh đạo tại các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, lực lượng vũ trang, khi bổ nhiệm vào ngạch công chức phải căn cứ vào vị trí công tác và tiêu chuẩn nghiệp vụ của ngạch công chức. Trình tự, thủ tục bổ nhiệm vào ngạch thực hiện như việc chuyển ngạch quy định tại Điều 22 Nghị định này.
3. Công chức được luân chuyển về làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo ngoài việc áp dụng các chính sách ưu đãi còn được hưởng một số chính sách khuyến khích khác theo quy định chung của Nhà nước.
1. Căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, công vụ, cơ quan có thẩm quyền quản lý công chức cử công chức biệt phái đến làm việc có thời hạn ở một cơ quan, tổ chức, đơn vị khác. Thời hạn cử biệt phái mỗi lần không quá ba năm.
2. Việc cử biệt phái công chức được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
a) Do có những nhiệm vụ đột xuất, cấp bách mà chưa thể thực hiện việc điều động công chức;
b) Do có những công việc chỉ cần giải quyết trong một thời gian nhất định.
3. Công chức được cử biệt phái chịu sự phân công công tác của cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi được cử đến. Cơ quan cử công chức biệt phái có trách nhiệm trả lương và bảo đảm các quyền lợi khác của công chức biệt phái.
4. Công chức được cử biệt phái đến vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo được hưởng các chính sách ưu đãi theo quy định chung của Nhà nước.
Đánh giá công chức để làm rõ năng lực, trình độ, kết quả công tác, phẩm chất đạo đức làm căn cứ để bố trí, sử dụng, bổ nhiệm, đề bạt, đào tạo, bồi dưỡng và thực hiện chính sách đối với công chức.
1. Khi đánh giá công chức, cơ quan sử dụng công chức phải căn cứ vào nhiệm vụ được phân công, kết quả hoàn thành nhiệm vụ và phẩm chất đạo đức của công chức.
2. Việc đánh giá công chức được tổ chức hàng năm và thực hiện vào cuối năm theo trình tự sau: công chức tự nhận xét công tác; tập thể nơi công chức làm việc tham gia góp ý và ghi phiếu phân loại; sau khi tham khảo ý kiến nhận xét, phân loại của tập thể, người đứng đầu cơ quan đánh giá và quyết định xếp loại công chức; thông báo ý kiến đánh giá đến từng công chức.
3. Công chức có quyền được trình bày, bảo lưu ý kiến tự đánh giá nhưng phải chấp hành ý kiến kết luận của cơ quan có thẩm quyền.
4. Việc đánh giá công chức biệt phái do cơ quan sử dụng công chức thực hiện. Văn bản đánh giá công chức biệt phái được gửi về cơ quan cử biệt phái để lưu vào hồ sơ công chức.
5. Tài liệu đánh giá công chức được lưu giữ trong hồ sơ công chức.
Việc đánh giá công chức giữ chức vụ lãnh đạo được thực hiện theo phân cấp quản lý. Ngoài những căn cứ nêu tại Điều 38 Nghị định này, khi đánh giá công chức lãnh đạo còn phải căn cứ vào kết quả hoạt động của cơ quan, đơn vị và trách nhiệm của công chức giữ chức vụ lãnh đạo.
EMPLOYMENT OF PUBLIC EMPLOYEES
Section 1. ARRANGEMENT, ASSIGNMENT OF JOBS, RANK SHIFT, RANK PROMOTION
Article 21.- Arrangement, assignment of jobs
1. The heads of the public employee-employing agencies shall have to arrange, assign jobs to public employees, ensure the necessary conditions for them to perform their tasks, and implement the regimes and policies for them.
2. The arrangement, assignment of jobs to public employees must ensure the compatibility of the assigned tasks with the appointed public employee's ranks; public employees in a certain rank must be arranged jobs suitable to such rank.
3. Public employees shall be responsible before law for the performance of their tasks and official duties; public employees holding leading posts must be also responsible for the performance of tasks and official duties by their subordinates according to law provisions.
1. Public employees who are assigned new tasks which are not suitable to their current ranks shall have to shift to other ranks suitable to their newly assigned positions and professional tasks.
2. Public employees subject to rank shift must satisfy the professional criteria of the ranks they shift to and fit in with the public employee's rank structures of their agencies.
3. The public employee-employing agencies, when shifting public employees to other ranks, must set up an Examination Council to test the professional qualifications and capabilities of such public employees. If the public employees satisfy all the professional criteria of new ranks, the public employee-employing agencies shall issue appointment decisions according to their competence or propose the agencies competent to manage public employees to appoint.
4. An Examination Council consists of 5 or 7 members, including:
a/ The Council chairman, who is the head or deputy head of the agency;
b/ The Council vice-chairman, who is the head of the organization and personnel section of the agency;
c/ Council members, who are leaders of the professional sections, a number of professionally capable public employees of the same or higher rank (the council chairman shall assign one of these members as secretary).
5. The Examination Councils have the following tasks:
a/ To examine diplomas and training certificates as required for the new ranks, the former agency's written evaluation of the previous working process;
b/ To interview the public employees subject to rank shift on political, social and professional issues;
c/ To test the public employees subject to rank shift on the skill of drafting managerial documents as required by the new rank's tasks;
d/ The Councils meet to evaluate the results; if seeing that the public employees are qualified, to propose the agency competent to manage public employees to appoint them to new ranks.
6. Rank shift must not be combined with rank promotion or salary rise.
Article 23.- Rank promotion, salary rise
1. Public employees who meet all criteria and conditions and have their working positions suitable to the ranks while there still exist higher ranks in the same professional branch may be promoted to the higher ranks. The rank promotion for public employees must be effected through rank promotion examinations as prescribed. Public employees who record outstanding achievements in performing their tasks and official duties shall be considered for rank promotion.
2. Public employees who meet all criteria, have passed the required period of time while there exist higher salary grades in their rank shall be considered for salary rise. Public employees who record outstanding achievements in performing their tasks and official duties shall be considered for salary rise ahead of time according to the Government's regulations.
3. In the course of performing their tasks and official duties, if the public employees achieve high working efficiency and show development prospects, the ministers, the heads of the ministerial-level agencies or Government-attached agencies or the presidents of the provincial/municipal People's Committees shall issue decisions to promote them to higher ranks or raise their salaries ahead of time according to their respective decentralized responsibility.
The Minister of Home Affairs shall provide guidance on the rank promotion and salary rise ahead of time as prescribed in this Article.
Article 24.- Nomination of public employees to sit rank promotion examinations
1. The consideration and nomination of public employees to sit rank promotion examinations shall be considered by the Preliminary Selection Councils of their agencies on the basis of the demands of the public employee's ranks, the working positions, ethical quality, professional qualifications, development prospects as well as the task performance results of the public employees. The composition of a Preliminary Selection Council shall be similar to that of the Examination Council set up in case of rank shift as prescribed in Clause 4, Article 22 of this Decree.
2. Public employees sitting rank promotion examinations must satisfy the professional criteria of the ranks for which they are examined, possess all diplomas and training certificates as required, have the minimum salary co-efficient as prescribed for the ranks for which they are examined, and meet other necessary conditions as prescribed, and at the same time be nominated by the agencies competent to manage public employees to sit the examinations.
Article 25.- Organization of rank promotion examinations
Annually, the agencies competent to manage public employees shall base themselves on the public employee's rank structure to work out rank promotion plans and rank promotion examination criteria and send them to the Ministry of Home Affairs for agreement thereon.
Article 26.- Rank Promotion Examination Councils
1. When organizing rank promotion examinations, the agencies competent to do so must set up the Rank Promotion Examination Councils, each consisting of 5 or 7 members, including:
a/ The Council chairman, who is the head or deputy head of the agency competent to organize the rank promotion examination;
b/ The Council vice-chairman, who is in charge of managing officials and public employees of the agency assigned to organize the rank promotion examination;
c/ Council members, who are representatives of the leaderships of the specialized units of the agency assigned to organize the rank promotion examination;
d/ A Council member-cum-secretary, who is in charge of the recruitment and rank promotion of the agency assigned to organize the rank promotion examination.
2. The Rank Promotion Council shall be assisted by an Examination Superintendence Board and an Examination Paper-Marking Board.
Article 27.- Tasks and powers of Rank Promotion Examination Councils
The Rank Promotion Examination Councils shall work on the principles of collectivism and vote by majority, having the following tasks and powers:
1. To publicly announce the rank promotion examination plan; examination regulations and rules; criteria and conditions for sitting the examination; examinee's dossiers; examination subjects, form, time and venues;
2. To organize the compilation of exam questions; to set up the Examination Superintendence Boards and the Examination Paper-Marking Boards;
3. To receive and consider dossiers of application for sitting the examinations; to announce the list of persons who satisfy the conditions and criteria for sitting the examinations;
4. To direct and organize the examinations strictly according to regulations; to report on the examination results to the competent bodies for consideration and decision on recognition thereof;
5. To settle complaints and denunciations of examinees.
Article 28.- Method of marking and determination of successful examinees
1. Each examination subject shall be marked on a 100-point scale.
2. To pass the examinations, examinees must take up all examination subjects and get at least 55 points for each.
Article 29.- Rank certification and appointment to public employee's ranks
1. On the basis of the examination results, within 30 days after the examination results are available, the agencies competent to manage public employee's ranks shall grant the rank certificates to the public employees who have passed the examinations.
2. On the basis of the rank certificates, the agencies competent to manage public employees shall issue rank promotion decisions and grade the public employees' salaries according to the ranks for which they have been examined according to regulations.
Section 2. TRAINING AND FOSTERING
Article 30.- Training and fostering of public employees
1. The agencies competent to manage public employees shall have to formulate training plannings and plans and organize the training and fostering in order to create sources of public employees and raise their qualifications and capabilities.
2. The public employee-employing agencies shall have to create conditions for public employees to have training and fostering in order to raise their qualifications according to the criteria of professional titles of the public employee's ranks and according to the training and fostering plans.
Section 3. TRANSFER, APPOINTMENT TO LEADING POSTS, RESIGNATION, RELIEF FROM DUTY, ROTATION, SECONDING
1. The transfer of public employees must be based on the work demands of the agencies as well as the qualifications and capabilities of public employees.
2. When transferring public employees to working positions involving different professional operations, the agencies employing and managing them must propose competent authorities to decide to shift the public employees to the corresponding ranks as appropriate.
3. If any officials or employees falling into the subjects specified at Points a, d, e and g, Clause 1, Article 1 of the April 29, 2003 Ordinance amending and supplementing a number of articles of the Ordinance on Officials and Public Employees are transferred by competent agencies to work at State agencies, political organizations, socio-political organizations or armed forces, their appointment to public employee's ranks must be based on the working positions and professional criteria of such ranks. The order and procedures of rank appointment shall be the same as those applicable to rank shift prescribed in Article 22 of this Decree.
Article 32.- Appointment to leading posts
1. The appointment of public employees to leading posts shall be based on the requirements and tasks of the agencies, criteria and conditions of the leading positions, and according to the competence, order and procedures prescribed for the appointment of leading officials or public employees.
2. Public employees shall be appointed to leading posts for a definite term, at the end of the post-holding term, they must be considered for re-appointment or non-re-appointment.
3. If public employees are arranged to other jobs or appointed to new posts, they shall be automatically cease to hold their incumbent posts.
