Chương II Nghị định 113/2015/NĐ-CP: Chế độ phụ cấp đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập
Số hiệu: | 113/2015/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 09/11/2015 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2016 |
Ngày công báo: | 22/11/2015 | Số công báo: | Từ số 1135 đến số 1136 |
Lĩnh vực: | Lao động - Tiền lương, Giáo dục | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nghị định 113/2015/NĐ-CP quy định phụ cấp đặc thù, phụ cấp ưu đãi, phụ cấp trách nhiệm công việc và phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập gồm nhà giáo dạy tích hợp, thực hành, là nghệ nhân,… được ban hành ngày 09/11/2015.
1. Phụ cấp đặc thù đối với nhà giáo dạy tích hợp, nhà giáo là nghệ nhân, người có trình độ kỹ năng nghề cao dạy thực hành
- Theo Nghị định 113, điều kiện hưởng phụ cấp nhà giáo: Nhà giáo dạy tích hợp, nhà giáo là nghệ nhân ưu tú trở lên hoặc người có trình độ kỹ năng nghề cao dạy thực hành trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập.
- Mức phụ cấp đặc thù đối với nhà giáo: Nhà giáo quy định tại Điều 4 Nghị định 113/2015 được hưởng phụ cấp đặc thù mức 10% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).
- Cách tính, hưởng đặc thù đối với nhà giáo các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập
+ Phụ cấp đặc thù được tính theo số giờ dạy tích hợp, dạy thực hành thực tế.
+ Phụ cấp đặc thù được trả cùng kỳ lương hàng tháng và không dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.
2. Mức phụ cấp ưu đãi và phụ cấp trách nhiệm công việc đối với nhà giáo dạy người khuyết tật
Mức phụ cấp nhà giáo cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập
- Nhà giáo quy định tại Khoản 1 Điều 7 Nghị định 113/2015/NĐ-CP được hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc mức 0,3 so với mức lương cơ sở và phụ cấp ưu đãi giảng dạy người khuyết tật mức 70% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).
- Nhà giáo quy định tại Khoản 2 Điều 7 Nghị định số 113 được hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc mức 0,3 so với mức lương cơ sở và phụ cấp ưu đãi giảng dạy người khuyết tật mức 40% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).
- Nhà giáo quy định tại Khoản 3 Điều 7 Nghị định 113 năm 2015 được hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc mức 0,2 so với mức lương cơ sở và phụ cấp ưu đãi giảng dạy người khuyết tật mức từ 35% đến 65% tùy lượng học viên là người khuyết tật.
- Nhà giáo quy định tại Khoản 4 Điều 7 NĐ 113/2015 được hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc mức 0,2 so với mức lương cơ sở và phụ cấp ưu đãi giảng dạy người khuyết tật mức từ 5% đến 35% tùy số lượng học viên khuyết tật.
3. Phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm đối với nhà giáo dạy thực hành
Nhà giáo dạy thực hành tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập hoặc doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ với những ngành, nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có một trong các yếu tố nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm tại Khoản 1 Điều 10 Nghị định thì được hưởng phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
Nghị định 113 về chế độ phụ cấp đặc thù đối với nhà giáo CSGDNN, phụ cấp ưu đãi và phụ cấp trách nhiệm công việc đối với nhà giáo dạy người khuyết tật và phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm đối với nhà giáo dạy thực hành có hiệu lực từ ngày 01/01/2016.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Nhà giáo dạy tích hợp, nhà giáo là nghệ nhân ưu tú trở lên hoặc người có trình độ kỹ năng nghề cao dạy thực hành trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập.
1. Phụ cấp đặc thù được tính theo số giờ dạy tích hợp, dạy thực hành thực tế.
2. Phụ cấp đặc thù được trả cùng kỳ lương hàng tháng và không dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.
1. Nhà giáo chuyên trách giảng dạy người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập dành riêng cho người khuyết tật hoặc lớp học dành riêng cho người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập.
2. Nhà giáo không chuyên trách giảng dạy người khuyết tật trong các lớp học dành riêng cho người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập.
3. Nhà giáo chuyên trách giảng dạy người khuyết tật trong các lớp hòa nhập cho người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập.
4. Nhà giáo không chuyên trách giảng dạy người khuyết tật trong các lớp hòa nhập cho người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập.
1. Nhà giáo quy định tại Khoản 1 Điều 7 Nghị định này được hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc mức 0,3 so với mức lương cơ sở và phụ cấp ưu đãi giảng dạy người khuyết tật mức 70% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).
2. Nhà giáo quy định tại Khoản 2 Điều 7 Nghị định này được hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc mức 0,3 so với mức lương cơ sở và phụ cấp ưu đãi giảng dạy người khuyết tật mức 40% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).
3. Nhà giáo quy định tại Khoản 3 Điều 7 Nghị định này được hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc mức 0,2 so với mức lương cơ sở và phụ cấp ưu đãi giảng dạy người khuyết tật gồm các mức sau đây:
a) Mức 35% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) áp dụng đối với lớp hòa nhập có từ 5% đến dưới 10% học viên là người khuyết tật;
b) Mức 40% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) áp dụng đối với lớp hòa nhập có từ 10% đến dưới 20% học viên là người khuyết tật;
c) Mức 45% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) áp dụng đối với lớp hòa nhập có từ 20% đến dưới 30% học viên là người khuyết tật;
d) Mức 50% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) áp dụng đối với lớp hòa nhập có từ 30% đến dưới 40% học viên là người khuyết tật;
đ) Mức 55% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) áp dụng đối với lớp hòa nhập có từ 40% đến dưới 50% học viên là người khuyết tật;
e) Mức 60% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) áp dụng đối với lớp hòa nhập có từ 50% đến dưới 60% học viên là người khuyết tật;
g) Mức 65% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) áp dụng đối với lớp hòa nhập có từ 60% đến dưới 70% học viên là người khuyết tật.
4. Nhà giáo quy định tại Khoản 4 Điều 7 Nghị định này được hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc mức 0,2 so với mức lương cơ sở và phụ cấp ưu đãi giảng dạy người khuyết tật gồm các mức sau đây:
a) Mức 5% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) áp dụng đối với lớp hòa nhập có từ 5% đến dưới 10% học viên là người khuyết tật;
b) Mức 10% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) áp dụng đối với lớp hòa nhập có từ 10% đến dưới 20% học viên là người khuyết tật;
c) Mức 15% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) áp dụng đối với lớp hòa nhập có từ 20% đến dưới 30% học viên là người khuyết tật;
d) Mức 20% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) áp dụng đối với lớp hòa nhập có từ 30% đến dưới 40% học viên là người khuyết tật;
đ) Mức 25% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) áp dụng đối với lớp hòa nhập có từ 40% đến dưới 50% học viên là người khuyết tật;
e) Mức 30% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) áp dụng đối với lớp hòa nhập có từ 50% đến dưới 60% học viên là người khuyết tật;
g) Mức 35% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) áp dụng đối với lớp hòa nhập có từ 60% đến dưới 70% học viên là người khuyết tật.
5. Nhà giáo chuyên trách giảng dạy cho người khuyết tật hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc và phụ cấp ưu đãi giảng dạy người khuyết tật theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 3 Điều này thì không hưởng phụ cấp ưu đãi theo quy định tại Quyết định số 244/2005/QĐ-TTg ngày 06 tháng 10 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập.
6. Nhà giáo không chuyên trách giảng dạy cho người khuyết tật hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc và phụ cấp ưu đãi giảng dạy người khuyết tật theo quy định tại Khoản 2 và Khoản 4 Điều này đồng thời được hưởng phụ cấp ưu đãi theo quy định tại Quyết định số 244/2005/QĐ-TTg ngày 06 tháng 10 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập.
1. Phụ cấp đối với nhà giáo không chuyên trách giảng dạy người khuyết tật theo quy định tại Khoản 2 và Khoản 4 Điều 8 Nghị định này được tính theo số giờ giảng dạy người khuyết tật thực tế.
2. Phụ cấp đối với nhà giáo quy định tại các Khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 8 Nghị định này được trả cùng kỳ lương hàng tháng và không dùng để tính, đóng hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.
1. Nhà giáo dạy thực hành, dạy tích hợp (sau đây gọi chung là nhà giáo dạy thực hành) tại phòng thực hành, xưởng thực hành của cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập hoặc doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ với những ngành, nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có một trong các yếu tố nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm sau:
a) Tiếp xúc trực tiếp với chất độc, khí độc, bụi độc; dạy thực hành ở môi trường dễ bị lây nhiễm, mắc các bệnh truyền nhiễm theo quy định;
b) Dạy thực hành trong môi trường chịu áp suất cao hoặc thiếu dưỡng khí, nơi quá nóng hoặc quá lạnh vượt quá tiêu chuẩn cho phép;
c) Dạy thực hành những ngành, nghề học phát sinh tiếng ồn lớn hoặc ở nơi có độ rung liên tục với tần số cao vượt quá tiêu chuẩn an toàn lao động và vệ sinh lao động cho phép;
d) Dạy thực hành ở môi trường có phóng xạ, tia bức xạ hoặc điện từ trường vượt quá tiêu chuẩn cho phép.
2. Danh mục ngành, nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định.
Phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được tính theo mức Iương cơ sở, gồm các mức sau đây:
1. Mức 0,1 áp dụng đối với nhà giáo dạy thực hành ngành, nghề học có một trong các yếu tố nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm quy định tại Khoản 1 Điều 10 Nghị định này.
2. Mức 0,2 áp dụng đối với nhà giáo dạy thực hành ngành, nghề học có hai trong các yếu tố nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm quy định tại Khoản 1 Điều 10 Nghị định này.
3. Mức 0,3 áp dụng đối với nhà giáo dạy thực hành ngành, nghề học có ba trong các yếu tố nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm quy định tại Khoản 1 Điều 10 Nghị định này.
4. Mức 0,4 áp dụng đối với nhà giáo dạy thực hành ngành, nghề học có bốn yếu tố nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm quy định tại Khoản 1 Điều 10 Nghị định này.
1. Phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được tính theo số giờ dạy thực hành thực tế của ngành, nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
2. Phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được trả cùng kỳ lương hàng tháng và không dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.
ALLOWANCE PAID TO TEACHERS OF PUBLIC EDUCATIONAL ESTABLISHMENTS
Section 1: SPECIAL ALLOWANCE PAID TO INTEGRATIVE TEACHERS, ARTIST TEACHERS AND PERSONS WHO HAVE ACHIEVED HIGH LEVELS OF PROFESSIONAL COMPETENCE IN TEACHING PRACTICIAL CLASSES
Article 4. Eligibility for allowance
Teachers are performing integrative teaching duties; teachers are recognized as outstanding artists or those awarded higher recognition; persons who achieved high levels of professional competence are teaching practical classes in public vocational education institutions.
Teachers referred to in Article 4 of this Decree shall be entitled to the special allowance at the rate of 10% of their current salary plus leadership allowance and extra-seniority allowance (if any).
Article 6. Method of calculation and payment
1. The special allowance is calculated based on the actual amount of integrative and practical teaching hours.
2. The special allowance shall be paid at the same time with monthly salary payment and shall not be included as the basis for calculating social insurance contribution and cover.
Section 2: INCENTIVE AND RESPONSIBILITY ALLOWANCE PAID TO TEACHERS OF DISABLED STUDENTS
Article 7. Eligibility for allowance
1. Teachers are carrying out full-time teaching of disabled students in public vocational education institutions specializing in disabled student education or disabled student classes arranged in public vocational education institutions.
2. Teachers are carrying out part-time teaching of disabled students in classes intended for disabled students in public vocational education institutions.
3. Teachers are carrying out full-time teaching of disabled students in socialization classes intended for disabled students in public vocational education institutions.
4. Teachers are carrying out part-time teaching of disabled students in socialization classes intended for disabled students in public vocational education institutions.
1. Teachers referred to in paragraph 1 Article 7 of this Decree shall be entitled to the responsibility allowance at the level of 0.3 as against the base salary and incentive allowance paid for their teaching of disabled students at the rate of 70% of their current salary plus the leadership allowance and extra-seniority allowance (if any).
2. Teachers referred to in paragraph 2 Article 7 of this Decree shall be entitled to the responsibility allowance at the level of 0.3 as against the base salary and incentive allowance paid for their teaching of disabled students at the rate of 40% of their current salary plus the leadership allowance and extra-seniority allowance (if any).
3. Teachers referred to in paragraph 3 Article 7 of this Decree shall be entitled to the responsibility allowance at the level of 0.2 as against the base salary and incentive allowance paid for their teaching of disabled students, including the following rates:
a) 35% of their current salary plus the leadership allowance and extra-seniority allowance (if any), applicable to socialization classes attended by 5% to under 10% of disabled students;
b) 40% of their current salary plus the leadership allowance and extra-seniority allowance (if any), applicable to socialization classes attended by 10% to under 20% of disabled students;
c) 45% of their current salary plus the leadership allowance and extra-seniority allowance (if any), applicable to socialization classes attended by 20% to under 30% of disabled students;
d) 50% of their current salary plus the leadership allowance and extra-seniority allowance (if any), applicable to socialization classes attended by 30% to under 40% of disabled students;
dd) 55% of their current salary plus the leadership allowance and extra-seniority allowance (if any), applicable to socialization classes attended by 40% to under 50% of disabled students;
e) 60% of their current salary plus the leadership allowance and extra-seniority allowance (if any), applicable to socialization classes attended by 50% to under 60% of disabled students;
g) 65% of their current salary plus the leadership allowance and extra-seniority allowance (if any), applicable to socialization classes attended by 60% to under 70% of disabled students.
4. Teachers referred to in paragraph 4 Article 7 of this Decree shall be entitled to the responsibility allowance at the level of 0.2 as against the base salary and incentive allowance paid for their teaching of disabled students, including the following rates:
a) 5% of their current salary plus the leadership allowance and extra-seniority allowance (if any), applicable to socialization classes attended by 5% to under 10% of disabled students;
b) 10% of their current salary plus the leadership allowance and extra-seniority allowance (if any), applicable to socialization classes attended by 10% to under 20% of disabled students;
c) 15% of their current salary plus the leadership allowance and extra-seniority allowance (if any), applicable to socialization classes attended by 20% to under 30% of disabled students;
d) 20% of their current salary plus the leadership allowance and extra-seniority allowance (if any), applicable to socialization classes attended by 30% to under 40% of disabled students;
dd) 25% of their current salary plus the leadership allowance and extra-seniority allowance (if any), applicable to socialization classes attended by 40% to under 50% of disabled students;
e) 30% of their current salary plus the leadership allowance and extra-seniority allowance (if any), applicable to socialization classes attended by 50% to under 60% of disabled students;
g) 35% of their current salary plus the leadership allowance and extra-seniority allowance (if any), applicable to socialization classes attended by 60% to under 70% of disabled students.
5. If teachers assigned full-time duties to teach disabled students have been paid the responsibility allowance and the incentive allowance for their teaching of disabled students under the provisions of paragraph 1 and 3 of this Article, they shall not be entitled to the incentive allowance under the provisions of the Prime Minister’s Decision No. 244/2005/QD-TTg dated October 6, 2005 on the incentive allowance benefit granted to teachers who are performing their direct teaching duties in public vocational education institutions.
6. If teachers assigned part-time duties to teach disabled students have been paid the responsibility allowance and the incentive allowance for their teaching of disabled students under the provisions of paragraph 2 and 4 of this Article, they shall be simultaneously entitled to the incentive allowance under the provisions of the Prime Minister’s Decision No. 244/2005/QD-TTg dated October 6, 2005 on the incentive allowance benefit granted to teachers who are performing their direct teaching duties in public vocational education institutions.
Article 9. Method of calculation and payment
1. The allowance paid to teachers who do not perform full-time duties to teach disabled students under the provisions of paragraph 2 and 4 of this Article shall be calculated based on the actual amount of disabled student teaching hours.
2. Payment of the allowance to teachers as defined in paragraph 1, 2, 3 and 4 Article 8 of this Decree shall coincide with payment of the monthly salary and shall not be included as the basis for calculating social insurance contribution and cover.
Section 3: PHYSICAL HARDSHIP, HAZARD AND DANGER ALLOWANCE PAID TO TEACHERS PERFORMING PRACTICAL TEACHING DUTIES
Article 10. Eligibility for allowance
1. Teachers must perform practical or integrative teaching duties (hereinafter referred to as practical teachers) in practice classrooms or facilities of public vocational education institutions or enterprises, manufacturing, trading and service business establishments associated with academic disciplines which involve one of physical hardship, hazard or danger as follows:
a) Direct contact with poisonous substances, gases or dusts; practical teaching work performed in the work environment that may easily inflict infection and infectious diseases in accordance with regulations;
b) Practical teaching work performed in the high-pressure or low-oxygen, very hot or cold work environment which exceeds the required standard;
c) Practical teaching work performed for academic disciplines that emit loud noise or at places that create constant high-frequency vibration exceeding rigorous standards of occupational safety and hygiene;
d) Practical teaching work performed in the work environment which produces radioactivity, radiation or electromagnetic field exceeding the required standard.
2. The list of academic disciplines which have arduous, hazardous and dangerous attributes shall be issued by the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs.
Article 11. Level of allowance
The physical hardship, hazard and danger allowance shall be calculated based on the base salary, which is categorized into the following level:
1. The level of 0.1 applicable to teachers teaching academic disciplines which involve one of physical hardship, hazard or danger elements stipulated in paragraph 1 Article 10 hereof.
2. The level of 0.2 applicable to teachers teaching academic disciplines which involve two physical hardship, hazard or danger elements stipulated in paragraph 1 Article 10 hereof.
3. The level of 0.3 applicable to teachers teaching academic disciplines which involve three physical hardship, hazard or danger elements stipulated in paragraph 1 Article 10 hereof.
4. The level of 0.4 applicable to teachers teaching academic disciplines which involve four physical hardship, hazard or danger elements stipulated in paragraph 1 Article 10 hereof.
Article 12. Method of calculation and payment
1. The physical hardship, hazard and danger allowance shall be calculated based on the actual amount of hours spent teaching arduous, hazardous and dangerous disciplines.
2. Payment of the physical hardship, hazard and danger allowance shall coincide with payment of the monthly salary and shall not be included as the basis for calculating social insurance contribution and cover.