Chương II Nghị định 111/2017/NĐ-CP: Chương trình, kế hoạch và hợp đồng đào tạo thực hành
Số hiệu: | 111/2017/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 05/10/2017 | Ngày hiệu lực: | 20/11/2017 |
Ngày công báo: | 14/10/2017 | Số công báo: | Từ số 769 đến số 770 |
Lĩnh vực: | Giáo dục, Y tế | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 111/2017/NĐ-CP về tổ chức đào tạo thực hành trong đào tạo khối ngành sức khỏe.
Theo đó, ngoài việc đáp ứng những yêu cầu chung với người giảng dạy thực hành (GDTH) thì người GDTH ngành, chuyên ngành đào tạo về khám bệnh, chữa bệnh (KCB) còn phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Có đủ thời gian hành nghề KCB sau khi có chứng chỉ hành nghề liên tục ở ngành/chuyên ngành GDTH đến thời điểm GDTH ít nhất là:
+ 36 tháng với đào tạo trình độ sau đại học;
+ 24 tháng với đào tạo trình độ đại học;
+ 12 tháng với trình độ cao đẳng và trung cấp.
- Cùng một thời điểm, một người GDTH chỉ được giảng dạy với số người học nhất định, cụ thể:
+ Không quá 05 người với đào tạo trình độ sau đại học;
+ Không quá 10 người với đào tạo trình độ đại học;
+ Không quá 15 người với đào tạo trình độ cao đẳng, trung cấp.
- Đã được bồi dưỡng phương pháp dạy - học lâm sàng (trừ trường hợp người GDTH đã có chứng chỉ phương pháp dạy - học mà trong chương trình đào tạo đã có nội dung về phương pháp dạy - học lâm sàng).
Nghị định 111/2017/NĐ-CP có hiệu lực từ 20/11/2017.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Chương trình đào tạo thực hành là phần thực hành trong chương trình, đào tạo tổng thể của một trình độ đào tạo theo từng ngành hoặc chuyên ngành do cơ sở giáo dục ban hành; được thể hiện trong mục tiêu, nội dung đào tạo, tiến trình đào tạo tổng thể, phương pháp dạy - học, hình thức kiểm tra và lượng giá năng lực, đánh giá kết quả và chuẩn năng lực đầu ra của người học theo từng học phần, môn học, module (đối với chương trình có module) và toàn bộ chương trình thực hành.
2. Cơ sở giáo dục chủ trì, phối hợp với cơ sở thực hành xây dựng chương trình đào tạo thực hành theo quy định tại khoản 1 Điều này khi xây dựng chương trình đào tạo tổng thể.
1. Kế hoạch đào tạo thực hành được xây dựng chi tiết hằng năm căn cứ vào chương trình đào tạo thực hành quy định tại Điều 4 Nghị định này, trong đó xác định nhiệm vụ cụ thể của cá nhân, đơn vị thuộc cơ sở giáo dục và cơ sở thực hành để thực hiện chương trình đào tạo thực hành.
2. Cơ sở giáo dục chủ trì, phối hợp với cơ sở thực hành xây dựng, thống nhất và ban hành kế hoạch đào tạo thực hành,
1. Hợp đồng đào tạo thực hành bao gồm hợp đồng nguyên tắc và hợp đồng chi tiết, được ký theo thỏa thuận giữa cơ sở giáo dục và cơ sở thực hành đáp ứng các yêu cầu trong đào tạo thực hành quy định tại Chương III Nghị định này. Trường hợp cơ sở thực hành trực thuộc cơ sở giáo dục hoặc cơ sở giáo dục trực thuộc cơ sở thực hành thì không bắt buộc phải ký hợp đồng đào tạo thực hành.
2. Cơ sở giáo dục và cơ sở thực hành căn cứ theo chương trình, kế hoạch đào tạo thực hành quy định tại Điều 4 và Điều 5 Nghị định này thỏa thuận, ký hợp đồng nguyên tắc về đào tạo thực hành theo từng khóa đào tạo, trước khi bắt đầu khóa đào tạo ít nhất 06 tháng,
Trường hợp cơ sở giáo dục mở ngành đào tạo mới thuộc khối ngành sức khỏe thì hợp đồng nguyên tắc về đào tạo thực hành phải được ký trước khi thực hiện thủ tục mở ngành.
Hợp đồng nguyên tắc về đào tạo thực hành thực hiện theo Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
3. Hợp đồng chi tiết về đào tạo thực hành được ký theo từng năm học, theo từng chương trình, kế hoạch đào tạo thực hành quy định tại Điều 4 và Điều 5 Nghị định này, cụ thể cho từng trình độ, ngành, chuyên ngành đào tạo. Hợp đồng chi tiết về đào tạo thực hành được ký sau khi cơ sở giáo dục và cơ sở thực hành thống nhất ban hành kế hoạch đào tạo thực hành theo quy định tại Điều 5 Nghị định này.
1. Cơ sở thực hành chủ trì, phối hợp với cơ sở giáo dục thực hiện các nhiệm vụ sau đây:
a) Thống nhất danh sách người học thực hành và người giảng dạy thực hành;
b) Tiếp nhận người học thực hành, người giảng dạy thực hành và người theo dõi, quản lý công tác đào tạo thực hành của cơ sở giáo dục gửi đến;
c) Thống nhất với cơ sở giáo dục phân công người giảng dạy thực hành tham gia hướng dẫn thực hành theo kế hoạch đào tạo thực hành đã được ban hành;
d) Ban hành và tổ chức thực hiện quy định sử dụng các trang thiết bị và cơ sở vật chất của cơ sở thực hành trong đào tạo thực hành;
đ) Quy định việc triển khai tích hợp nội dung an toàn người bệnh, giáo dục y đức và quy tắc ứng xử cho người học thực hành trong quá trình thực hành tại cơ sở thực hành;
e) Lượng giá người học thực hành thường xuyên và đánh giá kết quả khi kết thúc theo chương trình đào tạo thực hành.
2. Cơ sở thực hành là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chủ trì, phối hợp với cơ sở giáo dục triển khai các nội dung sau đây:
a) Các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Phân công đơn vị chức năng và người của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo dõi, quản lý công tác đào tạo thực hành;
c) Công bố bằng văn bản và thường xuyên cập nhật trên trang thông tin điện tử của cơ sở (nếu có) danh sách người giảng dạy thực hành, số lượng, loại hình, ngành, chuyên ngành, trình độ đào tạo thực hành, số lượng tối đa người học thực hành có thể nhận, số lượng người học thực hành đang thực hành tại cơ sở.
3. Việc điều phối người giảng dạy thực hành, người học thực hành phải bảo đảm theo chương trình, kế hoạch và hợp đồng đào tạo thực hành đã được thống nhất, ký kết giữa cơ sở thực hành và cơ sở giáo dục. Cơ sở thực hành và cơ sở giáo dục tự thỏa thuận, thống nhất cơ sở làm đầu mối điều phối người giảng dạy thực hành, người học thực hành tùy điều kiện thực tiễn và khả năng của mỗi bên và phải quy định rõ trong hợp đồng chi tiết về đào tạo thực hành.
4. Người giảng dạy thực hành có các nhiệm vụ sau đây:
a) Giảng dạy, hướng dẫn thực hành theo chương trình, kế hoạch đào tạo thực hành đã được phân công;
b) Người giảng dạy thực hành của cơ sở thực hành và của cơ sở giáo dục cùng phối hợp quản lý, theo dõi, lượng giá, đánh giá kết quả thực hành của người học theo chương trình, kế hoạch đào tạo thực hành.
PROGRAM, PLAN AND CONTRACT FOR PRACTICAL TRAINING
Article 4. Program for practical training
1. A program for practical training means the practical part in the overall training program of an academic level corresponding to each academic discipline or major issued by the school; is reflected in the training objectives and content, the overall training process, the teaching-learning method, the form of the test and the capacity assessment, the evaluation of the results and the output standard of the learner corresponding to each term, subject, module (for programs with modules) and the whole practical training program.
2. The school shall take charge and cooperate with the practical training institution in formulating a practical training program in accordance with Clause 1 this Article when formulating an overall training program.
Article 5. Plan for practical training
1. The annual practical training plan is based on the practical training program specified in Article 4 hereof, in which defines specific tasks of individuals and units of the school and the practical training institution to perform the practical training program.
2. The school shall take charge and cooperate with the practical training institution in establishing, reaching an agreement on and promulgating the plan for practical training.
Article 6. Contract for practical training
1. The practical training contract shall consist of a master contract and a detailed contract signed in accordance with the agreement between the school and the practical training institution that meets the requirements of practical training specified in Chapter III hereof . If the practical training institution is affiliated to the school or the school is affiliated to the practical training institution, they are not required to sign a practical training contract.
2. The school and the practical training institution shall, according to the practical training program, plan and requirements as specified in Article 4, 5 hereof, sign the master contract on practical training corresponding to each course at least 06 months before starting the course,
If the school opens a new training discipline in the field of healthcare service, the master contract for practical training must be signed before carrying out the procedures to open the discipline.
The master contract for practical training shall comply with Form 01 enclosed hereof.
3. The specified contract for practical training is signed corresponding to each school year, each practical training program and plan as specified in Article 4, 5 hereof, sign the master contract on practical training corresponding to each course at least 06 months before starting the course, specifically for each level, discipline and major. The specified contract for practical training is signed after the school and the practical training institution has reached an agreement on promulgating the practical training program in accordance with Article 5 hereof.
Article 7. Organization of implementation of program and plan for practical training
1. The school shall take charge and cooperate with the practical training institution in carrying out the following tasks:
a) Reach an agreement on the list of learners and practical training instructors;
b) Accept learners, practical training instructors and practical training managers sent from the school;
c) Reach an agreement with the school on assigning practical training instructors to guide the practical training in accordance with the promulgated practical training plan;
d) Promulgate and organize the implementation of conditions for using equipment and facilities in practical training;
dd) Regulate the integration of the contents of patient safety, ethics education and code of conduct for learners during the practical training at the practical training institution;
e) Regularly measure learners and assess training results in accordance with the practical training program.
2. The practical training institution that is also a health facility shall take charge and cooperate with the school in carrying out the following contents:
a) Regulations specified in Clause 1 hereof;
b) Assign functional units and personnel of the health facility to monitor and manage the practical training works;
c) Declare in writing and regularly update on its website (if any) the list on practical training instructors, quantity, types, disciplines, majors, level of practical training, the maximum number of learners can be accepted, the number of learners practicing at the health facility.
3. The assignment of practical training instructors and learners shall comply with programs, plans and contracts for practical training agreed upon and signed by schools and practical training institutions. The school and the practical training institution shall agree on the establishment that will act as the focal point to assign practical training instructors and learners depending on the practical conditions and capabilities of each party and must clearly state it in the specified contract on practical training.
4. Practical training instructors shall:
a) Teach and instruct practical training in accordance with the assigned program and plan for practical training;
b) Practical training instructors of the practical training institution and the school shall cooperate in managing, monitoring, measuring and assessing training results of learners in accordance with the program and plan for practical training.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực