Chương IV Nghị định 111/2015/NĐ-CP: Tổ chức thực hiện
Số hiệu: | 111/2015/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 03/11/2015 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2016 |
Ngày công báo: | 17/11/2015 | Số công báo: | Từ số 1125 đến số 1126 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp, Thương mại | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nghị định 111/2015/NĐ-CP về phát triển công nghiệp hỗ trợ với nhiều quy định về chính sách hỗ trợ, ưu đãi phát triển công nghiệp hỗ trợ, nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao, phát triển nguồn nhân lực công nghiệp hỗ trợ, dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ,… được ban hành ngày 03/11/2015.
1.Chính sách hỗ trợ phát triển công nghiệp hỗ trợ
- Nghiên cứu và phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ theo Nghị định 111 về phát triển công nghiệp hỗ trợ
+ Tổ chức, cá nhân nghiên cứu và phát triển sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ thuộc Danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển được ưu đãi, hỗ trợ như: được tài trợ, được xem xét hỗ trợ một phần kinh phí nghiên cứu và phát triển hoặc được Nhà nước hỗ trợ tối đa đến 50% kinh phí.
+ Dự án xây dựng cơ sở nghiên cứu và phát triển sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ được Nhà nước giao đất, cho thuê đất và hưởng các ưu đãi về đất đai; được xem xét hỗ trợ tối đa 50% kinh phí đầu tư trang thiết bị nghiên cứu từ Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ.
- Nghị định số 111/2015 quy định việc ứng dụng và chuyển giao ngành công nghiệp phụ trợ
+ Hoạt động ứng dụng và chuyển giao công nghệ để sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ thuộc Danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển được hỗ trợ từ Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ như sau:
Các dự án, đề án hợp tác giữa doanh nghiệp sản xuất và các đơn vị có công nghệ ứng dụng trong việc chuyển giao công nghệ được hỗ trợ một phần kinh phí;
Chi phí chế tạo thử nghiệm sản phẩm công nghiệp hỗ trợ thuộc Danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển được hỗ trợ tối đa đến 50%.
+ Hơn nữa, theo Nghị định 111/2015/NĐ-CP về phát triển công nghiệp hỗ trợ, Nhà nước hỗ trợ tối đa đến 75% chi phí chuyển giao công nghệ đối với Dự án sản xuất vật liệu có sử dụng trên 85% nguyên liệu là sản phẩm của quá trình chế biến sâu khoáng sản trong nước bao gồm quặng kim loại, quặng phi kim loại và sản phẩm hóa dầu để phục vụ cho sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ.
2. Các chính sách ưu đãi đối với công nghiệp hỗ trợ
Dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ thuộc Danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển được:
- Được ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp
- Được miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định công nghiệp phụ trợ.
Nghị định 111 còn quy định việc phát triển nguồn nhân lực, trung tâm phát triển công nghiệp hỗ trợ, chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ; đối tượng và thủ tục xác nhận ưu đãi;… Nghị định 111 năm 2015 có hiệu lực từ ngày 01/01/2016.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Bộ Công Thương chủ trì thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hoạt động phát triển công nghiệp hỗ trợ theo các nội dung sau:
a) Xây dựng, trình cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật về phát triển công nghiệp hỗ trợ;
b) Chủ trì, xây dựng kế hoạch, dự toán kinh phí thực hiện chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ và tổng hợp dự toán ngân sách trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm, hàng năm của Bộ Công Thương;
c) Rà soát, cập nhật Danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển phù hợp với điều kiện thực tế từng thời kỳ, trình Chính phủ phê duyệt;
d) Xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy chế xây dựng, quản lý và thực hiện Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ;
đ) Phê duyệt Đề án sắp xếp lại các đơn hiện có của Bộ Công Thương để hình thành Trung tâm phát triển công nghiệp hỗ trợ;
e) Chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ xây dựng và ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, xây dựng và công bố tiêu chuẩn cơ sở về nguyên liệu, vật liệu, linh kiện và phụ tùng; xây dựng và đề nghị Bộ Khoa học và Công nghệ công bố tiêu chuẩn quốc gia về nguyên liệu, vật liệu, linh kiện và phụ tùng phù hợp tiêu chuẩn quốc tế;
g) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương hướng dẫn, xử lý những vướng mắc liên quan đến phát triển công nghiệp hỗ trợ;
h) Hợp tác với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để thu hút vốn, thu hút đầu tư và các nguồn lực phục vụ cho hoạt động phát triển công nghiệp hỗ trợ;
i) Hướng dẫn thực hiện việc xác nhận ưu đãi và thủ tục hậu kiểm ưu đãi;
k) Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính xây dựng Thông tư liên tịch hướng dẫn lập, quản lý và sử dụng kinh phí Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ;
l) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương kiểm tra, thanh tra và quyết định thu hồi các chính sách ưu đãi.
2. Bộ Tài chính có trách nhiệm:
a) Chủ trì bố trí kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, hướng dẫn lập, quản lý sử dụng kinh phí Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ;
b) Bổ sung hướng dẫn chi tiết các chính sách ưu đãi về thuế đối với phát triển sản phẩm công nghiệp hỗ trợ theo thẩm quyền;
c) Hướng dẫn hoặc ban hành theo thẩm quyền quy trình cho các đối tượng thuộc diện vay vốn tín dụng đầu tư nhà nước đảm bảo thủ tục đơn giản, rõ ràng để Ngân hàng Phát triển Việt Nam thực hiện;
d) Phối hợp với Bộ Công Thương hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc sử dụng kinh phí thực hiện Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ;
đ) Chủ trì hướng dẫn việc kê khai thuế giá trị gia tăng quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 12 của Nghị định này.
3. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có trách nhiệm:
a) Phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Công Thương hướng dẫn cụ thể việc thực hiện các chính sách tín dụng quy định tại Điều 12 của Nghị định này, đảm bảo thủ tục nhanh gọn, đơn giản và an toàn nguồn vốn vay;
b) Phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách tín dụng, tháo gỡ các vướng mắc khó khăn phát sinh và đề xuất các biện pháp tháo gỡ trong quá trình thực hiện.
4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm:
a) Chủ trì bố trí vốn đầu tư thực hiện Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, kêu gọi nguồn vốn ODA xây dựng các Trung tâm phát triển công nghiệp hỗ trợ theo quy định của pháp luật;
b) Chủ trì, phối hợp các Bộ, ngành xây dựng chính sách nhằm khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài sử dụng sản phẩm công nghiệp hỗ trợ sản xuất trong nước.
5. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm:
a) Phối hợp với Bộ Tài chính và các Bộ, ngành liên quan rà soát, nghiên cứu đề xuất bổ sung các chính sách ưu đãi về đất đai và môi trường đối với các dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ thuộc Danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển;
b) Bổ sung quy định hướng dẫn thực hiện cơ chế ưu đãi, hoàn trả đối với Dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ thuộc Danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển đầu tư trong khu công nghiệp thuê lại đất có hạ tầng của chủ đầu tư khu công nghiệp đã trả tiền thuê đất cho Nhà nước.
6. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm:
a) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan rà soát, sửa đổi và bổ sung các quy định hiện hành về chuyên gia nước ngoài và lao động nước ngoài có trình độ cao trực tiếp tham gia hoạt động phát triển công nghiệp hỗ trợ theo hướng đơn giản hóa thủ tục cấp Giấy phép lao động;
b) Phối hợp với Bộ Công Thương trong việc đào tạo nâng cao trình độ người lao động trực tiếp trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ.
7. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi nhiệm vụ quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Công Thương trong việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với phát triển công nghiệp hỗ trợ theo quy định.
Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với phát triển công nghiệp hỗ trợ có trách nhiệm:
1. Xây dựng, sửa đổi và ban hành chủ trương, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật về phát triển công nghiệp hỗ trợ và trợ giúp phát triển công nghiệp hỗ trợ phù hợp với quy định của pháp luật và điều kiện của địa phương.
2. Xây dựng, phê duyệt và tổ chức thực hiện Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ tại địa phương.
3. Bảo đảm nguồn vốn từ ngân sách địa phương để tổ chức thực hiện Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ tại địa phương.
4. Giao cơ quan có thẩm quyền tại địa phương tổ chức thực hiện việc xác nhận ưu đãi và định kỳ hàng năm báo cáo tổng hợp các dự án được xác nhận ưu đãi gửi Bộ Công Thương.
5. Xúc tiến, thu hút các nguồn vốn cho Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ của địa phương.
6. Định kỳ hàng năm báo cáo các Bộ, ngành liên quan tình hình thực hiện phát triển công nghiệp hỗ trợ của địa phương.
IMPLEMENTATION ORGANIZATION
Articles 14. Responsibilities of Ministries and Departments
1. The Department of Trade and Industry shall take charge of the management on supporting industry development according to the following tasks:
a) Formulate and submit plan estimation to competent authorities passing legal normative documents on supporting industry development.
b) Take charge of developing plan and prepare plan estimation for the Supporting Industry Development Program and aggregate estimated budget into the 5-year socio-economic development plan and annual socio-economic development plan of the Ministry of Trade and Industry.
c) Review, update the List in accordance with the reality in each period and submit it to Government for approval;
d) Develop and submit to the Prime Minister for approval; set up, manage and execute the Supporting Industry Development Program;
đ) Approve the existing units rearrangement scheme of the Ministry of Trade and Industry to found Supporting Industry Development Centers;
Take charge of and cooperate with the Ministry of Science and Technology to establish and pass the national technical standards, set up and announce the basic standards on material, raw material, components and parts; develop the national standards on raw material, material, components and parts in accordance with international standards and propose the Ministry of Science and Technology for issuance;
g) Take charge of and cooperate with Ministries, Departments and local authorities to direct and handle with concerns related to the development of supporting industry;
h) Cooperate with domestic and foreign organizations and individuals to mobilize capital, attract investors and other sources of funding for the development of supporting industry.
i) Direct to conduct the incentive certification and post-verification procedure;
k) Take charge of and cooperate with the Ministry of Finance to develop Joint Circular providing guidance on budget estimation, management and expense for the Program of Supporting Industry Development;
l) Take charge of and cooperate with Ministries, Departments and People’s Committees of province in examination, inspection and withdrawal of incentives.
2. Responsibilities of the Ministry of Finance:
a) Take charge of drawing up the budget for the Supporting Industry Development Program as per Law on State Budget, direct to draw up estimation and manage spending of The Supporting Industry Development Program.
b) Issue detailed guidelines on tax incentives for the development of supporting products within its jurisdiction;
c) Instruct or issue the policy to entities eligible for loan from State investment credit, within its jurisdiction, to ensure a simple and transparent procedure and facilitate the execution of loan procedure of Vietnam Development Bank.
d) Corporate with the Ministry of Trade and Industry in funding estimation and management of the Program of Supporting Industry Development;
đ) Take charge of in instructing the value-added tax declaration promulgated in Point d, Clause 1, Article 12 of this Decree.
3. Responsibilities of the State Bank of Vietnam:
a) Cooperate with the Ministry of Finance and Ministry Of Trade and Industry to release detailed guidelines on the implementation of credit policies prescribed in Article 12 of this Decree to ensure a simple procedure and loan security;
b) Cooperate with the Ministries, Departments and local authorities to instruct and supervise the implementation of these credit policies, handle with arising problems and propose solutions during the period of implementation.
4. Responsibilities of the Ministry of Planning and Investment:
a) Take charge of arranging funding for the Supporting Industry Development Program as per Law on State Budget, mobilize ODA and establish the Supporting Industry Development Center under Vietnam Law;
b) Take charge of and cooperate with Ministries, Departments to draw up incentive policies in foreign investment in order to promote in-house supporting products consumption.
5. Responsibilities of the Ministry of Environment and Natural Resources:
a) Cooperate with the Ministry of Finance and relevant Ministries and Departments to review and propose to supplement incentive policies on land and environment for supporting industrial production projects under the List;
b) Promulgate regulations on provision of execution and refund mechanism of supporting industrial production projects under the List invested in industrial zones that lease land having infrastructure from the Owner of this industrial zones who leased land from the State and have already paid the land rent.
6. Responsibilities of the Ministry of Labor – War Invalids and Social Affairs:
a) Take charge of and cooperate with relevant Ministries, Departments to review, amend and supplement the current regulations of oversea specialists and qualified workers who directly operating in the field related to supporting industry to simplify the procedure for the issuance of work permit.
b) Cooperate with the Ministry of Trade and Industry to provide employees with advanced training who directly work in the supporting industry.
7. Ministries, ministerial-level agencies and Governmental authorities within its jurisdiction shall coordinate with the Ministry of Trade and Industry for management of the supporting industry development as regulated.
Articles 15. Responsibilities of People’s Committees of provinces
The People’s Committees of provinces performing the management of the supporting industry development shall be responsible for:
1. Formulate, amend and issue legal normative documents and policies on development and assistance to the supporting industry in accordance with Vietnam law and local conditions.
2. Develop, adopt and implement the Supporting Industry Development Program in located locals.
3. Secure the local budget to organize the Supporting Industry Development Program.
4. Assign a local competent authority to implement the incentive certification, prepare annual aggregate report on incentive-certified projects and submit to the Ministry of Trade and Industry.
5. Promote, mobilize and attract capital invested in the Supporting Industry Development Program in local.
6.Annually report to relevant Ministries and Departments on the progress of development of supporting industry.