Chương II Nghị định 116/2017/NĐ-CP sản xuất lắp ráp nhập khẩu kinh doanh dịch vụ bảo hành bảo dưỡng ô tô: Điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô
Số hiệu: | 116/2017/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 17/10/2017 | Ngày hiệu lực: | 17/10/2017 |
Ngày công báo: | 26/10/2017 | Số công báo: | Từ số 797 đến số 798 |
Lĩnh vực: | Thương mại, Giao thông - Vận tải | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Từ 01/01/2018, DN nhập khẩu ô tô phải có GPKD nhập khẩu
Đây là nội dung được đề cập tại Nghị định 116/2017/NĐ-CP quy định điều kiện sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu và kinh doanh dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng ô tô. Theo đó:
Kể từ 01/01/2018, doanh nghiệp chỉ được nhập khẩu ô tô sau khi đáp ứng điều kiện và được cấp Giấy phép kinh doanh (GPKD) nhập khẩu ô tô theo quy định.
Để được cấp GPKD nhập khẩu ô tô thì doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Có cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô thuộc sở hữu của doanh nghiệp hoặc do doanh nghiệp ký hợp đồng thuê, hoặc thuộc hệ thống đại lý ủy quyền của doanh nghiệp đáp ứng điều kiện theo quy định.
- Có văn bản xác nhận hoặc tài liệu chứng minh doanh nghiệp được quyền thay mặt doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô nước ngoài thực hiện lệnh triệu hồi ô tô nhập khẩu tại Việt Nam.
Hồ sơ đề nghị cấp phép được quy định cụ thể tại Nghị định 116/2017/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 17/10/2017).
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Doanh nghiệp thành lập theo quy định của pháp luật được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô khi đáp ứng các điều kiện sau:
1. Cơ sở vật chất:
a) Doanh nghiệp phải có quyền sử dụng hợp pháp đối với nhà xưởng, dây chuyền công nghệ lắp ráp, dây chuyền hàn, dây chuyền sơn, dây chuyền kiểm tra chất lượng sản phẩm và đường thử ô tô đáp ứng các yêu cầu tối thiểu tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Có cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô thuộc sở hữu của doanh nghiệp, hoặc do doanh nghiệp ký hợp đồng thuê, hoặc thuộc hệ thống đại lý ủy quyền của doanh nghiệp đáp ứng quy định tại Nghị định này.
2. Người phụ trách kỹ thuật các dây chuyền sản xuất, lắp ráp ô tô phải có trình độ đại học trở lên, thuộc ngành cơ khí, ô tô và có kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất, lắp ráp ô tô tối thiểu 05 năm.
3. Có đủ nhân lực, phương án bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.
4. Đáp ứng đủ điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy, phương án chữa cháy theo quy định của pháp luật phòng cháy, chữa cháy.
5. Có đủ các hồ sơ về bảo vệ môi trường đối với nhà máy sản xuất, lắp ráp ô tô đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
1. Bộ Công Thương là cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô.
2. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô gồm:
a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô (Mẫu số 01 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này): 01 bản chính;
b) Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương: 01 bản sao;
c) Danh mục các thiết bị dây chuyền sản xuất, lắp ráp ô tô đồng bộ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 7 Nghị định này: 01 bản sao;
d) Hồ sơ thuyết minh và thiết kế mặt bằng khu vực sản xuất và nhà xưởng: 01 bản sao;
đ) Hồ sơ thuyết minh và thiết kế đường thử ô tô: 01 bản sao;
e) Bằng cấp chuyên môn của người phụ trách kỹ thuật các dây chuyền sản xuất, lắp ráp ô tô: 01 bản sao;
g) Tài liệu chứng minh doanh nghiệp có cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô đáp ứng điều kiện quy định tại Nghị định này: 01 bản sao;
h) Tài liệu chứng minh đủ điều kiện an toàn vệ sinh lao động, phòng cháy, chữa cháy và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật: 01 bản sao.
3. Trình tự cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô:
a) Doanh nghiệp gửi 01 bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều này trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc hình thức phù hợp khác tới Bộ Công Thương;
b) Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, chưa đúng quy định, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Công Thương có văn bản yêu cầu doanh nghiệp bổ sung, hoàn thiện theo đúng quy định;
c) Trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Công Thương thông báo cụ thể thời gian tiến hành kiểm tra, đánh giá thực tế tại doanh nghiệp. Thời hạn kiểm tra không quá 15 ngày làm việc kể từ ngày thông báo.
Trường hợp kết quả kiểm tra, đánh giá chưa đạt yêu cầu, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành việc kiểm tra, Bộ Công Thương thông báo để doanh nghiệp hoàn thiện;
d) Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô (Mẫu số 04 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này) được cấp trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả thẩm định hồ sơ và kiểm tra thực tế đạt yêu cầu. Trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận, Bộ Công Thương trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
đ) Doanh nghiệp nhận Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô trực tiếp tại Bộ Công Thương hoặc qua hệ thống bưu chính (nếu có yêu cầu) hoặc theo hình thức phù hợp khác.
1. Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô, tô được cấp đổi trong trường hợp có sự thay đổi về nội dung thông tin ghi trên Giấy chứng nhận.
2. Hồ sơ đề nghị cấp đổi Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô gồm:
a) Đơn đề nghị cấp đổi Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô (Mẫu số 02 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này): 01 bản chính;
b) Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô đã được cấp: 01 bản sao;
c) Giấy tờ, tài liệu liên quan chứng minh nội dung thay đổi.
3. Trình tự cấp đổi Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô:
a) Doanh nghiệp nộp 01 bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều này trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc hình thức phù hợp khác tới Bộ Công Thương;
b) Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, chưa đúng quy định, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Công Thương có văn bản yêu cầu doanh nghiệp bổ sung, hoàn thiện theo đúng quy định;
c) Trường hợp cần phải kiểm tra thực tế tại doanh nghiệp, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Bộ Công Thương thông báo thời gian và tiến hành kiểm tra. Thời hạn kiểm tra không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày thông báo;
d) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả thẩm định hồ sơ và kiểm tra thực tế (nếu có) đạt yêu cầu, Bộ Công Thương xem xét cấp đổi Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô cho doanh nghiệp. Trường hợp không cấp đổi Giấy chứng nhận, Bộ Công Thương trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
4. Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày được cấp đổi Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô, doanh nghiệp có trách nhiệm nộp lại cho Bộ Công Thương bản chính Giấy chứng nhận đã được cấp trước đó.
1. Trong trường hợp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô bị mất hoặc bị hỏng, hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận gồm Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô, trong đó nêu rõ lý do mất, thất lạc, hư hỏng (Mẫu số 03 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này): 01 bản chính.
2. Trình tự cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô:
a) Doanh nghiệp nộp 01 bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc hình thức phù hợp khác tới Bộ Công Thương;
b) Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, chưa đúng quy định, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Công Thương có văn bản yêu cầu doanh nghiệp bổ sung, hoàn thiện theo đúng quy định;
c) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Bộ Công Thương xem xét cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô cho doanh nghiệp. Trường hợp không cấp lại Giấy chứng nhận, Bộ Công Thương trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
1. Kiểm tra, giám sát định kỳ
Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thành lập Đoàn kiểm tra doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô trên phạm vi toàn quốc theo định kỳ 24 tháng.
2. Kiểm tra đột xuất
Bộ Công Thương phối hợp với các cơ quan liên quan thành lập Đoàn kiểm tra đột xuất doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô trong các trường hợp sau:
a) Nhận được thông tin phản ánh có căn cứ về việc doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô vi phạm các quy định về điều kiện kinh doanh quy định tại Nghị định này;
b) Có văn bản yêu cầu của cơ quan chức năng.
3. Nội dung kiểm tra: Đánh giá việc duy trì hoạt động và các điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô theo các nội dung đăng ký và đã được chứng nhận, gồm: Kiểm tra hồ sơ pháp lý, kiểm tra cơ sở vật chất, kiểm tra các dây chuyền công nghệ và kiểm tra việc tuân thủ các quy định tại Nghị định này.
4. Các nội dung kiểm tra phải được lập thành Biên bản (Mẫu số 09 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này). Trong trường hợp phát hiện sai phạm, Đoàn kiểm tra có trách nhiệm kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền liên quan xử lý theo quy định.
1. Tạm dừng hiệu lực Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô đã cấp cho doanh nghiệp trong các trường hợp sau:
a) Không duy trì các điều kiện kinh doanh quy định tại Nghị định này trong quá trình hoạt động;
b) Thực hiện không đầy đủ các quy định của pháp luật về triệu hồi, bảo hành ô tô và thu hồi ô tô thải bỏ;
c) Không thực hiện chế độ báo cáo theo quy định tại khoản 5 Điều 13 Nghị định này.
Trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày bị tạm dừng hiệu lực Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô, nếu doanh nghiệp khắc phục hoàn toàn vi phạm sẽ được xem xét hủy bỏ việc tạm dừng hiệu lực Giấy chứng nhận.
2. Thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô đã cấp cho doanh nghiệp trong các trường hợp sau:
a) Giải thể, phá sản theo quy định của pháp luật;
b) Cơ quan có thẩm quyền thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương;
c) Cung cấp thông tin không chính xác hoặc giả mạo hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô;
d) Cho thuê, mượn, tự ý sửa đổi nội dung Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô;
đ) Không triển khai hoạt động sản xuất, lắp ráp ô tô trong thời gian 12 tháng liên tục kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô;
e) Không thực hiện các quy định của pháp luật về triệu hồi ô tô, thu hồi ô tô thải bỏ và bảo hành sản phẩm;
g) Không khắc phục hoàn toàn vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày bị tạm dừng hiệu lực Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô.
3. Việc tạm dừng hiệu lực, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô thực hiện theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ Công Thương. Quyết định phải ghi rõ lý do tạm dừng hiệu lực, thu hồi Giấy chứng nhận.
4. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô, doanh nghiệp phải nộp lại bản chính Giấy chứng nhận cho Bộ Công Thương.
5. Bộ Công Thương có trách nhiệm thông báo cho cơ quan đăng kiểm và công bố công khai về việc tạm dừng hiệu lực, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô.
6. Đối với các trường hợp đã bị thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô, doanh nghiệp có nhu cầu cấp mới Giấy chứng nhận phải thực hiện các trình tự, thủ tục theo quy định tại Điều 8 Nghị định này.
1. Duy trì các điều kiện kinh doanh và bảo đảm việc thực hiện trách nhiệm bảo hành, bảo dưỡng, triệu hồi ô tô và thu hồi ô tô thải bỏ theo quy định tại Nghị định này.
2. Chấp hành việc kiểm tra, giám sát định kỳ, kiểm tra đột xuất của cơ quan có thẩm quyền.
3. Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9001:2015 hoặc tương đương vào quá trình sản xuất trong thời hạn 12 tháng kể từ khi doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô.
4. Cung cấp cho người mua các tài liệu, giấy tờ sau:
a) Tài liệu hướng dẫn sử dụng của doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô bằng tiếng Việt;
b) Sổ bảo hành nêu rõ các thông tin về thời hạn và điều kiện bảo hành; chu kỳ và nội dung công việc bảo dưỡng; địa chỉ cơ sở bảo hành, bảo dưỡng và các thông tin cần thiết khác phục vụ việc bảo hành, bảo dưỡng.
5. Báo cáo Bộ Công Thương tình hình sản xuất, lắp ráp ô tô trước ngày 30 tháng 01 hàng năm (Mẫu số 10 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này) hoặc báo cáo đột xuất theo yêu cầu của Bộ Công Thương.
REQUIREMENTS FOR MOTOR VEHICLE MANUFACTURING AND ASSEMBLY
Article 7. Requirements for motor vehicle manufacturing and assembly
The motor vehicle manufacturer/assembler established according to regulations of law shall be issued with the certificate of motor vehicle manufacturing/assembly when the following requirements are fully satisfied:
1. Facilities:
a) The manufacturer/assembler has the legal rights to use the factory, assembly line, welding line, painting line, quality control line and testing road meeting the minimum requirements stated in Appendix I attached hereto;
b) The motor vehicle warranty/maintenance center owned/leased by the manufacturer/assembler or belonging to the dealer network authorized by such manufacturer/assembler meets the requirements mentioned herein.
2. Each technician responsible for motor vehicle production line and assembly line has at least a bachelor’s degree in mechanical engineering or motor vehicles and at least 5-year experience of motor vehicle manufacturing or assembly.
3. There are sufficient personnel and plans to ensure occupational safety and hygiene in accordance with regulations of law on occupational safety and hygiene.
4. The manufacturer/assembler fulfills all fire safety requirements and plans under regulations of law on fire safety.
5. The motor vehicle factory has sufficient documents on environmental safety approved by a competent authority according to regulations of law on environmental safety.
Article 8. Issuance of certificates of eligibility for motor vehicle manufacturing/assembly
1. The Ministry of Industry and Trade shall have the power to issue certificates of eligibility for motor vehicle manufacturing/assembly.
2. An application for issuance of the certificate of eligibility for motor vehicle manufacturing/assembly includes:
a) A completed application form provided in the specimen No. 1 of Appendix II attached hereto;
b) A copy of the enterprise registration certificate or equivalent documents;
c) A copy of the list of equipment used for the production line or assembly line mentioned in Point a Clause 1 Article 7 herein;
d) A copy of the notes and layout of the motor vehicle factory;
dd) A copy of the notes and layout of the motor vehicle testing road;
e) A copy of any relevant degree of the technician responsible for motor vehicle production line or assembly line;
g) A copy of the document proving that the manufacturer/assembler’s motor vehicle warranty/maintenance center meets the requirements stated herein;
h) A copy of the document proving the fulfillment of occupational safety and hygiene, fire and environmental safety in accordance with regulations of law.
3. Procedures for issuance of the certificate of eligibility for motor vehicle manufacturing/assembly:
a) The motor vehicle manufacturer/assembler (applicant) shall submit 1 set of application mentioned in Clause 2 this Article, in person, by post or in any other satisfactory manner, to the Ministry of Industry and Trade;
b) If the application is invalid, the Ministry of Industry and Trade shall make a request for additional documents to the applicant within 5 working days from the day on which the application is received;
c) If the application is valid, the Ministry of Industry and Trade shall notify the applicant of specific time for an inspection visit to the applicant’s factory within 5 working days from the day on which the application is received. Time limit for the inspection visit is 15 working days from the date of notification.
If the inspection results are not satisfactory, the Ministry of Industry and Trade shall inform the applicant of the fulfillment of requirements within 5 working days from the day on which the inspection visit is done;
d) The certificate of eligibility for motor vehicle manufacturing/assembly (provided in the specimen No. 4 of Appendix II attached hereto) shall be issued within 5 working days from the day on which the inspection results of the application are given and the inspection visit is satisfactory. If the application is rejected, the Ministry of Industry and Trade shall provide the applicant with a written explanation;
dd) The applicant shall receive the certificate of eligibility for motor vehicle manufacturing/assembly, in person, by post (if required) or in any other satisfactory manner, from the Ministry of Industry and Trade.
Article 9. Issuance of revised certificates of eligibility for motor vehicle manufacturing/assembly
1. The certificate of eligibility for motor vehicle manufacturing/assembly shall be issued in case of any revision to the contents in such certificate.
2. An application for issuance of the revised certificate of eligibility for motor vehicle manufacturing/assembly includes:
a) A completed application form provided in the specimen No. 2 of Appendix II attached hereto;
b) A copy of the certificate;
c) Relevant documents proving the revised contents.
3. Procedures for issuance of the revised certificate of eligibility for motor vehicle manufacturing/assembly:
a) The applicant shall submit 1 set of application mentioned in Clause 2 this Article, in person, by post or in any other satisfactory manner, to the Ministry of Industry and Trade;
b) If the application is invalid, the Ministry of Industry and Trade shall make a request for additional documents to the applicant within 5 working days from the day on which the application is received;
c) If the inspection visit to the applicant’s factory is required, the Ministry of Industry and Trade shall notify the applicant of specific time and organize the inspection visit within 5 working days from the day on which the application is received. Time limit for the inspection visit is 10 working days from the date of notification;
d) Within 5 working days from the day on which the inspection results of the application are given and the inspection visit (if any) is satisfactory, the Ministry of Industry and Trade shall consider issuing the revised certificate to the applicant. If the application is rejected, the Ministry of Industry and Trade shall provide the applicant with a written explanation.
4. Within 2 working days from the day on which the new certificate is issued, the applicant shall return the old one to the Ministry of Industry and Trade.
Article 10. Reissue of certificates of eligibility for motor vehicle manufacturing/assembly
1. In the cases where the certificate of eligibility for motor vehicle manufacturing/assembly is lost or damaged, the applicant shall submit an application including a completed application form provided in the specimen No. 3 of Appendix II attached hereto.
2. Procedures for reissue of the certificate of eligibility for motor vehicle manufacturing/assembly:
a) The applicant shall submit 1 set of application mentioned in Clause 1 this Article, in person, by post or in any other satisfactory manner, to the Ministry of Industry and Trade;
b) If the application is invalid, the Ministry of Industry and Trade shall make a request for additional documents to the applicant within 5 working days from the day on which the application is received;
c) Within 5 working days from the day on which the valid application is received, the Ministry of Industry and Trade shall consider reissuing the certificate to the applicant. If the application is rejected, the Ministry of Industry and Trade shall provide the applicant with a written explanation.
Article 11. Periodic and ad hoc inspections and supervision of motor vehicle manufacturers/assemblers
1. Periodic and inspections and supervision
The Ministry of Industry and Trade shall take charge and cooperate with relevant authorities in setting up inspectorates to inspect motor vehicle manufacturers/assemblers having certificates every 24 months throughout the country.
2. Ad hoc inspections
The Ministry of Industry and Trade shall cooperate with relevant authorities in setting up inspectorates to conduct ad hoc inspections of motor vehicle manufacturers/assemblers in the following cases:
a) There is information proving that motor vehicle manufacturers/assemblers violate against regulations on the trading requirements stated herein;
b) Written requests made by law enforcement forces are given.
3. Inspection contents: Assessment of maintaining the operation and trading requirements of motor vehicle manufacturers/assemblers in accordance with registered and certified contents including carrying out inspections of legal documents, facilities, technological lines and the compliance with the provisions stated herein.
4. Inspection contents shall be made into a record provided in the specimen No. 9 of Appendix II attached hereto. If any violation is found, the inspectorate shall report to relevant competent authorities.
Article 12. Suspension and revocation of certificates of eligibility for motor vehicle manufacturing/assembly
1. The certificate of eligibility for motor vehicle manufacturing/assembly shall be suspended in any of the following cases:
a) Failure to fulfill the trading requirements specified herein;
b) Failure to comply with regulations of law on defective or scrap motor vehicle recall and motor vehicle warranty;
c) Failure to make reports according to the provision of Clause 5 Article 13 herein.
The suspension of the certificate of eligibility for motor vehicle manufacturing/assembly shall be removed if the motor vehicle manufacturer/assembler takes actions against all violations within 6 months from the day on which the certificate is suspended.
2. The certificate of eligibility for motor vehicle manufacturing/assembly shall be revoked in any of the following cases:
a) Dissolution or bankruptcy;
b) Revocation of enterprise registration certificate or equivalent documents by a competent authority;
c) Wrong information or fake application for issuance of the certificate;
d) Leasing out, borrowing or falsification of the certificate;
dd) Failure to manufacture or assemble motor vehicles within 12 consecutive months from the issue date of the certificate;
e) Failure to comply with regulations of law on defective or scrap motor vehicle recall and motor vehicle warranty;
g) Failure to take actions against all the violations mentioned in Clause 1 this Article within 6 months from the day on which the certificate is suspended.
3. The certificate of eligibility for motor vehicle manufacturing/assembly shall be suspended or revoked according to the Minister of Industry and Trade’s decision specifying reasons for suspension or revocation.
4. Within 5 working days from the day on which the decision on revocation is given, the motor vehicle manufacturer/assembler shall return the certificate to the Ministry of Industry and Trade.
5. The Ministry of Industry and Trade shall inform the certificate registration authority and publish information about suspension or revocation of the certificate.
6. After the certificate is revoked, the motor vehicle manufacturer/assembler shall be entitled to have a new certificate issued provided that he/she follows the procedures specified in Article 8 herein.
Article 13. Responsibilities of motor vehicle manufacturers and assemblers
1. Comply with trading requirements and ensure the fulfillment of responsibility for motor vehicle warranty and maintenance, defective and scrap motor vehicle recall stated herein.
2. Facilitate periodic and ad hoc inspections and supervision carried out by competent authorities.
3. Develop the quality management system under ISO 9001:2015 or equivalents and apply it to the production process within 12 months from the day on which certificates of eligibility for motor vehicle manufacturing/assembly are issued.
4. Provide the following documents for buyers:
a) Motor vehicle manuals in Vietnamese;
b) Warranty books specifying information about warranty periods and conditions; maintenance cycles and tasks; addresses of motor vehicle warranty/maintenance centers and other necessary information serving warranty/maintenance.
5. Make reports on the motor vehicle manufacturing/assembly according to the specimen No. 10 of Appendix II attached hereto before January 30 every year to the Ministry of Industry and Trade or make such reports on an ad hoc basis at the request of the Ministry of Industry and Trade.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực