Chương IV Nghị định 111/2017/NĐ-CP: Quyền và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân liên quan trong tổ chức đào tạo thực hành
Số hiệu: | 111/2017/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 05/10/2017 | Ngày hiệu lực: | 20/11/2017 |
Ngày công báo: | 14/10/2017 | Số công báo: | Từ số 769 đến số 770 |
Lĩnh vực: | Giáo dục, Y tế | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 111/2017/NĐ-CP về tổ chức đào tạo thực hành trong đào tạo khối ngành sức khỏe.
Theo đó, ngoài việc đáp ứng những yêu cầu chung với người giảng dạy thực hành (GDTH) thì người GDTH ngành, chuyên ngành đào tạo về khám bệnh, chữa bệnh (KCB) còn phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Có đủ thời gian hành nghề KCB sau khi có chứng chỉ hành nghề liên tục ở ngành/chuyên ngành GDTH đến thời điểm GDTH ít nhất là:
+ 36 tháng với đào tạo trình độ sau đại học;
+ 24 tháng với đào tạo trình độ đại học;
+ 12 tháng với trình độ cao đẳng và trung cấp.
- Cùng một thời điểm, một người GDTH chỉ được giảng dạy với số người học nhất định, cụ thể:
+ Không quá 05 người với đào tạo trình độ sau đại học;
+ Không quá 10 người với đào tạo trình độ đại học;
+ Không quá 15 người với đào tạo trình độ cao đẳng, trung cấp.
- Đã được bồi dưỡng phương pháp dạy - học lâm sàng (trừ trường hợp người GDTH đã có chứng chỉ phương pháp dạy - học mà trong chương trình đào tạo đã có nội dung về phương pháp dạy - học lâm sàng).
Nghị định 111/2017/NĐ-CP có hiệu lực từ 20/11/2017.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Cơ sở thực hành có các quyền sau đây:
a) Được ưu tiên tham gia các chương trình, dự án đầu tư trong lĩnh vực y tế và đào tạo nhân lực y tế;
b) Được sử dụng cơ sở vật chất và trang thiết bị của cơ sở giáo dục (nếu có) đặt tại cơ sở thực hành trong hoạt động chuyên môn;
c) Được tính điểm khi đánh giá chất lượng và xếp hạng cơ sở y tế theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;
d) Được công nhận là một bộ phận thực hiện nhiệm vụ đào tạo của cơ sở giáo dục sau khi ký hợp đồng chi tiết đào tạo thực hành với cơ sở giáo dục
2. Cơ sở thực hành có trách nhiệm sau đây:
a) Bảo đảm các yêu cầu của cơ sở thực hành theo quy định của Nghị định này;
b) Phối hợp với cơ sở giáo dục bảo đảm chất lượng đào tạo thực hành theo chương trình đào tạo thực hành;
c) Xác nhận kết quả thực hành của người học thực hành.
1. Cơ sở thực hành là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có các quyền sau đây:
a) Các quyền theo quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều 13 Nghị định này;
b) Có các quyền sau đây khi đánh giá chất lượng, xếp hạng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh:
Người giảng dạy thực hành của cơ sở giáo dục tham gia hướng dẫn thực hành và được bố trí làm công tác khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở thực hành được tính là nhân lực của cơ sở thực hành;
Được tính thành tích nghiên cứu khoa học của người giảng dạy thực hành của cơ sở giáo dục thực hiện tại cơ sở thực hành vào thành tích nghiên cứu khoa học của cơ sở thực hành;
Được tính điểm cao hơn khi xem xét đánh giá chất lượng, xếp hạng theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh là cơ sở thực hành thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định này.
c) Quyết định chi trả thù lao và các chế độ khác (nếu có) cho người giảng dạy thực hành của cơ sở giáo dục và người học thực hành trực tiếp tham gia hoạt động chuyên môn theo quy chế chi tiêu nội bộ của cơ sở thực hành.
2. Cơ sở thực hành là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm sau đây:
a) Trách nhiệm quy định tại khoản 2 Điều 13 Nghị định này;
b) Xác nhận quá trình giảng dạy thực hành tại cơ sở thực hành để xét tặng danh hiệu thầy thuốc nhân dân, thầy thuốc ưu tú và các hình thức thi đua, khen thưởng khác cho người giảng dạy thực hành của cơ sở giáo dục tham gia giảng dạy thực hành và khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở thực hành theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng.
1. Cơ sở giáo dục có quyền sau đây:
a) Quyết định việc chi trả thù lao và các chế độ khác (nếu có) cho người giảng dạy thực hành của cơ sở thực hành tham gia hoạt động xây dựng chương trình đào tạo, biên soạn tài liệu đào tạo, nghiên cứu khoa học tại cơ sở giáo dục theo quy định;
b) Được kê khai người giảng dạy thực hành của cơ sở thực hành là giảng viên cơ hữu trong các trường hợp:
Cơ sở giáo dục công lập được kê khai người giảng dạy thực hành của cơ sở thực hành công lập thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định này là giảng viên cơ hữu nếu đã được bổ nhiệm kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo, quản lý từ cấp bộ môn trở lên tại cơ sở giáo dục;
Cơ sở giáo dục ngoài công lập được kê khai người giảng dạy thực hành của cơ sở thực hành ngoài công lập thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định này là giảng viên cơ hữu nếu đã được bổ nhiệm kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo, quản lý từ cấp bộ môn trở lên tại cơ sở giáo dục;
Một người chỉ được kiêm nhiệm và kê khai là giảng viên cơ hữu tại một cơ sở giáo dục; không áp dụng quy định này với các cơ sở thực hành của lực lượng vũ trang.
2. Cơ sở giáo dục có trách nhiệm sau đây:
a) Xác nhận quá trình giảng dạy thực hành để xét bổ nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư, xét tặng danh hiệu nhà giáo nhân dân, nhà giáo ưu tú và các hình thức thi đua, khen thưởng khác đối với người giảng dạy thực hành của cơ sở thực hành theo quy định của pháp luật về giáo dục và pháp luật về thi đua khen thưởng;
b) Mời đại diện người giảng dạy thực hành của cơ sở thực hành tham gia hoạt động xây dựng chương trình đào tạo, biên soạn giáo trình, tài liệu đào tạo, nghiên cứu khoa học tại cơ sở giáo dục phù hợp với năng lực, trình độ chuyên môn;
c) Tạo điều kiện cho người giảng dạy thực hành tham gia bồi dưỡng về phương pháp dạy - học lâm sàng phù hợp với chương trình đào tạo thực hành cho người giảng dạy thực hành;
d) Xác nhận và làm thủ tục công nhận cho người giảng dạy thực hành của cơ sở thực hành là giảng viên (hoặc giáo viên) cơ hữu hoặc thỉnh giảng của cơ sở giáo dục khi đủ điều kiện theo quy định của pháp luật về giáo dục.
1. Người giảng dạy thực hành của cơ sở thực hành có các quyền sau đây:
a) Được cơ sở giáo dục mời tham gia hoạt động xây dựng chương trình đào tạo, biên soạn giáo trình, tài liệu đào tạo, giảng dạy, nghiên cứu khoa học tại cơ sở giáo dục phù hợp với năng lực, trình độ chuyên môn;
b) Được công nhận là giảng viên (hoặc giáo viên) cơ hữu hoặc thỉnh giảng của cơ sở giáo dục khi đủ điều kiện theo quy định của pháp luật về giáo dục;
c) Người giảng dạy thực hành của cơ sở thực hành công lập thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định này đáp ứng yêu cầu được kiêm nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo, trưởng, phó khoa, bộ môn của cơ sở giáo dục công lập theo quy định của pháp luật hiện hành về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức, viên chức và được hưởng các quyền lợi như giảng viên cơ hữu của cơ sở giáo dục trong việc bổ nhiệm chức danh và xét tặng danh hiệu đối với nhà giáo theo quy định của pháp luật, trừ cơ sở thực hành của lực lượng vũ trang;
d) Người giảng dạy thực hành của cơ sở thực hành ngoài công lập thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định này đáp ứng yêu cầu được kiêm nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo, trưởng, phó khoa, bộ môn của cơ sở giáo dục ngoài công lập theo quy định của pháp luật hiện hành và được hưởng các quyền lợi như giảng viên cơ hữu của cơ sở giáo dục trong việc bổ nhiệm chức danh và xét tặng danh hiệu đối với nhà giáo theo quy định của pháp luật;
đ) Được tính thời gian giảng dạy để xem xét bổ nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư và tặng danh hiệu nhà giáo nhân dân, nhà giáo ưu tú và các hình thức thi đua, khen thưởng khác theo quy định của pháp luật về giáo dục và thi đua khen thưởng;
e) Được chi trả thù lao và các chế độ khác (nếu có) khi tham gia hướng dẫn thực hành, xây dựng chương trình đào tạo, biên soạn tài liệu hướng dẫn đào tạo, giảng dạy, nghiên cứu khoa học tại cơ sở giáo dục theo quy chế chi tiêu nội bộ của cơ sở giáo dục.
2. Người giảng dạy thực hành của cơ sở giáo dục tại cơ sở thực hành có các quyền sau đây:
a) Người giảng dạy thực hành của cơ sở giáo dục công lập đáp ứng yêu cầu được kiêm nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo, trưởng, phó các khoa chuyên môn tại cơ sở thực hành công lập thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định này theo quy định của pháp luật hiện hành về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức, viên chức, trừ cơ sở thực hành của lực lượng vũ trang;
b) Người giảng dạy thực hành của cơ sở giáo dục ngoài công lập đáp ứng yêu cầu được kiêm nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo, trưởng, phó các khoa chuyên môn tại cơ sở thực hành ngoài công lập thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định này theo quy định của pháp luật hiện hành;
c) Được cơ sở thực hành phân công tham gia khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở thực hành khi đáp ứng yêu cầu theo quy định và cơ sở thực hành có nhu cầu; được hưởng thù lao và các chế độ khác (nếu có) theo quy chế chi tiêu nội bộ của cơ sở thực hành;
d) Được xét tặng danh hiệu thầy thuốc nhân dân, thầy thuốc ưu tú và các hình thức thi đua, khen thưởng khác theo quy định của pháp luật về thi đua khen thưởng.
3. Người giảng dạy thực hành có trách nhiệm tuân thủ nội quy, quy định, quy chế chuyên môn của cơ sở thực hành và quy định, quy chế trong đào tạo của cơ sở giáo dục.
1. Được tham gia các hoạt động chuyên môn phù hợp với năng lực, trình độ, chuyên môn của người học thực hành và nhu cầu của cơ sở thực hành dưới sự giám sát, hướng dẫn của người giảng dạy thực hành; được hưởng chế độ thù lao tương ứng với mức độ tham gia theo quy chế chi tiêu nội bộ trong trường hợp được cơ sở thực hành bố trí tham gia các hoạt động chuyên môn phù hợp.
2. Tuân thủ quy định, quy chế chuyên môn của cơ sở thực hành, cơ sở giáo dục và hướng dẫn của người giảng dạy thực hành.
RIGHTS AND RESPONSIBILITIES OF ORGANIZATIONS AND INDIVIDUALS INVOLVED IN THE ORGANIZATION OF PRACTICAL TRAINING
Article 13. Rights and responsibilities of practical training institutions
1. Practical training institutions are entitled to:
a) Priority to take part in programs and investment plans in the field of healthcare service and healthcare personnel training;
b) Use the facilities and equipment of the school (if any) located at the practical training institution in professional activities;
c) Extra points when assessing the quality and ranking of health facilities according to the regulations of the Minister of Health;
d) Be recognized as a unit carrying out educational tasks of the school after signing the specified contract of practice training with the school.
2. Practical training institutions shall have the responsibility to:
a) Comply with the requirements applied to practical training institutions as specified hereof;
b) Cooperate with the school in ensuring the practical training quality according to the program for practical training;
c) Confirm the results of practical training of learners.
Article 14. Rights and responsibilities of practical training institutions that are also health facilities
1. Practical training institutions that are also health facilities are entitled to:
a) The rights specified in Point a and b Clause 1 Article 13 hereof;
b) Have the following rights when assessing the quality and ranking of health facilities:
Practical training instructors of the school who participate in providing practical training and are assigned to perform healthcare services at the practical training institution shall be considered as employees of the practical training institution;
The scientific research achievements of practical training instructors of the school conducted at the practical training institution shall be included in the scientific research achievements of the practical training institution;
The practical training institution shall get extra points during evaluation and ranking according to the regulations of the Minister of Health applicable to health facilities that are also practical training institutions specified in Clause 2 Article 10 hereof.
c) Decide remunerations and other benefits (if any) for practical training instructors of the school and learners directly engaged in professional activities according to internal spending regulations of the practical training institution.
2. Practical training institutions that are also health facilities have the following responsibilities:
a) The responsibilities specified in Clause 2 Article 13 hereof;
b) The responsibility to confirm the teaching process practiced at the practical training institution in order to confer the title of “People's Doctor” or “Doctor of Merit” and other forms of emulation and commendation for practical training instructors of the school that participate in the provision of practical training and provision of healthcare services at the practical training institution in accordance with the law on emulation and commendation.
Article 15. Rights and responsibilities of schools
1. Schools are entitled to:
a) Decide remunerations and other benefits (if any) for practical training instructors of the practical training institution that participate in the establishment of educational program, compilation of educational materials and scientific research at the school as specified;
b) Include practical training instructors of the practical training institution in full-time lecturers in the following cases:
Public schools may include practical training instructors of public practical training institutions specified in Clause 2, Article 10 hereof in full-time lecturers who have been appointed as leaders or managers at the level of majors or higher at the school;
Non-public schools may include practical training instructors of non-public practical training institutions specified in Clause 2, Article 10 hereof in full-time lecturers who have been appointed as leaders or managers at the level of majors or higher at the school;
One person may only be concurrent and declared as a full-time lecturer at a school; this provision shall not apply to practical training institutions of the armed forces.
2. Schools have the responsibility to:
a) Confirm the teaching process practiced at the practical training institution in order to appoint the title of Professor or Associate Professor, confer the title of “People's Doctor” or “Doctor of Merit” and other forms of emulation and commendation for practical training instructors of the practical training institution in accordance with the law on education and the law on emulation and commendation;
b) Invite the representative of practical training instructors of the practical training institution to participate in the establishment of educational program, compilation of educational materials and scientific research at the school in accordance with the capacity and professional qualifications;
c) Facilitate practical training instructors to take refresher courses on clinical teaching-learning method in accordance with the practical training program for practical training instructors;
d) Confirm and carry out procedures for recognition of the practical instructors of the practical training institution as full-time lecturers (or teachers) or visiting lecturers of the school when fully satisfying the conditions prescribed by the law on education.
Article 16. Rights and responsibilities of practical training instructors
1. Practical training instructors are entitled to:
a) Be invited by the school to participate in the establishment of educational program, compilation of educational materials and scientific research at the school in accordance with the capacity and professional qualifications;
b) Be recognized as full-time lecturers (or teachers) or visiting lecturers of the school when fully satisfying the conditions prescribed by the law on education;
c) Practical training instructors of public practical training institutions specified in Clause 2, Article 10 hereof satisfying the requirements may concurrently hold important positions of departments and majors of public schools according to the effective law on appointment, deployment and management of state officials, state employees and enjoy the benefits of full-time lecturers of schools in the appointment of the title and conferment of title to teachers according to the provisions of law, except for practical training institutions of the armed forces;
d) Practical training instructors of non-public practical training institutions specified in Clause 2, Article 10 hereof satisfying the requirements may concurrently hold important positions of departments and majors of non-public schools according to the effective law and enjoy the benefits of full-time lecturers of schools in the appointment of the title and conferment of title to teachers according to the provisions of law;
dd) Be counted the teaching process in order to be considered to be appointed the title of Professor or Associate Professor, be conferred the title of “People's Doctor” or “Doctor of Merit” and other forms of emulation and commendation in accordance with the law on education and the law on emulation and commendation;
e) Receive remunerations and other benefits (if any) when participating in the practical teaching, establishment of educational program, compilation of teaching and guiding materials and scientific research at the school in accordance with the internal spending regulations of the school;
2. Practical training instructors of the school are entitled to:
a) Practical training instructors of public schools satisfying the requirements may concurrently hold important positions of professional departments at public practical training institutions specified in Clause 2 Article 10 hereof according to the effective law on appointment, deployment and management of state officials and state employees, except for practical training institutions of the armed forces;
b) Practical training instructors of non-public schools satisfying the requirements may concurrently hold important positions of professional departments at non-public practical training institutions specified in Clause 2 Article 10 hereof according to the effective law on appointment, deployment and management of state officials and state employees, except for practical training institutions of the armed forces;
c) Be assigned by the practical training institution to participate in the provision of healthcare services at the practical training institution when satisfying the requirements and the practical training institution is in demand, receive remunerations and other benefits (if any) according to internal spending regulations of the practical training institution;
d) Be conferred the title of “People's Doctor” or “Doctor of Merit” and other forms of emulation and commendation in accordance with the law on emulation and commendation.
3. Practical training instructors shall comply with the professional regulations of the practical training institution and educational regulations of the school.
Article 17. Rights and responsibilities of learners
1. Learners are entitled to participate in professional activities in accordance with the capacity, qualification and expertise of the learner and the needs of the practical training institution under the supervision and instruction of the practical training instructor; receive remunerations corresponding to the level of participation according to the internal spending regulations in cases they are assigned by the practical training institution to participate in appropriate professional activities.
2. Learners have the responsibility to comply with the professional regulations of the practical training institution, the school and the guidance of the practical training instructor.