Nghị định 111/2015/NĐ-CP về phát triển công nghiệp hỗ trợ
Số hiệu: | 111/2015/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 03/11/2015 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2016 |
Ngày công báo: | 17/11/2015 | Số công báo: | Từ số 1125 đến số 1126 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp, Thương mại | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nghị định 111/2015/NĐ-CP về phát triển công nghiệp hỗ trợ với nhiều quy định về chính sách hỗ trợ, ưu đãi phát triển công nghiệp hỗ trợ, nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao, phát triển nguồn nhân lực công nghiệp hỗ trợ, dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ,… được ban hành ngày 03/11/2015.
1.Chính sách hỗ trợ phát triển công nghiệp hỗ trợ
- Nghiên cứu và phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ theo Nghị định 111 về phát triển công nghiệp hỗ trợ
+ Tổ chức, cá nhân nghiên cứu và phát triển sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ thuộc Danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển được ưu đãi, hỗ trợ như: được tài trợ, được xem xét hỗ trợ một phần kinh phí nghiên cứu và phát triển hoặc được Nhà nước hỗ trợ tối đa đến 50% kinh phí.
+ Dự án xây dựng cơ sở nghiên cứu và phát triển sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ được Nhà nước giao đất, cho thuê đất và hưởng các ưu đãi về đất đai; được xem xét hỗ trợ tối đa 50% kinh phí đầu tư trang thiết bị nghiên cứu từ Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ.
- Nghị định số 111/2015 quy định việc ứng dụng và chuyển giao ngành công nghiệp phụ trợ
+ Hoạt động ứng dụng và chuyển giao công nghệ để sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ thuộc Danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển được hỗ trợ từ Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ như sau:
Các dự án, đề án hợp tác giữa doanh nghiệp sản xuất và các đơn vị có công nghệ ứng dụng trong việc chuyển giao công nghệ được hỗ trợ một phần kinh phí;
Chi phí chế tạo thử nghiệm sản phẩm công nghiệp hỗ trợ thuộc Danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển được hỗ trợ tối đa đến 50%.
+ Hơn nữa, theo Nghị định 111/2015/NĐ-CP về phát triển công nghiệp hỗ trợ, Nhà nước hỗ trợ tối đa đến 75% chi phí chuyển giao công nghệ đối với Dự án sản xuất vật liệu có sử dụng trên 85% nguyên liệu là sản phẩm của quá trình chế biến sâu khoáng sản trong nước bao gồm quặng kim loại, quặng phi kim loại và sản phẩm hóa dầu để phục vụ cho sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ.
2. Các chính sách ưu đãi đối với công nghiệp hỗ trợ
Dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ thuộc Danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển được:
- Được ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp
- Được miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định công nghiệp phụ trợ.
Nghị định 111 còn quy định việc phát triển nguồn nhân lực, trung tâm phát triển công nghiệp hỗ trợ, chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ; đối tượng và thủ tục xác nhận ưu đãi;… Nghị định 111 năm 2015 có hiệu lực từ ngày 01/01/2016.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Nghị định này quy định các chính sách hỗ trợ, chính sách ưu đãi nhằm phát triển công nghiệp hỗ trợ.
Các tổ chức và cá nhân thực hiện các hoạt động phát triển công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam.
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Công nghiệp hỗ trợ là các ngành công nghiệp sản xuất nguyên liệu, vật liệu, linh kiện và phụ tùng để cung cấp cho sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh.
2. Dự án sản xuất công nghiệp hỗ trợ là dự án đầu tư tại Việt Nam để sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ.
3. Danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển là các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ được quy định tại Phụ lục kèm theo Nghị định này, được điều chỉnh phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước theo từng thời kỳ.
4. Hoạt động phát triển công nghiệp hỗ trợ bao gồm: Hoạt động trợ giúp của cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức, cá nhân về công nghiệp hỗ trợ, đào tạo nguồn nhân lực, nghiên cứu và phát triển, hỗ trợ chuyển giao công nghệ sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ, hợp tác quốc tế, phát triển thị trường; đầu tư dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ; cung ứng dịch vụ phục vụ công nghiệp hỗ trợ.
5. Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ là tập hợp các nội dung, nhiệm vụ về hoạt động xúc tiến, trợ giúp phát triển công nghiệp hỗ trợ nhằm mục tiêu phát triển sản xuất các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ.
1. Tổ chức, cá nhân nghiên cứu và phát triển sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ thuộc Danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển được ưu đãi, hỗ trợ như sau:
a) Được tài trợ từ Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ, hỗ trợ từ các Quỹ, nguồn kinh phí khác dành cho nghiên cứu, phát triển và đào tạo;
b) Được xem xét hỗ trợ một phần kinh phí nghiên cứu và phát triển từ Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ đối với trường hợp tự đầu tư nghiên cứu và phát triển công nghệ có kết quả ứng dụng mang lại hiệu quả cao;
c) Được Nhà nước hỗ trợ tối đa đến 50% kinh phí đối với Dự án sản xuất thử nghiệm các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ.
2. Dự án xây dựng cơ sở nghiên cứu và phát triển sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ được Nhà nước giao đất, cho thuê đất và được hưởng các ưu đãi sử dụng đất theo quy định pháp luật về đất đai; được xem xét hỗ trợ tối đa 50% kinh phí đầu tư trang thiết bị nghiên cứu từ Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ.
1. Tổ chức, cá nhân thực hiện chuyển giao công nghệ sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ thuộc Danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển được hưởng ưu đãi của pháp luật về chuyển giao công nghệ và các ưu đãi khác theo quy định hiện hành.
2. Hoạt động ứng dụng và chuyển giao công nghệ để sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ thuộc Danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển được hỗ trợ từ Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ như sau:
a) Các dự án, đề án hợp tác giữa doanh nghiệp sản xuất và các đơn vị có công nghệ ứng dụng trong việc chuyển giao công nghệ được hỗ trợ một phần kinh phí;
b) Chi phí chế tạo thử nghiệm sản phẩm công nghiệp hỗ trợ thuộc Danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển được hỗ trợ tối đa đến 50%.
3. Nhà nước hỗ trợ tối đa đến 75% chi phí chuyển giao công nghệ đối với Dự án sản xuất vật liệu có sử dụng trên 85% nguyên liệu là sản phẩm của quá trình chế biến sâu khoáng sản trong nước bao gồm quặng kim loại, quặng phi kim loại và sản phẩm hóa dầu để phục vụ cho sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ.
1. Đào tạo nguồn nhân lực công nghiệp hỗ trợ:
a) Dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ thuộc Danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển được hỗ trợ kinh phí từ Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ cho đào tạo nguồn nhân lực;
b) Cá nhân trực tiếp thực hiện nhiệm vụ của Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ được ưu tiên đào tạo nâng cao trình độ ở trong nước và nước ngoài theo các chương trình đào tạo của nhà nước.
2. Cơ sở đào tạo nguồn nhân lực cho các ngành công nghiệp hỗ trợ:
a) Nhà nước khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư, liên doanh, liên kết để xây dựng các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực phục vụ trực tiếp cho sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ;
b) Cơ sở đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ được tài trợ, hỗ trợ từ các Quỹ về khoa học và công nghệ, đào tạo và các Quỹ khác;
c) Nhà nước khuyến khích các trường đại học, viện nghiên cứu, các cơ sở đào tạo hiện có tham gia vào việc đào tạo nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp hỗ trợ.
1. Mở rộng hợp tác quốc tế trong hoạt động công nghiệp hỗ trợ, đặc biệt là với quốc gia, vùng lãnh thổ, tổ chức, cá nhân nước ngoài, tập đoàn đa quốc gia, tập đoàn kinh tế nước ngoài có trình độ khoa học và công nghệ tiên tiến nhằm thu hút đầu tư, tạo mối liên kết giữa các tổ chức, cá nhân hoạt động công nghiệp hỗ trợ Việt Nam và nước ngoài.
2. Đẩy mạnh hoạt động tìm kiếm, chuyển giao công nghệ tiên tiến vào Việt Nam nhằm nâng cao năng lực cho các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trong nước.
3. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phát triển nhân lực công nghiệp hỗ trợ, ưu tiên hợp tác đào tạo sinh viên các ngành kỹ thuật công nghiệp hỗ trợ tại các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề tiên tiến trong khu vực và trên thế giới; thu hút, sử dụng có hiệu quả người có trình độ cao, lực lượng trẻ tài năng hợp tác nghiên cứu, giảng dạy công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam.
Các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ thuộc Danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển được:
1. Ưu tiên tham gia vào Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia.
2. Hỗ trợ một phần chi phí đăng ký thương hiệu, kinh phí tham gia triển lãm hội chợ trong nước và ngoài nước, kinh phí tiếp cận thông tin thị trường và phí dịch vụ từ Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ.
1. Trung tâm phát triển công nghiệp hỗ trợ được hình thành trên cơ sở sắp xếp lại các đơn vị hiện có của Bộ Công Thương để thực hiện một trong các nhiệm vụ sau:
a) Thực hiện các hoạt động ứng dụng, chuyển giao công nghệ, hỗ trợ chế tạo thử nghiệm sản phẩm công nghiệp hỗ trợ thuộc Danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển;
b) Hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng hệ thống quản trị sản xuất phù hợp tiêu chuẩn quốc tế;
c) Đào tạo nâng cao nhân lực quản lý kỹ thuật phục vụ sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ;
d) Xúc tiến thương mại; tổ chức hội chợ, triển lãm;
đ) Xúc tiến đầu tư trong và ngoài nước để thúc đẩy hoạt động công nghiệp hỗ trợ.
2. Trung tâm phát triển công nghiệp hỗ trợ được xây dựng có đủ các điều kiện sau:
a) Hạ tầng kỹ thuật, trang thiết bị thí nghiệm - chế tạo thử nghiệm và đội ngũ quản lý chuyên nghiệp đáp ứng yêu cầu của phát triển công nghiệp hỗ trợ;
b) Đội ngũ chuyên gia tư vấn về công nghệ, sở hữu trí tuệ và quản trị doanh nghiệp đối với công nghiệp hỗ trợ;
c) Có khả năng liên kết với các cơ sở sản xuất, nghiên cứu, đào tạo trong và ngoài nước phục vụ hoạt động công nghiệp hỗ trợ.
1. Mục tiêu:
Hỗ trợ các tổ chức, cá nhân nâng cao năng lực trong hoạt động phát triển công nghiệp hỗ trợ.
2. Nội dung:
a) Hỗ trợ nâng cao năng lực doanh nghiệp: Quản trị doanh nghiệp; quản trị sản xuất; tạo liên kết và kết nối các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ với khách hàng, trở thành nhà cung ứng sản phẩm cho các tập đoàn đa quốc gia và các nhà sản xuất công nghiệp hỗ trợ khác ở trong và ngoài nước; xúc tiến, hỗ trợ thị trường tiêu thụ sản phẩm công nghiệp hỗ trợ;
b) Hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của các ngành sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ;
c) Hỗ trợ nghiên cứu phát triển, ứng dụng chuyển giao và đổi mới công nghệ trong sản xuất thử nghiệm linh kiện, phụ tùng và vật liệu;
d) Phổ biến nhận thức, cung cấp thông tin về các chính sách, thị trường và năng lực các ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam, thông qua các hình thức như: Tổ chức hội thảo, xuất bản các bản tin, ấn phẩm và quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng khác;
đ) Hợp tác quốc tế trong phát triển công nghiệp hỗ trợ; xúc tiến thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ;
e) Hỗ trợ xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật cho các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ thuộc danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển phù hợp, hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế và khu vực;
g) Xây dựng và cập nhật cơ sở dữ liệu về công nghiệp hỗ trợ trong và ngoài nước trên trang thông tin điện tử chuyên về công nghiệp hỗ trợ.
a) Nguồn kinh phí thực hiện Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ:
- Nguồn ngân sách nhà nước hỗ trợ theo phân cấp ngân sách hiện hành;
- Kinh phí của các tổ chức, cá nhân thực hiện các hoạt động phát triển công nghiệp hỗ trợ;
- Nguồn tài trợ, đóng góp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước;
- Các nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
b) Kế hoạch và Dự toán:
- Bộ Công Thương xây dựng, tổng hợp vào dự toán ngân sách chung hàng năm của Bộ Công Thương gửi Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các đơn vị liên quan theo quy định;
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng, tổng hợp vào dự toán ngân sách hàng năm của địa phương, trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định.
4. Thủ tướng Chính phủ quy định cụ thể về việc xây dựng, quản lý và thực hiện Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ.
1. Đối tượng ưu đãi:
Dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ thuộc Danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển: Bao gồm dự án đầu tư mới, dự án mở rộng và đổi mới công nghệ có ứng dụng thiết bị mới, quy trình sản xuất mới, sản xuất sản phẩm với năng lực sản xuất tăng ít nhất 20%.
2. Thủ tục xác nhận ưu đãi:
a) Các dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ thuộc Danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển của các doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể nộp hồ sơ đề nghị xác nhận tại cơ quan có thẩm quyền của địa phương nơi đặt dự án hoặc Bộ Công Thương để được xác nhận. Cơ quan có thẩm quyền của địa phương gửi Quyết định xác nhận ưu đãi tới Bộ Công Thương;
b) Các đối tượng còn lại ngoài các đối tượng quy định ở mục trên, nộp hồ sơ đề nghị xác nhận tại Bộ Công Thương.
3. Thời gian xác nhận ưu đãi:
a) Căn cứ hồ sơ đề nghị xác nhận ưu đãi của doanh nghiệp; trong thời hạn 30 ngày làm việc, cơ quan xác nhận có trách nhiệm thông báo kết quả cho doanh nghiệp;
b) Trường hợp hồ sơ chưa đủ cơ sở để xác nhận đủ điều kiện ưu đãi, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan xác nhận phải thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân có liên quan để bổ sung hồ sơ; sau khi có đủ hồ sơ hợp lệ thì cơ quan xác nhận phải ra thông báo kết quả xét duyệt ưu đãi chậm nhất sau 30 ngày làm việc tính từ ngày nhận đủ hồ sơ bổ sung.
4. Hậu kiểm ưu đãi:
Dự án sản xuất các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ thuộc Danh mục ưu tiên phát triển nhưng không đáp ứng đủ các điều kiện ưu đãi sẽ bị thu hồi và bồi thường các ưu đãi đã được hưởng.
5. Bộ Công Thương quy định cụ thể hồ sơ ưu đãi và thủ tục hậu kiểm ưu đãi.
1. Ưu đãi chung:
a) Thuế thu nhập doanh nghiệp:
Được áp dụng ưu đãi thuế theo quy định của Luật số 71/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014 sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế.
b) Thuế nhập khẩu:
Được miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định theo quy định của Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và các văn bản hướng dẫn thi hành.
c) Tín dụng:
- Dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ thuộc Danh mục ưu tiên phát triển được vay với lãi suất vay tín dụng đầu tư từ nguồn tín dụng đầu tư của Nhà nước;
- Được vay ngắn hạn bằng đồng Việt Nam tại các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài với mức lãi suất cho vay theo trần lãi suất cho vay theo quy định của Ngân hàng Nhà nước tại từng thời kỳ.
d) Thuế giá trị gia tăng:
Doanh thu của sản phẩm công nghiệp hỗ trợ thuộc Danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển được lựa chọn kê khai thuế giá trị gia tăng theo tháng, theo năm, khai tạm tính theo quý. Bộ Tài chính hướng dẫn chi tiết điểm này.
đ) Bảo vệ môi trường:
Dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ thuộc Danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển được vay với lãi suất ưu đãi từ Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam cho hạng mục xử lý ô nhiễm, bảo vệ môi trường của Dự án.
2. Ưu đãi cho doanh nghiệp nhỏ và vừa:
Ngoài các ưu đãi chung tại Khoản 1 của Điều này, doanh nghiệp nhỏ và vừa sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ thuộc Danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển còn được hưởng các ưu đãi sau:
a) Tín dụng đầu tư:
Được vay tối đa 70% vốn đầu tư tại các tổ chức tín dụng trên cơ sở bảo lãnh của các tổ chức bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định khi đáp ứng các điều kiện sau:
- Có tổng giá trị tài sản thế chấp, cầm cố tại tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật tối thiểu 15% giá trị khoản vay, sau khi đã loại trừ giá trị tài sản cầm cố, thế chấp cho các khoản vay khác;
- Có tối thiểu 20% vốn chủ sở hữu tham gia dự án đầu tư, sau khi trừ số vốn chủ sở hữu thu xếp cho các dự án khác;
- Tại thời điểm đề nghị bảo lãnh, không có các khoản nợ đọng nghĩa vụ với ngân sách nhà nước, nợ xấu tại các tổ chức tín dụng hoặc tổ chức kinh tế khác.
b) Tiền thuê đất, mặt nước:
- Được miễn, giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước theo quy định của pháp luật về đất đai;
- Trường hợp Dự án có tính chất đặc biệt hoặc quy mô lớn mang lại hiệu quả kinh tế xã hội cần hỗ trợ cao hơn mức hỗ trợ quy định tại tiết trên thì Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Thủ tướng Chính phủ quyết định trên cơ sở đề xuất của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có đất theo quy định của pháp luật về đất đai.
3. Dự án đầu tư sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ thuộc Danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, ngoài các ưu đãi chung tại Khoản 1 của Điều này còn được hưởng các ưu đãi đầu tư theo địa bàn.
1. Đối tượng được hưởng ưu đãi của Nghị định này nếu khai báo không trung thực và sử dụng các chính sách ưu đãi không đúng mục đích thì bị thu hồi các ưu đãi được hưởng.
2. Trường hợp đối tượng được hưởng nhiều ưu đãi cùng loại thì chỉ được hưởng mức ưu đãi cao nhất theo quy định hiện hành.
3. Các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo chức năng, thẩm quyền của mình có trách nhiệm chỉ đạo việc kiểm tra, thanh tra và quyết định thu hồi các ưu đãi.
1. Bộ Công Thương chủ trì thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hoạt động phát triển công nghiệp hỗ trợ theo các nội dung sau:
a) Xây dựng, trình cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật về phát triển công nghiệp hỗ trợ;
b) Chủ trì, xây dựng kế hoạch, dự toán kinh phí thực hiện chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ và tổng hợp dự toán ngân sách trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm, hàng năm của Bộ Công Thương;
c) Rà soát, cập nhật Danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển phù hợp với điều kiện thực tế từng thời kỳ, trình Chính phủ phê duyệt;
d) Xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy chế xây dựng, quản lý và thực hiện Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ;
đ) Phê duyệt Đề án sắp xếp lại các đơn hiện có của Bộ Công Thương để hình thành Trung tâm phát triển công nghiệp hỗ trợ;
e) Chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ xây dựng và ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, xây dựng và công bố tiêu chuẩn cơ sở về nguyên liệu, vật liệu, linh kiện và phụ tùng; xây dựng và đề nghị Bộ Khoa học và Công nghệ công bố tiêu chuẩn quốc gia về nguyên liệu, vật liệu, linh kiện và phụ tùng phù hợp tiêu chuẩn quốc tế;
g) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương hướng dẫn, xử lý những vướng mắc liên quan đến phát triển công nghiệp hỗ trợ;
h) Hợp tác với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để thu hút vốn, thu hút đầu tư và các nguồn lực phục vụ cho hoạt động phát triển công nghiệp hỗ trợ;
i) Hướng dẫn thực hiện việc xác nhận ưu đãi và thủ tục hậu kiểm ưu đãi;
k) Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính xây dựng Thông tư liên tịch hướng dẫn lập, quản lý và sử dụng kinh phí Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ;
l) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương kiểm tra, thanh tra và quyết định thu hồi các chính sách ưu đãi.
2. Bộ Tài chính có trách nhiệm:
a) Chủ trì bố trí kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, hướng dẫn lập, quản lý sử dụng kinh phí Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ;
b) Bổ sung hướng dẫn chi tiết các chính sách ưu đãi về thuế đối với phát triển sản phẩm công nghiệp hỗ trợ theo thẩm quyền;
c) Hướng dẫn hoặc ban hành theo thẩm quyền quy trình cho các đối tượng thuộc diện vay vốn tín dụng đầu tư nhà nước đảm bảo thủ tục đơn giản, rõ ràng để Ngân hàng Phát triển Việt Nam thực hiện;
d) Phối hợp với Bộ Công Thương hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc sử dụng kinh phí thực hiện Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ;
đ) Chủ trì hướng dẫn việc kê khai thuế giá trị gia tăng quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 12 của Nghị định này.
3. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có trách nhiệm:
a) Phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Công Thương hướng dẫn cụ thể việc thực hiện các chính sách tín dụng quy định tại Điều 12 của Nghị định này, đảm bảo thủ tục nhanh gọn, đơn giản và an toàn nguồn vốn vay;
b) Phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách tín dụng, tháo gỡ các vướng mắc khó khăn phát sinh và đề xuất các biện pháp tháo gỡ trong quá trình thực hiện.
4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm:
a) Chủ trì bố trí vốn đầu tư thực hiện Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, kêu gọi nguồn vốn ODA xây dựng các Trung tâm phát triển công nghiệp hỗ trợ theo quy định của pháp luật;
b) Chủ trì, phối hợp các Bộ, ngành xây dựng chính sách nhằm khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài sử dụng sản phẩm công nghiệp hỗ trợ sản xuất trong nước.
5. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm:
a) Phối hợp với Bộ Tài chính và các Bộ, ngành liên quan rà soát, nghiên cứu đề xuất bổ sung các chính sách ưu đãi về đất đai và môi trường đối với các dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ thuộc Danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển;
b) Bổ sung quy định hướng dẫn thực hiện cơ chế ưu đãi, hoàn trả đối với Dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ thuộc Danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển đầu tư trong khu công nghiệp thuê lại đất có hạ tầng của chủ đầu tư khu công nghiệp đã trả tiền thuê đất cho Nhà nước.
6. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm:
a) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan rà soát, sửa đổi và bổ sung các quy định hiện hành về chuyên gia nước ngoài và lao động nước ngoài có trình độ cao trực tiếp tham gia hoạt động phát triển công nghiệp hỗ trợ theo hướng đơn giản hóa thủ tục cấp Giấy phép lao động;
b) Phối hợp với Bộ Công Thương trong việc đào tạo nâng cao trình độ người lao động trực tiếp trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ.
7. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi nhiệm vụ quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Công Thương trong việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với phát triển công nghiệp hỗ trợ theo quy định.
Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với phát triển công nghiệp hỗ trợ có trách nhiệm:
1. Xây dựng, sửa đổi và ban hành chủ trương, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật về phát triển công nghiệp hỗ trợ và trợ giúp phát triển công nghiệp hỗ trợ phù hợp với quy định của pháp luật và điều kiện của địa phương.
2. Xây dựng, phê duyệt và tổ chức thực hiện Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ tại địa phương.
3. Bảo đảm nguồn vốn từ ngân sách địa phương để tổ chức thực hiện Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ tại địa phương.
4. Giao cơ quan có thẩm quyền tại địa phương tổ chức thực hiện việc xác nhận ưu đãi và định kỳ hàng năm báo cáo tổng hợp các dự án được xác nhận ưu đãi gửi Bộ Công Thương.
5. Xúc tiến, thu hút các nguồn vốn cho Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ của địa phương.
6. Định kỳ hàng năm báo cáo các Bộ, ngành liên quan tình hình thực hiện phát triển công nghiệp hỗ trợ của địa phương.
Các dự án đang sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ thuộc Danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển tiếp tục được hưởng các ưu đãi hiện có và được hưởng các ưu đãi mới theo quy định tại Nghị định này.
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 và bãi bỏ Quyết định số 12/2011/QĐ-TTg ngày 24 tháng 02 năm 2011 về chính sách phát triển một số ngành công nghiệp hỗ trợ và Quyết định số 1483/QĐ-TTg ngày 26 tháng 8 năm 2011 về việc ban hành Danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản liên quan.
1. Bộ Công Thương có trách nhiệm phối hợp với các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai Nghị định, báo cáo Thủ tướng Chính phủ tình hình thực hiện và những vấn đề mới nảy sinh cần xử lý.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
Nơi nhận: |
TM. CHÍNH PHỦ |
DANH MỤC SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ ƯU TIÊN PHÁT TRIỂN
(Ban hành kèm theo Nghị định số 111/2015/NĐ-CP ngày 03 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ)
I. NGÀNH DỆT - MAY:
- Xơ thiên nhiên: Bông, đay, gai, tơ tằm;
- Xơ tổng hợp: PE, Viscose;
- Sợi dệt kim, sợi dệt thoi; sợi Polyester có độ bền cao, sợi Spandex, nylon có độ bền cao;
- Vải: Vải kỹ thuật, vải không dệt, vải dệt kim, vải dệt thoi;
- Chỉ may trong ngành dệt may;
- Hóa chất, chất trợ, thuốc nhuộm phục vụ ngành nhuộm hoàn tất vải;
- Phụ liệu ngành may: Cúc, mex, khóa kéo, băng chun.
II. NGÀNH DA - GIÀY:
- Da thuộc;
- Vải giả da;
- Đế giầy, mũi giày, dây giày;
- Hóa chất thuộc da;
- Da muối;
- Chỉ may giầy;
- Keo dán giày, Phụ liệu trang trí như khóa, khoen, móc...
III. NGÀNH ĐIỆN TỬ:
- Linh kiện điện tử - quang điện tử cơ bản: Transistor, mạch tích hợp, cảm biến, điện trở, tụ, điôt, ăngten, thyristor;
- Linh kiện thạch anh;
- Vi mạch điện tử;
- Vật liệu sản xuất linh kiện điện tử: Chất bán dẫn, vật liệu từ cứng, vật liệu từ mềm, chất cách điện tích cực;
- Linh kiện sản phẩm điện tử: Linh kiện nhựa, linh kiện cao su, chi tiết cơ - điện tử, linh kiện kính;
- Pin dùng cho máy vi tính xách tay, điện thoại di động;
- Dây và cáp điện, đèn led, tai nghe điện thoại và loa;
- Sạc pin điện thoại;
- Màn hình các loại.
IV. NGÀNH SẢN XUẤT LẮP RÁP Ô TÔ:
- Động cơ và chi tiết động cơ: Thân máy, piston, trục khuỷu, thanh truyền, bánh răng, cụm ống xả, xi lanh, cụm đầu xi lanh, trục cam, xéc-măng, van động cơ;
- Hệ thống bôi trơn: Bộ lọc dầu, bộ làm mát, bộ tản nhiệt, bơm dầu, các loại van;
- Hệ thống làm mát: Bộ tản nhiệt, két nước, quạt gió, van hằng nhiệt, bơm nước;
- Hệ thống cung cấp nhiên liệu: Thùng nhiên liệu, bộ lọc nhiên liệu, bộ lọc không khí, ống dẫn bơm nhiên liệu, bộ chế hòa khí, hệ thống phun nhiên liệu;
- Khung - thân vỏ - cửa xe: Các chi tiết dạng tấm đột dập, sắt xi, thùng xe tải, bậc lên xuống, cụm cửa xe;
- Hệ thống treo: Nhíp, lò xo đàn hồi, bộ giảm chấn;
- Bánh xe: Lốp xe, vành bánh xe bằng hợp kim nhôm;
- Hệ thống truyền lực: Ly hợp, hộp số, cầu xe, trục các đăng;
- Hệ thống lái;
- Hệ thống phanh;
- Linh kiện điện - điện tử:
+ Nguồn điện: Ắc quy, máy phát điện;
+ Thiết bị đánh lửa: Bugi, cao áp, biến áp;
+ Rơle khởi động, động cơ điện khởi động;
+ Dây điện, đầu nối, cầu chì, các loại cảm biến, thiết bị tự động điều khiển, bộ xử lý.
- Hệ thống chiếu sáng và tín hiệu: Đèn, còi, đồng hồ đo các loại;
- Hệ thống xử lý khí thải ô tô;
- Linh kiện nhựa cho ô tô;
- Linh kiện cao su, vật liệu giảm chấn;
- Kính chắn gió, cần gạt nước, ghế xe.
V. NGÀNH CƠ KHÍ CHẾ TẠO:
- Khuôn mẫu, đồ gá: Khuôn dập, khuôn đúc, đồ gá gia công, đồ gá kiểm tra;
- Dụng cụ - dao cắt: Dao tiện, dao phay, mũi khoan;
- Linh kiện và phụ tùng máy gia công cơ khí, máy hàn;
- Linh kiện và phụ tùng máy động lực, máy nông nghiệp, đóng tàu;
- Linh kiện và phụ tùng máy, thiết bị chế biến nông lâm thủy sản và muối;
- Dụng cụ đo lường, kiểm tra dùng trong cơ khí: Thước đo, máy đo 3 chiều, máy phân tích thành phần kim loại, máy siêu âm mối hàn;
- Chi tiết máy: Bu lông cường độ cao, ốc vít cường độ cao, ổ bi, bạc lót, bánh răng, van, khớp các loại, vỏ máy, chi tiết đột dập, hộp biến tốc, xi lanh thủy lực;
- Thép chế tạo.
VI. CÁC SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ CHO CÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO
- Các loại khuôn mẫu: Khuôn mẫu có độ chính xác cao, khuôn đúc nhựa có độ chính xác cao;
- Các loại chi tiết cơ khí tiêu chuẩn chất lượng cao: Các loại đai ốc, bu lông, ốc vít có độ chính xác cao dùng cho các thiết bị điện tử, cơ điện tử, điện tử y tế, rô bốt công nghiệp;
- Các loại linh kiện điện tử, mạch vi điện tử để phát triển các thiết bị: Thiết bị ngoại vi, máy vi tính, đồ điện tử gia dụng, thiết bị nghe nhìn, pin mặt trời; các loại chíp vi xử lý; các bộ điều khiển (Bộ điều khiển khả trình PLC, bộ điều khiển CNC, ...);
- Các cụm linh kiện, phụ tùng cho hệ thống thiết bị sản xuất điện năng từ năng lượng mới và năng lượng tái tạo;
- Các loại chi tiết nhựa chất lượng cao: Các bộ truyền động chính xác, các chi tiết có độ bền và tuổi thọ cao, chịu nhiệt và chịu mài mòn bằng nhựa;
- Cảm biến các loại: Cảm biến khí, cảm biến gia tốc, cảm biến từ trường; cảm biến sinh học, cảm biến nhiệt độ, cảm biến độ ẩm, cảm biến ánh sáng, cảm biến áp suất....;
- Các loại động cơ thế hệ mới: Động cơ điện, động cơ ổ từ, động cơ servo (động cơ bước), động cơ từ kháng, động cơ tuyến tính;
- Các cơ cấu chấp hành có độ chính xác cao./.
GOVERNMENT |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 111/2015/ND-CP |
Hanoi, November 03 2015 |
DECREE
ON DEVELOPMENT OF SUPPORTING INDUSTRY
Pursuant to Law on Organization dated December 25 2001;
Pursuant to Law on Investment dated November 26 2014;
Pursuant to Law on high technology dated November 13 2008;
Pursuant to Law on Import –Export Duties dated June 14 2005;
Pursuant to Law on Corporate Income Tax dated June 03 2008; law on amending and supplementing a number of articles of Law on Corporate Income tax dated June 19 2013;
Pursuant to Law on Value-Added Tax dated June 03 2008; law on amending and supplementing a number of articles of Law on Value-Added Tax dated June 19 2013;
Pursuant to Law on Tax Administration dated June 03 2008; law on amending and supplementing a number of articles of Law on Tax Administration dated June 19 2013;
Pursuant to Law No. 71/2014/QH13 dated November 26 2014 amending and supplementing a number of articles of Law on Taxation;
Pursuant to Land Law November 29 2013;
Pursuant to Law on State Budget dated December 16 2002;
Upon the request of Ministry of Trade and Industry,
Government passes a Decree on development of supporting industry.
GENERAL PROVISIONS
This Decree regulates assistance policies and incentives to development of supporting industry.
Individuals, Organizations engage in development of supporting industry in Vietnam.
In this Decree, the following terminologies are interpreted as below:
1. Supporting industry means the industry that involves manufacturing materials, accessories, components and spare parts used for assembling finished goods.
2. Supporting industry projects are such investment projects in Vietnam for manufacturing supporting products (hereinafter referred to as supporting products).
The list of prioritized supporting products (hereinafter referred to as the List) includes those specified in the Annex of this Decree and will be adjusted according to the socio-economic development situation in each periods.
4. Supporting industry activities consist of assistance from regulatory bodies, organizations, individuals in supporting industry, international cooperation, human resource training, research and development, assistance in technology transfer, market expansion; investment in supporting product manufacturing; supporting industrial services.
5. Supporting Industry Development Program is a set of contents, promotion activities, assistance activities in supporting industry development in order to promote to manufacture supporting industrial products.
POLICIES ON ASSISTANCE IN DEVELOPMENT OF SUPPORTING INDUSTRY
Article 4. Research and Development
1. Organizations and individuals participating in the field of research and development of supporting products on the List shall be received assistance in the following manner: a) Sponsorship from the Supporting Industry Development Program, Aid from Funds and other funding sources for research and development and training; Provision of partial funding for research and development from the Supporting Industry Development Program, provided that the results of which may be effectively applied; c) Maximum provision of up to 50% funding from the State for projects of trial supporting industrial production.
2. Projects for construction of development and research of supporting production facilities shall receive land given or lease out by the State as stipulated in regulations of law on land; fund for up to 50% of the investment in the research equipment and facilities from the Supporting Industry Development Program.
Article 5. Application and Transfer
1. Organizations and individuals transferring the technology related to manufacturing supporting products on the List shall benefit from technology transfer and other benefits as per the current regulations.
2. Application and transfer of technology in supporting industrial production on the List shall be received assistance from the supporting industry development program as follows:
a) Projects on cooperation between producers and technology Owners shall receive partial funding;
The fabrication of trial supporting products on the List shall be received up to 50% funding.
3. Technology transfer related to material production projects using over 85% of materials from mineral processing including metal ore, non-metal ore and petrochemical products used for manufacturing supporting industrial products shall receive up to 75% funding from the State.
Article 6. Human Resource Development
1. Human training for supporting industry:
a) Supporting products manufacturing projects under the List shall be funded for human training from the Supporting Industry Development Program.
b) Individuals who directly perform duties of the Supporting Industry Development Program shall be provided with advanced training in both Vietnam and abroad under the State training programs.
2. Training Institutions for supporting industry:
a) Organizations, investors and joint venture corporations are encouraged by the State to establish training Institutions directly serving in production of supporting products.
b) Training institutions serving in manufacturing supporting products shall be received aid/assistance assisted from Science and Technology Fund, Training Fund and others;
c) Universities, Research Institutes, existing training institutions are encouraged to provide about force in the supporting industry with advanced training.
Article 7. International Cooperation in supporting industry
1. Promote international cooperation in the supporting industry, especially among nations, territories, entities, multinational groups, foreign groups with advanced science and technology to attract investors and to create bond among organizations and individuals operating in the supporting industry both in Vietnam and overseas.
2. Promote searching and advanced technology transfer activities to Vietnam in order to enhance the capacity of domestic supporting industry enterprises.
3. Boost international cooperation in human development serving in supporting industry, give priority to train students majored in supporting industry related fields at universities, colleges and vocational schools in local region and all over the world; attract and employ high-qualified workers and talent young generations in the field of researching and teaching supporting industry in Vietnam.
Article 8. Assistance in market expansion
Supporting products under the List shall:
1. Be given priority to participate in national trade promotion program.
2. Receive partial funding for trademark registration, participation in domestic and oversea fairs/ exhibitions, market access and service charges from the Supporting Industry Development Program.
Article 9. Supporting Industry Development Center
1. Supporting industry development center is founded on the basis of rearrangement of the existing units of ministry of trade and industry in order to carry out the following duties:
a) Carry out technology transfer and application, support manufacturing of trial supporting products under the List;
b) Assist enterprises in setting up a production management system to suit the international standards;
c) Provide employees with advanced training in the area of technical management in supporting industry;
d) Carry out trade promotion; organize fairs/exhibitions;
đ) Promote both domestic and foreign investment to boost the development of supporting industry.
2. An supporting industry development center shall only be established when all of the following conditions are satisfied:
a) Infrastructures, equipment for testing and manufacturing trial supporting products and the professional management team to meet the requirements of supporting industry development.
b) There are consultants in the fields of technology, intellectual property and business management related to supporting industry;
c) There are possibilities of associating with domestic and foreign manufacturers, research and training centers to serve in supporting industry.
Article 10. Supporting Industry Development Program
1. Objective:
Support individuals, organizations in improving their competence in development of supporting industry.
2. Contents:
a) Assist in improving enterprise competence: business administration, production management, connect supporting industrial product manufacturers with customers, supply products to multinational groups and other domestic and foreign supporting industrial manufacturers; promote consuming market;
b) Support in training labor force to meet the needs of supporting industrial production;
c) Assist in research and development, technology application and transfer and renovation in trail manufacturing of components, accessories and materials;
Disseminate knowledge and information on policies, market and Vietnam’s supporting industry capability through various forms such as workshops, news, publications and advertisements posted on other mass media;
Promote international cooperation and attract foreign investment in the supporting industry;
Assist in setting up technical standards and specifications of supporting products on the List to comply with the international and regional standards;
Create and update the database of domestic and foreign supporting industries on a dedicated supporting industry web portal.
3. Funding:
a) Funding for the execution of the Supporting Industry Development Program:
- Funding from the State according to the applicable regulations;
- Funding from entities for carrying out the development of supporting industry;
- Sponsorships and contributions from domestic and foreign individuals and organizations;
- Other lawful sources of capital regulated in Vietnam Law.
b) Planning and Estimation:
- The Ministry of Trade and Industry makes and aggregates estimates of funding for supporting industry into its combined annual budget and submits to Ministry of Finance, Ministry of Planning and Investment and other relevant agencies;
- People’s Committees of provinces and central – affiliated cities (hereinafter refer to as provinces) shall make and aggregate the estimation of funding for supporting industry into the local annual budget estimate and submit it to competent authorities to approve.
4. The Prime Minister shall promulgate specific regulations on the development, management and execution of the Supporting Industry Development Program.
INCENTIVE POLICIES ON THE SUPPORTING INDUSTRY
Article 11. Subjects of incentives and procedures for certification of incentives
1. Subjects
Projects for manufacturing supporting products under the List includes new investment projects, technology development and renovation projects, new production processes and new production projects with the increase in productivity by at least 20%.
2. Procedure for certification of incentives:
a) The small and medium-sized enterprises shall submit the application for certification of incentives for their projects for manufacturing supporting products to local competent authorities where these projects are located or to the Ministry of Trade and Industry. The local competent authorities send the Decision of certification of incentives to the Ministry of Trade and Industry;
b) Entities that are not mentioned above shall submit their application for certification of incentives to the Ministry of Trade and Industry.
3. Time limit of certification of incentives
In consideration of the application for incentive certification, the certifying agency shall inform the applicant of the result of the incentive certification within 30 working days;
b) If the application fails to meet the conditions of certification, the certifying agency shall inform the applicant to submit the complete application in writing within 05 working days from the date of receiving the application; the certifying agency shall inform the result of the incentive certification within 30 working days from the date of receipt of the complete dossier.
4. Post-verification:
The projects for manufacturing supporting products on the List, which are not eligible for incentives shall have incentive withdrawn and compensation shall be paid for the incentives.
5. The Ministry of Trade and Industry shall specify the application for incentives and procedure for post verification.
Article 12. Incentive policies for supporting industrial production projects under the List
1. Common Incentive policies:
a) Corporate income tax:
a) Tax incentives under Law No. 71/2014/QH13 amending and supplementing a number of articles of Law on Taxation dated June 26 2013.
b) Import Duties:
Imported commodities that are imported to create fixed assets shall be exempted from import duties as stipulated in Law on Import – Export Duties and its instructional documents.
c) Credit:
- Supporting industrial production projects under the List shall be granted loans at investment credit rate from the source of investment credit of the State.
- Supporting industrial production projects under the List shall be granted short-term loans in VND by credit institutions and branches of foreign banks at the interest rate not exceeding the maximum interest rate regulated by the State Bank at that time.
d) Value-added tax:
Value-Added Tax of revenue from supporting products on the List may be declared monthly, quarterly or yearly. The Ministry of Finance shall provide detailed guidelines on this point.
đ) Environmental protection:
Supporting industrial production projects under the List shall take loans at the concessional rate from Vietnam Environmental Protection Fund for pollution treatment and environmental protection items of the projects.
2. Incentives for small and medium-sized enterprises:
Besides these common incentives stipulated in Clause 1 of this Article, small and medium-sized enterprises manufacturing supporting products under the List are also entitle to the following incentives:
a) Investment credit:
These small and medium-sized enterprises may take loans of up to 70% its investment on the basis of guarantee provided by the organization permitted to guarantee for SMEs if it meet all of the following conditions:
The total value of mortgage or pledge to the credit organization, excluding mortgage or pledges for other kinds of loans, is at least 15% of the loan; Owner’s equity capitalized in the project is at least 20%, after deducting equity invested in other projects;
At the time of request for guarantee, there are no outstanding liabilities to the state budget, bad debts to credit institutions or other economic organizations.
b) Water surface/land rents:
- Exempted or reduced land/water space rent as stipulated in Land Law;
-With regard to special or large-scale projectswhich may have significant socio-economic effectiveness and need greater incentives, the Ministry of Finance shall cooperate with the Ministry of Planning and Investment to make a decision on the basis of the proposal of the People's Committee of the province where the projects are located in accordance with regulations of law on land.
3. Besides the common incentives prescribed in Clause 1 of this article, projects in manufacturing supporting products on the List located in disadvantageous or extremely disadvantageous areas shall benefit from region-based investment incentives.
Article 13. Incentive policy management
1. Where the information provided by entity under incentives specified in this Decree is found untrue and take the advantage of incentives with wrong purposes, the incentives shall be withdrawn.
2. In the case that an entity is entitle to various level of the same incentives, the highest level shall be applied.
3. Ministries, Departments and People’s Committees of provinces shall be responsible for directing incentive examination, inspection and revocation.
IMPLEMENTATION ORGANIZATION
Articles 14. Responsibilities of Ministries and Departments
1. The Department of Trade and Industry shall take charge of the management on supporting industry development according to the following tasks:
a) Formulate and submit plan estimation to competent authorities passing legal normative documents on supporting industry development.
b) Take charge of developing plan and prepare plan estimation for the Supporting Industry Development Program and aggregate estimated budget into the 5-year socio-economic development plan and annual socio-economic development plan of the Ministry of Trade and Industry.
c) Review, update the List in accordance with the reality in each period and submit it to Government for approval;
d) Develop and submit to the Prime Minister for approval; set up, manage and execute the Supporting Industry Development Program;
đ) Approve the existing units rearrangement scheme of the Ministry of Trade and Industry to found Supporting Industry Development Centers;
Take charge of and cooperate with the Ministry of Science and Technology to establish and pass the national technical standards, set up and announce the basic standards on material, raw material, components and parts; develop the national standards on raw material, material, components and parts in accordance with international standards and propose the Ministry of Science and Technology for issuance;
g) Take charge of and cooperate with Ministries, Departments and local authorities to direct and handle with concerns related to the development of supporting industry;
h) Cooperate with domestic and foreign organizations and individuals to mobilize capital, attract investors and other sources of funding for the development of supporting industry.
i) Direct to conduct the incentive certification and post-verification procedure;
k) Take charge of and cooperate with the Ministry of Finance to develop Joint Circular providing guidance on budget estimation, management and expense for the Program of Supporting Industry Development;
l) Take charge of and cooperate with Ministries, Departments and People’s Committees of province in examination, inspection and withdrawal of incentives.
2. Responsibilities of the Ministry of Finance:
a) Take charge of drawing up the budget for the Supporting Industry Development Program as per Law on State Budget, direct to draw up estimation and manage spending of The Supporting Industry Development Program.
b) Issue detailed guidelines on tax incentives for the development of supporting products within its jurisdiction;
c) Instruct or issue the policy to entities eligible for loan from State investment credit, within its jurisdiction, to ensure a simple and transparent procedure and facilitate the execution of loan procedure of Vietnam Development Bank.
d) Corporate with the Ministry of Trade and Industry in funding estimation and management of the Program of Supporting Industry Development;
đ) Take charge of in instructing the value-added tax declaration promulgated in Point d, Clause 1, Article 12 of this Decree.
3. Responsibilities of the State Bank of Vietnam:
a) Cooperate with the Ministry of Finance and Ministry Of Trade and Industry to release detailed guidelines on the implementation of credit policies prescribed in Article 12 of this Decree to ensure a simple procedure and loan security;
b) Cooperate with the Ministries, Departments and local authorities to instruct and supervise the implementation of these credit policies, handle with arising problems and propose solutions during the period of implementation.
4. Responsibilities of the Ministry of Planning and Investment:
a) Take charge of arranging funding for the Supporting Industry Development Program as per Law on State Budget, mobilize ODA and establish the Supporting Industry Development Center under Vietnam Law;
b) Take charge of and cooperate with Ministries, Departments to draw up incentive policies in foreign investment in order to promote in-house supporting products consumption.
5. Responsibilities of the Ministry of Environment and Natural Resources:
a) Cooperate with the Ministry of Finance and relevant Ministries and Departments to review and propose to supplement incentive policies on land and environment for supporting industrial production projects under the List;
b) Promulgate regulations on provision of execution and refund mechanism of supporting industrial production projects under the List invested in industrial zones that lease land having infrastructure from the Owner of this industrial zones who leased land from the State and have already paid the land rent.
6. Responsibilities of the Ministry of Labor – War Invalids and Social Affairs:
a) Take charge of and cooperate with relevant Ministries, Departments to review, amend and supplement the current regulations of oversea specialists and qualified workers who directly operating in the field related to supporting industry to simplify the procedure for the issuance of work permit.
b) Cooperate with the Ministry of Trade and Industry to provide employees with advanced training who directly work in the supporting industry.
7. Ministries, ministerial-level agencies and Governmental authorities within its jurisdiction shall coordinate with the Ministry of Trade and Industry for management of the supporting industry development as regulated.
Articles 15. Responsibilities of People’s Committees of provinces
The People’s Committees of provinces performing the management of the supporting industry development shall be responsible for:
1. Formulate, amend and issue legal normative documents and policies on development and assistance to the supporting industry in accordance with Vietnam law and local conditions.
2. Develop, adopt and implement the Supporting Industry Development Program in located locals.
3. Secure the local budget to organize the Supporting Industry Development Program.
4. Assign a local competent authority to implement the incentive certification, prepare annual aggregate report on incentive-certified projects and submit to the Ministry of Trade and Industry.
5. Promote, mobilize and attract capital invested in the Supporting Industry Development Program in local.
6.Annually report to relevant Ministries and Departments on the progress of development of supporting industry.
PROVISIONS OF IMPLEMENTATION
Article 16. Transitional treatment
The existing projects for manufacturing supporting products under the List shall be received the existing new incentives prescribed in this Decree.
This Decree comes into effect from January 01 2016 and nullifies the Decision no. 12/2011/QD-TTg dated February 02 2011 on policy on development of supporting industry and Decision No. 1483/QD-TTg on the issuance of List dated August 26 2011 of the Prime Minister and related documents.
Article 18. Responsibility for Implementation
1. The Ministry of Trade and Industry shall be responsible for cooperating with other Ministries, Departments, the People’s Committees of provinces to deploy this Decree and report to the Prime Minister on the implementation status and arising issues needing solving.
2. Ministers, Heads of ministerial – level agencies, Heads of governmental agencies, President of People’s Committees of provinces shall be responsible for implementing this Decree./.
ANNEX
(Attached with Decree No. 111/2015/ND-CP dated November 03 2015 by Government)
- Natural fiber: cotton, silk, jute, hemp fiber;
- Synthetic fiber: PE, Viscose;
- Knitting yarn, woven yarn, polyester high tenacity yarn, nylon high tenacity yarn, spandex yarn;
- Fabric: technical fabric, non-woven and woven fabric, knitted fabric;
- Sewing threads for textile and garment
- Chemicals, auxiliary chemicals, fabric dyes
- Accessories: buttons, zippers, mex
II. FOOTWEAR – LEATHER INDUSTRY
- Leather
- Leatherette;
- Shoe soles, shoelace, toe shoe
- Chemicals used in leather tanning;
- Salty leather
- Sewing thread for shoe
- Shoe goo, decorative accessories ...
III. ELECTRONICS INDUSTRY
- -Basic electronics –optoelectronics components; transistors, integrated circuits, sensors , resistors , capacitors , diodes , antennas , thyristor;
- Quartz components;
- IC
- Material used for manufacturing electronic components, Semi-conductors, hard magnetic materials, active insulators;
- Electronic products components; plastic components, rubber components, glass components and mechanical-electronic components;
- Laptop battery and cell phone battery
- Wires, cables, LED light bulbs, headphones and speakers
- Cell phone battery chargers
- Screens
IV. AUTOMOBILE INDUSTRY:
- Engine and engine components: piston, crankshaft, connecting rod , gear , exhaust , cylinder , cylinder head assembly kits , camshaft , rings, engine valves;
- Lubrication system: oil filters, coolers, radiators, oil pumps and valves;
- Cooling system: radiators, thermostat valves, water pumps, air cooling fans;
- Fuel supply system: fuel tanks, fuel filter;
- Frame – hull – door: punch –late-shaped components, trunk, chassis, doors, doorstep;
- Suspension system: Tweezers, springs, dampers
- Wheels: Tires, aluminum rims;
- Transmission system: clutch, gearbox, axles, propeller shaft;
- Driving system
- Braking system;
- Electric – Electronic components:
- Power supply: Generators, accumulators;
- Ignition system: spark plug, high voltage transformer;
+ Starter relay, electric starter;
+ Wires, connectors, fuses, sensors, automatic control devices, processors;
- Lighting system and signals: indicators, horns, gauges;
- Automobile exhaust treatment system;
- Plastic components;
- Rubber components, buffering material;
- Windshields, wiper blades, seats
V. MECHANICAL FABRICATION SECTOR:
- Molds, fixtures: processing fixtures, testing fixtures, stamping molds, casting molds;
- Tools – cutters: drill, turning cutters, milling cutters;
- Mechanical processing components and accessories, welders;
- Components and accessories of shipping building, agricultural machines and driving machines;
- Components, equipment and accessories for processing agriculture, forestry, aquaculture and salt
- Measurement devices: rulers, 3D - coordinate measuring machines, metal analyzers, ultrasonic welding machines
- Other machine components: high-strength bolts, high tensile fasteners, bearings , silver lining, valves, joints, punch plates, variable speed boxes, hydraulic cylinders;
- Fabricated steel.
VI. SUPPORTING PRODUCTS USED IN HI-TECH INDUSTRY
- Types of mold: high precision molds, high precision mold for plastic casting;
- High standard mechanical parts: types of nuts, bolts, screws and high - precision equipment used in electronics, mechanical electronic parts, medical electronics, industrial robots
- Types of electronic components , electronic circuits used for creating equipment : Peripheral equipment , computers , electronic appliances, audiovisual equipment , solar cells ; microprocessors ; controllers (programmable logic controllers PLC , CNC , ... ) ;
- Components and accessories used for new power generator and renewable generator
- High quality plastic components: high precision drive train, durable, heat-resistant and wear-resistant plastic components;
- Types of sensors: air sensor, acceleration sensors, magnetic sensors, biological sensors, temperature sensors, moisture sensors, light sensors , pressure sensors .
- New generation engines: electric motors, , magnetic motors, servo motors, reluctance motors, linear motors