Article 33.- Relief from leading posts
Public employees holding leading posts shall be considered by competent authorities for relief from duty and arrangement to other jobs before their appointment terms expire in the following cases:
1. Due to work demands;
2. Due to their poor health;
3. Due to failure to fulfill their tasks;
4. Due to violations of disciplines, which are not serious enough to be disciplined in the form of demotion.
1. If public employees holding leading posts wish to resign, they must give in their resignations to the heads of their employing agencies. The heads of their employing agencies shall report on their resignations to the agencies competent to manage public employees for consideration and decision.
2. Within one month after receiving the resignations, the agencies competent to manage public employees must consider and make decisions thereon or report such to competent authorities for decision.
3. Pending the acceptance of their resignations, the public employees holding leading posts must still discharge their assigned tasks and powers.
4. After public employees resign and cease to hold leading posts, they shall be arranged to other jobs.
1. The rotation of public employees shall be applied in the following cases:
a/ Reinforcing or supplementing the contingent of officials and public employees quantitatively and qualitatively for State agencies, political organizations, socio-political organizations or non-business units in order to ensure the fulfillment of their assigned tasks;
b/ Rotating officials and public employees between the local and central levels and among different agencies, branches or domains according to plannings.
2. When officials or public employees holding leading or managerial posts and falling into the subjects specified at Points a, d, e and g, Clause 1, Article 1 of the April 29, 2003 Ordinance amending and supplementing a number of articles of the Ordinance on Officials and Public Employees are rotated under decisions of competent bodies to hold leading posts in State agencies, political organizations, socio-political organizations or armed forces, their appointment to public employee's ranks must be based on the working positions and professional criteria of such ranks. The order and procedures of rank appointment shall be the same as those applicable to rank shift prescribed in Article 22 of this Decree.
3. Public employees who are rotated to work in highland, deep-lying, remote, border or island areas shall enjoy, in addition to preferential policies, a number of other incentive policies according to the State's general regulations.
1. Basing themselves on the requirements of tasks and official duties, the agencies competent to manage public employees may second public employees to work for a definite term in other agencies, organizations or units. The seconding period shall not exceed three years at a time.
2. The seconding of public employees shall be effected in the following cases:
a/ Due to the emergence of unexpected or urgent tasks while the transfer of public employees cannot be effected.
b/ Due to the fact that some work needs to be settled only in a certain period of time.
3. The seconded public employees shall place themselves under the work assignment of the agencies, organizations or units where they are seconded to. The seconding agencies shall have to pay salaries to and ensure other interests for the seconded public employees.
4. The public employees seconded to highland, deep-lying, remote, border or island areas shall enjoy the preferential policies according to the State's general regulations.
Section 4. EVALUATION OF PUBLIC EMPLOYEES
Evaluation of public employees aims to accurately assess their capabilities, qualifications, working results and moral qualities, serving as a basis for arranging, employing, promoting, training, fostering, and implementing policies towards, public employees
Article 38.- Grounds for and order of evaluation of public employees
1. When evaluating public employees, their agencies must base themselves on the public employees' assigned tasks, task performance results and ethical qualities.
2. The evaluation of public employees shall be organized at the end of each year in the following order: public employees self-remark on their work; collectives where they work give comments and write on grading papers; after consulting the comments and grading of the collectives, the heads of the agencies evaluate and decide on the grading of public employees; evaluation opinions are notified to each public employee.
3. Public employees have the right to present and reserve their self-remarks but must abide by the conclusion opinions of competent bodies.
4. The evaluation of seconded public employees shall be made by the agencies employing such public employees. Written evaluations of the seconded public employees shall be forwarded to the seconding agencies for filing into the public employees' files.
5. Public employees' evaluation documents shall be preserved in their files.
Article 39.- Evaluation of leading public employees
The evaluation of public employees holding leading posts shall be made according to the management decentralization. Apart from the grounds stated in Article 38 of this Decree, the evaluation of leading public employees must be also based on the operation results of the agencies or units and the responsibilities of the leading public employees.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực