Chương III Nghị định 113/2015/NĐ-CP: Điều khoản thi hành
Số hiệu: | 113/2015/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 09/11/2015 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2016 |
Ngày công báo: | 22/11/2015 | Số công báo: | Từ số 1135 đến số 1136 |
Lĩnh vực: | Lao động - Tiền lương, Giáo dục | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nghị định 113/2015/NĐ-CP quy định phụ cấp đặc thù, phụ cấp ưu đãi, phụ cấp trách nhiệm công việc và phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập gồm nhà giáo dạy tích hợp, thực hành, là nghệ nhân,… được ban hành ngày 09/11/2015.
1. Phụ cấp đặc thù đối với nhà giáo dạy tích hợp, nhà giáo là nghệ nhân, người có trình độ kỹ năng nghề cao dạy thực hành
- Theo Nghị định 113, điều kiện hưởng phụ cấp nhà giáo: Nhà giáo dạy tích hợp, nhà giáo là nghệ nhân ưu tú trở lên hoặc người có trình độ kỹ năng nghề cao dạy thực hành trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập.
- Mức phụ cấp đặc thù đối với nhà giáo: Nhà giáo quy định tại Điều 4 Nghị định 113/2015 được hưởng phụ cấp đặc thù mức 10% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).
- Cách tính, hưởng đặc thù đối với nhà giáo các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập
+ Phụ cấp đặc thù được tính theo số giờ dạy tích hợp, dạy thực hành thực tế.
+ Phụ cấp đặc thù được trả cùng kỳ lương hàng tháng và không dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.
2. Mức phụ cấp ưu đãi và phụ cấp trách nhiệm công việc đối với nhà giáo dạy người khuyết tật
Mức phụ cấp nhà giáo cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập
- Nhà giáo quy định tại Khoản 1 Điều 7 Nghị định 113/2015/NĐ-CP được hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc mức 0,3 so với mức lương cơ sở và phụ cấp ưu đãi giảng dạy người khuyết tật mức 70% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).
- Nhà giáo quy định tại Khoản 2 Điều 7 Nghị định số 113 được hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc mức 0,3 so với mức lương cơ sở và phụ cấp ưu đãi giảng dạy người khuyết tật mức 40% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).
- Nhà giáo quy định tại Khoản 3 Điều 7 Nghị định 113 năm 2015 được hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc mức 0,2 so với mức lương cơ sở và phụ cấp ưu đãi giảng dạy người khuyết tật mức từ 35% đến 65% tùy lượng học viên là người khuyết tật.
- Nhà giáo quy định tại Khoản 4 Điều 7 NĐ 113/2015 được hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc mức 0,2 so với mức lương cơ sở và phụ cấp ưu đãi giảng dạy người khuyết tật mức từ 5% đến 35% tùy số lượng học viên khuyết tật.
3. Phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm đối với nhà giáo dạy thực hành
Nhà giáo dạy thực hành tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập hoặc doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ với những ngành, nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có một trong các yếu tố nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm tại Khoản 1 Điều 10 Nghị định thì được hưởng phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
Nghị định 113 về chế độ phụ cấp đặc thù đối với nhà giáo CSGDNN, phụ cấp ưu đãi và phụ cấp trách nhiệm công việc đối với nhà giáo dạy người khuyết tật và phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm đối với nhà giáo dạy thực hành có hiệu lực từ ngày 01/01/2016.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2016.
2. Quy định về phụ cấp đối với nhà giáo dạy thực hành các nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và phụ cấp đối với nhà giáo dạy cho người tàn tật, khuyết tật trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập quy định tại các Điều 5, 6, 7, 9, 10 và 11 Nghị định số 43/2008/NĐ-CP ngày 08 tháng 04 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Điều 62 và Điều 72 của Luật Dạy nghề; quy định về chính sách ưu đãi và phụ cấp đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 7 Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Người khuyết tật hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực.
1. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
1. This Decree shall enter into force from January 1, 2016.
2. Regulations on the allowance benefit granted to teachers teaching arduous, hazardous or dangerous disciplines and the allowance benefit granted to teachers teaching students with disability in public vocational education institutions as prescribed in Article 5, 6, 7, 9, 10 and 11 of the Government’s Decree No. 43/2008/ND-CP dated April 8, 2008 on specific provisions and guidance on implementation of Article 62 and 72 of the Law on Vocational Training; regulations on the incentive policy and allowance benefit granted to teachers in public vocational education institutions as referred to in paragraph 1 and 2 Article 7 of the Government’s Decree No. 28/2012/ND-CP dated April 10, 2012 on specific provisions and guidance on implementation of several articles of the Law on Disabled People, shall become defunct from the date of entry into force of this Decree.
1. The Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs, the Minister of Education and Training, and the Minister of Finance, shall be responsible for providing guidance on implementation of this Decree.
2. Minister, Head of a Ministry-level agency, Head of a Governmental body, President of a centrally-affiliated city or province, and relevant organizations, shall be responsible for enforcing this Decree./.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực