Chương 2 Nghị định 112/2008/NĐ-CP : Bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên và môi trường hồ chứa
Số hiệu: | 112/2008/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 20/10/2008 | Ngày hiệu lực: | 13/11/2008 |
Ngày công báo: | 29/10/2008 | Số công báo: | Từ số 587 đến số 588 |
Lĩnh vực: | Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: |
Còn hiệu lực
30/06/2024 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Chủ đập có trách nhiệm:
1. Chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có hồ chứa xây dựng phương án cắm mốc giới xác định hành lang bảo vệ hồ chứa trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có hồ chứa phê duyệt.
2. Chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có hồ chứa thực hiện việc cắm mốc giới trên thực địa sau khi phương án cắm mốc giới xác định hành lang bảo vệ hồ chứa được phê duyệt.
3. Bàn giao mốc giới cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có hồ chứa để quản lý, bảo vệ, đối với các hồ chứa xây dựng mới, việc xác định và bàn giao mốc giới phải hoàn tất trước ngày hồ chứa được chính thức đưa vào vận hành khai thác; đối với các hồ chứa đang hoạt động, việc xác định và bàn giao mốc giới phải hoàn tất trong vòng 01 năm, kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.
4. Trường hợp hành lang bảo vệ hồ chứa, vùng lòng hồ bị lấn, bị chiếm, sử dụng trái phép thì phải kịp thời báo cáo và phối hợp với chính quyền địa phương để xử lý theo quy định.
1. Khai thác tài nguyên đất phải theo quy hoạch sử dụng đất chi tiết, kế hoạch sử dụng đất chi tiết đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
2. Quy hoạch sử dụng đất chi tiết và kế hoạch sử dụng đất chi tiết phải bảo đảm khai thác, sử dụng có hiệu quả đất đai, các tài nguyên khác và bảo vệ môi trường, không gây tác động xấu đến hoạt động của hồ chứa.
3. Phương án quy hoạch sử dụng đất chi tiết phải thể hiện rõ diện tích đất chuyển sang phát triển rừng, diện tích đất cần thu hồi để trả lại lòng hồ, diện tích đất được trồng cây ngắn ngày, nuôi trồng thủy sản theo mùa vụ, không ảnh hưởng đến tích nước vào hồ, không gây ô nhiễm môi trường, bảo đảm phù hợp với quy hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và quy chế khai thác, nuôi trồng thủy sản.
4. Phương án quy hoạch sử dụng đất chi tiết và kế hoạch sử dụng đất chi tiết phải lấy ý kiến của cộng đồng dân cư các xã ven hồ và chủ đập, bảo đảm tính công khai, minh bạch, công bằng.
5. Quy hoạch sử dụng đất chi tiết, kế hoạch sử dụng đất chi tiết sau khi được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, chậm nhất là 30 ngày phải được niêm yết công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân các cấp nơi có công trình hồ chứa để nhân dân biết, thực hiện.
1. Việc khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên và môi trường trong hành lang bảo vệ hồ chứa và vùng lòng hồ phải trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, bảo đảm không ảnh hưởng đến nhiệm vụ của hồ chứa; tuân thủ các quy định về kỹ thuật của ngành, lĩnh vực liên quan và các quy định về bảo vệ cảnh quan, môi trường; không làm ảnh hưởng đến các đặc trưng kỹ thuật của hồ chứa, không làm cản trở lớn đến dòng chảy đến hồ.
2. Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có hồ chứa có trách nhiệm kiểm tra, thanh tra việc sử dụng, khai thác tài nguyên và môi trường theo quy hoạch, kế hoạch đã được phê duyệt.
3. Tùy theo mức độ ảnh hưởng đến sự an toàn, bảo đảm thực hiện nhiệm vụ của hồ chứa, công trình đã xây dựng trong hành lang bảo vệ hồ chứa phải tháo dỡ, di chuyển hoặc xem xét cho tiếp tục sử dụng, nhưng phải tuân theo yêu cầu về kỹ thuật, được sự đồng ý bằng văn bản của chủ đập và được phép của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
4. Các hoạt động sau đây trong hành lang bảo vệ hồ chứa và vùng lòng hồ (trừ các quy định tại khoản 5 Điều này) chỉ được tiến hành khi có sự đồng ý bằng văn bản của chủ đập và giấy phép của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật:
a) Xây dựng công trình mới;
b) Xả nước thải vào nguồn nước hồ chứa;
c) Khai thác, sử dụng tài nguyên nước hồ chứa;
d) Khoan, đào điều tra, khảo sát địa chất, thăm dò, thi công công trình khai thác nước dưới đất, khoan, đào thăm dò, khai thác khoáng sản; khoan, đào thăm dò, khai thác vật liệu xây dựng;
đ) Trồng cây lâu năm;
e) Các hoạt động du lịch, thể thao, nghiên cứu khoa học, kinh doanh, dịch vụ;
g) Các hoạt động của xe cơ giới (trừ xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy và xe cơ giới dùng cho người tàn tật);
h) Xây dựng kho, bãi; cảng bến xếp dỡ hàng hóa và trả khách; tập kết nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, vật tư, phương tiện;
i) Xây dựng chuồng trại chăn thả gia súc, nuôi trồng thủy sản;
k) Chôn, lấp phế thải, chất thải;
l) Nổ mìn và các hoạt động gây nổ không hại khác;
m) Xây dựng các công trình ngầm, bao gồm: đường ống dẫn dầu, cáp điện, cáp thông tin, đường ống cấp thoát nước.
5. Cấm các hoạt động sau đây trong vùng lòng hồ:
a) Xây dựng nhà ở, khu dân cư;
b) Xây dựng chuồng trại chăn nuôi, đào đắp bờ bao nuôi trồng thủy sản;
c) Chôn, lấp phế thải, chất thải;
d) Nổ mìn và các hoạt động nổ gây hại khác.
1. Quy trình vận hành hồ chứa phải được lập, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt trước khi tích nước hồ chứa, đáp ứng đầy đủ các nhiệm vụ của hồ chứa theo thứ tự ưu tiên, bảo đảm an toàn công trình, an toàn hạ du hồ chứa, khai thác tổng hợp tài nguyên, môi trường hồ chứa, duy trì dòng chảy tối thiểu ở hạ lưu hồ chứa, không gây biến đổi lớn đến chế độ dòng chảy hạ lưu hồ và có tính đến yếu tố biến đổi khí hậu; phù hợp với quy trình vận hành liên hồ chứa trên khu vực sông (nếu có) đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
2. Chủ đập có trách nhiệm thực hiện việc quan trắc, thu thập thông tin, dữ liệu về khí tượng, thủy văn bằng nguồn kinh phí của mình phục vụ yêu cầu bảo vệ, quản lý vận hành, khai thác hồ chứa theo hướng dẫn của cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường và gửi báo cáo kết quả thực hiện hàng năm cho Bộ quản lý chuyên ngành và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh liên quan.
3. Hàng năm, chủ đập có trách nhiệm lập kế hoạch điều tiết nước hồ chứa và tổ chức thông báo kế hoạch điều tiết nước cho Ủy ban nhân dân các cấp nơi có hồ chứa và vùng hạ du hồ chứa nhằm giảm thiểu tác động xấu đến sản xuất, đời sống nhân dân và môi trường.
4. Kế hoạch điều tiết nước hồ chứa được lập trên cơ sở quy trình vận hành hồ chứa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, yêu cầu duy trì dòng chảy tối thiểu, dự báo tình hình biến đổi dòng chảy trong năm của cơ quan khí tượng thủy văn và nhu cầu sử dụng nước của các ngành, địa phương, các tổ chức kinh tế.
5. Trường hợp cơ quan, tổ chức liên quan và địa phương không nhất trí với kế hoạch điều tiết nước hồ chứa thì có thể kiến nghị với chủ đập và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, quyết định kế hoạch điều tiết nước hồ chứa.
1. Các tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng nguồn nước hồ chứa để phát điện, cấp nước sinh hoạt, sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và các hoạt động sản xuất, dịch vụ khác về nước phải trả tiền sử dụng nước, thuế tài nguyên theo quy định của pháp luật.
2. Các tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên đất, các tài nguyên khác vùng lòng hồ; xả nước thải, chất thải vào hồ chứa phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.
PROTECTION. EXPLOITATION AND USE OF RESERVOIR RESOURCES AND ENVIRONMENT
Article 6.- Formation of reservoir protection corridors Adam owner shall:
1. Assume the prime responsibility for. and coordinate with the provincial-level Natural Resources and Environment Service, district- and commune-level People's Committees of the locality where the reservoir is located in, formulating a scheme to place reservoir protection corridor boundary markers and submit it for approval to the provincial-level People's Committee of the locality where the reservoir is located.
2. Assume the prime responsibility for, and coordinate with the district-and commune-level People's Committees of the locality where the reservoir is located in, placing markers on the field after the scheme to place reservoir protection corridor boundary markers is approved.
3. Hand over reservoir boundary markers to the commune-level People's Committee of the locality where the reservoir is located for management and protection; for new reservoirs, complete their boundary determination and handover of their boundary markers prior to the official operation of a reservoir; for operating reservoirs, complete such determination and handover within one year from the effective date of this Decree.
4. When reservoir protection corridors or reservoir zones are encroached, occupied or illegally used, promptly report to local administrations, and coordinate with them in handling according to law these violations.
Article 7.- Exploitation of land resources in reservoir protection corridors and reservoir zones
1. Exploitation of land resources must conform with detailed land-use master plans and plans already approved by competent agencies.
2. Detailed land-use master plans and plans must ensure efficient exploitation and use of land and other natural resources and environmental protection without causing adverse impacts on reservoir operation.
3. Detailed land-use planning schemes must specify the areas of land for forest development, recovery for reservoir zones, short-term crop plantation and seasonal aquaculture without affecting reservoirs' water collection and polluting the environment while conforming with the crop and livestock restructuring planning and the Regulation on aquatic resource exploitation and culture.
4. Detailed land-use master plans and plans must take into account opinions of dam owners and communities of lakeside communes, ensuring publicity, transparency and fairness.
5. Within 30 days after being approved by competent agencies, detailed land-use master plans, and plans must be posted up at the offices of People's Committees of all levels of the localities where reservoirs are located for people's information and compliance.
Article 8.- Exploitation and use of reservoir resources and environment
1. Exploitation and use of natural resources and environment in reservoir protection corridors and reservoir zones must be based on approved master plans and plans and not affect reservoirs' functions; comply with technical regulations of related branches and domains and regulations on landscape and environmental protection: and not affect reservoirs* technical characteristics and greatly obstruct the water flow to reservoirs.
2. District- and commune-level People's Committees of the localities where reservoirs are located shall examine and inspect the use and exploitation of reservoir resources and environment according to approved master plans and plans.
3. Depending on the extent of impact on the safety and functions of reservoirs, works built in reservoir protection corridors shall be removed or relocated or may be permitted for continued operation, but must meet technical requirements and such operation must be agreed by dam owners in writing and permitted by competent agencies according to law.
4. The following activities in reservoir protection corridors and reservoir zones (except those specified in Clause 5 of this Article) may be carried out only when they are agreed by dam owners in writing and licensed by competent agencies according to law:
a/ Construction of new works:
b/ Discharge of wastewater into reservoir water sources;
c/ Exploitation and use of reservoir water resources;
d/ Drilling, exploratory digging, geological survey, exploration and construction of groundwater exploiting works: drilling, exploratory digging and exploitation of minerals: drilling, exploratory digging and exploitation of construction materials:
e/ Perennial tree plantation:
f/ Tourist, sports, scientific research, business and service activities;
g/ Operation of motor vehicles (except two-and three-wheeled motorcycles, motorbikes and motor vehicles used for the disabled);
h/ Construction of warehouses and storage yards; and cargo and passenger ports and wharfs: and depots of raw materials, fuel, materials and means;
i/ Construction of cattle breeding facilities, aquaculture;
j/ Burial of wastes;
k/ Blasting and other harmless explosion activities;
1/ Construction of underground works, including oil pipelines, electric cables, communication cables and water pipes.
5. The following activities in reservoir zones are banned:
a/ Construction of dwelling houses and residential areas:
b/ Construction of breeding facilities, embankment for aquaculture;
c/ Burial of wastes;
d/ Blasting and other harmful explosion activities.
Article 9.- Reservoir water regulation
1. A reservoir operating process must be established and submitted to competent authorities for approval before reservoir water collection. Such process must ensure all reservoir functions according to the priority order, work and reservoir lowlands safety. integrated expioitation 0f reservoir resources ana enyironment and maintenance of the minimum flow in reservoir lowlands: not cause major changes to the reservoir's flow regime downstream and take into account climate change elements; conform with the inter-reservoir operating process in the river basin (if any) already approved by competent state agencies.
2. Dam owners shall conduct hydro-meteorological observation and collect hydrometeorological information and data at their own expenses to meet requirements on reservoir protectionr; operation management and exploitation under the guidance of natural resources and environment state management agencies and submit annual reports to concerned line ministries and provincial-level People's Committees.
3. Damowners shall annually formulate a water regulation plan for reservoirs and notify' People's Committees at all levels of the localities having reservoirs and reservoir lowlands areas in order to reduce adverse impacts on people's production and life and the environment.
4: Water regulation plans for reservoirs shall be formulated on the basis of the approved reservoir operating process, minimum flow requirements, forecasts on flow changes in the year by hydrometeorological agencies and water use needs of branches, localities and economic organizations.
5. When concerned agencies, organizations and localities do not accept reservoir water regulation plans, they may request dam owners and competent state agencies to consider and decide on such plans.
Article 10.- Financial obligations for exploitation and use of reservoir resources and environment
1. Organizations and individuals exploiting and using reservoir water sources for electricity generation, daily life water supply, industrial and small-industrial production, and other water-related production and service activities shall pay water use fees and royalty tax according to law.
2. Organizations and individuals exploiting and using land resources and other natural resources of reservoir zones; or discharging wastewater and waste into reservoirs shall perform financial obligations according to law.